Nhà máy thủy điện YALY Nhà máy thủy điện YALY Công trình thuỷ điện Yaly thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan.Với diện tích trên 20km2, công trình Nhà máy thủy điện Yaly nằm giáp ranh giữa 2 huyện Chưpăh (Tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (Tỉnh Kon Tum). Với tổng công suất lắp đặt 720mw và điện lượng bình quân nhiều năm là 3,68tỉ KWh. Nhà máy thủy điện Yaly là công trình lớn thứ 2 ở nước ta sau Công trình thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà. Việc nghiên cứu khả năng sử dụng năng lượng sông Sê San đã được nhiều hãng nước ngoài và cơ quan trong nước tiến hành từ nhiều thập kỷ trước: (Hãng nipon koie của Nhật Bản năm 1966; Uỷ ban Sông Mê Kông năm 1971; Viện quy hoạch - Bộ thủy lợi Việt Nam năm 1978; Viện năng lượng - Bộ năng lượng Việt Nam 1988). Riêng Công ty Tư vấn - Khảo sát - Thiết kế xây dựng Điện i - thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã mất 11 năm nghiên cứu khảo sát để lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật Công trình thủy điện Yaly để trình các cấp có thẩm quyền. Ngày 24/9/1992, luận chứng kinh tế trên đã được Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Thủ tướng Chính phủ) chính thức phê duyệt bằng quyết định số 346/ct. Ngày 4/11/1993, thay mặt Chính phủ, Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã long trọng nhấn nút nổ mìn khởi công công trình Nhà máy thủy điện Yaly. Sau 9 năm trời vật lộn với thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, những người thợ của Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty lắp máy Việt Nam đã biến cả vùng thác Yaly hoang sơ thành một công trình kỳ vĩ mà theo cách nói của một già làng tại xã Yaly đã từng được dự Lễ khởi công thốt lên trong ngày vui khánh thành Nhà máy vừa qua “Cách mạng hơn cả Zàng rồi !. Trong suốt quá trình thăm dò khảo sát xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Yaly luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ của địa phương. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Thủ Tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã nhiều lần về thăm và kiểm tra công trình. Ngày 27/4/2002 thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã long trọng cắt băng khánh thành Nhà máy. Cùng sẻ chia gian khổ với những người thợ xây dựng công trình là lực lượng cbcnv nhà máy, những người con ưu tú của mọi miền đất nước trong đó có con em các dân tộc Tây nguyên đã bám sát hiện trường từng ngày để giám sát, tiếp nhận và vận hành từng tổ máy và các hạng mục của công trình. Cũng chính từ những khó khăn và kinh nghiệm thực tế đã đã tôi luyện và làm trưởng thành đội ngũ cbcnv Nhà máy Thủy điện Ialy quản lý tốt, khai thác an toàn hiệu quả các thiết bị cùng các hạng mục trong suốt thời gian qua. Nhà máy thuỷ điện Ialy là một trong những nhà máy cung cấp nguồn năng lượng điện lớn để phục vụ cho Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước và phục vụ đắc lực cho khu vực Tây nguyên. Các chỉ tiêu, thông số của nhà máy: - Chiều cao đập : 60 m - Dung tích hồ chứa nước : hơn 1 tỷ m3 - Số tổ máy : 4 - Công suất thiết kế : 720 MW - Loại đập : Đá đổ, lõi sét - Thời gian thi công : 9 năm - Khối lượng đào, đắp : ước 18.000.000 m3 - Đổ bê tông các loại : hơn 5010.000 m3 - Khoan phun : 116.000 m - Lắp đặt thiết bị kim loại : 17.500 tấn - Khoan hầm : 7582 m Các khối lượng chủ yếu: - Đào đất đá hở: 8.527.000m3 - Đắp đất đá: 8.683.000m3 - Đào đá ngầm: 988.000m3 - Đổ bê tông hở: 330.000m3 - Đổ bê tông ngầm: 400.000m3 - Lắp đặt thiết bị: 17.800tấn Các mốc tiến độ: - Khởi công đường vào công trình: 08.05.1989 - Khởi công công trình chính: 04.11.1993 - Ngăn sông Sê san: 12.12.1995 - Lấp kênh dẫn dòng xả lũ: 25.12.1997 - Đóng hầm dẫn dòng tích nước: 27.05.1998 - Thành lập Nhà máy: 28.02.2000 - Khánh thành Nhà máy: 27.04.2002 Hoà lưới Quốc gia: - Tổ máy số 1: 12.05.2000 - Tổ máy số 2: 04.11.2000 - Tổ máy số 3: 16.05.2001 - Tổ máy số 4: 12.12.2001 Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ đi du lịch ở một nhà máy thủy điện? Tại Việt Nam, ngay mùa hè này, bạn cũng có thể thử nghiệm một chuyến khám phá Nhà máy thủy điện Yaly, công trình thủy điện ngầm lớn nhất nước Cách thành phố Pleiku khoảng 40km về hướng tây bắc, thủy điện Yaly nằm trên sông Sê San thuộc địa bàn xã Ialy, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai. Đây là nhà máy thủy điện có sản lượng lớn thứ hai và là công trình thủy điện ngầm lớn nhất cả nước với công suất lắp đặt 720Mw và sản lượng điện trung bình 3,7 tỷ kwh/năm. Thác Yaly nổi tiếng ngày xưa, nay được thay bằng cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây nguyên, với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km² và dung tích 1,03 tỷ m³. Từ TP Pleiku mỗi ngày đều có tuyến xe buýt đến Yaly. Nếu đi xe máy thì thẳng quốc lộ 14 hướng Kontum, đi khoảng 15km đến ngã ba Yaly, quẹo trái, đi thêm 23km là đến cổng nhà máy. Đường nhựa rất tốt nhưng bạn cẩn thận vì thỉnh thoảng có những chú bò lững thững qua đường. Đến cổng nhà máy, bạn mua vé tham quan 10.000 đồng, gửi xe máy lại cổng. Vì lý do an ninh, chỉ ôtô mới được chạy trong nhà máy, do đó bạn phải thuê một chuyến ôtô (4, 7, 12 chỗ tùy chọn) với giá 150.000 đồng. Nếu đi ít người, bạn có thể rủ rê nhóm khác ghép lại hoặc quá giang một đoàn khách khác. Du khách đi trong lòng nhà máy ngầm dưới đất. Ôtô sẽ đưa bạn đi khoảng 8km thăm thú đập dâng, cổng giữ nước. Con đường dẫn vào nhà máy một nên là núi, một bên là lòng sông trơ cạn đáy sâu hoắm. Đến cổng hầm, qua một lớp an ninh nghiêm ngặt, bạn sẽ đi bộ 300m trong lòng hầm tới tham quan gian turbin vận hành máy - tổ hợp kỹ thuật điều hành công trình thủy điện Yali. Một công trình to lớn như một cung điện trong lòng đất với rất nhiều thiết bị máy móc khổng lồ. Sau khi tham qua nhà máy, bạn liên hệ với bến đò gần cổng giữ nước để có thể đi thuyền ngược dòng sông Sê San thưởng ngoạn không khí rừng núi Tây nguyên. Nhớ đem theo đồ ăn, nước uống vì ở đây không phục vụ ăn uống. Trước khi ra về, bạn đừng quên ghé đài tưởng niệm 32 cán bộ, công nhân đã hi sinh trong quá trình 10 năm xây dựng công trình này(1993-2003). Một số hình ảnh về thủy điện Yaly: NHÀ TÙ PLEIKU Giếnh nước trong nhà tù Pleiku. Ảnh: Internet Tháng 9/1948, để đáp ứng phong trào đấu tranh trong nhà tù của những người cộng sản, chi bộ nhà lao Pleiku được thành lập. Chi bộ nhà lao Pleiku đã nhiều phen làm cho chính quyền thực dân phải khiếp sợ và đáp ứng những yêu sách của tù chính trị. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại nhà lao này, nhưng các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ tại nhà lao này vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong nhà lao… Ngày 15/3/1975, trước khí thế hừng hực sôi động của chiến dịch Tây Nguyên, vào lúc 17 giờ cùng ngày tù chính trị nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân ta từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku. Đồng bào Tây Nguyên được giải phóng… Để gìn giữ làm một cảnh quan sinh động giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ muôn đời sau, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chính đáng của đồng bào các dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên, ngày 12/12/1994, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịchaq đã ra Quyết định số 321/QĐ-BT công nhận di tích lịch sử: Nhà lao Pleiku. Nơi đây đã thành một điểm tham quan độc đáo cho du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Vị trí: Nhà tù Pleiku thuộc phường Diên Hồng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đặc điểm: Nhà tù Pleiku là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước 1975), nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này. Di tích ở trung tâm Tp Pleiku, cách Bưu điện tỉnh Gia Lai khoảng 300m về phía nam, có thể đến Di tích bằng các loại phương tiện xe ôtô, môtô hoặc đi bộ. Năm 1925, người Pháp cho xây cất Nhà lao Pleiku để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc. Đến năm 1940 phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp đã dùng nơi này để giam giữ những người yêu nước. Tháng 6/1948 chi bộ Nhà lao Pleiku được thành lập. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng Nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này, nhưng các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ tại Nhà lao này vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong Nhà lao, Ngày 15/3/1975, trước khí thế hừng hực sôi động của chiến dịch Tây Nguyên, vào lúc 17h tù chính trị tại nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân ta từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku. Ngày 12/12/1994, Bộ Văn hóa – Thông tin đã Quyết định số 321/QĐ-BT công nhân di tích lịch sử: Nhà lao Pleiku. Gia Lai: Nhà tù Pleiku – Một điểm tham quan độc đáo Nhà tù Pleiku thuộc phường Diên Hồng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, nằm cách Bưu điện Gia Lai khoảng 300m về phía nam, có thể đến di tích này bằng đường bộ. Nhà tù Pleiku là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ (trước 1975), nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại nhà lao này. Ngược dòng lịch sử vào năm 1925, người Pháp cho xây cất nhà lao Pleiku để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên. Đến năm 1940, phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp đã dùng nơi này để giam giữ những người yêu nước và những chiến sĩ cộng sản mà chúng bắt giữ. . Nhà máy thủy điện YALY Nhà máy thủy điện YALY Công trình thuỷ điện Yaly thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan.Với diện tích trên 20km2, công trình Nhà máy thủy điện Yaly nằm. lịch ở một nhà máy thủy điện? Tại Việt Nam, ngay mùa hè này, bạn cũng có thể thử nghiệm một chuyến khám phá Nhà máy thủy điện Yaly, công trình thủy điện ngầm lớn nhất nước Cách thành phố Pleiku. qua “Cách mạng hơn cả Zàng rồi !. Trong suốt quá trình thăm dò khảo sát xây dựng công trình Nhà máy thủy điện Yaly luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ của địa phương. Nguyên