PB CỦA HT TỌA ĐÀM 20.11

4 218 0
PB CỦA HT TỌA ĐÀM 20.11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI PHÁT BIỂU CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG BUỔI TOẠ ĐÀM KỶ NIỆM 28 NĂM NGÀY NGVN 20.11.1982 - 20.11.2010. “TRI ÂN NGƯỜI KHAI SÁNG” Kính thưa: … Vào thời điểm này khắp nơi trên cả nước đều đang diễn ra rất nhiều những hoạt động ý nghĩa để kỷ niệm ngày NGVN. Phải khẳng định rằng đây là một trong những ngày Lễ trọng đại nhất, có ý nghĩa xã hội rộng rãi nhất. Là nhà giáo, những ngày này, chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động trước những tình cảm của toàn xã hội đối với mình và nghề nghiệp mà chúng tôi đang làm. Chính bởi vậy, buổi tọa đàm hôm nay là dịp để chúng tôi hướng về những người thầy lớp trước đồng thời nhìn nhận lại mình đã cống hiến những gì trong việc thực hiện trọng trách là người Khai Sáng. Trước tiên, thay mặt thầy và trò nhà trường, tôi xin trân trọng cảm ơn sự có mặt của các quý vị đại biểu, các thầy cô là những cựu giáo chức, các bậc phụ huynh; xin cảm ơn các cán bộ, giáo viên, nhân viên và những em học sinh tiêu biểu trong toàn trường đã có mặt trong buổi tọa đàm hôm nay. Kính thưa: … Ở mọi nơi, mọi thời đại, xã hội luôn tôn vinh Nhà giáo và Nghề dạy học. Nhà giáo dục học nổi tiếng Séc-nư-sép-xki của nước Nga đã từng phát biểu: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Ở Việt Nam, từ thời phong kiến, mỗi người đều đã truyền nhau câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Và cố thủ tướng Phạm văn Đồng cũng đã từng ca ngợi: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Tháng 7 - 1946 tại Paris (thủ đô Cộng hòa Pháp), một tổ chức các nhà giáo tiến bộ trên thế giới được thành lập lấy tên là “Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục” (viết tắt là FISE - Phais). Năm 1949, tại Vasava (thủ đô Ba Lan), tổ chức FISE họp hội nghị thông qua một bản Hiến chương gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là xây dựng nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học, tôn vinh vai trò cao quý của nhà giáo. Ở nước ta, Công đoàn giáo dục Việt Nam được thành lập năm 1951. Đến năm 1953, được kết nạp vào tổ chức FISE (phais). Năm 1957, tại Vacsava (thủ đô Ba Lan), Hội nghị FISE (phais) được tổ chức có đại biểu của 57 nước tham dự, trong đó có đoàn đại biểu của Công đoàn giáo dục Việt Nam. Hội nghị đã thông qua bản Hiến chương Quốc tế các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20 - 11 hằng năm là ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo”. Ngày 20 - 11 - 1958, lần đầu tiên ngành giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa long trọng tổ chức kỉ niệm “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo” trên toàn miền Bắc. Ngày 28 – 9 – 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20 - 11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Như vậy, ngày 20 - 11 - 1982 là Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên và cũng từ đó, ngày này trở thành ngày hội truyền thống có tính xã hội rộng lớn ở nước ta. Đó là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với ngành GD & ĐT và đối với những người làm công tác giáo dục; khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo. Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam mà còn biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn xã hội đối với các thầy cô giáo, đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu rèn luyện trau dồi đạo đức, tình yêu nghề nghiệp, phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với vinh dự của một nghề cao quý. Kính thưa: … Trong ngày này, chúng tôi, những nhà giáo muốn nói rất nhiều. Trước hết là lời cảm ơn với các cấp, các ngành đã dành những quan tâm đúng mức cho giáo dục; cảm ơn những bậc làm cha, làm mẹ đã luôn đồng hành cùng chúng tôi trong việc thực hiện nhiệm vụ mà xã hội tin tưởng giao phó, đó là sự nghiệp trồng người cao quý. Nhưng điều mà chúng tôi muốn nói nhiều nhất ấy là nói với chính những người học trò đang học tập dưới mái trường về một tương lai của đất nước. Tương ai ấy Sáng nhiều hay ít phụ thuộc vào đâu nếu không phải là giáo dục, là sự nỗ lực cố gắng trong học tập, rèn luyện của chính các em? Hãy nhìn lại những tấm gương sáng ngời của những nhà giáo tiền bối như thầy giáo Chu Văn An (1292 – 1356). Ông được coi là nhà giáo dục đầu tiên của Việt Nam, một thầy giáo đạo cao, đức trọng mà khi qua đời có học trò đã làm nhà bên mộ thầy để chăm sóc hương khói. Nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) dù “Suốt đời đã khuất đôi tròng mắt/ Lòng đạo xin tròn một tấm gương” để rồi khi qua đời học trò để tang thầy trắng cả cánh đồng. Kết tinh của tinh hoa văn hóa và truyền thống Việt Nam được thể hiện đầy đủ nhất, rõ rệt nhất là ở người thầy, vị lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Người đã dành trọn cuộc đời cho nước, cho dân. Chỉ với hai bàn tay trắng nhưng với trái tim yêu nước cháy bỏng và nghị lực phi thường Người đã làm được những điều hết sức vĩ đại, đã khai tâm mở trí, tìm được đường đi đúng đắn giành lại tự do, độc lập cho cả dân tộc. Các nhà giáo Việt Nam chân chính luôn có cuộc sống giản dị, trong sáng, mẫu mực, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh. Bất luận trong hoàn cảnh nào, họ cũng đều nêu cao tấm gương sáng cho học sinh, cho xã hội về nhân cách sống. Những nhà giáo Việt Nam chân chính bao giờ cũng cần cù, sáng tạo trong lao động dạy học. Chính những tấm gương sáng của các thầy giáo đã vun đắp nên nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, trở thành những tài năng cống hiến lớn cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Ôn lại những tấm gương xưa để thấy tình thầy – trò, truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” từ lâu đã trở thành một nét đạo lý của con người Việt Nam. Kính thưa: Cổ nhân đã dạy: “Nhân bất học, bất tri lí” nghĩa là người không học thì không hiểu đạo lí. Bởi vậy nên có thể nói giáo dục là gốc rễ của con người và mọi sự tiến bộ. Trong khi đó, hiện nay cả thế giới lại đang chuyển mình mạnh mẽ. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ không phải tính bằng năm, bằng tháng mà bằng giây, bằng phút. Mỗi giây phút trôi qua, thế giới đã có bao điều mới mẻ, đã chiếm lĩnh được bao đỉnh cao mới. Gốc rễ của những thành tựu đó từ đâu mà có? Nếu không phải từ sự dạy và sự học? Vậy nhưng trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ của các thầy giáo, cô giáo có rất nhiều điều kiện thuận lợi song cũng đang đứng trước vô vàn những thách thức, trở ngại mà bất kỳ những ai quan tâm đến giáo dục đều phải vô cùng trăn trở. Nhiều tấm gương hiếu học trở thành mơ ước của những bậc làm cha, làm mẹ, những người làm thầy, làm cô và những học trò có ý chí tiến thủ như nữ giáo sư Hoàng Xuân Sính – nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam; như giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã được Đại hội Toán học thế giới trao giải thưởng Fields (phius) ngày 19/8/2010 vừa qua Những tấm gương thành đạt đã có nhiều, những con người luôn cố gắng cống hiến cho đất nước, dân tộc, cho quê hương, gia đình và cho chính tương lai của bản thân đã có nhiều. Song thực tế nền giáo dục của chúng ta đang phải đối mặt với một thực trạng về việc vi phạm đạo đức của cả những nhà giáo và học sinh. Những hình ảnh bạo lực, những chây ỳ về ý thức học tập, thói quen hưởng thụ và lối sống không cần biết ngày mai trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ đặc biệt là trong lứa tuổi cắp sách đến trường quả thực là niềm đau sót cho toàn xã hội mà trước hết là cho những nhà giáo chúng ta. Kính thưa: Trường PTDT nội trú Ngân Sơn thành lập năm 1997. Nằm trong hệ thống các trường chuyên biệt với chức năng đào tạo con em đồng bào các dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ kế cận cho địa phương, nhà trường đã phải đảm nhận cả hai trọng trách là nuôi và dạy vì thế thầy cô đồng thời chính là người mẹ, người cha của các em. Đến trường là các em đến với ngôi nhà thứ hai của mình. “Trường là nhà, bạn bè là anh em, thầy cô là cha mẹ”. Với 13 năm xây dựng và trường thành các thầy giáo cô giáo của nhà trường đã không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam. Từ ngôi trường này, nhiều thầy cô giờ đã đảm nhận những trọng trách quan trọng như cô Dương Thị Chí, nguyên Hiệu trưởng nhà trường hiện đang là Trưởng phòng GD & ĐT huyện; thầy giáo Đồng Phúc Phú - Phó trường Phòng GD & ĐT; thầy giáo Đinh Quang Thế - Phó trưởng phòng Văn hóa – thông tin; thầy giáo Hoàng Trọng Tuấn hiện đang công tác tại Sở LĐ - TBXH tỉnh cũng đều từng là các thầy giáo của nhà trường. Các thế hệ học sinh của nhà trường được thầy cô dìu dắt, các em đều đã dần trưởng thành và trong số đó nhiều em đã có được vị trí xứng đáng trong xã hội hoặc đang học tập ở nhiều trường có uy tín như em Đinh Thị Tấm đã tốt nghiệp trường ĐH Dược Hà Nội và đang công tác tại BV Ngân Sơn, em Lý Quốc Hoà hiện đang học trường ĐHQG Hà Nội, em Vi Hải Thư sinh viên Học viện Ngân hàng, em Nguyễn Thị Trang ĐHSP I Hà Nội, em Chu Văn Phùng đã thi đỗ vào lớp Lý, trường Chuyên Bắc Kạn với số điểm cao nhất tỉnh Nhà trường nhiều năm liền luôn đạt trường tiên tiến, tiên tiến xuất sắc cấp huyện và cấp tỉnh. Tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vừa qua, Chi bộ nhà trường đã được Tỉnh ủy Bắc Kạn tặng giấy khen và cũng là chi bộ trường học duy nhất trong toàn tỉnh được nhận vinh dự này. Có thể nói đội ngũ các thầy giáo, cô giáo của nhà trường đã đáp ứng tốt yêu cầu về chuẩn đồng thời luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác, đoàn kết và nhiệt huyết với nghề. Chúng tôi luôn ở bên các em học sinh thân yêu của mình không kể thời gian ngày hay đêm, sớm hay tối. Khắc phục mọi khó khăn, chúng tôi đã tạo được điều kiện tốt nhất để các em học tập, rèn luyện và vui chơi ngoài giờ để các em có được cảm giác như đang ở chính ngôi nhà của mình. Các em học sinh của nhà trường nhìn chung đều đã ngoan và có ý thức học tập, rèn luyện tốt. Trong đợt thi đua chào mừng Ngày NGVN đã có 6 cán bộ, giáo viên, nhân viên tiêu biểu được khen thưởng, đã có 21/193 em đạt học sinh giỏi trong đó có 11 em được Chi hội khuyến học tặng thưởng. Song bên cạnh đó còn một số em chưa xác định đúng đắn động cơ, mục đích học tập. Do vậy số ít những học sinh này vẫn đã và đang là nỗi trăn trở lớn đối với chúng tôi. Kính thưa: Hôm nay, ôn lại truyền thống quý báu của ngành giáo dục, của nhà giáo và nghề dạy học, chúng ta thêm tự hào về truyền thống và vai trò của nhà giáo Việt Nam là người Khai Sáng cho toàn xã hội. Để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng đó thì mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường hãy phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam, quyết tâm tu dưỡng rèn luyện tận, tụy với nghề nghiệp, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010 – 2011. Thay lời kết, tôi xin trích lời của GS Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: "Xin cảm ơn Quí Thầy giáo, Cô giáo, đặc biệt là những thầy cô đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và đời người cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người . Xin mỗi thầy cô chúng ta hãy thổi bùng lên và truyền cho nhau ngọn lửa nhiệt tình và lương tâm của nhà giáo, đem mùa Xuân rực rỡ về cho Tổ quốc Việt Nam". Cuối cùng, tôi xin kính chúc các quý vị đại biểu, các bậc phụ huynh, các nhà giáo có mặt trong hôm nay lời chúc sức khỏe, hạnh phúc; chúc các em học sinh học tập tốt. Sự cố gắng, chăm ngoan của các em chính là niềm hạnh phúc lớn nhất mà những người thầy, người cô chúng tôi luôn luôn mong đợi! Xin tr©n träng c¶m ¬n ! Ngân Sơn, ngày 18/11/2010. . BÀI PHÁT BIỂU CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG BUỔI TOẠ ĐÀM KỶ NIỆM 28 NĂM NGÀY NGVN 20. 11. 1982 - 20. 11 .201 0. “TRI ÂN NGƯỜI KHAI SÁNG” Kính thưa: … Vào thời điểm. chức có đại biểu của 57 nước tham dự, trong đó có đoàn đại biểu của Công đoàn giáo dục Việt Nam. Hội nghị đã thông qua bản Hiến chương Quốc tế các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20 - 11 hằng năm. trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20 - 11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Như vậy, ngày 20 - 11 - 1982 là Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên và cũng từ đó, ngày

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan