ĐỀ SỐ 24 Thời gian: 90 phút Câu 1: Quá trình tự sao của ADN ở tế bào sinh vật nhân chuẩn, nhân sơ và ở virut đều diễn ra theo nguyên tắc a. bổ sung và bảo toàn. b. bổ sung và bán bảo toàn. c. bổ sung. d. giữ lại 1 mạch. Câu 2: Các nhiễm sắc thể kép không tách qua tâm động và ,ỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp đồng dạng phân li ngẫu nhiên về mỗi cực dựa trên thoi vô sắc. Hoạt động nói trên của nhiễm sắc thể xảy ra ở a. kỳ sau của nguyên phân. b. kỳ sau của lần phân bào 1 giảm phân. c. kỳ sau của lần phân bào 2 giảm phân. d. kỳ cuối của lần phân bào 1 giảm phân. Câu 3: 1 gen có 3900 liên kết hiđrô và có G bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen, bị đột biến thành alen mới có 3901 liên kết hiđrô và có khối lượng 9.10 5 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là a. A = T = 601; G = X = 899 b. A = T = 598; G = X = 902 c. A = T = 599; G = X = 901 d. A = T = 602; G = X = 898. Câu 4: Nếu 1 người có kiểu gen dị hợp về bệnh hình cầu lưỡi liềm, người đó sẽ a. không biểu hiện triệu chứng bệnh vì gen gây bệnh là gen lặn. b. không bị bệnh quá nặng nhưng biểu hiện nhiều triệu chứng bệnh. c. có thể có khả năng kháng lại bệnh sốt rét cao hơn những người bình thường. d. bị bệnh rất trầm trọng vì gen gây bệnh là gen trội. Câu 5: Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí ngay sau bộ 3 mở đầu trên mạch gốc của gen dẫn đến phân tử prôtêin được tổng hợp có thể bị a. thay đổi axit amin đầu tiên. b. thay đổi axit amin cuối cùng. c. thay đổi axit amin đầu tiên và cuối cùng. d. thay đổi toàn bộ các axit amin. Câu 6: Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể nào? a. Mất đoạn. b. Lặp đoạn. c. Đảo đoạn. d. Chuyển đoạn. Câu 7: Đột biến chuyển đoạn nhỏ có thể gây ra hậu quả a. gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của sinh vật. b. ít ảnh hưởng đến sức sống, có thể có lợi cho sinh vật. c. loại bỏ đi các gen có hại vì chúng được chuyển sang nhiễm sắc thể khác. d. tạo điều kiện cho các gen lặn biểu hiện ra kiểu hình. Câu 8: Trong 1 gia đình, mẹ có kiểu gen X A X a bố có kiểu gen X A Y sinh được con trai có kiểu gen X a X a Y. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ? a. Trong giảm phân I, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. b. Trong giảm phân I, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. c. Trong giảm phân II, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường. d. Trong giảm phân II, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường. Câu 9: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội oàn toàn so với tính trạng quả vàng. Đột biến đa bội thể có thể làm cho cơ thể 2n trở thành 4n. Cho giao phấn giữa 2 cây chưa biết kiểu hình, F 1 thu được tỷ lệ kiểu hình là 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Phép lai có thể cho kết quả đó là a. AAAa x Aaaa b. AAaa x Aaaa c. Aaaa x Aaaa d. aaaa x Aaaa Câu 10: Các cơ thể bị đột biến dị bội thường vô sinh vì a. cây 3n không giao phấn được với cây 2n b. thường bị rối loạn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. c. cơ quan sinh dưỡng phát triển quá mạnh ức chế sự phát triển của cơ quan sinh sản. d. thường chết khi còn nhỏ. Câu 11: Cải bắp bình thường có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18. Nghiên cứu tế bào học người ta phát hiện 1 số tế bào có 19 nhiễm sắc thể. Các tế bào này đã bị đột biến loại nào? a. Đột biến thể đa bội. b. Đột biến thể tam nhiễm. c. Đột biến thể 1 nhiễm. d. Đột biến thể tam bội. Câu 12: Cho cây có kiểu gen AaBbCcDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra là a. 4 b. 16 c. 8 d. 12 Câu 13: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbDd x AaBbDd cho tỷ lệ kiểu hình A-B-dd ở đời con là a. 3 256 b. 1 16 c. 3 64 d. 9 64 Câu 14: Cho thỏ F 1 giao phối với thỏ có kiểu gen chưa biết được thế hệ lai phân li theo tỷ lệ 62,5% thỏ lông trắng, dài : 18,75% thỏ lông trắng, ngắn : 12,5% thỏ lông xám, dài : 6,25% thỏ lông xám, ngắn. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, kích thước của lông do 1 cặp gen quy định. Nhận định nào sau đây là chính xác? a. Tính trạng màu sắc lông do 1 cặp gen quy định. b. Tính trạng kích thước lông di truyền theo quy luật trội hoàn toàn còn tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác gen kiểu át chế. c. Tính trạng kích thước lông di truyền theo quy luật trội hoàn toàn còn tính trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn. d. Tính trạng kích thước lông di truyền theo quy luật tương tác át chế còn tính trậng ùm sắc lông di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn. Câu 15: Quy ước 1 số gen ở người như sau: X A : bình thường, X a : máu khó đông. XX: nữ, XY: nam. Số loại kiểu gen tối đa có thể có về các tính trạng trên là: a. 3 b. 5 c. 7 d. 9 Câu 16: Biết rằng gen A quy định tính trạng hoa đỏ là trội, alen a quy định màu trắng. Quần thể hoa nào trong các quần thể dưới đây chắc chắn là ở trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec: a. Quần thể hoa đỏ fị hợp. b. Quần thể hoa đỏ đồng hợp, c. Quần thể có cả hoa đỏ đồng hợp và hoa đỏ dị hợp. d. Không có quần thể nào ở trạng thái cân bằng. Câu 17: 1 quần thể hoa dạ lan có 1200 cây, trong đó 432 cây hoa đỏ, 576 cây hoa hồng và 192 cây hoa trắng. Biết rằng kiểu gen AA quy định hoa màu đỏ, Aa quy định hoa màu hồng, aa quy định hoa màu trắng. Tần số tương đối của ácc alen trong quần thể là a. A a = 0,4 0,6 b. A a = 0,75 0,25 c. A a = 0,8 0,2 d. A a = 0,6 0,4 Câu 18: Quần thể luon đạt trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec là quần thể a. đang tiến hóa. b. đã tiến hóa. c. không tiến hóa. d. không xác định được. Câu 19: Nhận định nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không chính xác? a. Nét đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối tự do ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể. b. Có sự đa hình về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình. c. Các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong cùng 1 loài không thể có sự giao phối với nhau. d. Các cá thể thuộc về các quần thể khác nhau trong cùng 1 loài được cách li sinh sản 1 cách tương đối. Câu 20: Phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào thực hiện việc a. tìm hiểu cơ chế biểu hiện của gen trong tế bào. b. Phân tích, đánh giá số lượng và cấu trúc của ácc nhiễm sắc thể. c. sử dụng kỹ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen. d. nghiên cứu hệ gen của ácc trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng. Câu 21: Tất cả các thành phần của nhân và tế bào chất được phân chia trong quá trình nào dưới đây? a. Pha G 1 . b. Pha S c. Pha M d. Nguyên phân. Câu 22: Sử dụng tia tử ngoại có thể gây đột biến nhân tạo cho các đối tượng nào sau đây? a. Vi sinh vật, hạt phấn, bào tử. b. Hạt khô. c. Hạt đang nảy mầm. d. Buồng trứng hoặc tinh hoàn của động vật. Câu 23: Hiện tượng giun nhiều tơ nổi lên trên mặt nước khi đã thành thục về sinh dục vào những ngày đầu tiên của tuần trăng là 1 ví dụ về a. nhịp điệu ngày đêm. b. nhịp điệu mùa. c. nhịp điệu tuần trăng. d. nhịp điệu thủy triều. Câu 24: 1 quần thể chim gồm 20 cá thể (13 con lông màu thẫm, 7 con lông màu nhạt) mới di cư đến 1 đảo mới. Ngẫu nhiên, có 5 con lông màu thẫm và 4 con lông màu nhạt chết trước khi sinh sản. Thể hệ tiếp theo của quần thể này toàn con lông thẫm. Sự thay đổi trong tần số kiểu hình ở quần thể chim là do a. chọn lọc tự nhiên. b. biến dị tổ hợp. c. biến động di truyền. d. chọn lọc gián đoạn. Câu 25: Khẳng định nào sau đây là đúng về sinh sản hữu tính? a. Sinh sản hữu tính ưu thế hơn sinh sản vô tính trong việc làm tăng nhanh số lượng cá thể trong quần thể. b. Sinh sản hữu tính không làm tăng tính đa dạng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. c. Chọn lọc tự nhiên duy trì sự sinh sản hữu tính ở hầu hết sinh vật vì sự đa dạng di truyền cho phép quần thể có tiềm năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường. d. Chọn lọc tự nhiên ủng hộ sinh sản hữu tính vì tính đa dạng di truyền có vai trò quan trọng trong sự chống chịu các bệnh tật. Câu 26: Bước nào sau đây không phải là 1 khâu trong phương pháp lai tế bào? a. Tách 2 dòng tế bào thuộc 2 loài khác nhau. b. Trộn lẫn 2 dòng tế bào trong môi trường nhân tạo có sử dụng các chất kết dính như virut xenđê, xung điện cao áp, c. Chọn lọc các tế bào lai, dùng hoocmôn kích thích các tế bào lai phát triển rồi đưa ra sản xuất. d. Đa bội hóa hợp tử được hình thành để khôi phục bộ nhiễm sắc thể tương đồng của 2 loài, khắc phục tính bất thụ của tế bào lai. Câu 27: Trong kỹ thuật chuyển gen, enzim restrictaza được sử dụng nhằm mục đích a. cắt đứt ADN b. nối ADN c. thúc đẩy quá trình tháo xoắn ADN d. nhận biết và cắt đứt ADN ở những điểm xác định. Câu 28: Ứng dụng chủ yếu và nổi bật của kỹ thuật di truyền là a. tạo được ưu thế lai. b. sản xuất 1 loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong 1 thời gian ngắn. c. tạo nguyên liệu đa dạng phong phú cho chọn lọc. d. tăng biến dị tổ hợp. Câu 29: Người ta tiến hành lai loài A (n = 5) với loài B (2n = 16), sau đó đa bội hóa con lai F 1 . Bộ nhiễm sắc thể của con lai F 1 là: a. 2n = 5 + 8 = 13 b. 4n = 10 + 32 = 42 c. 2n = 5 + 16 = 21 d. 4n = 10 + 16 Câu 30: Ngày nay, sự tổng hợp các chất hữu cơ bằng con đường hóa học không còn diễn ra tring tự nhiên vì a. đại dương ngày nay có nồng độ muỗi cao hơn, do đó không tổng hợp được ácc hạt côaxecva nữa. b. thiếu các điều kiện về nhiệt độ, áp suất, và nếu có chất hữu cơ được hình thành cũng bị vi khuẩn phân hủy ngay. c. sinh vật ngày nay đã rất đa dạng, phong phú nên không cần tổng hợp thêm các dạng mới. d. thiếu các điều kiện về nhiệt độ, áp suất, , do đó, các chất hữu cơ được tổng hợp ra không tương tác được với nhau. Câu 31: Hệ thống sống được coi là hệ mở vì a. thường xuyên có sự tích lũy thông tin di truyền. b. thường xuyên thực hiện các chu trình sinh địa hóa các chất. c. thường xuyên có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. d. thường xuyên có sự trao đổi vật chất với môi trường. Câu 32: Theo Lamac, các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật được hình thành do a. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp, kịp thời nên không bị đào thải. b. mục đích của Thượng đế. c. tác động của ngoại cảnh làm biến đổi bộ khung xương chung của động vật về mặt chi tiết. d. biến dị phát sinh vô hướng, sự thích nghi đạt được qua sự đào thải các dạng kém thích nghi. Câu 33: Điểm thành công nổi bật trong học thuyết tiến hóa của Dacuyn so với học thuyết tiến hóa của lamac là a. phân biệt được ácc biến dị di truyền và không di truyền. b. giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. c. giải thích rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh trong quá trình hình thành loài mới. d. Hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. Câu 34: Theo quan điểm của Dacuyn, nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là a. đột biến gen. b. đột biến nhiễm sắc thể. c. biến dị cá thể. d. biến đổi cá thể. Câu 35: Điền đáp án đúng vào dấu “ ” trong câu sau: Sự cân bằng di truyền của quần thể sẽ bị phá vỡ bởi trong đó tần số các alen bị thay ổi 1 cách tdjdoọngoi bởi các sự kiện ngẫu nhiên. a. chọn lọc tự nhiên. b. biến động di truyền. c. giao phối không ngẫu nhiên. d. đột biến. Câu 36: Theo quan điểm hiện đại, các nhân tố tham gia vào quá trình hình thành loài mới gồm: 1. Đấu tranh sinh tồn. 2. Đột biến. 3. Giao phối. 4. Chọn lọc tự nhiên. 5. Các cơ chế cách li. Phương án đúng là a. 1, 2, 3, 4 b.1, 2, 4, 5 c. 1, 3, 4, 5 d. 2, 3, 4, 5 Câu 37: Cho P: AB/ab x AB/ab, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 bên thì số loại kiểu gen ở F 1 là a. 3 b. 7 c. 9 d. 10 Câu 38: Hiện tượng từ dạng tổ tiên ban đầu cho ra nhiều dạng mới khác xa nhau và khác với dạng tổ tiên ban đầu được Dacuyn gọi là a. đột biến tính trạng. b. phát sinh tính trạng mới. c. phân li tính trạng. d. phân tính ngẫu nhiên. Câu 39: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc cơ quan tương đồng? a. Vây cá và vây cá voi. b. Chân chuột chũi và chân dễ chũi. c. Gai hoa hồng và gai xương rồng. d. Cánh dơi và tay khỉ. Câu 40: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa nhỏ là a. quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. b. phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen thích nghi trong quần thể. c. làm cho tần số tương đối của các alen ở mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. d. đảm bảo sự sống sót và sinh sảnưu thế của ácc cá thể thích nghi nhất. Câu 41: Trật tự cúa các giai đoạn chính trong quá trình hình thành loài mới theo con đường sinh thái là 1. các quần thể loài phân bố trong cùng 1 khu vực địa lí. 2. cách li sinh sản và cách li di truyền. 3. sự phân li thành các nòi sinh thái khác nhau. 4. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị theo các hướng thích nghi với ácc điều kiện sinh thái khác nhau. 5. hình thành loài mới. Phương án đúng là a. 1, 2, 3, 4, 5 b. 1, 3, 4, 2, 5 c. 1, 4, 3, 2, 5 d. 1, 2, 2, 3, 5 Câu 42: Giá jtri thích nghi của đột biến có thể thay đổi khi 1. đột biến tồn tại trong các tổ hợp gen khác nhau. 2. điều kiện ngoại ảnh thay đổi. 3. tác nhân gây đột biến thay đổi. 4. thay đổi liều lượng và cường độ của tác nhân gây đột biến Phương án đúng là a. 1, 2 b. 1, 3 c. 2, 3 d. 2, 4 Câu 43: 1 số trường hợp rất hiếm thấy như người có đuôi dài, người có lông rậm khắp mình và kín mặt, v.v được xem như những bằng chứng sống trong nghiên cứu nguồn gốc loài người. Những bằng chứng như thế có thể giúp phán đoán điều gì? a. Quan hệ gần gũi giữa người với vượn người. b. Quan hệ nguồn gốc giữa người với sinh vật. c. Quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống. d. Sự tương tự về môi trường sống giữa người và động vật có xương sống. Câu 44: 1 gen có 150 chu kỳ xoắn. Gen này tiến hành sao mã để tổng hợp prôtêin. Số phân tử nước giải phóng ra môi trường khi tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là a. 497 b. 498 c. 499 d. 500 Câu 45: Chim và thú thương thay lông khi mùa đông tới bằng 1 lớp lông tơ dày; sóc tích trữ thức ăn để qua đông, trên đây là 2 hiện tượng phản ánh a. sự phản ứng của sinh vật trước thay đổi đột ngột của môi trường. b. sự ảnh hưởng của nhiệt đội đối với đời sống sinh vật. c. đặc điểm hoạt động của sinh vật trong môi trường sống. d. sự thích nghi của sinh vật đối với môi trường sống. Câu 46: Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào là quan trọng nhất? a. Tỷ lệ đực - cái. b. Cấu trúc tuổi. c. Mật độ. d. Tỷ lệ sinh sản - tử vong. Câu 47: Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào không phải là đặc trưng cơ bản của quần thể? a. Đặc điểm phân bố. b. Mật độ. c. Độ đa dạng. d. Cấu trúc tuổi. Câu 48: Hiện tượng nào sau đây không phải là ví dụ minh họa cho khái niệm nhịp sinh học? a. Dơi ngủ ngày, họat động đêm. b. Hoa mười giờ thường nở vào khoảng 10 giờ sáng. c. Cây ôn đới rụng lá vào mùa đông. d. cây trinh nữ xếp lá lại khi có sự va chạm. Câu 49: Cho chuỗi thức ăn sau: cỏ thỏ cáo hổ. Sinh vật có sinh khối trung bình nhỏ nhất là a. cỏ b. thỏ. c. cáo. d. hổ. Câu 50:Chọn câu sai trong các câu sau? a. Nhờ khống chế sinh học mà cá thể của quần thể luôn dao động quanh vị trí cân bằng. b. Nhờ khống chế sinh học mà số lượng cá thể của cả quần xã được duy trì ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường. c. Nhờ khống chế sinh học mà tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. d. Nhờ khống chế sinh học mà số lượng cá thể của quần thể nào đó trong quần xã luôn luôn tăng. HẾT . bằng. b. Nhờ khống chế sinh học mà số lượng cá thể của cả quần xã được duy trì ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường. c. Nhờ khống chế sinh học mà tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. d của sinh vật trước thay đổi đột ngột của môi trường. b. sự ảnh hưởng của nhiệt đội đối với đời sống sinh vật. c. đặc điểm hoạt động của sinh vật trong môi trường sống. d. sự thích nghi của sinh. ĐỀ SỐ 24 Thời gian: 90 phút Câu 1: Quá trình tự sao của ADN ở tế bào sinh vật nhân chuẩn, nhân sơ và ở virut đều diễn ra theo nguyên tắc a. bổ sung và