Giáo án Tin học 8 Gv: Hồ Thò Thanh An Tuần: 1 Ngày soạn: 01/08/2010 Tiết: 1,2 Ngày dạy: 11/08/2010 PHẦN 1. LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN Bài 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH I. Mục tiêu bài học - Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh. - Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động. - Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. - Biết ngôn ngữ lập trình được dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình. - Biết vai trò của chương trình dòch. II. Đồ dùng dạy học 1.Chuẩn bò của Giáo viên Sách giáo khoa Tin học quyển 3, dạy – học Tin học 8 với giáo án điện tử. 2.Chuẩn bò của học sinh Xem trước bài mới. III. Hoạt động dạy - học 1. Ổn đònh lớp (KTSS) (1’) 2. KTBC: 3. Bài mới: Họat động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về lệnh và biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh (20 phút) - Câu hỏi nêu vấn đề: Để máy tính thực hiện được công việc mong muốn, con người phải làm gì? - Nhận xét câu trả lời của học sinh và tổng kết lại: Con người phải đưa ra những chỉ dẫn cho máy tính. - Câu hỏi dẫn dắt vấn đề: Hãy cho biết có những cách thức nào để ra lệnh cho máy tính? - Nhận xét câu trả lời của học sinh và tổng kết lại: Dùng bàn phím và chuột để gõ lệnh hoặc chọn các biểu tượng, các mục trên bảng chọn. - Dựa trên hiểu biết có sẵn của học sinh về lệnh, giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại và hình dung về lệnh một cách đơn giản. - Sau đây là một số tình huống mà con người ra lệnh khi làm việc với máy tính. + Khởi động một phần mềm máy tính bằng cách nháy đúp chuột lên biểu tượng của nó trên màn hình Windows. + Trong chương trình soạn thảo văn bản, gõ chữ ‘a’ từ bàn phím để in lên màn hình. + Hình ảnh soạn thảo một đoạn văn bản, sau đó sao chép để có hai đoạn văn bản giống nhau. - Suy nghó trả lời. - Suy nghó trả lời. - Lắng nghe. 1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào Năm học 2010-2011 Giáo án Tin học 8 Gv: Hồ Thò Thanh An - Từ các minh họa trên, giáo viên phân tích giúp học sinh hiểu: Máy tính không có khả năng tư duy như con người, vì vậy muốn máy tính hoạt động con người phải ra lệnh cho máy tính, để chỉ dẫn máy tính thực hiện một công việc nào đó, con người đưa cho máy tính một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh ấy. - Tóm lại, con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. - Ghi bài. Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua các lệnh. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách ra lệnh cho máy tính thực hiện công việc thông qua ví dụ điều khiển rô-bốt nhặt rác (24 phút) - Rô-bốt (hay người máy) là một loại máy có thể tự động thực hiện được một số công việc thông qua sự điều khiển của con người. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách ra lệnh cho máy tính thông qua một ví dụ về rô-bốt. - Giả sử ta có một rô-bốt có thể thực hiện được các thao tác như tiến một bước, quay phải, quay trái, nhặt rác và bỏ rác vào thùng. Ta cần ra các lệnh thích hợp để chỉ dẫn cho rô-bốt di chuyển từ vò trí hiện thời, nhặt rác và bỏ rác vào thùng rác để ở nơi quy đònh. - Hỏi: Hãy liệt kê dãy các lệnh để điều khiển rô-bốt thực hiện công việc? - Nhận xét câu trả lời của học sinh và tổng kết lại các lệnh: 1. Tiến 3 bước; 2. Rẽ trái, tiến 2 bước; 3. Nhặt rác; 4. Tiến 2 bước; 5. Rẽ phải, tiến 3 bước; 6. Bỏ rác vào thùng; - Giải thích: Các phương án để rô-bốt có thể thực hiện công việc trên thì có nhiều, nhưng khi đã nêu ra một phương án nào đó giáo viên cần lưu ý học sinh về thứ tự thực hiện các lệnh, tức là rô-bốt phải thực hiện các lệnh lần lượt theo đúng trật tự trên thì mới có thể hoàn thành công việc. - Vậy, việc viết các lệnh để điều khiển rô-bốt (hay máy tính) thực hiện tự động một loạt các thao tác liên tiếp chính là viết chương trình. - Lắng nghe. - Suy nghó trả lời. - Chú ý theo dõi. - Lắng nghe. 2. Ví dụ: rô- bốt nhặt rác T iết 2 * Hoạt động 3: Giúp học sinh hiểu bản chất của việc viết chương trình và vai trò của chương trình trong hoạt động của máy tính (20’) - Khi làm việc với máy tính, con người cũng có xu hướng muốn máy tính thực hiện tự động một loạt các thao tác. Và muốn làm như vậy con người phải viết chương trình cho máy tính. - Hỏi: Tại sao cần phải viết chương trình? - Nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt lại: Vì muốn máy tính hoàn thành một lúc nhiều thao tác một cách tự động để hoàn thành một hay một loạt các công việc nào đó. Việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả. - Vậy, viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. - Làm thế nào để viết chương trình cho máy tính? Làm sao để máy tính có thể hiểu được lệnh mà con người viết ra? Có rất nhiều câu hỏi mà các em sẽ thắc mắc ở giai đoạn này, những câu hỏi này sẽ được làm - Lắng nghe. - Suy nghó trả lời. - Ghi bài. - Lắng nghe. 3.Viết chương trình – ra lệnh cho máy tính làm việc Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. Năm học 2010-2011 Giáo án Tin học 8 Gv: Hồ Thò Thanh An sáng tỏ dần khi chúng ta qua hoạt động 4. * Hoạt động 4: Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ lập trình, chương trình dòch, công việc lập trình và môi trường lập trình ( 20 phút) - Câu hỏi đặt vấn đề: Máy tính có thể hiểu và thực hiện được các lệnh viết bằng ngôn ngữ tự nhiên của con người không? - Nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt lại: Máy tính không thể hiểu các lệnh viết bằng ngôn ngữ tự nhiên mà chỉ hiểu ngôn ngữ máy (dãy các bít – dãy số 0 và 1). Vì vậy để máy tính hiểu được chương trình phải viết bằng ngôn ngữ máy. - Vậy con người phải ra lệnh cho máy tính bằng ngôn ngữ máy chăng? Rất may là không cần thiết phải như vậy, ngôn ngữ máy là ngôn ngữ chỉ toàn các ký hiệu 0,1 cực kỳ khó viết, khó nhớ. Vì vậy con người đã tạo ra một ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên để giao tiếp với máy tính. Đó là ngôn ngữ lập trình. Để máy tính hiểu được ngôn ngữ lập trình phải có một chương trình trung gian dòch ra ngôn ngữ máy, đó chính là chương trình dòch. - Chương trình dòch chuyển đổi các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy. - Để tạo ra chương trình máy tính cần phải qua hai bước: 1. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình. 2. Dòch chương trình thành ngôn ngữ máy. - Mỗi ngôn ngữ lập trình thường cung cấp môi trường soạn thảo, chương trình dòch và một số công cụ đi kèm để hỗ trợ người lập trình như: phát hiện và thông báo lỗi, công cụ theo dõi, gỡ rối chương trình, các thư viện chương trình chuẩn… tất cả các công cụ và dòch vụ này tạo nên môi trường lập trình. - Hỏi: Thế nào được gọi là ngôn ngữ lập trình? - Nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt lại: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính. - Suy nghó trả lời. - Lắng nghe. - Suy nghó trả lời. - Ghi bài. 4.Chương trình và ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính. 4. Củng cố (4’): Nhấn mạnh lại chương trình, ngôn ngữ lập trình, chương trình dòch. 5. Dặn dò (1’): - Ôn lại “ Khái niệm viết chương trình, ngôn ngữ lập trình”. - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 8. - Xem trước bài 2 “Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình”. Năm học 2010-2011 . Giáo án Tin học 8 Gv: Hồ Thò Thanh An Tuần: 1 Ngày soạn: 01/ 08/ 2 010 Tiết: 1, 2 Ngày dạy: 11 / 08/ 2 010 PHẦN 1. LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN Bài 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH . bản giống nhau. - Suy nghó trả lời. - Suy nghó trả lời. - Lắng nghe. 1. Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào Năm học 2 010 -2 011 Giáo án Tin học 8 Gv: Hồ Thò Thanh An - Từ các minh họa. (1 ): - Ôn lại “ Khái niệm viết chương trình, ngôn ngữ lập trình”. - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 8. - Xem trước bài 2 “Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình”. Năm học 2 010 -2 011