1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

dien van 20 thang 11

4 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

Kính thưa các vị đại biểu, các thày giáo cô giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, người thày vĩ đại khi nói về giáo dục người đã dạy: “ Vì lợi ích mười năm ta phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm ta phải trồng người”, “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt” Thật tự hào khi chúng tôi được làm nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, đặc biệt với truyền thống tôn sư trọng đạo ngày 20/11 hàng năm đã đi vào lịch sử như một ngày hội lớn của dan tộc. Như vậy công việc của người thày được Bác Hồ dạy bảo, Đảng quan tâm, nhân dân thấu hiểu – Vị thế của người thấy được xã hội tôn vinh – Cho nên những người làm nghề dạy học chắc hẳn ai cung thấy lòng mình bộn rộn vui tươi sống động và ấm áp hẳn lên khi ngày 20/11 tới và càng nhận thấy trách nhiệm nặng nề hơn trước sự tôn vinh ấy. Hôm nay trong không khí tưng bừng của buổi kỉ niệm 28 năm ngày nhà giáo Việt Nam – cho phép tôi được kính chúc các vị đại biểu các thầy cô giáo, mạnh khoẻ hạnh phúc và tiến bộ. Kính thưa các vị đại biểu, các thày cô giáo. Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đời, các câu thành ngữ "Không thày đố mày làm nên"; " Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thày", " Muốn làm thày phải dày sự học" v v. đã nói lên vai trò vị trí của người thày giáo trong xã hội, tính hiếu học của dân tộc ta. Nói đến nghề dạy học, nói tới người thày giáo là nói đến con người trí tuệ, tài năng và lòng nhân ái, con người nhân văn sử sự có văn hoá, có phong độ chững chạc đàng hoàng, đây cũng là truyền thống cao đẹp nhất của người thày giáo Việt Nam. Truyền thống của giáo dục Việt Nam và truyền thống của người giáo viên Việt Nam đã có bề dày lịch sử. Từ người thày Vạn Hạnh, đã có người trò vĩ đại Lí Công Uẩn. Và chỉ người thày ấy mới có được người trò đã ra chiếu rời đô đến đất Thăng Long và mở ra một kỉ nguyên phát triển phồn hoa của dân tộc Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn là người trò ấy đã đặt nền móng đầu tiên cho công cuộc giáo dục của đất nước Đại Việt bằng cách lập nên Quốc Tử Giám, trường học đầu tiên dành cho con cháu qúy tộc năm 1070. Rồi bước ngoặt tiếp theo là khi Lí Nhân Tông cho mở khoá thi đầu tiên để chọn hiền tài thay cho việc tiến cử, như thế chúng ta đã thấy rõ vai trò của sự học trong việc lập thân và cống hiến cho dân tộc. Đến đời vua Lê Thánh Tông ngài đã mở rộng giáo dục bằng cách cho phép con nhà dân cũng được theo học và thi như con nhà qúy tộc, đồng thời cho dựng bia đá tại Quốc Tử Giám để ghi tên những người đỗ đạt cao và có công lao lớn với đất nước. Năm 1884, thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng thực hiện chính sách ngu dân, nhưng đồng thời cũng mở ra một số trường học với quy định chỉ con nhà giàu mới có đủ điều kiện theo học, nhưng qua đó cũng tạo nên trường lớp chính quy và việc dạy học được đưa vào với tư cách toàn diện các bộ môn. Ngay trong lòng của sự nô dịch về giáo dục, thì vẫn có 1 những điểm sáng như trường Đông Kinh Nghĩa Thục của chí sĩ Phan Bội Châu tại số 4 hàng Đào – Hà Nội. Đến năm 1919 diễn ra khoa thi cuối cùng của Nho học và Nho học khép lại từ đó. Như vậy trong 844 năm nền gíao dục phong kiến Việt Nam tuy có nhiều tồn tại nhưng nền giáo dục ấy đã coi trọng luân, lí, lễ, nghĩa, đã đóng góp cơ bản cho nền tảng giáo dục đạo đức sau này. Nền giáo dục phong kiến Việt Nam bị chính quyền thực dân Pháp thay đổi toàn bộ từ chương trình, đến chữ viết, hệ thống các trường từ tiểu học đến đại học dần dần được hình thành. Không cam chịu cảnh sống nô lệ và ảnh hưởng của văn hoá nô dịch - thày giáo Nguyễn Tất Thành đã đi tìm đường cứu nước từ những năm 1911 để rồi với tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nền giáo dục cách mạng vào năm 1941. Người nêu rõ: “…huỷ bỏ nền giáo dục nô dịch, xây dựng nền quốc dân giáo dục, mỗi dân tộc đều có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình…” Khi khởi nghĩa thành công – nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời ngày 02/9/1945, thì ngày 08/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập nha bình dân học vụ và như thế nền móng của sự nghiệp giáo dục mới ra đời. Để phù hợp với yêu cầu giáo dục phát triển ngày càng cao, cải cách giáo dục lần thứ nhất ra đời vào tháng 7 năm 1950. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cùng với sự thay đổi về kinh tế, chính trị là sự chuyển biến về giáo dục. Đến năm 1956 chính phủ thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ 2, hệ thống giáo dục cũ được xác lập thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm gồm ba cấp học. Cuộc cải cách lần này là một bước đi cơ bản ban đầu quan trọng trong quá trình xây dựng nền giáo dục XHCN. Năm 1957 công đoàn giáo dục Việt Nam tham dự hội nghị “Liên hợp quốc tế các công đoàn giáo dục” hợp tại Vacsava (Ba Lan), hội nghị quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958 ngày lễ hiến chương được tổ chức đầu tiên tại Việt Nam và cũng từ đó ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống của nghề dạy học, của nhà giáo. Mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, đất nước hoàn toàn độc lập, đã mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam. Tháng 1/1979 Bộ chính trị Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định triển khai cuộc cải cách giáo dục lần thứ 3, giáo dục phổ thông 12 năm được thống nhất trong cả nước. 2 Theo đề nghị của ngành giáo dục - để phù hợp với tình hình cách mạng mới - ngày 28/9/1982 hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ra quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam. Như vậy kể từ năm 1982 - ngày 20/11 vừa là ngày kỷ niệm nhớ về ngày lễ hiến chương các nhà giáo trên toàn thế giới vừa là ngày hội của giáo giới Việt Nam và lớn hơn cả là ngày mà toàn xã hội hướng tới vị trí lớn lao, thiêng liêng của người làm nghề dạy học. Truyền thống tôn sư trọng đạo không chỉ là mối quan hệ giữa người dạy và người học và không phải là riêng của giáo dục mà đã được Đảng - Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Kính thưa các vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo Tất yếu lịch sử phát triển của giáo dục không thể thiếu vai trò của người Thầy. “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Nói về vai trò người thầy - Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Thầy giáo Chu Văn An thế kỉ 14 biểu tượng của nhân cách làm thầy.Thế kỷ 20 một bậc thầy vĩ đại Hồ Chí Minh người sáng lập ra nền giáo dục Cách Mạng. Cho đến ngày nay lớp lớp con cháu noi gương thày giữ gìn và phát huy thành tích để nền giáo dục Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc mà vẫn hội nhập quốc tế trong thời đại khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão. Rõ ràng là từ cổ chí kim sự nghiệp trồng người với đạo làm thày, giáo giới Việt Nam đã không hề tính toán đến công danh, lợi lộc và tuổi tác, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giáo dục. Ngày nay trong cơ chế thị trường và hội nhập, giáo giới chúng ta càng phải cố gắng không ngừng trong các phong trào thi đua hai tốt, tích cực học tập nâng cao trình độ, nhận thức. Trình độ nghiệp vụ, làm giàu trí tuệ cho bản thân và cho học trò mà không bị “ Thương mại hoá”. Phấn đấu để cuộc sống khấm khá hơn mà vẫn giữ được cái “ Tâm’’ của đạo làm thầy. Nền giáo dục Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm cùng với sự đổi thay của đất nước. Trong cái chung bao giờ cũng có mỗi cái riêng của mỗi địa phương, mỗi cá nhân góp lại. .Kính thưa các vị đại biểu và các thày cô giáo Trong quá trình đi lên của sự nghiệp chung không thể thiếu vai trò của người thày nói chung và mỗi cá nhân nhà giáo nói riêng. Nhưng! thưa qúi vị, không có gì đo được đếm được những gì mà những thày cô chúng ta đã có, cái gì sẽ đủ để chứa đựng tình cảm của học sinh dành cho chúng ta, cái gì để ước lượng những đóng góp của chúng ta cho cuộc đời của mỗi học sinh và cho cả xã hội. Cái gì sánh bằng vinh dự đã dành 3 cho chúng ta trong các ngày truyền thống, cái gì cao hơn niềm tự hào trào dâng trong chúng ta khi nhìn những cánh chim từ trong tổ của chúng ta cất cánh vào không gian cuộc sống. Cái gì đáng ghi nhớ hơn sự quan tâm của các cấp Uỷ, chính quyền trong mọi khó khăn và mọi thành công của chúng ta Kính thưa các vị đại biểu kính thưa các thày cô giáo Nhìn thấy cơ ngơi khang trang đẹp đẽ, nhận thấy những thuận lợi to lớn của hôm nay, không thể không nói đến sự đóng góp to lớn từ các cấp Uỷ, chính quyền dia Phương sự cố gắng và sự quan tâm vượt bậc mà các cấp lãnh đạo đã dành cho sự nghiệp giáo dục, cho thế hệ tương lai của địa phương của đất nước. Tôi xin thay mặt cho các thày cô giáo cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ và hợp tác của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức, các cá nhân đến sự nghiệp giáo dục và thày cô chúng tôi. Những tình cảm của qúi vị là nguồn cổ vũ to lớn cho chúng tôi trong sự nghiệp cao đẹp và vĩnh cửu của mình. Kính chúc các qúi vị đại biểu mạnh khoẻ, công tác, lao động thu được những kết quả tốt đẹp. Cuối cùng tôi xin chúc cho ngày lễ trang trọng hôm nay, chúc cho tinh thần bất diệt của ngày 20 tháng 11. Thay mặt cho các thày cô giáo tôi xin trân trọng cảm ơn tình cảm, sự quan tâm của tất cả các vị đại biểu. Chúng tôi xin hứa sẽ tiếp tục phấn đấu phát huy truyền thống, tiếp tục nêu cao gương sáng cho học sinh, tiếp tục tận tuy vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho. 4 . nghị quyết định lấy ngày 20/ 11 hàng năm là ngày lễ hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/ 11/ 1958 ngày lễ hiến chương được tổ chức đầu tiên tại Việt Nam và cũng từ đó ngày 20/ 11 trở thành ngày truyền. hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ra quyết định lấy ngày 20/ 11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam. Như vậy kể từ năm 1982 - ngày 20/ 11 vừa là ngày kỷ niệm nhớ về ngày lễ hiến chương các nhà. làm nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, đặc biệt với truyền thống tôn sư trọng đạo ngày 20/ 11 hàng năm đã đi vào lịch sử như một ngày hội lớn của dan tộc. Như vậy công việc của người thày

Ngày đăng: 21/04/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w