Cần giảng dạy âm nhạc dân tộc cho học sinh từ tiểu học

3 208 0
Cần giảng dạy âm nhạc dân tộc cho học sinh từ tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cần giảng dạy âm nhạc dân tộc cho học sinh từ tiểu học Giáo sư Trần Văn Khê: Là người Việt Nam định cư tại Pháp hơn 50 năm, Giáo sư Trần Văn Khê đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam. Với vốn kiến thức sâu rộng và lòng yêu nghề, Giáo sư Trần Văn Khê dự định sẽ trở về nước để truyền thụ những gì đã tìm hiểu về âm nhạc cho thế hệ trẻ cũng như có những hoạt động thiết thực để bảo tồn âm nhạc truyền thống. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Trần Văn Khê… * Thưa Giáo sư, trước tác động của nền kinh tế thị trường và nguy cơ đồng nhất các giá trị văn hóa, theo Giáo sư, Việt Nam cần phải có những biện pháp cụ thể nào để bảo tồn bản sắc âm nhạc truyền thống? - Giáo sư Trần Văn Khê: Trong các cuộc hội thảo về bảo tồn âm nhạc truyền thống, nhiều nhà nghiên đều chung mối lo ngại là sự phát triển của khoa học công nghệ kèm theo xuất hiện những cái mới sẽ làm mất dần bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có lĩnh vực âm nhạc. Vì vậy, họ đã đưa ra biện pháp hữu hiệu để gìn giữ kho tàng âm nhạc dân tộc của quốc gia mình. Đối với Việt Nam, trước kia, chúng ta chưa có một hình thức hay chương trình nào để bảo tồn âm nhạc dân tộc, nhưng vài năm trở lại đây, Nhà nước đã bắt đầu quan tâm đến việc bảo tồn nguồn tư liệu quý này. Việt Nam cần có định hướng để bảo tồn và tôn vinh âm nhạc dân tộc bằng cách thuyết phục, nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc tại các trường học hay qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên liên hệ với các Nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới để đưa các khái niệm về âm nhạc truyền thống Việt Nam vào trong bách khoa từ điển hay liên hệ với nhiều hãng in băng, đĩa để giới thiệu các bộ môn âm nhạc dân tộc. Về yếu tố kinh tế, học nhạc dân tộc rất công phu nhưng khi biểu diễn thu nhập lại ít nên thực tế có tình trạng âm nhạc dân tộc không còn là nghệ thuật phục vụ khán thính giả. Bây giờ, chúng ta ra ngoài đồng không còn nghe thấy những câu hò, điệu lý mà thay vào đó là máy thu thanh phát nhạc, băng video âm nhạc. Những người mẹ trẻ ít còn ru con bằng những câu ca dao của quê hương như trước. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần thay đổi cách nghĩ, thói quen và phải nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo tồn dòng nhạc dân tộc. Do đó, Việt Nam cũng cần đưa ra chương trình đào tạo âm nhạc dân tộc cho học sinh từ khi còn học tiểu học đồng thời tạo cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với những người chuyên nghiên cứu về âm nhạc dân tộc và các nghệ nhân, nghệ sĩ có tâm huyết theo đuổi lĩnh vực âm nhạc. * Giáo sư đánh giá như thế nào về âm nhạc dân tộc Việt Nam trong việc giao lưu, hội nhập với âm nhạc thế giới? - Giáo sư Trần Văn Khê: Âm nhạc dân tộc Việt Nam với những nhạc cụ đa dạng, phong phú và có những nét đặc thù như: hình dáng thanh nhã, cân đối với các âm sắc khác nhau: tiếng thổ đàn kìm, tiếng kim đàn tranh, tiếng mộc nhịp phách, tiếng tơ đàn tì, tiếng đá biên khánh, bồi âm đàn bầu, hợp âm đàn đáy Chính vì lẽ đó mà một chuyên gia thanh học Đại học Paris (Pháp) đã nhận xét: "Dưới cái dạng đơn sơ, nhạc cụ Việt Nam có hiệu quả và năng suất cao trong lĩnh vực thanh học và khả năng biểu diễn đã khiến cho các nước khác hiểu về âm nhạc dân tộc Việt Nam toàn diện hơn…". Nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng nên việc bảo tồn, phát huy vốn âm nhạc truyền thống của Việt Nam hiện nay là rất cần thiết, trong đó có bàn đến việc bảo tồn và hội nhập với âm nhạc thế giới. Nói như vậy là chúng ta tiếp nhận và phát huy những lợi thế và những mặt tích cực của dòng nhạc hiện đại, nhưng cũng không lơ là với dòng nhạc truyền thống. Tôi nghĩ rằng, Âm nhạc dân tộc là huyết mạch trong mỗi người dân Việt Nam và việc bảo tồn âm nhạc truyền thống là vô cùng cần thiết. Nếu quên đi dòng nhạc truyền thống thì tất cả chúng ta sẽ không thể biết rõ về cội nguồn của dân tộc mình cũng như các nước khác không thể biết đến văn hoá và quá khứ của âm nhạc Việt Nam. Âm nhạc Việt Nam phải được hội nhập cùng với âm nhạc thế giới. Có như vậy, Việt Nam mới tiếp cận, học hỏi và rút được nhiều kinh nghiệm quý báu của các nền nghệ thuật tiên tiến trên thế giới, góp phần bổ sung cho nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam thêm phong phú hơn. Để âm nhạc dân tộc Việt Nam hội nhập và giao lưu với âm nhạc thế giới thì chúng ta phải đầu tư về chất xám cũng như về kinh phí để các đoàn nghệ thuật dân tộc ra trình diễn tại nước ngoài, với những chương trình âm nhạc dân tộc có chất lượng nghệ thuật với lời giới thiệu khoa học, ngắn gọn mà đầy đủ. Ngoài ra, chúng ta cần tạo điều kiện hơn nữa cho nghệ sĩ đi dự liên hoan quốc tế cũng như đưa các nhà nghiên cứu đi dự hội nghị quốc tế về âm nhạc, kịch nghệ. Văn hóa và âm nhạc của chúng ta được giới thiệu và thảo luận trong các hội nghị quốc tế sẽ được nhiều nước tham dự quan tâm và thưởng thức. * Lần này về nước, với những kiến thức, tâm huyết, lòng nhiệt tình của mình, Giáo sư có những dự định gì để góp phần bảo tồn và phát huy âm nhạc Việt Nam? - Giáo sư Trần Văn Khê: Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động âm nhạc ở nước ngoài, giờ đây tôi muốn trở về Tổ quốc. Tôi cho rằng đó là quy luật tự nhiên của một người "thân cư tại ngoại" mà "tâm tại quê hương". Ở Pháp, tôi đã thực hiện được hoài bão và nguyện vọng là đem tiếng nhạc Việt Nam giới thiệu khắp năm châu bốn biển. Việt Nam là quê hương và là nơi tôi thừa hưởng di sản nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Do vậy, lần này về quê hương tôi có ý định sẽ tiếp tục công việc nghiên cứu, giảng dạy, gặp gỡ các bạn bè trong và ngoài nước trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc truyền thống. Bên cạnh đó, tôi sẽ công bố và đưa ra những gì mình đã chuyên tâm nghiên cứu về âm nhạc suốt mấy chục năm qua tới các trường học cũng như đối với những nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nghệ nhân yêu mến âm nhạc. Tôi mong muốn, những tài liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu về âm nhạc của tôi sẽ được mọi người tiếp nhận và phát huy. * Xin cảm ơn Giáo sư! Theo Đài Tiếng nói Việt Nam . của mỗi người trong việc bảo tồn dòng nhạc dân tộc. Do đó, Việt Nam cũng cần đưa ra chương trình đào tạo âm nhạc dân tộc cho học sinh từ khi còn học tiểu học đồng thời tạo cơ chế, chính sách. Cần giảng dạy âm nhạc dân tộc cho học sinh từ tiểu học Giáo sư Trần Văn Khê: Là người Việt Nam định cư tại Pháp hơn 50 năm, Giáo sư Trần Văn Khê đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về âm. cứu về âm nhạc dân tộc và các nghệ nhân, nghệ sĩ có tâm huyết theo đuổi lĩnh vực âm nhạc. * Giáo sư đánh giá như thế nào về âm nhạc dân tộc Việt Nam trong việc giao lưu, hội nhập với âm nhạc

Ngày đăng: 21/04/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan