Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
148,5 KB
Nội dung
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: A. Cơ sở lý luận: Đọc là một kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Nhờ biết đọc con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy đọc ở trường phổ thông, nhất là các lớp đầu cấp, rất quan trọng. Trong khi đó, ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. HS của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. GV tiểu học cũng còn lúng túng khi dạy tập đọc. Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn. Làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào để hiểu được “văn”, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu; làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em… Hiện nay ngành giáo dục đã và đang tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học mới. Đó là sự đổi mới thật sự cả về chất và lượng ở tất cả các môn học nói chung và môn Tập đọc nói riêng. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, người giáo viên phải nắm được sự đổi mới về phương pháp tổ chức, phát huy tính tích cực của học sinh, nắm vững nội dung chương trình SGK nhằm tổ chức cho học sinh lĩnh hội được đầy đủ các yêu cầu về kiến 1 thức, kĩ năng thực hành, giáo dục cho học sinh có tư tưởng và tình cảm đúng đắn. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học, đọc là con đường đưa các em vào thế giới của những cảm xúc tràn đầy sung sướng và hồi hộp đồng thời mở ra cho các em khả năng hiểu biết thế giới xung quanh qua những tác phẩm văn học, các câu chuyện dành cho lứa tuổi các em. Đọc là môn học mang tính giáo dục cao, là nguồn gốc của tư duy, nó giúp con người nhìn ra vẻ đẹp của thiên nhiên, của quan hệ đạo đức và lao động. Những giá trị thẩm mĩ, giá trị nhân văn trong văn bản giúp các em có óc tưởng tượng phong phú, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức B. Cơ sở thực tiễn: Trong thực tế dạy đọc, GV thường hay phiến diện và không hiểu khái niệm đọc một cách đầy đủ. Nhiều khi chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ - âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành lời, nghĩa là đã đọc thì phải thành tiếng. Vì vậy khi đánh giá một giờ dạy chỉ dựa vào căn cứ: đếm xem có bao nhiêu học sinh đứng dậy đọc. Ngược lại có Gv lại quan niệm đọc chỉ là để hiểu nghĩa lý những gì được đọc, tức là tìm hiểu bài. Vì vậy thầy, trò sa vào hỏi đáp về văn bản, sa vào bình giá mà không chịu đọc thành tiếng chính văn bản đó. Học sinh trường Ngô Gia Tự phần lớn là con em dân tộc kinh và một số dân tộc khác, cuộc sống còn khó khăn, còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái mình. Các em đọc còn yếu, phát âm chưa chuẩn, chưa biết ngắt, nghỉ hơi đúng, chưa biết thể hiện giọng đọc phù hợp với những tâm tư tình cảm hay các vấn đề khác cần biết trong văn bản. Trường lại thuộc địa bàn xã Đăk Ru, một xã đặc biệt khó khăn, Gv cũng ở nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước về đây công tác, do đặc thù vùng 2 miền mà có những sự khác biệt trong cách phát âm ( gọi là phương ngữ địa phương) nên việc hướng dẫn dạy học môn Tập đọc cũng tương đối khó khăn. Để khắc phục tình trạng này là một yêu cầu lâu dài và nóng bỏng, đòi hỏi người Gv phải xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần phối hợp nhịp nhàng cả việc đọc thành tiếng và việc “tìm hiểu bài”; có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, giảng dạy Tập đọc cho học sinh, phải vận dụng tốt các phương pháp mới vào dạy đọc, phải có lòng say mê nhiệt huyết với công tác, biết quan sát, uốn nắn học sinh. Tạo cho các em có hứng thú học tập, giúp giờ học sôi nổi, có hiệu quả. Chính vì điều đó, trong quá trình dạy học, tôi đã không ngừng tích luỹ, bồi dưỡng kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, của bạn bè đồng nghiệp để giảng dạy môn Tập đọc ngày càng đạt hiệu quả cao và đã rút ra được một số kinh nghiệm thực tể trong giảng dạy phân môn Tập đọc. Qua điều tra thực tế, qua ý kiến của một số giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thấy 100% HS thích môn Tập Đọc. 1.2 LỊCH SỬ ĐỀ TÀI. Đề tài “Phương pháp dạy đọc thành tiếng và đọc diễn cảm” tôi đã nghiên cứu từ đầu năm 2008 đến nay. Đề tài này ở trường Tiểu học Ngô Gia Tự chưa có ai nghiên cứu. Vì vậy tôi chọn đề tài này nghiên cứu. A. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu phương pháp dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm. - Nghiên cứu phương pháp dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. Từ đó rút ra được các mặt tích cực và khắc phục những mặt chưa đạt trong dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm. B: Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3 - Chủ thể: “ Phương pháp dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”. - Khách thể: Học sinh lớp 5A trường TH Ngô Gia Tự – Đăk Ru – ĐăkR’lấp – Đăk Nông. C: Nhiệm vụ nghiên cứu: a. Tìm hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. b. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học. c. Nghiên cứu thực tiễn dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm ở tiểu học. d. Xây dựng một số biện pháp nhằm cải tiến cho vấn đề dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm. e. Thực nghiệm lấy kết quả và đánh giá. D. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: - Do thời gian có hạn, năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên tôi chỉ nghiên cứu về: “ Phương pháp dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”. Lớp 5A trường TH Ngô Gia Tự – Đắk Ru – Đăk R Lấp – Đăk Nông. E. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 4 Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu như: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 b. Phương pháp điều tra, quan sát. Trao đổi với giáo viên tiểu học về những khó khăn, thuận lợi khi tổ chức dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm ở trên lớp. c. Phương pháp thực nghiệm. Để kiểm tra tính khả thi và tác dụng của việc dạy đọc thành tiếng và dạy đọc diễn cảm và một số biện pháp mà bản thân đã đưa ra. d. Phương pháp nghiên cứu lí luận. e. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. g. Phương pháp dạy đọc thành tiếng. h. Phương pháp dạy đọc diễn cảm. - Nhóm lí luận: Tham khảo các tài liệu có liên quan. - Nhóm thực tiễn: Điều tra qua các giáo viên trong khối; dự giờ; khảo sát thực nghiệm; giảng dạy trực tiếp; tổng kết kinh nghiện và các phương pháp khác. 2. PHẦN NỘI DUNG: 2.1 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH A. Đặc điểm trường tiểu học: Trường TH Ngô Gia Tự là một trường nằm trên địa bàn xã Đăk Ru, một xã đặc biệt khó khăn, có 11 lớp gần 332 HS. 5 Có 20 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó có 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó. Khối lớp 5 có 63 học sinh trong đó có 11 học sinh dân tộc. B. Tình hình đọc thành tiếng và đọc diễn cảm của HS trong khối: Qua khảo sát đầu năm ở lớp tôi chủ nhiệm và các lớp trong khối, kết quả như sau: Đọc thành tiếng: LỚP Đọc khá, giỏi Đọc đạt yêu cầu Đọc chưa đạt yêu cầu 5A 37% 42% 21% 5B 39% 38% 23% Đọc diễn cảm: LỚP Đọc khá, giỏi Đọc đạt yêu cầu Đọc chưa đạt yêu cầu 5A 27% 33% 40% 5B 24% 34% 42% Từ lớp 5, mức độ, yêu cầu đọc hoàn chỉnh hơn, năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát), đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). - Với mục đích là như vậy, song thực tế HS dân tộc MNông thường phát âm sai dấu thanh hoặc bỏ dấu thanh. Ví dụ : Đoạn văn bản : “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta ”. Thì HS lại đọc (Dận ta cò mồt lòng nồng nàn yều nườc. Đò là mồt truyền thồng quỳ bàu cùa ta). Các em thường sử dụng thanh sắc đọc thành thanh huyền, thanh ngang đọc thành thanh nặng, thanh nặng đọc thành thanh sắc. Chính vì vậy mà yêu cầu thứ nhất trong đọc thành tiếng là đọc đúng không đạt. Từ đọc sai dẫn đến các em đọc không lưu loát, đọc ê a 6 ngắc ngứ, rời rạc, không liền mạch, không toát lên được nội dung đoạn đọc làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, khó hiểu. - Phần nhiều HS ở những vùng miền khác nhau nên cách phát âm còn mang đậm tiếng địa phương, không những phát âm sai dấu thanh mà còn sai cả âm đầu (ch/ tr; gi /d/ r…), âm cuối ( n / ng; t / c; i / y…) Ví dụ : Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy : “Bánh…giò… ò…ò…!” Tiếng rao đều đều, khan khan kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột. Rồi một đêm vừa thiếp đi, tôi bổng giật mình vì tiếng la: “ Cháy! Cháy nhà!”… ( Tiếng rao đêm – TV5 tập 2) HS đọc “ Gầng như “ Bánh… rò…” Tiếng rao đều đều, khàng khàng…, nghe buồng não ruộc. Rồi mộc đêm, vừa thiếp đi, tôi bổng giậc mình vì những tiếng la “ Chái! Chái nhà!”… - Một số HS khác đọc không có ý thức tức là đọc không hiểu. HS đọc xong đoạn văn bản, GV hỏi nội dung HS không trả lời được. Thậm chí GV chỉ yêu cầu tìm các chi tiết nổi bật trong đoạn văn mà HS cũng không làm được. Luyện đọc thành tiếng không dừng lại ở việc luyện chính âm ( phát âm đúng các âm vị ) mà cần phải đọc đúng ngữ điệu, HS phải làm chủ các thông số âm thanh của giọng: tạo ra cường độ bằng cách điều khiển đọc to, nhỏ, nhấn giọng, lơi giọng, tạo ra tốc độ bằng cách diều khiển độ nhanh chậm và độ ngắt nghỉ của lời, tạo ra cao độ bằng cách nâng giọng , hạ giọng, tạo ra trường độ bằng cách kéo dài giọng hay không kéo dài giọng. Bên cạnh đó các em còn mắc phải một số lỗi khác: 7 + Cách ngắt giọng đúng: Phần đa HS không làm chủ được chỗ ngắt giọng, ngắt giọng không đúng quan hệ ngữ nghĩa – ngữ pháp. Nhiều em cứ đọc một hơi mệt chỗ nào thì ngắt giọng chỗ đó, ví dụ ở việc lựa chọn cách ngắt. Ví dụ 3 “ Tiếng suối trong / như tiếng hát xa ” hay “ Tiếng suối / trong như tiếng hát xa ”( Cảnh khuya- TV3) là do cách hiểu tiếng (của suối trong tức là nước trong) như tiếng hát xa hay tiếng suối (âm thanh) trong trẻo như tiếng hát xa. Ví dụ : Bè đi / chiều thầm thì Gỗ / lượn đàn thong thả. ( Bè xuôi sông La – TV4 ) - Đó là cách ngắt nhịp đúng, tạo ra 3 cặp chủ - vị cho hai câu thơ sống động hơn với nhiều đối tượng được miêu tả, nhiều hoạt động và để không hạn chế thời gian “ bè đi ” vào buổi chiều mà tạo một kết hợp bất thường “ chiều thầm thì ” cho thời gian cất lên thành lời. - Nhưng HS không chú ý đến điều đó, nhiều em ngắt nhịp như sau: Bè đi chiều / thầm thì Gỗ lượn đàn / thong thả Ngắt giọng đúng và hay là đích của dạy đọc và cũng là một trong những phương tiện để dạy tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản được đọc + Ngắt giọng biểu cảm: Bên cạnh việc dạy HS ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp còn phải dạy ngắt giọng biểu cảm. Đó là chỗ dừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ dừng không do lôgíc ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng logic mà chúng ta đã nói ở trên. Ngắt giọng logic là chỗ dừng để tách các nhóm từ trong câu. Ngắt giọng logic hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ. Các dấu ngắt câu cũng là sự biểu hiện của ngắt giọng lôgic. Cũng có khi biểu hiện sự ngừng giọng thể hiện một sự ngập 8 ngừng không muốn nói hay có điều gì giấu mà nhờ chỗ ngừng này, người nghe đoán được có điều gì đó chưa được nói ra. Ví dụ : An - Dạ, không phải tía… Cai - Ờ, giỏi! Vậy là ai nào? An - Dạ, cháu… kêu bằng ba chứ hổng phải tía. An trả lời làm cho bọn giặc mừng rỡ tưởng An sợ hãi nên khai thật. Chúng lại nói giọng ngọt ngào để dụ dỗ. An thông minh, làm chúng tẻn tò khi trả lời: Cháu… kêu bằng ba, chứ hổng phải tía. Ở ví dụ này, chỉ một số ít ( 15% ) HS thể hiện cách ngắt nhịp như trên. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng logic thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm “ gây bão tố ”tập trung sự chú ý của người nghe vào sau chỗ ngừng góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đây là một sự ngắt giọng có ý đồ nghệ thuật. Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn trong những cách ngắt nhịp đúng, một cách ngắt nhịp có hiệu quả nghệ thuật hơn.( như ví dụ 4) + Tốc độ đọc: HS chưa làm chủ được tốc độ đọc. Cùng một văn bản có HS đọc nhanh, HS đọc chậm. Phần nhiều các em chỉ nghĩ đọc chỉ là chuyển tải từ chữ viết ra âm thanh chứ chưa nghĩ đến đọc hay đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt đúng ý nghĩa, tình cảm mà tác giã gửi gắm trong văn bản được đọc, đồng thời cũng biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm ở đây phản ánh cách hiểu bài văn, bài thơ và việc hiểu là cơ sở của đọc diễn cảm. Tốc độ đọc chi phối sự diễn cảm, có ảnh hưởng đến việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc. Trước khi nói đến việc làm chủ tốc độ để đọc diễn cảm thì 9 cần nhắc lại rằng một trong những kĩ năng cần luyện cho học sinh là đọc nhanh (đọc lưu loát ) là một phẩm chất của đọc về mặt tốc độ, là việc đọc không ê a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ chỉ đặt ra sau khi đọc đúng. Mức độ thấp nhất của đọc nhanh là đọc trơn, đọc không ê a, ngắc ngứ, không vừa đọc vừa đánh vần. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp được. Vì vậy đọc nhanh không phải đọc liến thoắng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Tốc độ đọc truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trử tình vì thơ trử tình cần thời gian để biểu lộ cảm xúc. Khi đọc thơ tình cần phải đọc chậm, biểu lộ cảm xúc. Nhiều khi không phải chỉ là đọc chậm mà phải dùng cả trường độ, kéo dài giọng đọc từng tiếng để cho câu văn, câu thơ ngân lên. Ví dụ : Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. Khi đọc văn bản miêu tả một công việc dồn dập , khẩn trương, phải đọc nhịp nhanh. Ví dụ: Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mãi miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia 10 [...]... lớp 5 có tiến bộ hơn trong đọc thành tiếng và đọc diễn cảm Các em đã đọc nhanh 17 hơn và biết cách nhấn giọng, lên giọng cho phù hợp với nội dung Đặc biệt một số em còn đọc tốt lời thoại giữa các nhân vật Kết quả cụ thể như sau: Đọc thành tiếng: Lớp Đọc khá , giỏi 5A 63% 5B 65% Đọc diễn cảm: Lớp 5A 5B Đọc khá, giỏi 40% 42% Đọc đạt yêu cầu 35% 33% Đọc chưa đạt yêu cầu 2% 2% Đọc đạt yêu cầu 50 % 50 % Đọc... viết sáng kiến: 20 Nguyễn Ngọc Hạnh TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hỏi đáp về phương pháp dạy môn tập đọc ở tiểu học [2] SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1, 2 [3] Sách giáo viên Tiếng Việt 5 [4] Thiết kế bài dạy môn Tiếng Việt 5 [5] Một số tài liệu có liên quan khác 21 MỤC LỤC STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 NỘI DUNG PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 lý do chọn đề 1.2 Lịch sử đề tài A Mục đích nghiên cứu B Khách thể và Đối tượng nghiên... 2.2 Giải pháp 2.3 Kết quả 3 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TRANG 1 1-3 3 3 3-4 4 4 4 -5 5 - 14 14 - 17 17 - 18 18 - 20 1 Kết luận 13 14 2 Ý kiến đề xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 21 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 22 GIÁO VIÊN: NGUYỄN NGỌC HẠNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5 ĐẮK NÔNG 2010 23 ... tái hiện được hình tượng tác phẩm E Chuẩn bị cho việc đọc thành tiếng và đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn HS chuẩn bị tâm thế để đọc Khi ngồi đọc, HS phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách 30 – 35cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi HS phải bình tỉnh, tự tin, không hấp tấp.Giai đoạn đầu lớp 1, GV nên gọi HS lên bảng đọc để đối diện với tất cả các bạn - những người nghe GV...thóc hợp tác xã Ai cũng vậy , cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.( TV5- tập1) Cảm xúc phấn khởi tự hào cũng cần thể hiện với tốc độ không quá chậm Những chỗ thay đổi tốc độ sẽ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt Độ dài của câu cũng chi phối tốc độ đọc Ở những bài có câu... dụng phương pháp mới là một yêu cầu không thể thiếu trong mỗi tiết dạy nói chung và trong dạy đọc thành tiếng, đọc diễn cảm của phân môn Tập Đọc nói riêng đối với mỗi người giáo viên Trong chương trình 1 75 tuần, được sự quan tâm của các cấp, sự nắm bắt, thực hiện kịp thời của giáo viên, môn học thực sự thay đổi, có nhiều chuyển biến tích cực Với phương pháp dạy đọc thành tiếng, đọc diễn cảm theo chương... buồn, tự hào, tha thiết, trang nghiêm, sâu lắng, ngợi ca…Có biết bao nhiêu trạng thái cảm xúc Ngay trong một bài cũng có thể hoà trộn nhiều cảm xúc nhưng rà soát lại các bài tập đọc của chương trình 1 75 tuần ta thấy tông giọng của nó có thể tạm gọi tên là: vui tươi nhẹ nhàng, tự hào yêu mến, thiết tha, ca ngợi, trầm hùng mạnh mẽ Tiếp đó, một điều rất quan trọng và rất khó là sử dụng những yếu tố âm... Để luyện đọc GV cần biết thị phạm để trình ra những cách đọc khác nhau trong thế đối lập để HS nhận ra được có cách đọc là đúng, có cách đọc là không đúng, có cách đọc là hay, có cách đọc là không hay 15 Cuối cùng HS đọc cá nhân Ở nhiều bài có thể cho HS phân vai để làm sống lại những nhân vật của tác phẩm, để đọc phân biệt lời tác giả và lời nhân vật, phân biệt lời của các nhân vật khác nhau D GV phải . Đọc đạt yêu cầu Đọc chưa đạt yêu cầu 5A 63% 35% 2% 5B 65% 33% 2% Đọc diễn cảm: Lớp Đọc khá, giỏi Đọc đạt yêu cầu Đọc chưa đạt yêu cầu 5A 40% 50 % 10% 5B 42% 50 % 8% 3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: A yêu cầu Đọc chưa đạt yêu cầu 5A 37% 42% 21% 5B 39% 38% 23% Đọc diễn cảm: LỚP Đọc khá, giỏi Đọc đạt yêu cầu Đọc chưa đạt yêu cầu 5A 27% 33% 40% 5B 24% 34% 42% Từ lớp 5, mức độ, yêu cầu đọc hoàn. một xã đặc biệt khó khăn, có 11 lớp gần 332 HS. 5 Có 20 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó có 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó. Khối lớp 5 có 63 học sinh trong đó có 11 học sinh dân tộc. B.