1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHÁT THANH MĂNG NON CÁC THÁNG

31 907 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 269 KB

Nội dung

PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 9 CHỦ ĐIỂM : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Đây là chương trình phát thanh thanh niên - Tiếng nói của Chi đoàn, Liên Đội Trường THCS Trần Hưng Đạo chào mừng năm học mới 2010 – 2011 ( Nhạc nền bài : Em yêu trường em ) Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! Trong chương trình phát thanh hôm nay xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe thư của Bác Hồ gởi cho học sinh cả nước nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau khi khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945. Các em học sinh yêu quý ! Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời (trời) nghỉ học, sau bao cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở (trở) đi các em bắt đầu nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em đi nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là chỉ có đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẳn có của các em. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng báo các em. Vậy các em nghĩ sao ? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà. Trong năm học tới đây, các em háy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời (trời) nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu Hồ Chí Minh Thực hiện theo lời Bác dạy, chúng ta hãy cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ các bạn nhé, Nhân dịp bước vào năm học mới, xin được thay mặt cho Chi đoàn và Liên Đội xin kính chúc quý thầy cô giaó sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc các bạn bước vào một năm học mới gặt hái được niều kết quả tốt đẹp các bạn nhé ! Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý thầy cô và các bạn trong những chương trình sau. Thân ái chào tạm biệt ! PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 10 CHỦ ĐIỂM : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Đây là chương trình phát thanh Thanh niên - Tiếng nói của Chi đoàn, Liên Đội Trường THCS Trần Hưng Đạo. ( Nhạc nền bài : Thầy cô mến yêu ) Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! Trong chương trình phát thanh hôm nay xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe thư của Bác Hồ gởi cho Ngành giáo dục trước lúc Bác đi xa và Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 54 năm ngày thành lập Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam. THƯ GỬI CÁN BỘ, CÔ GIÁO, CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN, HỌC SINH CÁC CẤP MẪU GIÁO, PHỔ THÔNG, BỔ TÚC VĂN HOÁ, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC NHÂN DỊP KHAI GIẢNG NĂM HỌC 1968 - 1969 Các cô, các chú và các cháu thân mến ! Nhân dịp đầu năm học thứ tư chống Mỹ cứu nước, Bác thân ái gửi lời thăm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu. Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Bác vui lòng biết rằng mặc dù hoàn cảnh khó khăn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp 1, nhiều xã đã có trường cấp 2, các huyện đều có ít nhất một trường cấp 3. Số người đi học hơn 6 triệu, trong đó có hơn 1 triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hoá. Số người vào học Đại học và Trung học chuyên nghiệp tăng gần gấp 3 so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường Đại học và 200 trường Trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ tập trung cũng như tại chức. Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt, đảm bảo an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ. Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị, quân sự mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ. Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân ta rất anh hùng và cũng do các cán bộ, các chú trong các trường học đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dịp này Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô, các chú và các cháu đã đạt được. Nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố. Cách mạng nước ta còn phải khắc phục nhiều khó khăn gian khổ để đạt được thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú, các cháu nhiệm vụ lớn hơn trước. Vì vậy Bác nhắc các ô, các chú, các cháu mấy điều sau đây : - Thầy và trò phải luôn nêu cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu Chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình nghĩa cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp Cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng. - Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do Cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. - Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tăng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. - Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. - Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ Xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. - Giáo dục nhằm đào tạo ngững người kế tục sự nghiệp Cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới. Bác mong chờ những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu. Chào thân ái và quyết thắng Ngày 15 tháng 10 năm 1968 Bác Hồ Sau đây, xin trân trọng kính mời quý thầy cô cùng các bạn đón nghe Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 54 năm ngày thành lập Hội LHTN Việt Nam. ( Có bài tuyên truyền riêng ) Kính thưa quý thầy cô kính mến ! Thực hiện theo lòng mong mỏi của Bác Hồ trước lúc đi xa, chúng em hôm nay xin nguyện noi gương những người đi trước, những gương sáng trong học tập để vươn lên, khỏi phụ lòng mong mỏi của Thầy cô, cha mẹ Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý thầy cô và các bạn trong những chương trình sau. Thân ái chào tạm biệt ! PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 11 CHỦ ĐIỂM : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Đây là chương trình phát thanh Thanh niên - Tiếng nói của Chi đoàn, Liên Đội Trường THCS Trần Hưng Đạo. ( Nhạc nền bài : Thầy cô mến yêu ) Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! Trong chương trình phát thanh hôm nay xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe lịch sử ra đời của Quốc tế hiến chương nhà giáo và ngày Nhà giáo Việt nam 20/11. I. NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11 Tháng 8-1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-sa-va (Ba Lan) đã thông qua BẢN HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO và quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958, ngày QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta. Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, ngày 20/11 được tiến hành trong cả nước. Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm làm NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày 20/11 ở nước ta là ngày động viên, cổ vũ các thầy, cô giáo thực hiện tốt đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước; là ngày biểu dương, khen thưởng các thầy, cô giáo. Học sinh đã hưởng ứng NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM bằng những hoạt động cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời thầy cô giáo. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi, động viên các thầy cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các thầy cô giáo về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 20/11, xuất phát từ một nhiệm vụ Quốc tế, đã chuyển thành ngày hội truyền thống NHÀ GIÁO VIỆT NAM, động viên giáo giới cả nước ta nêu cao ý thức trách nhiệm làm tròn sứ mệnh trồng người vẻ vang của mình. II. THẦY CHU VĂN AN Chu An (1292 - 1370) quê ở huyện Thanh Trì, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Sự nghiệp giáo dục của Chu An có thể được hình dung qua ba thời kỳ rõ rệt : thời kỳ dạy học ở quê nhà, thời kỳ làm quan Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám (Thăng Long) và thời kỳ ẩn sĩ dạy học ở Chí Linh (tỉnh Hải Dương). Chu An là người học giỏi nhưng không đi thi, ở quê mở trường dạy học cho con em nhân dân. Đại Việt sử ký toàn thư viết : “Chu An ít giao du, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu danh lợi hiển đạt, ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, tiếng đồn gần xa ”. Thật vậy, thời kỳ dạy học ở quê nhà, học trò đến học trường Huỳnh Cung của ông khá đông (có đến ba nghìn người). Nhiều học trò của ông đỗ đạt cao như : Phạm Sư Mạnh, Lê Quát Đặc biệt sau khoa thi Giáp Dần (1314), uy tín của thầy giáo Chu An vang dậy khắp nơi. Mấy năm sau, vua Trần Minh Tông mời ông ra làm Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Sự việc này đã khiến nhiều sĩ phu hoan nghênh. Tể tướng Trần Nguyên Đán vui mừng viết bài thơ Tặng Chu An, trong đó có câu : Được ông Nghiêu Thuấn buông rèm trị nước Còn hơn được Sào Phủ, Hứa Doi làm cận thần Tuy nhiên, bản thân Chu An không thích đua chen danh lợi, mà lại dốc hết tâm trí vào sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy, ông ra làm quan Tư nghiệp, “bể học xoay chiều sóng, phong tục trở về thuần hậu, trường học lớn trong nước có vị thầy như sao Bắc Đẩu, như núi Thái Sơn” (Trần Nguyên Đán). Thế nhưng chế độ phong kiến đương thời - triều Trần Dụ Tông - ngày càng thối nát. Vua đam mê tửu sắc, hiểu biết nông cạn, tính tình nóng nảy. Thượng bất chính, hạ bất loạn. Vua “hôn quân”, bề tôi lộng hành, đạo đức kỉ cương sụt lở, chính sự bê bối. Là bề tôi tiết tháo, ông đã mạnh dạn viết Thất trảm sớ đòi chém bảy tên gian thần, gửi vào triều - một tờ sớ nghĩa khí động trời đất (Lê Tung). Thất trảm sớ không được Dụ Tông thi hành, ông bèn cáo quan về ẩn cư ở núi Chí Linh, tiếp tục công việc dạy học. Công lao của Chu An đối với sự nghiệp giáo dục của nước ta vô cùng to lơn. Nhưng điều đáng nói hơn cả là nhân cách một người thầy. Giữa lúc nhà Trần đang suy vi, “vua thì chơi bời nhăng nhít, quan thì nịnh bợ tham ôn, dân thì nghèo nàn khổ sở, những người liêm khiết như ông đốt đèn mà soi ít thấy” (Hoàng Trung Thông). Công lao, nhân cách của ông khiến người đời sau vô cùng ngưỡng mộ. Phan Huy Chú có lẽ có lí khi nói rằng : “Làng nho nước Việt, trước sau chỉ có một ông, các người khác không ai sánh được”. (Trích trong Truyền thống tôn sư trọng đạo của Hứa Văn Ân, NXB trẻ, 1998) Tiếp theo là thư của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Thiện nhân gửi các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và học sinh cả nước nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. THƯ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT NGUYỄN THIỆN NHÂN GỬI CÁC THẦY CÔ GIÁO, CÁC BẬC CHA MẸ VÀ CÁC EM HỌC SINH, SINH VIÊN NHÂN NGÀY “NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11” Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2008 Các Thầy giáo, cô giáo thân mến, Thưa các bậc cha mẹ, Các em học sinh, sinh viên thân mến, Đất nước chúng ta đang đón chào ngày “NHÀ GIÁO VIỆT NAM” năm nay trong một bối cảnh thật đặt biệt: vào tháng 4, diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, ngày 7 tháng 11 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và ngày 17 tháng 11 khai mạc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 tại Hà Nội. Việt nam đã tự tin , đĩnh đạc bước vào kỷ nguyên mới của lịch sử 4000 năm: Kỷ nguyên hội nhập quốc tế, hợp tác và cạnh tranh toàn cầu. Trong vòng chưa đầy 100 năm từ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên một bước nhảy vọt lớn nhất trong lịch sử ngàn năm của mình: Từ một đất nước không có tên trên bản đò thế giới phương Tây, một thuộc địa của Pháp, với hơn 95% sẽ không biết chữ và đa số người dân đi chân đất, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng những ngoại xâm lớn, giành lại độc lập, tìm ra và thực hiện đường lối phát triển quốc gia đúng đắn, 20 năm liên tục từ 1986 đạt mức tăng trưởng kinh tế với tốc độ vào loại cao nhất thế giới, có một vị trí vững chắc trong tâm trí của nhân loại đầu thế kỷ 21. Trong 100 năm phát triển vượt bậc ấy, không ai cho chúng ta tiền để phát triển kinh tế. Suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa của bước nhảy vọt này là khả năng và sức mạnh của con người Việt Nam: Một dân tộc có truyền thống văn hoá, dũng cảm, cần cù, sáng tạo, đã liên tục nâng cao dân trí ngày càng rộng, càng sâu, suốt một thế kỷ. Vì thế mà tầm nhìn mỗi người Việt Nam ngày càng được nâng cao, năng lực trí tuệ ngày càng được phát triển, hiệu quả hành động và năng suất lao động ngày càng được gia tăng. Thưa các Thầy giáo và cô giáo. Hệ thống giáo dục Việt Nam từ sau năm 1945đã đóng góp hết sức to lớn vào sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, làm cho kháng chiến thành công và nước nhà ngày càng phát triển. Trong sự nghiệp cao cả ấy đội ngũ thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quyết định. Trước đòi hỏi của đất nước hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo sẽ: - Thành lập Cục Nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để thiết thực chăm lo cho sự nghiệp và cuộc sống của hơn một triệu thầy cô giáo và nhân viên của ngành; - Xây dựng chương trình và hệ thống tài liệu, đĩa hình để mỗi thầy cô và các tổ bộ môn, tập thể sư phạm ở các trường phổ thông tự học tập, đổi mới phươnp pháp dạy và học, không ngừng nâng cao tri thức và kỷ năng nghề nghiệp; - Triển khai một chương trình đồng bộ để từ nay đến năm 2015 đào tạo 20.000 tiến sĩ, bổ sung làm giảng viên nòng cốt cho 400 trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước; - Tổ chức một cuộc vận động toàn xá hội góp phần chăm lo đời sống, làm nhà công vụ cho các thầy, cô giáo ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Xây dựng đề án lương và phụ cấp cho giáo viên theo lộ trình từ năm 2007 đến năm 2010 để trình chính phủ, sao cho từ năm 2010 trở đi, các thầy cô giáo ssống được bằng lương của nhà giáo; Thưa các bậc cha mẹ học sinh và sinh viên. Năm học 2006 - 2007 toàn ngành giáo dục và đào tạo cùng cấp uỷ Đảng và chính quyền ác địa phương triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đó chính là vì tương lai của các em học sinh, sinh viên, vì tương lai của cả dân tộc. Nếu các em học hết tiểu học mà không đọc thông viết thạo, hết trung học mà chưa đủ năng lực vào đời Kính thưa quý thầy cô ! Để đáp lại những tình cảm, những công lao của quý thầy cô đã dành cho chúng em, chúng em xin hứa sẽ không ngừng ra sức học tập, vươn lên bằng chính khả năng của mình để học tập thật tốt, không phụ công ơn dạy dỗ của quý thầy cô. Cuối cùng, nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng em xin được cầu chúc quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ, thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý thầy cô và các bạn trong những chương trình sau. Thân ái chào tạm biệt ! THÁNG 12 CHỦ ĐIỂM : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN I. MỘT SỐ NGÀY KỶ NIỆM TRONG THÁNG 12 : - 01/12/1988 : Ngày Quốc tế phòng chống AIDS. - 02/12/1999 : Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Giáo dục. - 10/12/1948 : Ngày quyền con người. - 18/12/1980 : Ngày Quốc hội thông qua Hiến pháp nước CHXHXN Việt Nam. - 19/12/1946 : Ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. - 20/12/1960 : Ngày thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. - 22/12/1944 : Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - Ngày Quốc phòng toàn dân. II. NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22 - 12 - 1944) Trong sự chuyển biến của Cách mạng, Bác Hồ đã chỉ thị thành lập ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN. Ngày 22/12/1944, tại một khu rừng ở Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội VNTTGPQ đã được thành lập. Lúc đầu đội chỉ có 34 người với 34 khẩu súng các loại, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Thành lập được hai ngày, đội đã lập chiến công vang dội: diệt hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần, mở đầu truyền thống đánh thắng trận đầu, mưu trí, dũng cảm của quân đội ta. Ngày 15/5/1945, Đội VNTTGPQ và các trung đội Cứu quốc quân ở Bắc Sơn hợp nhất thành ĐỘI VIỆT NAM GIẢI PHÓNG QUÂN. Ngày 16/8/1945, từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ lực của Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Tổng khởi nghĩa thắng lợi, nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ ra đời, quân đội ta mang tên VỆ QUỐC ĐOÀN. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân đội ta mang tên QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, quân đội ta đã bước vào thời kỳ trưởng thành. Từ đó đến nay, trên chặng đường dài giải phóng và bảo vệ đất nước, quân đội ta đã lập nên những chiến công hiển hách, được Tổ quốc và nhân dân tin yêu, trìu mến gọi bằng cái tên Bộ dội Cụ Hồ. PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 1& 2 Đây là chương trình phát thanh măng non - Tiếng nói của Chi đoàn, Liên Đội Trường THCS Trần Hưng Đạo ( Nhạc nền bài : Bài ca sinh viên ) Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến ! Trong chương trình phát thanh măng non hôm nay xin trân trọng kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe truyền thống của ngày Học sinh sinh viên 9/1 và ý nghĩa ngày thaànhlập Đảng cộng sản Việt nam 3/2. I. NGÀY HỌC SINH - SINH VIÊN VIỆT NAM II. NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Trong khoảng thời gian nửa năm (từ tháng 6/1929 đến tháng 1/1930) đã có 3 tổ chức Cộng sản ra đời, đó là Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (10/1929) và Đông Dương cộng sản Liên đoàn (1/1930). Sự kiện đó chứng tỏ việc thành lập Đảng Công sản là kết quả tất yếu của sự phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam năm 1929. Nhưng lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và nguyên tắc tổ chức của một chính đảng mác-xít lênin- nít không cho phép tồn tại trong một nước 3 tổ chức cộng sản, vì như thế chỉ làm yếu đi về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động của giai cấp vô sản, làm giảm sức mạnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Nhận được tin có 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư kêu gọi các nhóm Cộng sản này thống nhất lại. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Ủy viên Bộ Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam đã thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập cuộc họp để hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam Ngày 3/2/1930, Hội nghị hợp nhất đã họp ở Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Sau 5 ngày (từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930), Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt nam lấy tên là Đảng Cộng sản Việt nam, thông qua chính cương, sách lược, điều lệ tóm tắt của Đảng. Hội nghị hợp nhất có giá trị lịch sử như Đại hội thành lập Đảng và từ ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự trở thành người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. III. NHỮNG MỐC LỊCH SỬ CỦA ĐẢNG * Hội nghị lần thứ nhất của Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10/1930 đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đưông Dương. Đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư của Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc) tháng 3/1935 đã bầu Ban chấp hành Trung ương (BCHTƯ)gồm 13 đồng chí, trong đó có các đồng chí Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên BCHTƯ Đảng nhất trí cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Tại Hội nghị Trung ương tháng 3/1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư của Đảng. Tại Hội nghị Trung ương tháng 5/1941, đồng chí Trường Chinh được cử làm Tổng Bí thư của Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tổ chức tại Tuyên Quang tháng 2/1951 đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng. Đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội tháng 9/1960. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng. Đồng chí Lê Duẩn là Bí thư thứ nhất BCHTƯ Đảng * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội tháng 12/1976. Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt nam. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội tháng 3/1982. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội tháng 12/1986. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội tháng 6/1991. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội tháng 6/1996. Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng. Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội tháng 4/2001. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý thầy cô và các bạn trong những chương trình sau. Thân ái chào tạm biệt ! . ! PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 3 Đây là chương trình phát thanh măng non - Tiếng nói của Liên Đội Trường THCS Trần Hưng Đạo ( Nhạc nền bài : Tiến lên Đoàn viên ) Kính thưa quý thầy cô giáo cùng các. nhân dân tin yêu, trìu mến gọi bằng cái tên Bộ dội Cụ Hồ. PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 1& 2 Đây là chương trình phát thanh măng non - Tiếng nói của Chi đoàn, Liên Đội Trường THCS Trần Hưng. mẹ Chương trình phát thanh hôm nay của chúng ta đến đây là hết rồi. Xin hẹn gặp lại quý thầy cô và các bạn trong những chương trình sau. Thân ái chào tạm biệt ! PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 11 CHỦ

Ngày đăng: 20/04/2015, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w