Lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

9 226 0
Lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ ngày 8 tháng 3 và vai trò người phụ nữ Việt Nam qua các thời đại. Lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ ngày 8 tháng 3 và vai trò người phụ nữ Việt Nam qua các thời đại. Ngày Quốc tế Phụ nữ được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa ngày 8 tháng 3 năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực ở hầu hết các nước trên thế giới; trong đó người phụ nữ Việt Nam đã làm tốt thiên chức người phụ nữ trong cuộc sống “công, dung, ngôn, hạnh” cũng như thể hiện vai trò của mình trong đấu tranh giải phóng dân tộc xứng đáng với tám chữ vàng do Bác Hồ khen tặng: ”Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3: Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi. Cho đến 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909. Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ cộng sản Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ. Chủ tịch là Clara Zetkin (Đức) Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ái Nhĩ Lan và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc cửa xưởng đã được khóa chặt. Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đễ đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy. Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la Lớn "Better to starve fighting than starve working"! (Chết vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng. Năm 1912, sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng cho nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses đựoc đọc và hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận. Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga. Hiện nay ngày Quốc tế Phụ Nữ được xem là ngày lễ chính thức tại những nước sau đây: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraine, Uzbekistan, và Việt Nam. Trong ngày này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái, v.v Tại một số nơi, nó cũng được xem tương đương với Ngày Hiền Mẫu (Mother's Day). Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam, một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó. cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng Vai trò người Phụ nữ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử: Chiếm 51% lực lượng lao động ở Việt Nam. Phụ nữ ở nông thôn vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phụ nữ vẫn đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá là: "phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới". Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sỹ 33,95%, tiến sỹ 25,96%. Liên Hiệp Quốc xem bình đẳng giữa hai giới là góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) góp phần tạo thêm nhiều việc làm và việc làm tốt hơn cho nữ thanh niên Việt Nam, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) hiện đang hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cho phụ nữ trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm. Theo bà Pascal Brudon, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam: "Việc tăng cường bình đẳng, công bằng giới và tạo điều kiện cho phụ nữ được tham gia quyết định các vấn đề sinh đẻ, tài chính và gia đình của mình sẽ cải thiện sức khoẻ và cuộc sống của phụ nữ và nam giới ở Việt Nam". Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển và ngày 21 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định phê duyệt "Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, vì sự Tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Luận bàn về người phụ nữ Việt Nam ngày nay, một điều chắc chắn được khẳng định rằng: Vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội ngày càng nâng cao và có đóng góp ngày một lớn cho sự phát triển chung trên mọi lĩnh vực. Song, không phải đến bây giờ, giá trị người phụ nữ mới được bộc lộ và tỏa sáng. Nếu nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngay cả những thời kỳ đen tối của chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ cả một đời bị buộc ràng bởi biết bao lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, họ vẫn là những viên ngọc sáng lấp lánh trong con mắt dân gian. Thơ ca dân gian và cả dòng văn chương bác học cao sang vốn là sản phẩm của ý thức hệ phong kiến chẳng phải ngẫu nhiên đều khắc họa hình tượng người phụ nữ với đức tính cao cả chịu thương chịu khó và thủy chung son sắt; không tên tuổi nhưng vĩ đại biết dường nào. Trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là trong chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ Việt người phụ nữ đảm đương rất nhiều vai trò, là người mẹ, người vợ thương con chờ chồng, thầm lặng hy sinh tất cả cho ngày chiến thắng, là người chiến sĩ xung phong nơi mưa bom bão đạn kẻ thù, đối mặt với cái chết vẫn không nao núng tinh thần. Ở phương diện nào, người phụ nữ cũng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình, tạc vào lịch sử dân tộc một hình tượng cao quý và ngời sáng. Người phụ nữ, ở mỗi thời đại bộc lộ những đặc điểm khác nhau do lịch sử đòi hỏi, thiết nghĩ chỉ với một đặc tính cố hữu của mình: nhân hậu, thủy chung trong vai trò người mẹ, người vợ, người chị, là chất cô kết và gìn giữ hạnh phúc gia đình - cũng đã xứng đáng được tôn vinh là những con người đẹp nhất. Trong cuộc sống hôm nay, với sự hoạt động ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả của tổ chức Hội Phụ nữ - nơi tập hợp sức mạnh và đoàn kết phụ nữ - ngoài việc thực hiện thiên chức của mình đối với gia đình, người phụ nữ đang dần chủ động tạo lập cho mình thế bình đẳng trong so sánh với nam giới. Đây là một việc làm hoàn toàn chính đáng trong xu thế xã hội hiện đại văn minh, tiến bộ. Lại thêm một lần nữa, đối tượng luôn bị coi là phái yếu biết phát huy chính mình, dùng sức mình làm thay đổi hành vi và nhận thức của toàn xã hội. Và thực sự, người phụ nữ đã làm được điều này và giành chiến thắng nhất định trong nỗ lực không mệt mỏi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen tặng phụ nữ nước ta 8 chữ vàng: “Anh hùng-Bất khuất-Trung hậu-Đảm đang”. Đó là sự đánh giá cao của Đảng, của Bác và nhân dân ta đối với bản chất và truyền thống cách mạng của phụ nữ nước ta và phụ nữ Bình Định nóiriêng. Dưới thời nhà Tây Sơn, phụ nữ Bình Định nổi tiếng về tinh thần thượng võ, tinh thần quật khởi chống bất công, áp bức với nhiều danh tướng "Ngũ phụng thư" là: Đô đốc Bùi Thị Xuân, các Phó tướng Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung, Huỳnh Thị Cúc Trong 9 năm chống Pháp, phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân và chiến trường Khu V, đi dân công phục vụ tiền tuyến. Đặc biệt, trong thực hiện chính sách hậu phương quân đội, nuôi dưỡng, chăm sóc thương binh, bệnh binh, phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong các phong trào "Mẹ chiến sĩ", "Áo ấm mùa đông binh sĩ", "Hũ gạo nuôi quân" Truyền thống yêu nước và cách mạng của phụ nữ Bình Định như tấm pha lê trong suốt, là tài sản văn hóa, tinh thần vô giá mà các thế hệ con cháu phải ra sức giữ gìn, thừa kế và phát huy. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vai trò của phụ nữ càng hết sức quan trọng. Những năm qua, phụ nữ Bình Định đã có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã dấy lên mạnh mẽ các phong trào hành động cách mạng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng khích lệ như phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên giàu có; phong trào cưu mang đùm bọc nuôi dạy những em có hoàn cảnh đặc biệt, giáo dưỡng những em hư hỏng, phạm pháp; phong trào nữ công giỏi việc nước, đảm việc nhà, phụ nữ văn minh, thanh lịch, v.v Đã có hàng trăm cán bộ nữ, hội viên phụ nữ được tặng thưởng Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng và Huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú Để phụ nữ có thể làm được như vậy, trước hết Đảng và chính quyền các cấp có sự quan tâm thực hiện đầy đủ các chính sách đối với phụ nữ; các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ, các tổ chức Nữ công cần đặc biệt quan tâm tạo điều kiện nâng cao dân trí cho phụ nữ có mặt bằng tri thức như nam giới; phát triển mạnh mẽ đến tận cơ sở xã-thôn, làng-bản, khu phố phong trào Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên giàu có; phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Đạo đức là gốc, nhưng nếu trình độ khoa học - công nghệ, trình độ tay nghề của phụ nữ còn thấp so với mặt bằng chung và phụ nữ còn phải đầu tắt mặt tối trong cuộc sống gia đình thì họ không thể nào có thể thật sự bình đẳng với nam giới trên bình diện xã hội. Mặt khác hết sức quan trọng, cũng có thể nói là mang tính quyết định, là bản thân phụ nữ phải có ý chí phấn đấu, có chí tiến thủ, có tinh thần tự tôn, tự cường, không tự ty, không an phận thủ thường, khi cần cũng phải có sự đấu tranh mạnh mẽ để thực hiện các quyền bình đẳng giới.

Ngày đăng: 20/04/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ ngày 8 tháng 3 và vai trò người phụ nữ Việt Nam qua các thời đại.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan