SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TRƯỜNG THPT A NGHĨA HƯNG NĂM HỌC 2010-2011 Môn: SINH HỌC (ĐỀ TRẮC NGHIỆM) Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1:a + ,b + ,c + và d + là các gen trên NST thường phân ly độc lập, điều khiển chuỗi tổng hợp sắc tố để hình thành lên màu đen theo sơ đồ dưới đây : a + b + c + d + Không màu >Không màu >Không màu >màu nâu >màu đen Các alen này bị đột biến thành dạng mất chức năng tương ứng là a,b,c và d. Người ta tiến hành lai một cá thể màu đen có kiểu gen a + a + b + b + c + c + d + d + với một cá thể không màu có kiểu gen aabbccdd và thu được con lai F1. Vậy, khi cho các cá thể F1 lai với nhau, thì tỷ lệ cá thể ở F2 tương ứng với kiểu hình không màu và màu nâu là bao nhiêu ? A.27/64 và 37/256. B. 37/64 và 27/256. C. 37/64 và 27/64. D. 33/64 và 27/64. Câu 2: Ở cà chua, gen quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định màu vàng. Người ta tiến hành lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu hình quả đỏ với quả vàng, thu được F1. Sau đó cho các cây F1 lai với cây bố có kiểu hình quả đỏ (phép lai A) và với cây mẹ quả vàng (phép lai B). Tỷ lệ kiểu hình được mong đợi thu được từ phép lai A và B lần lượt là: A. Phép lai A : 50% quả đỏ và 50% quả vàng ; Phép lai B : 100% quả đỏ. B. Phép lai A : 100% quả đỏ ; Phép lai B : 100% quả vàng . C. Phép lai A : 50% quả đỏ và 50% quả vàng; Phép lai B : 100% quả vàng. D. Phép lai A : 100% quả đỏ ; Phép lai B : 50% quả đỏ và 50% quả vàng . Câu 3: Giả sử có 6 locút gen phân li độc lập ở một loài thực vật, gồm có:R/r quy định cuống lá đen/đỏ ;D/d thân cao/thấp ; C/c vỏ trơn/vỏ nhăn ; O/o là quả tròn/oval ; H/h lá không có lông/có lông ; W/w hoa màu tím/màu trắng. Số loại tổ hợp giao tử (THGT) và xác suất để nhận được kiểu hình cuống lá đen, thân thấp, vỏ nhăn, quả oval, lá có lông, hoa màu tím (XSKH) ở thế hệ con cuả phép lai RrDdccOoHhWw x RrddCcooHhww lần lượt là bao nhiêu? A. THGT là 128 và XSKH là 3/256. B. THGT là 256 và XSKH là 3/256. C. THGT là 256 và XSKH là 1/256. D. THGT là 128 và XSKH là 1/256. Câu 4: Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng có số cá thể dị hợp gấp 8 lần số cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn. Vậy, tần số alen bằng bao nhiêu ? A. 0,02. B. 0,2. C. 0,4. D. Dữ liệu không đủ xác định tần số alen. Câu 5: Một quần thể sóc gồm 160 cá thể trưởng thành sống ở một vườn thực vật có tần số alen Est 1 là 0,9. Một quần thể sóc khác sống ở khu rừng bên cạnh có tần số alen này 0,5. Do thời tiết mùa đông khắc nghiệt đột nghiệt, 40 con sóc trưởng thành từ quần thể trong khu rừng di cư sang quần thể vật để tìm thức ăn và hoà nhập vào quần thể sóc trong vườn thực vật. Tần số alen Est 1 của quần thể sóc trong vườn thực vật sau sự di cư này được mong đợi là bao nhiêu? A. 0,6 B. 0,72 C. 0,82 D. 0,9 Câu 6: Có một trình tự ARN {5`-AUG GGG UGX XAU UUU-3`} mã hoá cho một đoạn Polipeptit gồm 5 aa. Sự thay thế nu nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 2 aa A. thay thế A ở bộ ba nu đầu tiên bằng X. B. thay thế X ở bộ ba nu thứ ba bằng A. C. thay thế G ở bộ ba nu đầu tiên bằng A. D. thay thế U ở bộ ba nu đầu tiên bằng A. Câu 7: Ở một loài sinh sản hữu tính, có một cá thể mang kiểu gen là Aa/ab, DE/de. Biết rằng các gen A và B liên kết hoàn toàn, các gen D và E xảy ra TĐC, các cặp gen này nằm trên các NST khác nhau. Nếu các cá thể này giảm phân, nhưng NST mang các gen DE/de không phân ly ở lần phân bào 2, thì số loại giao tử cá thể này có thể tạo ra xét ở 2 lôcut gen trên là : A. 4 loại. B. 12 loại. C. 8 loại. D. 24 loại. Câu 8: Trong quá trình phát sinh hình thành giao tử, TB sinh trứng giảm phân hình thành nên TB trứng.KG của 1 TB sinh trứng là AB/ab X D X d . Nếu TB này giảm phân bình thường và không có TĐC thì có bao nhiêu loại TB trứng tạo ra A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại. Câu 9: Ở người, bộ NST 2n=46 trong đó có 22 cặp NST thường vậy số nhóm liên kết trong hệ gen nhân ở người là bao nhiêu: A. 23. B 24 C46 D. 47. Câu 10: Mèo man-xơ có KH cụt đuôi. KH này do 1 alen lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp tử quy định. Giả sử có 1 quần thể mèo trên mới được hình thành trên một hòn đảo với tần số alen trong quần thể xuất phát (thế hệ 0) là 0,1. Tần số alen này qua 10 thế hệ là bao nhiêu ? . A. 0.00. B. 0,05. C. 0,75. D. 0,1. Câu 11: Gen có chiều dài 5100 Å. Gen bị đột biến, khi TH chuỗi Polipeptit có số aa kem gen bình thường 1 aa. SL aa của gen đột biến là : A. 497. B. 499. C. 495. D. 500. Câu 12: Cấu trúc DT 0,25AA+0,5Aa+0,25aa=1 tự thụ 5 thế hệ thì cấu trúc DT là: A. 0,484375AA+0,03245Aa+0,484375aa=1. B. 0,484375AA+0,03125Aa+0,484375aa=1. C. 0,48437AA+0,03145Aa+0,48437aa=1. D. 0,484375AA+0,03225Aa Aa+0,484375=1. Câu 13: Một quần thể TV, gen A có 3 alen và gen B có 4 alen phân ly độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo trong quần thể số loại KG: A. 40 B. 80 C. 60 D. 20 Câu 14: Xét tổ hợp gen Ab/aB Dd. với tần số HVG 25% tỷ lệ các giao tử A. AB D=Ab d=aB D=ab d=6,25%. B. AB D=AB d.=ab D=abD=6,25% C. AB D=Ab d=aB D=ab d=12,5%. D. AB D=Ab d=aB D=ab d=12,5%. Câu 15: Lai giữa hai cây thuần chủng thân cao với thân thấp, F 1 đều có thân cao. Cho F 1 lai với một cây khác, F 2 thu được 62,5% cây thân cao : 37,5% cây thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo qui luật nào? A. Ab/aB, 40%. B. AB/ab. 25%. C. AB/ab, 20%. D. Ab/aB, 25% Câu 16: Một QT TV có các cây 2n và 4n, A-đỏ, a-vàng, cây 4n giảm phân cho giao tử 2n. Phép lai cho tỷ lệ phân ly KH 11 đỏ : 1 vàng là : A. AAaaxAa, AAaaxAAaa . B. AAaax Aa, AAaa x aaaa . C. AAaax Aa, AAaa x Aaaa . D. AAaax aa, AAaa x Aaaa . Câu 17: Gen A mã hoá 498 aa, ĐB làm mất 1 đoạn gồm 3 cặp nu. TH ARN-m từ gen ĐB, MTNB CC 7485 nu, tính số bản sao mà gen ĐB đã sao A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 18: Ở một loài thực vật A-đỏ, a-vàng, thế hệ ban đầu có 2 cây mang KG aa và 1 cây mang KG Aa. Cho 3 cây trên tự thụ liên tục qua 3 thế hệ, sau đó cho ngẫu phối ở thế hệ thứ 4. TLKH ở thế hệ thứ 4. A. 70% đỏ : 30% vàng. B. 30% đỏ : 70% vàng. C. 33,5% đỏ :66,5% vàng. D. 66.5% đỏ :33,5% vàng. Câu 19: Một QT đạt trạng thái CB có 1 lôcut gồm 4 alen với các tần số sau : a1 (0,1), a2 (0,2), a3 (0,3), a4 (0,4), tần số của các KG a2a4,a1a3,a3a3 lần lượt: A. 0,08 ;0,03 ;0,09. B. 0,16 ;0,06 ;0,09. C. 0,16 ;0,06 ;0,18. D. 0,08 ;0,03 ;0,18. Câu 20: Một lôcut có 5 alen :A1,A2,A3,A4,A5, biết thứ bậc trội của các alen A1>A2>A3>A4>A5. Vậy trong quần thể tồn tại số lượng KG khác nhau? A. 15. B. 32. C. 25. D. 30 HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu hỏi Đáp án 1 B 2 D 3 B 4 B 5 C 6 B 7 B 8 A 9 B 10 B 11 A 12 B 13 C 14 B 15 B 16 C 17 C 18 C 19 B 20 A SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT A NGHĨA HƯNG NĂM HỌC 2010-2011 Môn: SINH HỌC (ĐỀ TỰ LUẬN) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,0 điểm): Trình bày 2 quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật. Câu 2: (1,0 điểm) a/ Vì sao sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội? b/ Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là những nhân tố nào? Câu 3: (1,0 điểm) Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. a/ Hãy viết trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó. b/ Nêu ý nghĩa của việc xác định trật tự sắp xếp các gen trên cùng một nhiễm sắc thể. Câu 4: (1,0 điểm) Ở một tế bào sinh tinh xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Bb và Dd. Khi tế bào này giảm phân, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp Dd phân li bình thường. a/ Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng trên? b/ Viết các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh nói trên. Câu 5: (2 điểm) Phép lai giữa ruồi giấm có kiểu gen AB ab X D X d với ruồi giấm có kiểu gen AB ab X D Y cho F 1 có kiểu hình đồng hợp lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỷ lệ 4,375%. Không cần lập sơ đồ lai hảy xác định tần số hoán vị gen ở phép lai trên. Câu 6: (1,0 điểm) Một loài thực vật, alen A qui định cây cao trội hoàn toàn so với alen a qui định cây thấp, cặp gen Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng số 1. Alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng; alen D qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d qui định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng thu được F 1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F 1 giao phấn với nhau thu được F 2 , trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa trắng, quả bầu dục chiếm tỷ lệ 1%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Không lập sơ đồ lai hãy xác đinh tỷ lệ % số cây có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng ở F 2 . Câu 7: (2 điểm) Ở ruồi giấm, xét hai gen trên nhiễm sắc thể thường, gen A là trội hoàn toàn so với gen a và gen B là trội hoàn toàn so với gen b. a/ Lai hai cá thể dị hợp tử về hai gen trên, trong số ruồi thu được ở F 1 thì số ruồi đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng chiếm 17%. b/ Một phép lai khác giữa hai cá thể dị hợp tử về hai gen trên, trong số ruồi thu được ở F 1 thì số ruồi đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng chiếm 8%. Giải thích kết quả và viết các sơ đồ lai phù hợp với mỗi phép lai trên. Câu 8: (1 điểm) Ở người, tính trạng nhóm máu hệ ABO do một gen có 3 alen I A , I B , I O quy định. Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có 9% số người mang nhóm máu O; 27% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con. Xác suất để đứa con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu? ĐÁP ÁN Câu 1: (1,0 điểm) a. Phương pháp lai xa và đa bội hóa : - Lai xa giữa 2 loài lưỡng bội tạo ra cơ thể lai F 1 có bộ NST gồm 2 bộ đơn bội của 2 loài khác nhau. - Gây đột biến đa bội hóa cơ thể lai xa để tạo ra thể song nhị bội. b. Dung hợp tế bào trần : - Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào sinh dưỡng bằng enzim hoặc vi phẩu để tạo ra tế bào trần → nuôi các tế bào trần khác loài trong cùng môi trường nuôi để tạo ra các tế bào lai. - Chọn lọc các tế bào lai mang 2 bộ NST của 2 loài khác nhau và dùng hoocmôn kích thích các tế bào này thành cây lai. Câu 2: (1,0 điểm) a/ Vì: - Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn. - Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử ADN mạch kép, dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình. b/ Các nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể: Biến động di truyền và giao phối không ngẫu nhiên. Câu 3: (1,0 điểm) a/ Trật tự đúng của các gen trên NST đó là: DABC b/ Ý nghĩa: - Cho phép dự đoán tính chất di truyền của các tính trạng đã được sắp xếp trên bản đồ. - Giúp giảm thời gian chọn đôi giao phối trong công tác giống, giảm thời gian tạo giống mới. Câu 4: (1,0 điểm) a/ Nguyên nhân: - Các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường ngoài hoặc sự rối loạn ở môi trường nội bào cản trở sự phân ly của một hay một số cặp NST. b/ Các giao tử được hình thành: - BbD và d hoặc Bbd và D. Câu 5: (2 điểm) - Tỷ lệ của một loại kiểu hình nào đó bằng tích tỷ lệ các kiểu hình của các nhóm liên kết hợp thành nó. Ở phép lai: D d D AB AB X X x X Y ab ab = ( AB AB x ab ab ) . (X D X d x X D Y). - Ở nhóm liên kết (X D X d x X D Y) luôn cho đời con có tỷ lệ KH lặn = 25%. - Ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái nên ở nhóm liên kết ( AB AB x ab ab ), nếu hoán vị gen ở giới cái với f = 2x thì kiểu hình lặn có tỷ lệ = 0,5.(0,5 – x). - Kiểu hình lặn về tất cả các cặp tính trạng ab ab X d Y có tỷ lệ bằng tích tỷ lệ của các nhóm liên kết = 25% . 0,5 .(0,5 – x) = 4,375% → (0,5 – x) = 4,375%/0,5 . 25% = 0,35 → x = 0,15 → 2x = 30%. Vậy tần số hoán vị gen: f = 30%. Câu 6 (1 điểm) - Ở F 2 số cây có KH lặn về cả 3 tính trạng có KG là: 1% aa bd bd = 10% a bd x 10% a bd - 10% a bd <12,5% → là G do hoán vị gen. → F 1 dị hợp tử chéo Aa Bd bD → f = 4 x 10% = 40%. - F 1 x F 1 : Aa Bd bD x Aa Bd bD với f = 40% = (Aa x Aa). ( Bd bD x Bd bD ). - KH trội về cả 3 tính ở F 2 : 75%A- (50% B D − − + 4% BD BD ) = 75% x 54% = 40,5% Câu 7: (2 điểm) 1.1 Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của trường hợp 1 - Giải thích kết quả: + Các cá thể đồng hợp tử lặn về cả hai tính trạng ở F 1 chiếm 17%, khác với 6,25% (1/16) và 2% (1/4) → Hai gen và B liên kết không hoàn toàn. +Ruồi giấm F 1 đồng hợp tử lặn về cả hai hai tính trạng có kiểu gen ab/ab → Ruồi đực và cái P đều cho loại giao tử ab. + Vì ruồi đực không trao đổi chéo, nên ruồi đực P chỉ cho hai loại giao tử: AB và ab với tỷ lệ bằng nhau → kiểu gen của ruồi đực P: AB/ab. 0,25 điểm + Gọi x là tỷ lệ % của loại giao tử ab ở ruồi cái P ta có: 17% ab/ab = 50% ab . x ab → x = 34%. + Vì x = 34% > 25% → giao tử ab là giao tử chứa gen liên kết → kiểu gen của ruồi cái P: AB/ab. 0,25 điểm + tần số hoán vị gen giữa hai gen A và B = 100% - 2(34%) = 32%. - Sơ đồ lai từ P → F 1 : P: ♀ AB/ab x ♂ AB/ab G p : 34% AB : 34% ab 50% AB: 50% ab 16% Ab : 16% aB. Lập bảng tổ hợp giao tử ở P ta có kết quả F 1 : + Tỷ lệ KG ở F 1 : 17% AB/AB: 34% AB/ab: 17% ab/ab:8% AB/Ab: 8% AB/aB: 8% Ab/ab: 8% aB/ab. 0,25 điểm + Tỷ lệ KH ở F 1 : 67% (A-B-): 8% (A- bb): 8% (a- B-): 17% (aabb). 1.2 1.2 Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của trường hợp 2. Lập luận tương tự trường hợp 1 + Gọi y là tỷ lệ % của loại giao tử ab ở ruồi cái P ta có: 8% ab/ab = 50% ab . y ab → y = 16%. + Vì y = 16% < 25% → giao tử ab là giao tử chứa gen hoán vị → kiểu gen của ruồi cái P: Ab/aB và kiểu gen của ruồi đực P: AB/ab. - Sơ đồ lai từ P → F 1 : P: ♀ Ab/aB x ♂ AB/ab G p : 34% Ab : 34% aB 50% AB: 50% ab 16% ab : 16% AB. Lập bảng tổ hợp giao tử ở P ta có kết quả F 1 : + Tỷ lệ KG ở F 1 : 8% AB/AB: 16% AB/ab: 8% ab/ab:17% AB/Ab: 17% AB/aB: 17% Ab/ab: 17% aB/ab. 0,25 điểm + Tỷ lệ KH ở F 1 : 58% (A-B-): 17% (A- bb): 17% (a- B-): 8% (aabb). Câu 8: (1điểm). - Qui ước: p, q, r là tần số tương đối cả các alen: I A , I B , I 0 → p + q + r =1 - Nhóm máu 0 có KG: I 0 I 0 → r 2 = 0,09 → r = 0,3. 0,25 điểm - Nhóm máu B có KG: I B I B và I B I 0 → q 2 + 2qr + r 2 = 0,27 + 0,09 = 0,36 → q + r = 0,6 → p = 1- 0,6 = 0,4. - Ở trong quần thể này, người mang máu A gồm có 0,16 I A I A và 0,24 I A I 0 . Như vậy trong số người mang nhóm máu A, số người có KG dị hợp tử có tỷ lệ: 0,24/ 0,16 + 0,24 = 0,6. 0,25 điểm - Cả hai vợ chồng đều có nhóm máu A, xác suất để họ sinh một đứa con có máu 0 là: 0,6 x 0,6 x 0,25 = 0,09. - Vậy xác suất để họ sinh một đứa con có máu A là: 1– 0,09 = 0,91. . 2n. Phép lai cho tỷ lệ phân ly KH 11 đỏ : 1 vàng là : A. AAaaxAa, AAaaxAAaa . B. AAaax Aa, AAaa x aaaa . C. AAaax Aa, AAaa x Aaaa . D. AAaax aa, AAaa x Aaaa . Câu 17: Gen A mã hoá 498 aa, ĐB làm. 0,484375AA+0,03245Aa+0,484375aa=1. B. 0,484375AA+0,03125Aa+0,484375aa=1. C. 0,48437AA+0,03145Aa+0,48437aa=1. D. 0,484375AA+0,03225Aa Aa+0,484375=1. Câu 13: Một quần thể TV, gen A có 3 alen và gen B có 4 alen phân. 17% AB/AB: 34% AB/ab: 17% ab/ab:8% AB/Ab: 8% AB/aB: 8% Ab/ab: 8% aB/ab. 0,25 điểm + Tỷ lệ KH ở F 1 : 67% (A- B-): 8% (A- bb): 8% (a- B-): 17% (aabb). 1.2 1.2 Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai