1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thơ là tinh hoa của đất trời

3 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 47 KB

Nội dung

Thơ là tinh hoa của đất trời “Thi ngôn chí” gắn với “văn tải đạo” vốn có cội nguồn từ Trung Quốc thành quan niệm phổ biến của hầu hết các nhà nho xưa. Miên Trinh cho rằng: “Văn để chở đạo” [17, 20]. Còn Nguyễn Văn Siêu thì viết: “Văn với đạo tuy tên gọi khác nhau nhưng kỳ thực văn là nơi đạo thể hiện ra” (Tạp chí Văn học, Số 4/1976). Các học giả văn nhân xưa ít chấp nhận 1 quan niệm nào khác thế khi bàn về mối quan hệ giữa “văn” và “đạo”. Theo Ngô Dưỡng Hạo ai “tách văn và đạo ra làm hai” là chứng tỏ “đạo học không sáng” [10, 120]. Đã “không sáng” trong đầu óc thì dễ lầm lẫn trong hành xử. Văn chương vì vậy khó tránh khỏi èo ọt, thiếu sức sống. Tuy nhiên, trong ý niệm của mỗi người mỗi thời, nội dung “văn” và “đạo”, tính chất mối quan hệ giữa “văn” và “đạo” lại không hoàn toan giống nhau. Về đại thể, trong thời trung đại Việt Nam, khái niệm “đạo” được hiểu theo hai nghĩa chính: giáo lý Nho gia và quy luật của tự nhiên và xã hội. Xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, đạo Thánh Hiền thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của các nhà nho ngay từ nhỏ. Khi đã trưởng thành, lúc cần phải dụng bút, họ không thể không nghĩ tới Ngũ luân, Ngũ thường. Một đầu óc thông thái như Nguyễn Văn Siêu khi nói được “đạo là cái vốn có trong lòng ta” thì sự thể hiện của nó cũng không nằm ngoài chí hướng của người quân tử. Điều này được Phạm Đình Hổ nói rõ hơn trong thiên “Học thuật” (Vũ trung tùy bút): “Đời nay, những kẻ chỉ học lỏm được vài câu sáo mép, nào có quang thiết gì đến tu, tề, trị, bình, thế mà đã ngang nhiên tự đắc”. Đạo Nho phần nhiều chứa trong Lục Kinh. Một số người lầm tưởng kinh điển Nho gia được phần đông các văn nhân thi sĩ xưa tôn thờ chỉ hàm chừa những nhân tố tiêu cực. Điều này không hoàn toàn đúng. Giáo sư Trần Văn Giàu ngày từ đầu những năm 70 đã đưa ra nhận xét xác đáng về Kinh Dịch: “Quả thật Dịch chứa đựng khá nhiều yếu tố tư tưởng biện chứng và duy vật thô sơ thời cổ đại, tư tưởng biện chứng và duy vật thô sơ ấy trộn lẫn với không biết bao nhiêu tư tưởng thần bì, hoang đường” [58, 145]. Đáng chú trọng hơn là cách hiểu “đạo” gắn liền với quy luật của đất, trời và người. Đây là một quan niệm tích cực góp phần trả lại “màu xanh” cho văn chương, cho thi ca. Ý nghĩa to lớn và lành mạnh của văn thơ chủ yếu có được là do xuất phát từ đây. Miên Trinh, người từng phát biểu “văn để chở đạo”, đã lưu ý: “Đạo ngay trước mắt” [17, 219]. Các bậc thức giả mọi thời đều cùng một hướng suy nghĩ như ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm tâm niệm: “Khi tĩnh, suy lẽ tạo hóa; lúc nhàn, ngẫm việc xưa nay” [41, 40]. Hồng Nhâm cho rằng thơ hay ngoài “làm khóc được quỷ thần” còn phải “suốt thông trời đất” [17, 88]. Cao Xuân Dục thì nói: “Người lấy đạo để tiến”, muốn thế “cần thích ứng với thời cuộc” [1, 148-149]. Cách nói và sắc thái ít nhiều khác nhau, song nhận thức lại rất gần nhau. Văn, thơ cần biểu hiện cái “đạo” của tự nhiên và xã hội. Nhà thơ “nên đi tìm vần thơ của cái đạo cùng tột” (Bùi Huy Bích) [17, 66]. Đây chính là cơ sở của quan niệm thơ là “tinh anh của đất trời” (Nhữ Bá Sỹ) [17, 231]. Tiếp xúc với thi luận cổ, ta thường bắt gặp những cách định nghĩa như thế về thơ. “Thi thị thiên địa tâm” (thơ là tâm của đất trời); “Thi thị thiên địa chi nguyên âm” (thơ là âm đầu tiên của đất trời); “Thi thị thiên địa chi nguyên thanh” (thơ là thanh đầu tiên của đất trời); “Thi thị thái cực chi tinh túy” (thơ là tinh túy của lý thái cực) Theo tác giả “Thi lễ phú đề” thì “muốn đi tìm tâm của vũ trụ, không gì gần gũi bằng thơ” [18, 56]. Vì sao vậy? Xưa kia, văn và thơ là những khái niệm có tính nguyên hợp. Nội dung của chúng khá rộng. A. Gurêvich có nhận xét: “Ngôn ngữ của người trung cổ đặc biệt có tính đa ngữ nghĩa. Tất cả những thuật ngũ quan trọng của văn hóa trung cổ đều có nhiều nghĩa và trong những văn cảnh khác nhau có những nghĩa khác nhau” [20, 6]. Theo N. I. Kônrát, nhà Đông Phương học nổi tiếng của Liên Xô (cũ), thì trong lịch sử mỹ học Trung Quốc, khái niệm “văn” ( ) ban đầu hàm nghĩa rất rộng để chỉ học vấn văn hóa nói chung. Khổng Tử coi Thi, Thư, Lễ (sau thành Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ) đều là “văn” hiểu theo nghĩa là “tư liệu, phương tiện làm phong phú thế giới nội tâm của con người”. “Văn” lần đầu tiên kết hợp với “nghệ” là từ Thôi Nhân (171 - ?). Ông đưa ra mẫu người lý tưởng đòi hỏi ở cả hai phẩm chất: “Văn” (nghĩa là văn tự, học vấn, giáo dục, văn hóa) và “nghệ” (nghĩa là sự khéo léo, nghệ thuật). Thực chất văn nghệ xác định không chỉ về mặt “cái gì” mà cả về mặt “như thế nào”. Từ đó, đi thẳng tới quan niệm của Tào Phi (187 - 226), người đã nói “văn chương” thay cho “văn”. Tuy nhiên, nghĩa nguyên thủy của từ “văn” là vằn gấm vẽ hoa, đồng thời là trang sức tô điểm. Lê Quý Đôn viết: “Mặt trăng, mặt trời, các vị tinh tú là văn của bầu trời” (Tựa “Vân đài loại ngữ”). Ông còn viết: “Đặt đường kinh đưởng vĩ cho trời đất đó là đại văn chương” (Mục lục dẫn “Vân đài loại ngữ”). Bản thể của thơ cũng không khác: Xuất phát và gắn liền với tạo hóa. Nó vốn sẵn trong tự nhiên, hợp với lẽ thường của đất trời. Vũ Duy Thanh quan niệm: “Tạo vật từ buổi đầu vốn thuần nhất và chân thực; trên bày dưới đặt cái lý ấy tự trình bày”. Theo ông thơ cũng như nhạc nằm trong cái “lý” vốn “tự trình bày” nên: Chưa khúc chưa ca, thơ đã tự tại/ Không chuông không trống, nhạc đã có rồi [17, 76]. Ở đây có sự tương đồng hiển nhiên với quan niệm thơ cổ Trung Hoa. I. S. Lisêvich khi tìm hiểu “tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa” đã xác nhận: “Sự tùy thuộc của thi ca vào các bí mật sâu xa của tồn tại, vào các nguyên tắc hay lực lượng vĩnh hằng vốn là cơ sở của thế giới” [34, 210-220]. Một quan niệm như vậy không phải tự nhiên nảy sinh ở Trung Quốc và ở Việt Nam. Nó bị chi phối bởi quan niệm “Tam tài hợp nhất” của tư tưởng triết học Á Đông. Đã đành thơ là tình, khởi phát từ lòng người. “Tình có điều cảm xúc, thơ có thể nói ra, thơ nảy sinh từ đấy” (Vô danh). [17, 164]. Nhưng nhân, địa, thiên vốn không tách rời. Đã tồn tại một giai thoại về Kê Khang mang ẩn ý triết học sâu xa. Viên huyện lệnh nhà Tấn vào tìm Kê Khang – một trong những Trúc lâm thất hiền, thì thấy ông đang ở truồng thụt lò rèn. Viên huyện lệnh lên tiếng trách cứ, Kê trả lời: “Trời đất là nhà của ta, nhà này là quần áo của ta, cớ chi nhà ngươi lại chui vào quần áo của ta làm gì?” Người xưa nhìn thấy cái “kỷ”, “ngã” một bản sao thu nhỏ của thế giới bao la. “Vũ trụ thị ngô tâm” (vũ trụ là tâm của ta), “Vật ngã giao dung” (ta và vật chan hòa vào nhau). Ở nước ta có câu chuyện Vũ Duy Thanh gặp Đào Tiềm trong mộng. Ông hỏi nhà thơ họ Đào: “May sao tiên sinh lại đi tới đất nước của tôi?” Đào Tiềm liền đáp: “Tám phương đều là nhà, trời đất đều là chỗ ở” [17, 153]. Hòa vào vũ trụ, con người đồng thời là một tiểu vũ trụ có cái phong phú của sự đa dạng, có sự huyền diệu của lẽ biến thông. Có điều, cũng như trời đất, con người theo quan niệm triết học có nhiều yếu tố duy vật thô sơ của phương Đông là kết tinh của khí. Muôn loài khác nhau bởi chất khí không giống nhau. Sản sinh ra thi ca linh diệu “sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon” (Hoàng Đức Lương) là bởi thi nhân, theo Bùi Dương Lịch, vốn “kết tinh của nguyên khí” [17, 32], tức cái khí ban đầu của vũ trụ. Mỗi người mang trong mình chất khí riêng nên có số mệnh và chức phận riêng khi đứng trong trời đất. Sứ mệnh của nhà thơ, theo tác giả bài “Tựa của Liên đàn kê thi loại biên”, là ở chỗ: “Miêu tả sự linh hòa của âm dương và tai mắt của trăm họ đều là sự âm vang tiết tấu của tự nhiên mà cací gọi là “mệnh trời” không bao giờ cạn. Lên xuống nơi này trời người hòa hợp chứ đâu phải chỉ bo bo cái hay về âm luật, cái lạ ở thể cách” [17, 53]. Xem thế thì biết sự khước từ của chủ nghĩa văn thể của các học giả thi nhân xưa có gốc gác rất sâu trong thế giới quan của họ. Người sáng tạo ra thi ca vậy là học theo tạo hóa và cũng là một thứ hóa công. Nếu thi ca có sắc màu và mâ vang của đất trời sông núi thì không có gì khó hiểu cả. Nguyễn Tông Khuê, một nhà nho ở thế kỷ 18, khi đi qua bến Thái Thạch chạnh lòng nhớ Lý Bạch. Tức cảnh thành thơ – những vần thơ có vóc dáng của vũ trụ không cùng tận:Ẩm tàn giang quốc thiên ba nguyệt/ Ngâm động tinh hà ngũ dạ thiên (Uống cạn ánh trăng trên ngàn sông nước/ Tiếng ngâm thơ làm lay động dải ngân hà suốt đêm thâu). Cho nên bàn về bản thể của thơ, một tác giả khuyết danh mới cho rằng: “Thơ là cửa ngõ của muôn vật, trái tim của đất trời”, “thơ là sự huyền diệu của biến thông” [17, 53]. Bởi chưng, cũng theo tác giả này, “thơ là cái Một (nguyên lý đầu tiên của sự hình thành vũ trụ) của Đạo”, “thơ là Thái cực đồ về cái huyền vi của Đạo” [17, 53]. Có gì thần bí ở đây không? Nếu tư duy cùng một mạch với người xưa thì ta có thể dễ cảm thông với một quan niệm như vậy về thơ. Thơ là tâm của vũ trụ, nghĩa là cũng như vũ trụ thơ vươn tới tính phi thời gian và phi không gian. Cái “nhất”, cái “hữu hạn” được nhìn từ cái “đa”, cái “vô hạn”, ngược lại cái “đa”, cái “vô hạn” được quy về cái “nhất”, cái “hữu hạn”. Nương theo cách nghĩ đó của người xưa, Xuân Diệu viết về bài “Thu ẩm” (Nguyễn Khuyến) như sau: “Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm làm trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng thì bài thơ tù túng và thiếu lôgic” [18, 90]. Trong thơ cổ, mọi cái, dầu là đang diễn ra hay đã và chưa xảy ra đều được diễn tả bằng thì hiện tại. Do vậy, mới có “truy thuật” (đem sự vật đã qua thuật lại như đang diễn ra); “Dự ngôn” (đem sự vật chưa diễn ra nói như đang xảy ra); “Huyền tưởng” (đem sự vật tưởng tượng nói ra như có thật trong hiện tại); “Hoài cổ” (từ sự việc hiện tại khơi dậy sự việc đã qua). Đúng ra, quan niệm về thời gian của con người trung đại khác với quan niệm của chúng ta ngày nay. Với họ, dường như thời gian không mất đi mà quay trở lại, nghĩa là vĩnh viễn tuần hoàn. Nói như Giáo sư Phan Ngọc, ở Việt Nam và rộng ra là ở phương Đông thời trung đại “chỉ có khái niệm xoay vòng đắp đổi theo sự vần xoay của bốn mùa trong vũ trụ” [47, 80]. Như vậy, thơ trong quan niệm của người xưa hòa cùng Đạo của tự nhiên và xã hội. Từ đó, chữ “chân” trong thơ còn là sự phù hợp với con người cà xã hội, vũ trụ và thời đại, cái mà Lorca gọi là “luende” (năng lượng thầm kín) [54]. Đúng như nhà thơ lớn người Thổ Nhĩ Kỳ viết: “Phải xây dựng bài thơ như thế nào để đạt được cái cốt yếu của sự vật” [99]. Phạm Quang Trung . về thơ. “Thi thị thiên địa tâm” (thơ là tâm của đất trời) ; “Thi thị thiên địa chi nguyên âm” (thơ là âm đầu tiên của đất trời) ; “Thi thị thiên địa chi nguyên thanh” (thơ là thanh đầu tiên của. Văn, thơ cần biểu hiện cái “đạo” của tự nhiên và xã hội. Nhà thơ “nên đi tìm vần thơ của cái đạo cùng tột” (Bùi Huy Bích) [17, 66]. Đây chính là cơ sở của quan niệm thơ là tinh anh của đất trời . cho rằng: Thơ là cửa ngõ của muôn vật, trái tim của đất trời , thơ là sự huyền diệu của biến thông” [17, 53]. Bởi chưng, cũng theo tác giả này, thơ là cái Một (nguyên lý đầu tiên của sự hình

Ngày đăng: 19/04/2015, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w