Tứ dung trong nghệ thuật dùng người Một người lãnh đạo phải có suy nghĩ rộng rãi, khí độ khoáng đạt để có thể chấp nhận nhân tài, chấp nhận được sự vượt qua bản thân của một tài năng trên phương diện nào đó của cán bộ quản lý doanh nghiệp hay một nhân viên thông thường Dưới bạn càng có nhiều nhân tài và tài năng của họ càng cao thì doanh nghiệp của bạn sẽ càng phát đạt và hưng thịnh. Ngược lại, nếu không có nhân tài thì sẽ không thể làm nên một việc gì.Ông vua gang thép nước Mỹ- Carnegie- có một loạt những kinh nghiệm và biện pháp riêng của bản thân trong quản lý doanh nghiệp, có một điều quan trọng là sự chấp nhận và dung nạp nhân tài. Trước khi qua đời, ông đã tự viết trên tấm bia mộ của bản thân như sau: “Nơi đây chôn cất một con người bình thường, biết tập hợp những người có tài năng vượt qua bản thân thành một tổ chức cấp dưới lớn mạnh”. Carnegie đã hiểu thấu đáo được một điều, đó là lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp không phải là những người có ba đầu sáu tay, họ cũng chỉ là những con người bình thường, muốn làm tốt công việc cũng phải dùng tới những người có tài năng, phải tập hợp nhân tài thành một thể thống nhất. Người lãnh đạo phải cố gắng tạo ra được môi trường để phát huy được tác dụng của nhân tài, lưu giữ nhân tài, dung nạp và sử dụng nhân tài. Trái lại với dung nạp nhân tài là sự đố kỵ tài năng, đó là một kiểu ý thức phong kiến thối nát, lạc hậu, là sự giết chết nhân tài không cần gươm giáo. Một số nhà lãnh đạo có tư tưởng bảo thủ, năng lực tầm thường nhưng đầu óc thì hạn hẹp, họ đã tìm mọi cách áp chế những nhân tài có năng lực cao hơn bản thân để giữ “thể diện” cho bản thân. Kết quả của sự đố kỵ tài năng, không thể dung nạp nhân tài chỉ có thể là đánh mất nhân tài và sử dụng kể bất tài, từ đó tố chất con người trong doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuống, hiệu suất công việc cũng ngày càng thấp hơn, thậm chí không thể thực hiện được một công việc bình thường. Vậy làm như thế nào để thực hiện được cái gọi là “dung nạp nhân tài”? Người lãnh đạo phải có được con mắt nhận biết nhân tài, tấm lòng yêu quý nhân tài, lòng can đảm bảo vệ nhân tài, ý chí sử dụng nhân tài và đức tiến cử nhân tài. Ngoài ra còn phải có khả năng dung ngôn, dung thác và dung oán. Nghệ thuật dung ngôn (cho phép người khác đưa ra ý kiến ) Nghệ thuật dung ngôn chính là cho phép người khác, nhất là những người có tài năng, có suy nghĩ độc lập được nói để lắng nghe ý kiến của họ. Nếu biết nghe ý kiến từ hai phía thì sự việc được sáng tỏ, nếu chỉ nghe từ một phía thì sự việc sẽ càng trở nên tối tăm. Người lãnh đạo muốn có nghệ thuật dung ngôn thì không thể ban phát tình cảm để nâng cao vị trí lãnh đạo mà còn phải biết giao lưu tình cảm thực sự, có như vậy mới nâng cao được uy tín lãnh đạo của bản thân. Điều quan trọng hơn là khi quần chúng mà trong đó bao gồm cả những nhân tài phát hiện ra bạn có hứng khi nghe họ nói chuyện, cảm nhận được sự tôn trọng và tin tưởng mà bạn dành cho họ, từ đó họ sẽ thực sự cảm thấy rằng mình là chủ doanh nghiệp, tâm lý thoải mái sẽ giúp họ làm việc tốt hơn nhiều lần. Điểm mấu chốt trong nghệ thuật dung ngôn là phải nghe được ý kiến từ cả hai mặt chính diện và phản diện, nhất là ý kiến phản diện lại càng phải chú ý lắng nghe một cách khiêm tốn. Nghệ thuật dung thác (cho phép người khác phạm sai lầm) Người lãnh đạo phải biết cho phép người khác phạm sai lầm, cho phép người khác sửa chữa sai lầm, nhất định không được vùi dập những người đã từng mắc sai lầm. Nhân tài có năng lực tương đối cao, dễ làm nên thành tích, nhưng cũng dễ mắc sai lầm. Lênin đã từng nói: “ Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm, người thông minh là người không phạm sai lầm nghiêm trọng, đồng thời biết sửa chữa sai lầm một cách dễ dàng và nhanh chóng”. Đối với những nhân tài đã mắc sai lầm, lãnh đạo phải hết sức nhiệt tình giúp họ phân tích nguyên nhân và nhận biết được mức độ nghiêm trọng của sai lầm. Trong tình hình mới cải cách, mở cửa, lãnh đạo càng phải biết đối xử đúng mực với những nhân tài đã từng mắc sai lầm. Xét từ quan điểm thời nay, có rất nhiều nhân tài trước đây không những chưa từng mắc sai lầm mà còn làm nên nhiều thành tích, người lãnh đạo cần phải biết trọng dụng đối với những nhân tài như vậy. Nghệ thuật dung oán ( bỏ qua thù oán cá nhân ) Dung oán chính là lãnh đạo doanh nghiệp không tính toán, cho phép nhân viên doanh nghiệp tạm thời không hiểu, tạm thời oán trách bản thân mình. Nhưng lãnh đạo phải biết kịp thời trao đổi tư tưởng với nhân viên doanh nghiệp để họ loại bỏ được sự hiểu lầm, giải quyết được những mắc mớ của họ về mặt tư tưởng. Thời xưa có câu: “Trong bụng tể tướng có thể chống thuyền”, ý nói làm người tể tướng phải có lòng dạ rộng lượng, phải biết tha thứ đối với những sự việc và con người khó tha thứ. Lãnh đạo doanh nghiệp phải biết coi trọng sự nghiệp, phải chú ý tới toàn bộ đại cục, phải biết thực lòng yêu quý nhân tài, biết chấp nhận nhân tài, dung ngôn, dung thác, dung oán, giúp cho nhân tài có tâm lý thoải mái để phát huy sự thông minh, tài trí của bản thân và đưa ra được những cống hiến tuyệt vời. 99 khoảnh khắc đời người . phải có khả năng dung ngôn, dung thác và dung oán. Nghệ thuật dung ngôn (cho phép người khác đưa ra ý kiến ) Nghệ thuật dung ngôn chính là cho phép người khác, nhất là những người có tài năng,. Tứ dung trong nghệ thuật dùng người Một người lãnh đạo phải có suy nghĩ rộng rãi, khí độ khoáng đạt để có thể chấp nhận. mấu chốt trong nghệ thuật dung ngôn là phải nghe được ý kiến từ cả hai mặt chính diện và phản diện, nhất là ý kiến phản diện lại càng phải chú ý lắng nghe một cách khiêm tốn. Nghệ thuật dung thác