1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tết trên que hương tôi

3 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

Trường THCS-THPT Hậu Thạnh Đông Bản tin Công đoàn xuân năm 2011 Tổ Sinh – Thể dục – KTNN TẾT QUÊ Mỗi năm, khi những cơn mưa cuối đông vừa dứt, tiết trời còn se lạnh thì những tia nắng ấm áp mang mùa xuân mới trở về. Mùa xuân đến tôi sẽ được về nhà lâu hơn mọi khi ngay cả khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Bởi vì trong bốn năm đó dù có nghỉ hè nhưng thường dịp hè tôi cùng các bạn ở lại học mà không về nhà. Năm nay, năm đầu tiên tôi đứng trên bục giảng, là một giáo viên xa nhà thì tất nhiên là rất mong xuân về để về nhà sum họp cùng gia đình. Tất nhiên là trong quá trình công tác tôi vẫn thường hay về nhà nhưng mỗi lần về là không lâu, khoảng 1 ngày là phải qua trường công tác tiếp. Nhà tôi cũng rất đơn sơ, trước mặt là con đường thẳng tấp, sau lưng là dòng song uốn lượn, tiếp đến nũa là cánh đồng chạy mút tới chân trời. Cánh đồng của làng tôi cũng bao phen thay đổi, từ làm lúa rồi chuyển sang làm các cây hoa màu như ngô, đậu, các loại rau và bây giờ thì nào là vườn xoài, táo… cây trái sum xê, và một loại giai vị rất ngon mà ai cũng thích trong các bữa ăn mặc dù không thể ăn nhiều được đó là ớt cay. Đặc biệt là khí hậu thật mát mẻ, không khí trong lành, đem lại cho chúng ta một cảm giác vô cùng dể chịu. Tết quê tôi cũng bình thường như bao vùng quê khác. Bình thường bởi vì trong mỗi chúng ta, những kỉ niệm, những kí ức về miền quê êm ả đã ăn sâu vào tiềm thức và sẽ theo chúng ta mãi cho dù sau này cuộc đời có đổi thay ra sao đi nữa. Hồi tôi còn tấm bé tết vẫn diễn ra như thế và cho đến bây giờ, tết vẫn cứ như thế. Tôi có hơn 20 năm sống ở cái làng quê này nên lề thói của nông thôn ăn sâu trong máu thịt. Khoảng độ hai mươi tám tết là làng xóm chộn rộn sửa sang nhà cửa, tát đìa, gói bánh, làm mứt. Ở quê tôi thường hay bày mâm cỗ để cúng rước ông bà chiều 28 tết, có nhà thì 30 tết tùy theo thông lệ. Mâm cỗ được làm từ cây nhà lá vườn, ai không có thịt thì làm bằng cá. Trên các bàn thờ, đèn nến cũng được thắp lên. Khói hương nghi ngút. Nhà hàng xóm cũng đang chuẩn bị cúng đất. Mâm cúng đất thường có con gà trống tơ, vài chén cháo, hoa quả và bánh trái. Cúng đất xong, cả nhà quây quần bên mâm cổ. Thịt gà được xé phay, bóp muối tiêu và rau răm. Hai chân gà mẹ lấy giấy gói lại để mai mốt nhờ người “xem chân” để biết năm mới làm ăn có phát tài hay không. Sau khi cúng, cháo trắng ở 1 nồi còn nóng hổi, thịt gà trống tơ trộn rau răm thơm phức là hương vị đầu tiên của cái Tết quê mà tôi và tất cả mọi người được thưởng thức trong dịp xuân về Đối với người quê, tết là dịp để tưởng nhớ ông bà cha mẹ đã quá cố. Cho nên cái gì ngon nhất, sang trọng nhất đều được bày cúng trên bàn thờ. Bàn thờ là tâm điểm để trang hoàng bài trí, là vị trí trang trọng nhất trong một ngôi nhà. Ngoài ra, người ta còn bày trí trên bàn tiếp khách các loại hoa quả tùy theo từng nhà, nhưng phổ biến nhất và thong dụng nhất là bày các loại trái cây như: mãng cầu, đu đủ, xoài, có khi còn để thêm một quả dừa nhỏ nữa. Không phải ngẫu nhiên mà các gia đình lại có cách bày trí như vậy đâu. Theo tôi được biết thì bày trí trái cây như vậy vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa, đó là sự ghép lại các từ trong cái tên của loại tải cây đem bày trí: “cầu đủ xài hoặc cầu vừa đủ xài” để trong năm này làm ăn được mùa trúng giá. Tôi thấy ghép lại như vậy cũng hay nhưng có “đủ xài” hay “dư xài” thì phải do con người làm ra mới được chú đúng không? Nhưng chắc có lẽ dó phong tục từ trước nên người người, nhà nhà đều làm giống nhau như vậy hết. Không hiểu tập tục này có tự lúc nào, mà cứ mỗi lần Xuân về, Tết đến là nhà nhà ở quê tôi đều có món thịt trứng kho. Thế nên, mấy ngày trước Tết thường thấy hình ảnh mấy chị và mấy em nhỏ ngồi lột vỏ trứng. Mẹ bảo khi xưa, ông bà nghèo, chỉ có mấy ngày Tết mới mua chút thịt về kho. Mình nghĩ, hay là chính vì thế mà con cháu bây giờ cứ nghĩ Tết phải có nồi thịt kho? Bên cạnh đó, ngày Tết nhà nào cũng muối dưa cải. Những cây cải to đùng, đem phơi một nắng cho héo ươm, trụng sơ nước sôi đem ngâm với định lượng muối, nước cơm vừa phải để khoảng 10 ngày là có thể ăn. Chiều 30 tết con cái có thể lai rai giao lưu với nhà hàng xóm, bạn bè nhưng đến gần giao thừa là phải tề tựu đông đủ, tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới rồi bày bánh mứt, nước trà mà lạy bàn thờ để trả nghĩa gia tiên. Dân quê tôi quan niệm rằng: thời khắc giao thừa khởi đầu năm mới là thời khắc sơ khai tinh túy nhất của trời đất trong năm nên linh thiêng lắm, hễ lạy trả nghĩa ông bà cha mẹ là ta trả nghĩa suốt năm, ta cầu ông bà phù hộ điều gì thì khắc sẽ linh nghiệm. Ba ngày Tết, tôi cùng gia đình đi thăm và chúc Tết bên ngoại, bên nội. Thôn xóm ba ngày Tết rộn rã tiếng nói cười, tiếng chúc nhau năm mới làm ăn phát tài phát lộc Những ngã ba làng, người ta chụm lại tổ chức chơi “bầu cua”. Lũ con nít đứng vòng xung quanh xem, chốc chốc lại kêu lên khi ba con cờ có cùng một mặt như bầu hoặc cua, tôm, gà, nai, cá… Lại một mùa xuân nữa đang đến với đất trời. Khi những giá rét mùa đông dần vơi đi, những tia nắng ấm áp của mùa xuân lại về, tôi lại nôn nao, rạo rực trong lòng mong sao cho 2 nhanh Tết để về nhà cùng gia đình và tôi cũng chắc chắn một điều là hễ ai xa quê cũng sẽ có cảm giác như tôi, luôn muốn về nhà ôn lại các kỷ niệm một thời đã qua và cũng để tìm lại hương vị của tết quê, cái tết của một năm chờ đợi. Nhắc đến đây, cứ bao nỗi nhớ kẻo về chẳng thể kế hết. Nhớ nồi thịt kho tàu vàng au, nhớ những chiếc mứt mẹ làm ngọt lịm, nhớ những buổi sáng tinh mơ xúng xính trong bộ quần áo mới dung dăng đi hội chợ, nhớ mùi thơm thanh tao của cây mai vàng nở rộ trước sân ngày tết. Nhân đây tôi xin gởi lời chúc đến tất cả người dân trên mọi miền đất nước hưởng một cái tết an lành, hạnh phúc, tràn đầy tình yêu và vạn sự như ý Hậu Thạnh Đông 24 tháng 12 năm 2010 Người viết Nguyễn Văn Nhân 3

Ngày đăng: 19/04/2015, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w