1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tin học 11 (4 cột) Cấu trúc chương trình Turbo Pascal

5 811 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 41 KB

Nội dung

Giáo án bài giảng – Chương trình tin học lớp 11 Người soạn: Nguyễn Anh Khoa Lớp 27K10A – Khoa Công nghệ Thông tin Ngày soạn: 11/05/2005 Ngày giảng:………………… Lớp: 11… Phòng:………………………… Tên Bài Giảng: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH TURBO PASCAL I. Mục đích, yêu cầu: Trong bài này, giáo viên phải giúp cho học sinh biết được cấu trúc của một chương trình viết bằng Pascal, trong chương trình những gì cần có và những gì không cần thiết. Giáo viên giúp học sinh hiểu được thế nào là siêu ngữ, các phần của một chương trình viết bằng Pascal cần phải có như phần tên, phần khai báo, phần thân của chương trình. Sau khi truyền đạt những kiến thức như thế, giáo viên phải đảm bảo cho học sinh có thể viết được một chương trình đơn giản bẳng Pascal. Yêu cầu của bài này, giáo viên phải trình bày bài giảng của mình thông qua máy chiếu đa năng, từ đó có thể soạn và cho chạy một chương trình đơn giản để cho học sinh làm quen với ngôn ngữ lập trình và thấy được chức năng của ngôn ngữ Pascal. II. Ổn đònh tình hình lớp (3 phút) + Kiểm tra sỷ số: Có mặt………. Vắng mặt ………………. + Ổn đònh trật tự, tạo tâm lý tốt để bắt đầu tiết học. III. Kiểm tra bài củ (5 phút) + Gọi một học sinh lên kiểm tra bài cũ, nếu học sinh trả lời đúng trong thời gian hơn một phút, có thể gọi một học sinh khác lên tiếp tục trong thời gian còn lại. + Sau 5 phút, nếu học sinh đang trả lời nhưng nội dung không đúng, thì có thể cho học sinh về chổ và cho điểm, ngược lại, nội dung học sinh trả lời có hướng đúng, thì có thể kéo dài thời gian thêm 1 phút nữa để học sinh hoàn thành câu trả lời. Sau đó điều chỉnh thời gian phân bổ nội dung hợp lý hơn. IV. Nội dung bài mới (30 phút) Thời Nội dung bài giảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5 phút Phần 1: Cấu trúc chung: Chương trình Turbo Pascal có thể gồm Phần tên, phần khai báo, phần thân. Phần thân chương trình bắt buộc phải có, phần tên có thể không cần, phần khai báo có thể bỏ qua tùy theo chương trình. Khi diển giải ngôn ngữ và chương Giáo viên phải nhấn mạnh phần thân bắt buộc chương trình phải có, Các phần tên hoặc khai báo có thể có hay không Sau khi giáo viên viết tựa bài lên bảng, các học sinh phải viết vào vở ngay để chuẩn bò bài học. Người soạn: Nguyễn Anh Khoa – Lớp 27K10A – Khoa Công nghệ Thông tin Giáo án bài giảng – Chương trình tin học lớp 11 trình, người ta thường dùng ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ dùng để diễn giải được gọi là siêu ngữ. Người ta đặt các mô tả trong cặp dấu < > để phân biệt các thành phần của ngôn ngữ lập trình với các mô tả trên siêu ngữ. Các thành phần có hoặc không được đặt trong cặp dấu [ ] Với quy ước như vậy, cấu trúc của một chương trình Pascal như sau: [<Phần tên>] [<Phần khai báo>] <Phần thân chương trình> tùy theo chương trình cụ thể. Giáo viên phải chỉ rỏ các cặp dấu dùng trong cấu trúc của chương trình, vì điều này có liên quan lâu dài đến quá trình học Pascal sau này. 17 phút Phần 2: Các thành phần của chương trình: a) Phần tên: (5 phút) Bắt đầu bằng từ khóa Program, tiếp đến là tên chương trình do người viết tự đặt theo đúng quy cách, kết thúc bằng dấu chấm phẩy ; Program <Tên chương trình>; Ví dụ: Program Giai_PTBac2; Program Chuong_trinh_vi_du; b) Phần khai báo: (7 phút) Thường được mở đầu bằng khai báo các thư viện cần dùng. Turbo Pascal có sẵn một số thư viện cung cấp một số lệnh và hàm cho người viết chương trình sử dụng. Ngoài ra, người viết củng có thể tạo lập các thư viện của riêng mình theo các quy đònh của Turbo Pascal. Mục này không nhất thiết phải có, nhưng nếu có thì phải viết dưới dạng sau: USES <Danh sách các thư viện>; trong danh sách này, các thư viện cách nhau bởi dấu phẩy. Ví dụ: USES CRT; Đơn vò chương trình CRT cung cấp cho ta các lệnh và hành chuẩn để thao tác với màn hình văn bản và bàn phím. Giáo viên nêu rõ phần này không quan trọng nhưng nếu dùng trong chương trình phải dùng đúng cú pháp, nhắc nhở học sinh phải cẩn thận sau mỗi câu lệnh phải có dấu chấm phẩy. Học sinh chú ý nghe giáo viên giảng, trong qua trình giáo viên giảng, học sinh có thể hỏi những thắc mắc của mình. Người soạn: Nguyễn Anh Khoa – Lớp 27K10A – Khoa Công nghệ Thông tin Giáo án bài giảng – Chương trình tin học lớp 11 Ví dụ, ta có thể xóa sạch những gì có trên màn hình khi chạy chương trình bằng lệnh: Clrscr; Muốn dùng lệnh này, phải có khai báo: USES CRT; + Khai báo hằng có dạng: CONST <Tên hằng> = <Giá trò>; Ví dụ: CONST Max = 1000; PI = 3.14; + Khai báo biến: Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải được đặt tên và khai báo cho chương trình biên dòch biết để lưu trữ và xử lý. Tại một thời điểm thực thi chương trình, biến chỉ nhận một giá trò. (Bài 3 sẽ được đề cập chi tiết hơn về cách khai báo biến) c) Phần thân chương trình (5 phút) Thân chương trình có cấu trúc như sau: BEGIN [<Các câu lệnh>] END. Chú ý, sau từ END cuối cùng phải có dấu chấm. Đây là từ khóa duy nhất trong chương trình có kèm theo dấu chấm. Trong phần này, giáo viên nhấn mạnh các lệnh của chương trình nằm trong cặp từ khóa BEGIN… END. Chữ END cuối cùng phải kết thúc bằng dấu chấm 18 phút Phần 3: Chương trình đơn giản: Ví dụ 1: (6 phút) Chương trình sau sẽ in ra màn hình dòng chữ “Day la vi du dau tien” Giáo viên gỏ các dòng lệnh vào máy, trong quá trình gỏ, Học sinh chú ý cách gỏ các lệnh vào màn hình Người soạn: Nguyễn Anh Khoa – Lớp 27K10A – Khoa Công nghệ Thông tin Từ khóa Giáo án bài giảng – Chương trình tin học lớp 11 Program Vi_du; BEGIN Writeln(‘Day la vi du dau tien’); END. Trong chương trình này: • Phần tên gồm từ khóa Program và tên chương trình là Vi_du. • Không có phần khai báo • Phần thân chương trình chỉ gồm một câu lệnh là lời gọi thủ tục Writeln. Ví dụ 2: (7 phút) Chương trình sau sẽ in ra màn hình 2 dòng chữ: “Chao ban da den voi Pascal” “Ngon ngu nay that hap dan!” Program Vi_du2; BEGIN Writeln(‘Chao ban da den voi Pascal’); Writeln(‘Ngon ngu nay that hap dan’); END. Qua 2 ví dụ trên, ta thấy, khi muốn viết một dòng chữ nào đó ra màn hình, ta dùng có thể dùng thủ tục Writeln, dòng thông báo được đặt trong cặp dấu nháy đơn ‘’. Ví dụ 3: (5 phút) Chương trình đơn giản nhất có dạng: BEGIN END. Trong chương trình này, không có phần tên chương trình. Phần thân chương trình cũng không có câu lệnh nào, chương trình chạy được nhưng không thực hiện việc gì cả. giáo viên nói rõ tác dụng của từng dòng lệnh, sau đó, cho chương trình chạy luôn để học sinh có thể hiểu ngay. soạn thảo, cụ thể, ví dụ giáo viên gỏ cặp từ BEGIN… END. Sau đó mới gỏ các lệnh cho chương trình thực thi trong cặp từ khóa này, điều này giúp cho chúng ta có thể dể dàng viết chương trình mà không sợ thiếu soát. V. Củng cố, khái quát và ra nhiệm vụ về nhà (7 phút) - Phần này giáo viên tóm gọn nội dung bài học đã giảng dạy trong suốt thời gian trước đó: • Một chương trình Pascal gồm có 3 phần: Phần tên , phần khai báo, phần thân. • Phần tên không cần thiết nhưng nếu dùng thì đúng cú pháp. • Phần khai báo có khi cần đến, có khi không cần tùy theo chương trình cụ thể. Người soạn: Nguyễn Anh Khoa – Lớp 27K10A – Khoa Công nghệ Thông tin Giáo án bài giảng – Chương trình tin học lớp 11 • Phần thân gồm các lệnh của chương trình nằm trong cặp từ khóa BEGIN END. Đây là thành phần bắt buộc trong mọi chương trình Pascal. • Sau END cuối cùng phải được kết thúc bằng dấu chấm. - Giáo viên có thể củng cố kiến thức đã truyền đạt trong tiết học là hỏi học sinh một vài câu hỏi về nội dung bài học và cho một số bài tập về nhà:  Cấu trúc chung của một chương trình Pascal gồm những gì?  Trong các thành phần của một chương trình Pascal, phần nào bắt buộc phải có, phần nào có thể bỏ qua?  Program là gì? Cặp từ khóa BEGIN… END được dùng trong phần nào của chương trình? - Một số bài tập về nhà: 1. Viết chương trình in ra câu “Chao ban! Chuc ban hoc tot!” 2. Viết chương trình in ra màn hình 2 câu: “Day là ngon ngu lap trinh Pascal” “Ban co thich no khong?” Người soạn: Nguyễn Anh Khoa – Lớp 27K10A – Khoa Công nghệ Thông tin . – Chương trình tin học lớp 11 Người soạn: Nguyễn Anh Khoa Lớp 27K10A – Khoa Công nghệ Thông tin Ngày soạn: 11/ 05/2005 Ngày giảng:………………… Lớp: 11 Phòng:………………………… Tên Bài Giảng: CẤU TRÚC CHƯƠNG. Giảng: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH TURBO PASCAL I. Mục đích, yêu cầu: Trong bài này, giáo viên phải giúp cho học sinh biết được cấu trúc của một chương trình viết bằng Pascal, trong chương trình những gì. thân chương trình& gt; tùy theo chương trình cụ thể. Giáo viên phải chỉ rỏ các cặp dấu dùng trong cấu trúc của chương trình, vì điều này có liên quan lâu dài đến quá trình học Pascal

Ngày đăng: 19/04/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w