1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi thử TS ĐH số 13

5 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

Đề số 13 (Thời gián: 90 phút) Câu 1:1 gen có chiều dài 4080A 0 và có số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của cả gen. ố liên kết hidro của gen đó là a. 3600 b. 3900 c. 2700 d. 2400 Câu 2: Sự nhân đôi của ADN đóng 1 vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa vì a. tích lũy các đột biến, làm tăng tính đa dạng di truyền dẫn tới tăng khả năng thích nghi của sinh vật. b. làm tăng số lượng các gen giả trong hệ gen. c. làm tăng số gen hoạt động chức năng trong hệ gen. d. tạo ra các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi trực tiếp với môi trường. Câu 3: Gen A đột biến thành gen a. Khi gen A và gen a cùng tự nhân đôi liên tiếp 2 lần thì số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen a nhiều hơn so với gen A là 12 nucleotit. Dạng đột biến xảy ra với gen A là a. mất 1 cặp nucleotit. b. mất 2 cặp nucleotit. c. thêm 2 cặp nucleotit d. thay thế 1 cặp nucleotit Câu 4: Nếu trong kỳ đầu của quá trình nguyên phân, 1 tế bào có 60 cromatit thì sau khi chu kỳ tế bào kết thúc, các tế bào con của nó sẽ có số nhiễm sắc thể là a. 15 b. 30 c. 45 d. 60 Câu 5: Đột biến gen xảy ra không làm thay đổi chiều dài cũng như số liên kết hidro có thể là những dạng đột biến gen nào sau đây? 1.Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác. 2. Đảo vị trí giữa 2 cặp bucleotit 3. Thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại : cặp A-T thay bằng cặp T-A, cặp G-X thay bằng cặp X-G. 4. Thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit. Phương án đúng là: a. 1, 2 b. 2, 3 c. 3, 4 d. 1, 4 Câu 6: Hình vẽ bên mô tả cho cơ chế phát sinh của dạng đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây? a. Đảo đoạn. b. Chuyển đoạn trong cùng 1 nhiễm sắc thể. c. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. d. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. Câu 7: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể của ngô người ta thấy trật tự phân bố gen của nhiễm sắc thể số 3 của 2 dòng ngô thu được ở 2 nơi khác nhau như sau: Dòng 1: A B C D E F G H I K Dòng 2: A B C D E F E F G H I K Dạng đột biến làm phát sinh các dòng đó thường a. gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. b. làm tăng hoặc giảm mức độ biểu hiện của tính trạng. c. làm tăng sự đa dạng giữa các nòi trong cùng 1 loài. d. làm phát sinh thêm các alen mới trong quần thể. Câu 8: Trong điều kiện giảm phân và thụ tinh bình thường, hợp tử tam bội có kiểu gen AAa có thể được hình thành từ phép lai giữa cây lưỡng bội và cây tứ bội nào sau đây? a. AA x aaaaa b. aa x Aaaa c. Aa x Aaaa d.Aa x aaa Câu 9: Đậu Hà Lan bình thường có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Cây đậu có tổng số nhiễm sắc thể trong tế bào là 28 được gọi là a. thể tứ bội. b. thể tứ nhiễm. c. thể đơn bội. d. thể dị bội. Câu 10: Trong tế bào, đột biến dị bội có thể xảy ra a. chỉ với các nhiễm sắc thể thường. b. chỉ với các cặp nhiễm sắc thể thường, đôi khi còn xảy ra với cặp nhiễm sắc thể giới tính XX c. chỉ với cặp nhiễm sắc thể đồng dạng (các cặp nhiễm sắc thể thường và cặp nhiễm sắc thể giới tính XX) d. ở cả các cặp nhiễm sắc thể thường và cặp nhiễm sắc thể giới tính. Câu 11: Chuối, dưa hấu, nho, cam, chanh, tam bội thường không có hạt (hoặc rất ít hạt) là do a. các cây tam bội này mất khả năng sinh sản hữu tính, chuyển sang sinh sản vô tính b. các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, do đó không tạo được giao tử hoặc tạo thành các giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh. c. chúng được tạo thành từ những cây lưỡng bội không có khả ăng sinh sản hữu tính. d. cơ quan sinh trưởng phát triển quá mạnh lấn át khả năng sinh sản nên chỉ tạo được ít hạt. Câu 12: Trong trường hợp mỗi gen quy định 1 tính trạng, pjân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai giữa cơ thể mang kiểu gen AABbdd với cơ thể mang kiểu gen aaBbDD sẽ cho ra F 1 có số kiểu gen và kiểu hình là a. 3 kiểu gen và 2 kiểu hình. b. 4 kiểu gen và 3 kiểu hình. c. 5 kiểu gen và 4 kiểu hình. d. 6 kiểu gen và 5 kiểu hình. Câu 13: Trong các phép lai sau đây, phép lai nào cho F 1 có nhiều kiểu gen nhất? a. AaBb x AaBb b. AB/ab x AB/ab c. AaBbDd x AaBbDD d. AaX B X b x AaX B Y Câu 14: Khi lai 2 thứ lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài, người ta thu được F 1 đồng loạt các cây cao, hạt dài. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, ở F 2 được 3000 cây trong đó 120 cây thấp, hạt tròn. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và mọi idên xbiên scủa các cây F 1 trong quá trình giảm phân đều như nhau. Nhận định nào sau đây là không chính xác? a. 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nói trên nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. b. Cóh oán vị gen xảy ra với tần số là 40% c. Kiểu gen của các cây F 1 là Ab/aB d. Kiểu gen của các cây F 1 là AB/ab Câu 15: Khi nghiên cứu các bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người, nhận thấy các bệnh này cuất hiện ở nam nhiều hơn ở nữ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do 1. các bệnh này do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định. 2. các bệnh này do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định. 3. các bệnh này do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X quy định. 4. gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y 5. gen trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng trên X Phương án đúng là: a. 1, 4 b. 2, 4 c. 3, 4 d. 1, 5 Câu 16: Ở người, gen A quy định không bị bệnh bạch tạng, gen a quy định bị bệnh bạch tạng. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. 1 quâ nfthê rngười óca tàno ó sngườii jb bệnh bạch gtjan là1 /10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền, thành phần kiểu gen của quần thể là: a. 0,9801AA + 0,0198Aa + 0,0001aa b. 0,9AA + 0,05Aa + 0,05aa c. 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa d. 0,96AA + 0,03Aa + 0,01aa Câu 17: Quần thể của 1 loài thực vật ở thế hệ F 1 có 100% các cá thể mang kiểu gen Aa. Các cá thể của quần thể đều tự thụ phấn chặt chẽ thì ở F 4 thành phần kiểu gen của quần thể đó sẽ là: a. AA = aa = 15,5/32; Aa = 1/16 b. AA = aa = 7/16; Aa = 1/8 c. AA = aa = 15/16; Aa = 1/8 d. AA = aa = 15/32; Aa = 1/16 Câu 18: Tất cả các trường hợp sau đây đều là quy luật di truyền 1 gen quy định 1 tính trạng, trừ trường hợp a. sự biểu hiện của alen này át hoàn toàn sự biểu hiện của alen khác trong cùng locus gen. b. sự biểu hiện của alen này át hoàn toàn sự biểu hiện của alen khác giữa các locus gen. c. trội không hoàn toàn. d. đồng trội. Câu 19: Giả định nào sau đây không phải là 1 phần trong học thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên của Dacuyn? a. Các tính trạng được di truyền riêng rẽ. b. Trái Đất rất già. c. Quần thể thường sinh sản ra nhiều con cháu hơn khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. d. Sinh vật cạnh tranh với nhau trong điều kiện môi trường có giới hạn. Câu 20: Ở 1 loài thực vật, gen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen b quy định thân thấp. Trong 1 phép lai giữa các cây bố mẹ có kiểu gen BB x Bb, thấy xuất hiện ở F 1 1 số cây có kiểu hình thân thấp. Giả sử chỉ xảy ra đột biến số lượng nhiễm sắc thể thì có thể dự đoán các cây thân thấp đó sẽ là thể a. 1 nhiễm. b. tứ nhiễm. c. tam nhiễm. d. khuyết nhiễm. Câu 21: Trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzym được dùng để cắt ADN ở những điểm xác định và enzym được dùng để nối các đoạn ADN, tạo thành ADN tái tổ hợp. a. ligaza restrictaza b. lipaza restrictaza c. restrictaza ligaza d. restrictaza lipaza Câu 22: Để tạo cây trồng có năng suất cao, chống chịu tốt, không hạt, người ta thường dùng loại đột biến nào sau đây? a. Đột biến gen. b. Thể tam nhiễm. c. Thể đa bội, d. Thể dị bội. Câu 23: Trong trường hợp nào sau đây, 1 gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi nó không tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn? a. Khi nó tồn tại bên cạnh gen trppọ tương ứng. b. Khi nó tồn tại bên cạnh gen trội không hoàn toàn tương ứng. c. Khi nó tồn tại trong tế bào giao tử. d. Khi nó nằm trong vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể Y. Câu 24: Trong việc tạo ưu thế lai, người ta sử dụng phương pháp lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng nhằm mục đích a. xác định được gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. b. đánh giá được vai trò của các gen liên kết với giới tính. c. đánh giá được vai trò của các gen trong nhóm các gen liên kết. d. đánh giá được vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, từ đó tìm ra các tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất. Câu 25: Trong các bộ nhiễm sắc thể, bộ nhiễm sắc thẻ nào là của cơ thể sonh nhị bội? a. 4n = 4n 1 b. 4n = 2n 1 + 2n 2 c. 4n = n 1 + 3n 2 d. 4n = 3n 1 + 1n 2 Câu 26: Các đoạn nucleotit không kết cặp bổ sung được bởi hoạt động của enzym cắt giới hạn được gọi là a. đoạn mạch đơn của ADN b. đầu dính. c. đoạn đặc trưng của ADN d. đoạn gen bị đột biến. Câu 27: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của kỹ thuật di truyền? a. Chuyển nhiều gen quý hiếm từ vi sinh vật vào thực vật. b. Sản xuất hoocmon Insulin chữa bệnh tiểu đường. c. Sản xuất hoocmon sinh trưởng điều trị các khuyết tật về sinh trưởng. d. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sâu bọ gây hại. Câu 28: Lai tế bào mang lại cho khoa học chọn giống triển vọng là a. tạo cơ thể lai giữa động vật với thực vật. b. tạo ra các động vật và thực vật quý hiếm đã bị tuyệt chủng. c. tạo ra những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau. d. tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rấ khác xa nhay mà lai hữu tính không thực hiện được. Câu 29: Khẳng định nào sau đây là đúng về phương pháp lai tế bào? a. Lai tế bào là phương pháp dung hợp 2 tế bào sinh dưỡng thuộc cùng 1 loài để tạo tế bào lai. b. Lai tế bào là phương pháp dung hợp 2 tế bào giao tử của 2 loài khác nhau để tạo hợp tử. c. Lai tế bào là phương pháp dung hợp 2 tế bào trần khác loài tạo ra tế bào lai. d. Lai tế bào là phương pháp dùng các hoocmon kích thích các tế bào phát triển thành tế bào lai. Câu 30: Sự trao đổi vật chất giữa các hệ thống sống với môi trường được thể hiện thông qua a. chu trình sinh địa hóa các chất. b. sự tích lũy hữu cơ ở cơ thể thực vật. c. sự biến đổi các chất vô cơ thành các chất hữu cơ qua quá trình quang hợp ở thực vật. d. mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa các sinh vật. Câu 31: Quá trình tiến hóa hóa học bắt đầu từ những chất vô cơ đơn giản và kết thúc là hình thành nên a. các hạt côaxecva b. mầm mống các sinh vật đầu tiên. c. các sinh vật. d. các đại phân tử chất hữu cơ Câu 32: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là a. biết biểu hiện tình cảm như vui, buồn, giận dữ. b. biết sử dụng công cụ lao động. c. biết chế tạo công cụ lao động theo những mục đích nhất định. d. có ngôn ngữ riêng đặc trưng cho loài. Câu 33: 1 đong góp quan trọng làm thay đổi các quan niệm truyền thống về các loài là những nghiên cứu về phôi sinh học khi các nhà phôi học khám phá ra rằng a. tất cả các động vật trong quá trình phát triển phôi đều có mang. b. động vật càng có tổ chức phức tạp thì quá trình phát triển diễn ra càng chậm. c. các động vật khác nhau, như cá và người, lại có quá trình phát triển phôi tương đối giống nhau. d. ảnh hưởng của các đột biến đến giai đoạn phôi nghiêm trọng hơn rất nhiều so với ảnh hưởng đến giai đoạn trưởng thành. Câu 34: 1 loài động vật phù du có kẻ thù là các cá thường ăn động vật phù du có kích thước lớn. Dựa vào nguyên lý chọn lọc tự nhiên, dự đoán nào sau đây là phù hợp nhất? a. Cá ăn thịt sẽ tiến hóa theo hướng miệng nhỏ hơn để tránh làm tuyệt chủng loại phù du này. b. Động vật phù du sẽ thành thục sinh dục ở kích cỡ lớn hơn. c. Động vật phù du sẽ thành thục sinh dục khi chúng có kích cỡ còn tương đối nhỏ. d. Khi ăn hết động vật phù du đó, cá sẽ chuyển sang ăn các loại sinh vật khác. Câu 35: Theo quan niệm của Dacuyn, các đặc điểm của biến dị xác định (biến đổi cá thể) là 1. phát sinh dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh. 2. di truyền được cho thế hệ sau. 3. tồn tại trong 1 đời cá thể. 4. là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa. Phương án đúng là: a. 1, 2 b. 1, 3 c. 2, 3 d. 3, 4 Câu 36: Trong các loại biến dị sau đây, loại biến dị nào được coi là nguồn nguyên liệu thứ cấp củ quá trình tiến hóa? a. Đột biến gen. b. Đột biến nhiễm sắc thể. c. Biến dị tổ hợp. d. Thường biến. Câu 37: Thực chất tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là a. phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. b. phân hóa khr năng sinh sản giữa các kiểu gen khác nhau trong quần thể. c. đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi. d. quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của sinh vật. Câu 38: Tất cả các sinh vật ngày nay đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền. Điều này cho thấy a. các đại phân tử sớm nhất có thể được tạo ra nhờ năng lượng của các tia sét trong khí quyển. b. tất cả các loài đều có nguồn gốc chung. c. mã di truyền không bao giờ bị phá vỡ. d. chỉ có duy nhất 1 cách mã hóa thông tin di truyền tring các đại phân tử. Câu 39: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là a. xây dựng cơ sở lý thuyết về quá trình tiến hóa lớn. b. tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực. c. làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế tiến hóa trong quá trình tiến hóa nhỏ. d. phân biệt 2 quá trình tiến hóa là tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ. Câu 40: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu? a. Sự thay đổi điều kiện địa lí. b. Cách li địa lí. c. Các chướng ngại địa lí (núi, sông, …). d. Chọn lọc tự nhiên trong điều kiện sống ở các khu vực địa lí mới. Câu 41: Mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chỉ có tính trạng tương đối là vì 1. mỗi đặc điểm chỉ được chọn lọc trong 1 quâ ntfhển hâ tsđịhn. 2. là á nrphâm rcủa chọn lọc tự nhiên trong 1 hoàn cảnh nhất định. 3. các sinh vật xuất hiện sau luôn thích nghi hơn các sinh vật xuất hiện trước. 4. khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, 1dặcd diểm thích nghi có lợi lại trở thành không thích nghi và có hại cho sinh vật. Phương án đúng là a. 2, 3 b. 2, 4 c. 1, 4 d. 1, 3 Câu 42: Động lực của quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quần đảo Mađerơ dẫn đến hình thành các loài sâu bọ không bay được chủ yếu là do mối quan hệ giữa a. sinh vật với môi trường. b. các sinh vật cùng loài. c. các sinh vật khác loài. d. sinh vật với con người. Câu 43: Hiện tượng nào sau đây minh họa cho sự di nhập gen? a. 1 nhóm người khai hoang và định cư lại ở 1 hòn đảo mới hình thành. b. các gen tương ứng đổi chỗ cho nhau thông qua trao đổi chéo ở giảm phân I. c. 1 trận động đất tạo thành 1 hẻm núi, phân chia quần thể chuột đồng thành 2 phần. d. Gió mang hạt phấn từ quần thể này sang quần thể khác và sự giao phấn xảy ra. Câu 44: Ở 1 loại thực vật, chiều cao của thân cây do 3 cặp gen tác động cộng gộp với nhau quy định. Mỗi gen trội làm cây lùn đi 20cm. Lai cây thấp nhất với cây cao nhất được F 1 toàn cây cao 150cm. Chiều cao của các cây bố, mẹ trong phép lai trên là a. 90cm và 210cm b. 100cm và 210cm c. 90cm và 200cm d. 80cm và 210cm Câu 45: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ, …). Ví dụ: Tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật? a. Kẻ thù. b. Ánh sáng. c. Nhiệt độ. d. Thức ăn. Câu 46: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là a. đấu tranh cùng loài. b. tỷ lệ sinh sản - tử vong. c. hiện tượng khống chế sinh học. d. hiện tượng di cư, nhập cư Câu 47: Quần thể người có đặc điểm nào sau đây khác so với quần thể sinh vật khác? a. Tỷ lệ giới tính. b. Thành phần tuổi. c. Mật độ. d. Đặc trưng kinh tế - xã hội. Câu 48: Cho các ví dụ sau: - Gieo ngải dại ở mật độ 100.000 hạt trên 1 m 2 thì giữa những cây con có 1 sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhiều cây con bị chết, mật độ quần thể giảm đi rõ rệt. - Mọt bột cây trong môi trường nuôi cấy có 64 g bột thì số lượng cá thể đạt ở mức cực đại là 1750 cá thể. nếu môi trường chỉ có 16g bột thì số lượng cá thể tối đa chỉ đạt được 650 cá thể. Các ví dụ trên đề cập đến khái niệm sinh thái nào? a. Mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. b. Đấu tranh cùng loài. c. Khống chế sinh học. d. Cơ chế điều hòa mật độ cơ thể. Câu 49: Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra theo quy luật a. hình tháp sinh thái. b. hiệu suất sinh thái. c. giới hạn sinh thái. d. tác động tổng hợp của ácc nhân tố sinh thái. Câu 50: Nhiệt độ môi trường tăng có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt? a. Tốc độ sinh trưởng tăng, phát dục sớm. b. Tốc độ sinh trưởng tăng, phát dục muộn. c. Tốc độ sinh trưởng giảm, phát dục sớm. d. Tốc độ sinh trưởng giảm, phát dục muộn HẾT . Đề số 13 (Thời gián: 90 phút) Câu 1:1 gen có chiều dài 4080A 0 và có số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của cả gen. ố liên kết hidro của. nuôi cấy có 64 g bột thì số lượng cá thể đạt ở mức cực đại là 1750 cá thể. nếu môi trường chỉ có 16g bột thì số lượng cá thể tối đa chỉ đạt được 650 cá thể. Các ví dụ trên đề cập đến khái niệm sinh. tế bào kết thúc, các tế bào con của nó sẽ có số nhiễm sắc thể là a. 15 b. 30 c. 45 d. 60 Câu 5: Đột biến gen xảy ra không làm thay đổi chiều dài cũng như số liên kết hidro có thể là những dạng đột

Ngày đăng: 19/04/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w