Bài 1: (2 tiết) TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở QUẢNG TRỊ I. THÔNG TIN, SỰ KIỆN: 1. Nghề chằm nón ở thôn Bố Liêu, xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong Bố Liêu là một thôn nằm ở trung tâm đồng bằng huyện Triệu Phong, Bố Liêu thuộc xã Triệu Hoà, diện tích canh tác tương đối nhỏ so với các thôn khác trong toàn xã, nhưng khi làng xã đã định hình và phát triển ổn định thì các làng nghề ở nơi đây đã phát triển tích cực. Nón lá ở huyện Triệu Phong Tuy là nghề phụ của mỗi gia đình nhưng đã mang lại cho dân làng nguồn thu lớn; sản phẩm nón Bố Liêu được người tiêu dùng tín nhiệm - nhất là những người nông dân lao động ở các làng quê. Trước cơ chế thị trường hiện nay, nghề nón nơi đây ít nhiều bị ảnh hưởng, số hộ theo nghề ngày càng giảm, thành phẩm làm ra ngày một ít đi, thị trường tiêu thụ thu hẹp song người dân ở đây vẫn không bỏ nghề - từng bước khắc phục khó khăn cố gìn giữ nghề truyền thống đã tạo thêm công ăn việc làm cho con em nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống. 2. Nghề đan lát Lan Đình ở Gio Phong, Gio Linh Lan Đình là một làng nông nghiệp vùng gò đồi ở Gio Linh, được hình thành khá sớm. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề đan lát, đặc biệt là mây tre - những nguyên liệu sẵn có trên những triền đồi quanh làng và nghề đan lát trở thành nghề truyền thống. Nguyên liệu cho nghề đan lát là mây, tre. Các sản phẩm truyền thống của làng là các dụng cụ phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Thúng mũng, trẹt nia, rổ rá, dần sàng… 1 Nghề đan lát Lan Đình - Gio Linh Đây là nghề phụ của mỗi gia đình, quy trình sản xuất thủ công, thu hút được mọi thành viên, mọi lứa tuổi, tận dụng thời gian nông nhàn tham gia sản xuất. Ngoài nghề đan lát bằng tre còn có các mặt hàng mỹ nghệ bằng mây như: Đĩa mây, bát mây, chậu mây từng vang tiếng một thời. Sản phẩm hàng hóa có mặt khắp nơi trong vùng từ hàng trăm năm trước. Hiện nay vẫn còn tồn tại và phát triển, thị trường tiêu thụ được mở rộng ra các tỉnh phía nam (chủ yếu là hàng tre đan, hàng mây không còn) đưa lại nguồn lợi lớn. Hiện tại đang khôi phục thử nghiệm nghề mây đan truyền thống và tranh sơn mài khảm tre để thu hút lao động tạo mặt hàng xuất khẩu cho tỉnh nhà. 3. Nghề làm bún ở Cẩm Thạch, Cam An, Cam Lộ Cẩm Thạch là một trong tám thôn của xã Cam An, huyện Cam Lộ, có diện tích sản xuất nông nghiệp nhỏ bé. Đây là một trong những làng được hình thành khá sớm và nghề làm bún là nghiệp truyền thống gắn với quá trình hình thành phát sinh, phát triển của cư dân trong làng từ buổi đầu khai phá vùng đất này ở thế kỷ XV. Quy trình làm bún từ sản xuất thủ công và đến nay đã cải tiến một số công đoạn kỹ thuật để tăng năng suất lao động. Sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, có trên 2/3 số hộ gia đình chuyên sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng khắp trong tỉnh. Đời sống người dân ở đây ngày càng khá giả. (Theo http://www.quangtri.gov.vn) Gợi ý: 1. Em hãy kể tên các làng nghề truyền thống ở Quảng Trị mà em biết? Vì sao các làng nghề đó còn tồn tại và phát triển được đến hôm nay? 2. Em hãy kể tên một số nghề truyền thống đã bị mai một ở các làng nghề? Vì sao? 3. Theo em, Quảng Trị cần phải làm gì để phát huy những làng nghề truyền thống? 4. Các nghề truyền thống đã mang lại những lợi ích gì cho người dân làng nghề và nhân dân địa phương Quảng Trị? II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Các làng nghề truyền thống ở Quảng Trị rất đa dạng nhưng mới dừng lại ở trao đổi hàng hóa giản đơn, mang tính thời vụ, chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ của dân cư ở các vùng lân cận, chưa có sự đầu tư về kỹ thuật, công nghệ mới và tiếp thị, quảng bá mở rộng thị trường ra bên ngoài sang các tỉnh bạn. 2. Nhân dân Quảng Trị có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Những đặc thù về lịch sử, văn hóa, địa lí và tài nguyên ở từng vùng đã hình thành nên những làng nghề truyền thống nổi tiếng, độc đáo và tiêu biểu như nghề đan lát, nghề nón lá, làm bún, làm mứt gừng… Những nghề truyền thống đó đã và đang được biết bao thế hệ người dân Quảng trị kế thừa và phát triển. Đó là tài sản quý giá mà các thế hệ đi trước đã để lại cho quê hương chúng ta. Nó đã giải quyết việc làm cho người lao động ở nhiều vùng nông thôn những lúc nông nhàn, vì vậy đã làm tăng thu nhập, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhiều gia đình, giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm 2 giàu chân chính, đồng thời góp phần phát triển kinh tế và giữ vững ổn định trật tự xã hội ở địa phương. 3. Trách nhiệm của học sinh là phải tích cực tìm hiểu và phát huy các ngành nghề truyền thống của địa phương. III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: 1. Hãy kể một số nghề truyền thống ở địa phương em ? Em có dự định gì để góp phần giữ gìn và phát huy những nghề truyền thống đó? 2. Có người cho rằng “Các nghề truyền thống không có công nghệ hiện đại nên các mặt hàng không đẹp. Vì vậy không cần giữ gìn và phát huy”. Em có tán thành với ý kiến trên không? Tại sao? IV. PHẦN ĐỌC THÊM Cháo bột Hải Lăng Đất Quảng Trị vào ngày hè nắng nóng, lấy làm ngạc nhiên khi quán cháo cá lúc nào cũng đông nghịt khách, khách địa phương cũng có, khách du lịch cũng nhiều, một tay thìa, một tay đũa xì xụp đến ngon lành. Người dân nơi đây, gọi món này là cháo cá, còn khách du lịch hay gọi với cái tên mỹ miều là cháo vạt giường nghe rất lạ tai. Sở dĩ, cái tên vạt giường xuất phát từ cách làm món cháo, cháo cá vạt giường không giống bất kỳ món cháo nào ngoài Bắc, không sột sệt, không đặc mà nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc. Vị cháo cá ngon ngọt, thơm nức mê mẩn khách du lịch ngay từ lần ăn đầu. Nét riêng của Cháo Bột Quảng Trị Bột Gạo Để có được một nồi cháo bột phải trải qua nhiều khâu chế biến khá công phu, kỹ lưỡng. Nguyên liệu chính là bột gạo (loại gạo thơm ngon, không quá dẻo, hoặc quá khô), đem ngâm nước vài giờ và xay thật mịn. Sau đó nhào thành bột, dùng ống tre cán thành tấm với độ mỏng vừa phải. Cái khó khi cán bột là khi thái thì bột không dính vào nhau, tức là không khô quá cũng không ướt quá. Cá Tràu (Cá Lóc) – Đây là một loại cá Đặc trưng của cháo bột là cá tràu (có nơi gọi là cá quả, cá lóc, cá chuối, một số vùng ở Quảng Trị còn gọi là cá đô, cá tràu v.v…). Cá tràu phải chọn loại thật tươi, còn sống, đem làm sạch. Điều đặc biệt ở đây làm cá không được vứt bỏ ruột. (Một tô cháo 3 Cháo cá vạt giường hay còn gọi là cháo cá, cháo bột. Là một món ăn đặc sản dân dã của người dân Quảng Trị, Cháo Bột Quảng Trị có hương vị hấp dẫn đặc trưng riêng. bột sẽ mất ngon khi không có “bột lòng” cá! Có vị khách sành ăn còn muốn tô cháo của mình chỉ có toàn ruột cá tràu). Cá tràu làm xong để nguyên con luộc vừa chín tới, tách thịt ra ướp kỹ cùng với các gia vị khác như muối, tiêu, ớt. Cá Lóc Gia vị, Cây Ném Các gia vị ở đây còn có một loại cây họ hành, được gọi là cây ném, củ và cây đều có mùi cay cay, thơm ngon rất đặc trưng, không thể lẫn với các loại rau màu khác. Củ ném được giã giập ướp với cá, lá đem thái mịn để rắc lên cháo. Nước luộc cá làm nước cháo, cho tất cả bột, cá đã ướp đủ gia vị vào nồi sẽ có nồi cháo thơm lựng với tất cả các mùi vị béo ngậy, ngọt ngào của cá tràu, vị cay xé lưỡi của tiêu, ớt…, vị thơm của ném, hành… Muốn ngon phải ăn thật nóng, bưng tô cháo bột đang nghi ngút khói, cảm nhận được mùi vị thơm ngon. Những người bán cháo ở đây không mua bột bán sẵn ngoài chợ mà mua gạo về rồi tự xay, lọc, lắng thành bột khô. Vì thế cánh bột rất mềm và tươi ngon, thơm mùi gạo lại không bị chua, bán bao nhiêu làm bấy nhiêu chứ không để dư thừa. Cháo ngon quyết định phần nhiều bởi cá và bột. Cháo ở đây tuyệt đối không dùng cá lóc nuôi, nếu nấu cá nuôi thì có mùi khá khó chịu với những người quá quen nghề, quen vị như chúng tôi. Cá đồng thịt rất thơm, béo nhưng không ớn, khi sôi lên tỏa mùi đã thấy thèm. Cá được thu mua từ những người làm nghề trong và ngoài huyện về ngâm một vài nước cho thải chất bẩn. Cách chế biến cũng lắm công phu, cá được luộc lên cho vừa độ chín là lấy xuống ngay để nguội, sau đó bóc hết thịt ra khỏi xương chia thành từng miếng nhỏ, phải chú ý lấy cho hết xương nhỏ trong các thớ thịt để khách ăn khỏi bị hóc xương. Số thịt này được ướp một chút muối tiêu nhưng nhiều củ nén. Xương cá xay ra chắt lấy nước nấu cháo. Khi bột chín tới thì thả cá vào cho thấm ngọt. (Theo Thu Hường – Quảng Trị Online) 4 . trung tâm đồng bằng huyện Tri u Phong, Bố Liêu thuộc xã Tri u Hoà, diện tích canh tác tương đối nhỏ so với các thôn khác trong toàn xã, nhưng khi làng xã đã định hình và phát tri n ổn định thì các. của Ch o Bột Quảng Trị Bột G o Để có được một nồi ch o bột phải trải qua nhiều khâu chế biến khá công phu, kỹ lưỡng. Nguyên liệu chính là bột g o (loại g o thơm ngon, không quá d o, hoặc quá khô),. phát từ cách làm món ch o, ch o cá vạt giường không giống bất kỳ món ch o n o ngoài Bắc, không sột sệt, không đặc mà nấu bằng sợi bột g o với cá lóc. Vị ch o cá ngon ngọt, thơm nức mê mẩn khách