Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại

39 396 1
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ 1. HĐQT Hội đồng quản trị 2. NNVN Nhà nước Việt Nam 3. CBCNV Cán bộ công nhân viên 4. NVL Nguyên vật liệu 5. NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp 6. TSCĐ Tài sản cố định 7. HTK Hàng tồn kho 8. BHXH Bảo hiểm xã hội 9. BHYT Bảo hiểm y tế 10. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 11. KPCĐ Kinh phí công đoàn 12. CPNVL Chi phí nguyên vật liệu Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội 13. CPNC Chi phí nhân công 14. CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp 15. SXC Sản xuất chung 16. SCL Sửa chữa lớn 17. CCDC Công cụ dụng cụ 18. NCC Nhà cung cấp 19. CPSX Chi phí sản xuất 20. KKTX Kê khai thường xuyên 21. KKĐK Kiểm kê định kỳ 22. SPDD Sản phẩm dở dang 23. NTP Nửa thành phẩm 24. QLDN Quản lý doanh nghiệp 25. PX Phân xưởng 26. TP Thành phẩm 27. PX SC1 Phân xưởng sửa chữa 1 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ phát triển kinh tế trong những năm gần đây ngày càng tăng, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay phải không ngừng học hỏi, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật…nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Cuối cùng, mục tiêu của các doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không thể hiện ở lợi nhuận đạt được. Lợi nhuận cao có nghĩa là doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn của nhiều đối tượng khác bởi chúng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau quá trình thực tập tại Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại, em đã lựa chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Phả Lại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Bài luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương I - Những lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. Chương II - Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại. Chương III - Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Đăng Huy cùng các anh chị kế toán viên của Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại đã tận tình giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để em có thể hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 1.1.2.1. Phân loaị dựa vào nội dung và tính chất kinh tế của chi phí. - Chi phí nguyên vật liệu bao gồm các chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…mà doanh nghiệp đã dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích các loại BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân và nhân viên quản lý phân xưởng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định gồm toàn bộ số tiền toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, ví dụ như tiền điện, tiền nước… - Chi phí khác bằng tiền bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố kể trên như chi phí tiếp khách, quảng cáo, các loại thuế. 1.1.2.2. Phân loại dựa vào mục đích và công dụng của chi phí. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền công, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất theo quy định: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. - Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho việc quản lý tại phân xưởng, tổ, đội sản xuất, như chi phí vật liệu, chi phí tiền công của nhân viên phân xưởng, tổ, đội; chi phí về công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N 1 Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. 1.1.2.3. Phân loại dựa vào phương pháp tập hợp chi phí. - Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm, công việc, giai đoạn công nghệ, phân xưởng sản xuất…) và được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. - Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do vậy để xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí cần phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. 1.1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí phát sinh cần được tập hợp để đáp ứng yêu cầu xác định giá thành và kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất. Phạm vi giới hạn là nơi phát sinh chi phí (địa điểm phát sinh), như phân xưởng, tổ, đội sản xuất, từng giai đoạn công nghệ, toàn bộ quy trình công nghệ hay nơi gánh chịu chi phí như sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng… Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất dựa vào các căn cứ: đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất; đặc điểm về tổ chức và quản lý kinh doanh; loại hình sản xuất sản phẩm; yêu cầu quản lý và trình độ quản lý. 1.1.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.1.4.1. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài được sử dụng trực tiếp để sản xuất chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện việc cung cấp dịch vụ, lao vụ. * Tài khoản kế toán: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. * Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ CPNVL trực tiếp (Sơ đồ 1, Phụ lục, trang 1) 1.1.4.2. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ CP nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền công (tiền lương) và các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Việc tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp dựa vào các tiêu chuẩn phân bổ sau: chi phí tiền lương theo định mức; chi phí kế hoạch; giờ công định Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N 2 Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội mức, giờ công thực tế; khối lượng hoạt động… * Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. * Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ CPNC trực tiếp (Sơ đồ 2, Phụ lục, trang 2) 1.1.4.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý cho các hoạt động ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất; chi phí về nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho công tác quản lý của đội, phân xưởng, tổ sản xuất; chi phí khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền. Các tiêu chuẩn được sử dụng để phân bổ: chi phí nhân công trực tiếp; chi phí NL, VL trực tiếp; CPSX chung định mức (hoặc theo kế hoạch); số giờ máy chạy… * Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. * Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ CPSX chung (Sơ đồ 3, Phụ lục, trang 3) 1.1.4.4. Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp * Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán HTK theo KKTX thì kế toán sử dụng tài khoản: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” - TK 154 - Trình tự kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKTX (Sơ đồ 4, Phụ lục, trang 4) * Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo KKĐK thì kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất”. - Trình tự kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK (Sơ đồ 5, Phụ lục, trang 5). 1.1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang (SPDD) là sản phẩm mà đến kỳ tính giá thành vẫn đang nằm trên dây truyền sản xuất để tiếp tục được chế biến. Như vậy, trong tổng số CPSX phát sinh trong kỳ, có một phần chi phí được phản ánh trong SPDD. Để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành nhập kho, cần phải xác định được chi phí sản xuất tính cho SPDD. Để xác định chi phí của SPDD, kế toán có thể dựa trên chi phí sản xuất định mức hoặc dựa trên chi phí sản xuất thực tế. 1.1.5.1. Phương pháp đánh giá SPDD dựa trên chi phí sản xuất thực tế. 1.1.5.1.1. Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí NVL chính. - Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mà chi phí NVL trực tiếp Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N 3 Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất phát sinh để sản xuất sản phẩm, kế toán có thể xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp. Công thức tính: Giá trị SPDD cuối kỳ (NVLTT,NVL = chính) Trị giá SPDD đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ Số lượng x SPDD Số lượng Sản phẩm + hoàn thành Số lượng SPDD cuối kỳ - Trường hợp sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục thì CPSX cuối kỳ của giai đoạn sau được đánh giá theo NTP của giai đoạn trước. 1.1.5.1.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng tương đương hoàn thành. Theo phương pháp này, SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ CPSX theo mức độ hoàn thành. Kế toán cần kiểm kê và xác định khối lượng SPDD và mức độ hoàn thành của sản phẩm, sau đó dựa vào mức độ hoàn thành để quy đổi SPDD thành sản phẩm tương đương hoàn thành để làm cơ sở xác định chi phí. Số lượng SP hoàn thành tương đương = Số lượng SPDD x Tỷ lệ (%) hoàn thành - Đối với chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất: Chi phí NVL trực tiếp thì tính cho SPDD và sản phẩm hoàn thành như nhau và công thức tình tương tự mục 1.1.5.1.1. - Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất; chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung thì tính theo mức độ hoàn thành. Công thức tính là: Giá trị SPDD (NCTT, SXC) = Trị giá SPDD đầu kỳ (theo khoản mục CPNCTT, SXC + Chi phí biến đổi phát sinh trong kỳ Số lượng SP x hoàn thành tương đương Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng SP hoàn thành tương đương 1.1.5.2. Phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí định mức. Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức hợp lý và đã áp dụng việc tính giá thành theo phương pháp định mức, kế toán có thể dánh đánh giá SPDD theo chi phí định mức. - Bước 1: Căn cứ vào sản lượng SPDD đã kiểm kê và định mức từng khoản Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N 4 Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính CPSX. - Bước 2: Tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. 1.2. KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, một đơn vị sản phẩm hoặc một công việc, lao vụ đã hoàn thành. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là hao phí lao động xã hội cần thiết, bao gồm cả lao động sống và lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm, dịch vụ. 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 1.2.2.1. Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành: gồm 3 loại - Giá thành sản phẩm định mức là giá thành được tính căn cứ vào các định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành, ví dụ định mức về tiêu hao vật tư, về tiền lương, chi phí sản xuất chung…Giá thành định mức là thước đo để đánh giá quá trình và kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp và nó được xác định trước khi tiến hành sản xuất. - Giá thành sản phẩm kế hoạch là giá được tính dựa vào CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Nó là mục tiêu để doanh nghiệp phấn đấu, là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp và cũng được tính trước khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất. - Giá thành sản phẩm thực tế là giá thành được tính căn cứ vào tổng số chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và đã được kế toán tập hợp và phân bổ bằng các phương pháp thích hợp. Giá thành thực tế chỉ được tính sau khi công việc, sản phẩm đã hoàn thành, được nghiệm thu, nhập kho. 1.2.2.2. Phân loại giá thành dựa vào nội dung của chi phí cấu thành và theo phạm vi tính toán của giá thành: gồm có 2 loại. - Giá thành sản xuất của sản phẩm là giá thành được xác định dựa vào chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CPSX chung để sản xuất và chế biến sản phẩm. Giá thành sản xuất chỉ liên quan đến sản phẩm sản xuất nhập kho. - Giá thành toàn bộ là giá thành được xác định dựa vào giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí QLDN và nó chỉ được xác định khi sản phẩm được bán ra. Đây là cơ sở để xác định kế quả bán hàng của doanh nghiệp. Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N 5 Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội 1.2.3. Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ đã hoàn thành, đã được kiểm nghiệm bàn giao hoặc nhập kho. Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo cho việc tính giá thành được chính xác. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành, cần phải dựa vào các căn cứ sau: - Đặc điểm tổ chức sản xuất (tập trung, phân tán…) - Loại hình sản xuất (đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng loạt lớn…) - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn, phức tạp…) - Đặc điểm sử dụng sản phẩm (bán ngay chi tiết sản phẩm, nửa thành phẩm). - Dựa vào yêu cầu của quản lý, trình độ của cán bộ kế toán và tình hình trang bị kỹ thuật tính toán của doanh nghiệp. 1.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 1.2.4.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ trợ. Trong thực tế, một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có tổ chức các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ trợ để cung cấp sản phẩm, dịch vụ, lao vụ lẫn cho nhau, hoặc để bán ra ngoài, ví dụ phân xưởng điện, phân xưởng sửa chữa, phân xưởng vận tải…Để biết được giá trị của sản phẩm, dịch vụ, lao vụ cung cấp lẫn nhau phục vụ cho việc tính giá thành của sản phẩm của doanh nghiệp, cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ sản xuất phụ phục vụ cho các đối tượng. * Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Toàn bộ chi phí phát sinh của các bộ phận sản xuất phụ trợ được phản ánh vào bên nợ của các TK 621, TK 622, TK 627 và cuối kỳ đều được kết chuyển sang TK 154 hoặc TK 631 để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. * Về phương pháp tính giá thành: Để tính được giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ở từng phân xưởng, bộ phận phụ trợ có cung cấp lẫn nhau, kế toán phải xác định được giá trị lao vụ cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ trợ. Giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ được xác định: Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N 6 Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội Giá thành thực tế của SP, lao vụ của từng phân xưởng, bộ phận SX phụ trợ = Trị giá SPDD đầu kỳ + CP phát sinh ban đầu + Giá trị SP, lao vụ nhận của PX, bộ phận khác - Giá trị SP, lao vụ phục vụ cho PX, bộ phận khác - Trị giá SPDD cuối kỳ Giá thành thực tế của đơn vị SP, lao = Giá thành thực tế của SP, lao vụ của từng bộ phận Khối lượng hoàn thành + Khối lượng phục vụ bộ phận khác Giá trị SP, lao vụ phục vụ cho đối tượng khác = Khối lượng SP, lao vụ phục vụ cho đối tượng khác x Giá thành đơn vị thực tế của SP, lao vụ Để tính được giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ ở từng bộ phận sản xuất, kế toán có thể áp dụng phương pháp đại số, theo đơn giá chi phí ban đầu, theo giá kế hoạch. - Theo phương pháp đại số: giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ mà các đơn vị, bộ phận cung cấp lẫn nhau được xác định dựa vào khối lướng sản phẩm, lao vụ cung cấp và giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm, lao vụ của từng bộ phận, phân xưởng sản xuất phụ trợ. Như vậy, giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, lao vụ của từng bộ phận sản xuất là các ẩn số cần xác định. Dựa vào khối lượng sản phẩm, lao vụ được sản xuất, cung cấp lẫn cho nhau và các ẩn số cần giải nói trên để lập một hệ phương trình bậc nhất, sau đó tiến hành giải phương trình bậc nhất sẽ xác định được giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm, lao vụ hoàn thành ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. - Theo đơn giá chi phí ban đầu: trước hết cần xác định đơn giá chi phí ban đầu của từng bộ phận, từ đó tính được tổng giá thành thực tế, giá thành đơn vị của sản phẩm, lao vụ và cuối cùng kế toán xác định được giá trị sản phẩm, lao vụ cho đối tượng khác. Cụ thể các chỉ tiêu nói trên lần lượt được xác định như sau: Đơn giá chi phí ban đầu = Tổng chi phí ban đầu của bộ phận SX phụ Khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành Giá trị sản phẩm, lao vụ phục vụ lẫn nhau = Khối lượng sản phẩm, lao vụ phục vụ lẫn nhau - Đơn giá chi phí ban đầu Mạc Thị Ngọc Quỳnh MSV: 06A11016N 7 [...]... tại nhiều sai sót Trên đây là một số vấn đề hạn chế trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại Dưới đây, em xin đưa ra một số ý kiến chủ quan nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Trên đây là một số vấn đề hạn chế trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm điện tại Công ty CP Nhiệt. .. KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 2.2.1 Khái quát chung về quá trình kế toán tính giá thành sản xuất SP Điện tại Công Ty CP Nhiệt Điện Phả Lại Mặc dù quá trình sản xuất ra tiêu thụ Điện tại công ty diễn ra đồng thời, song quá trình hạch toán CP và tính giá thành điện được diễn ra 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Sản xuất điện phát lưới (các nhà máy nhiệt điện) ... nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu về điện năng phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong... 188.085.528.488 đ 2.2.5 Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại 2.2.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Quy trình công nghệ sản xuất điện ở Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại là quy trình công nghệ sản xuất giản đơn liên tục Công ty sản xuất ra điện phát lưới với đơn vị tính là KWh Với đặc điểm đó, công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng KWh điện phát lưới (điện thanh cái)... Nhiệt Điện Phả Lại Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn Công ty nên khắc phục những tồn tại, hạn chế đó Dưới đây, em xin đưa ra một số ý kiến chủ quan nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI... đối hợp lý * Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm, công ty đã tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh, trước hết là công tác quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm do phòng kế toán đảm nhận Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn công ty chi tiết cho từng loại chi phí, ... chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá thành sản xuất = Trị giá SP sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất + phát sinh trong kỳ Trị giá SP sản _ xuất dở dang cuối kỳ Trong công thức tính giá thành sản phẩm nêu trên, chi phí bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm không bao gồm chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm và các khoản chi phí liên... đơn Điện là sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ ngay, không có thứ phẩm, không có sản phẩm dở, không có sản phẩm tồn kho, nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng đồng thời là đối tượng tính giá thành, và tổng Chi phí chính bằng tổng giá thành sản phẩm Vì vậy, phương pháp tính giá thành không thể thay đổi, tuy nhiên cần phải quan tâm đến việc quản lý chi phí sản xuất để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. .. cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành điện ở công ty, đảm bảo tính giá thành điện kịp thời và nhanh chóng, cung cấp thông tin một cách nhạy bén 2.2.5.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Mạc Thị Ngọc Quỳnh 26 MSV: 06A11016N Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh Và Công nghệ Hà Nội Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn Với đặc điểm sản xuất điện là không có sản. .. dầu Do và nhiên liệu khác vào TK 62711294 - “Hao hụt nhiên liệu trong định mức” * Ý kiến 4 về phương pháp tính giá thành Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại là đơn vị sản xuất ra loại sản phẩm đặc biệt, nên việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng theo một đặc thù riêng so với các sản phẩm khác Thực tế phương pháp tính giá thành được áp dụng ở công ty là phương pháp tính giá thành giản . toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. Chương II - Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 2.2.1. Khái quát chung về quá trình kế toán tính giá thành sản xuất SP Điện tại Công Ty CP Nhiệt Điện Phả Lại. Mặc. doanh Và Công nghệ Hà Nội tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau quá trình thực tập tại Công ty CP Nhiệt Điện Phả Lại, em đã lựa chọn đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và

Ngày đăng: 17/04/2015, 08:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan