Đã hơn 100 năm kể từ khi được du nhập vào Việt Nam năm 1897, cây cao su Hevea brasiliensis đã trở thành một trong những cây công nghiệp quan trọng có giá trị kinh tế cao với sản phẩm cung cấp chính là mủ cao su, đây là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải. Cao su là loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi với hơn 50.000 sản phẩm được tạo ra từ mủ cao su. Cao su thiên nhiên với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giản, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện. Khoảng 6070% sản lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong kỹ nghệ vỏ ruột xe, 10% là dùng trong dụng cụ y tế, 8% trong công nghiệp vải che mưa, quần áo, giày dép, 7% dùng trong công nghiệp ống dẫn băng chuyền, 5% dùng trong nệm thảm. Bên cạnh những sản phẩm chính từ nhựa cây cao su thì gỗ cây cao su giai đoạn cuối chu kỳ khai thác cũng là một nguồn nguyên liệu có giá trị cao cho sản xuất đồ gỗ nội thất. Sản xuất đồ gỗ cao su nội thất xuất khẩu là một hoạt động triển vọng của ngành cao su Việt Nam.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN VƯỜN SO SÁNH GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG Tác giả NGUYỄN THỊ THÚY AN Khóa luận được trình đển đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học Hội đồng hướng dẫn: 1.ThS. TRẦN VĂN LỢT 2.ThS. LÊ MẬU TÚY 3.KS. LÊ ĐÌNH VINH i LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm tạ: - Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập. - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Bộ môn Giống, các phòng chức năng đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập. - ThS. Trần Văn Lợt, Bộ môn cây công nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng hướng dẫn, giảng dạy trong suốt thời gian học tại trường và thực tập tốt nghiệp. - ThS. Lê Mậu Túy và ThS. Vũ Văn Trường, Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. - KS. Lê Đình Vinh luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và có những đóng góp quý báu trong quá trình thực tập. - Tập thể cán bộ công nhân viên Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiều trong việc thu thập số liệu phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài. - KS. Dương Quang Nghĩa, người chủ quản thư viện – Viên Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã cung cấp các tài liệu, sách báo cần thiết và có những đóng góp quí báu cho quá trình hoàn thiện đề tài. - Lời cảm ơn cũng xin được gởi đến các bạn sinh viên lớp Nông học 31 đã giúp đỡ, động viên trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. - Lòng biết ơn sâu đậm con xin kính dâng cha mẹ, người đã suốt đời tận tụy nuôi dưỡng, hy sinh cho con đạt được thành quả ngày hôm nay. - Xin cảm ơn các anh, em trong gia đình đã giúp đỡ và động viên tinh thần. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 08 năm 2009. NGUYỄN THỊ THÚY AN ii TÓM TẮT NGUYỄN THỊ THÚY AN, Đại học Nông Lâm tp. Hồ Chí Minh. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN VƯỜN SO SÁNH GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG. Thực hiện từ tháng 01/2008 đến tháng 08/2009 trên vườn thí nghiệm Sơ tuyển Lai Khê 2003 tại Lai Khê - Lai Hưng – Bến Cát – Bình Dương, Bộ môn Giống – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Hội đồng hướng dẫn: ThS. Trần Văn Lợt ThS. Lê Mậu Túy KS. Lê Đình Vinh Đối tượng nghiên cứu gồm 72 dòng vô tính cao su được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên trên thí nghiệm sơ tuyển tại Lai Khê trồng năm 2003 (ký hiệu ST LK 03) gồm dòng vô tính PB 235 làm đối chứng và 71 dòng vô tính cao su mới lai tạo của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam giai đoạn 1988 – 1998 (viết tắt LH). Nội dung nghiên cứu: theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nông học chủ yếu của 72 dòng vô tính cao su (năng suất, sinh trưởng, và các chỉ tiêu phụ khác). Kết quả đạt được: - Các dòng vô tính cao su hoa của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tỏ ra có triển vọng hơn các dòng vô tính cao su phổ biến trong sản xuất ở vùng thuận lợi hiện tại. - Trong 27 dòng vô tính cao su mở cạo sớm trên thí nghiệm ST LK 03 đã gạn lọc được 8 dòng vô tính có triển vọng. Trong đó, hai dòng vô tính LH 94/267 và LTD 98/1149 có sản lượng vượt trội; các dòng nghiên cứu có triển vọng khác gồm: LTD 98/673, LH 94/286, LTD 98/685, LH 96/345, LH 98/377 và LH 94/62 thể hiện ưu thế về sinh trưởng cũng như năng suất cá thể trong giai đoạn đầu khai thác. iii MỤC LỤC Trang TRANG TỰA i 1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài 3 Cấp 21 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cs Cộng sự DVT Dòng vô tính ET Ethephon (acid 2 – chloroethy phosphonic) IRCI Viện Nghiên Cứu Cao Su Đông Dương (Institut de Recherches sur le Caoutchouc en Indochine) IRSG Nhóm nghiên cứu Cao Su Quốc Tế (IRSG – International Rubber Study Grour) KTCB Kiến thiết cơ bản LH Dòng vô tính cao su lai hoa của Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam lai tạo NT Nghiệm thức iv PB Trạm Nghiên Cứu Cao Su, đồn điền Golden Hope, Malaysia (Prang Besar) RO Dòng cao su hoang dại sưu tập từ Amazon RRIC Viện Nghiên Cứu Cao Su Sri Lanka (Rubber Research Institute of Ceylon) RRIM Viện Nghiên Cứu Cao Su Malaysia (Rubber Research Institute of Malaysia) RRIV Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam (Rubber Research Institute of Viet Nam) SPTR Công ty cao su Đất Đỏ (thời thuộc Pháp, Sociétés des Plantation en Terres Rouges) ST LK 03 Vườn sơ tuyển trồng tại Lai Khê vào năm 2003 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng qui ước phân cấp bệnh phấn trắng 19 Bảng 3.2 Phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng dựa vào cấp bệnh trung bình 20 Bảng 3.3: Bảng qui ước phân cấp bệnh nấm hồng 20 Bảng 3.4: Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng của các dòng vô tính 21 Bảng 3.5: Bảng qui ước phân cấp rụng lá 21 Bảng 4.2 Vanh thân và tăng vanh các dòng vô tính trên thí nghiệm ST LK 03 26 Bảng 4.3: Dày vỏ nguyên sinh của các dòng vô tính trên thí nghiệm ST LK 03 29 Bảng 4.4: Cấp rụng lá các dòng vô tính trên vườn thí nghiệm ST LK 03 32 Bảng 4.5: Phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng trên vườn thí nghiệm ST LK 03 33 Bảng 4.6: Mức độ nhiễm bệnh nấm hồng của các dvt trên thí nghiệm ST LK 03 34 v Bảng 4.7: Tóm tắt các đặc điểm của 8 dòng vô tính triển vọng trên thí nghiệm ST LK 03…………………………………………………………………………………… 34 vi DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam 11 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí 72 dòng vô tính trên vườn thí nghiêm ST LK 03 17 Hình 3.1: Thu thập số liệu sản lượng trên vườn ST LK 03 23 Hình 4.1: Dòng vô tính LH 94/267 36 Hình 4.2: Dòng vô tính LTD 98/1149 37 Hình 4.3: Dòng vô tính LTD 98/673 38 Hình 4.4: Dòng vô tính LH 94/286 39 Hình 4.5: Dòng vô tính LH 96/345 40 Hình 4.7: Dòng vô tính LH 98/377 42 vii Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Đã hơn 100 năm kể từ khi được du nhập vào Việt Nam năm 1897, cây cao su Hevea brasiliensis đã trở thành một trong những cây công nghiệp quan trọng có giá trị kinh tế cao với sản phẩm cung cấp chính là mủ cao su, đây là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải. Cao su là loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi với hơn 50.000 sản phẩm được tạo ra từ mủ cao su. Cao su thiên nhiên với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giản, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện. Khoảng 60-70% sản lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong kỹ nghệ vỏ ruột xe, 10% là dùng trong dụng cụ y tế, 8% trong công nghiệp vải che mưa, quần áo, giày dép, 7% dùng trong công nghiệp ống dẫn băng chuyền, 5% dùng trong nệm thảm. Bên cạnh những sản phẩm chính từ nhựa cây cao su thì gỗ cây cao su giai đoạn cuối chu kỳ khai thác cũng là một nguồn nguyên liệu có giá trị cao cho sản xuất đồ gỗ nội thất. Sản xuất đồ gỗ cao su nội thất xuất khẩu là một hoạt động triển vọng của ngành cao su Việt Nam. Ngoài ra cây cao su được xem là cây nông – lâm kết hợp có khả năng phát triển trên nhiều vùng đất, góp phần đắc lực bảo vệ, phục hồi và cải tạo môi sinh. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới tăng trong đà phát triển của công nghiệp thế giới hiện nay, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên của thế giới là 9,735 triệu tấn và đạt 9,987 triệu tấn vào năm 2008 (Báo cáo ngành cao su thường niên,2008). Theo dự báo năm 2008 của Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), lượng cao su thiên nhiên sử dụng đến năm 2012 của thế giới sẽ đạt tới 11,316 triệu tấn. Trong tình hình đó, ngành cao su Việt Nam đã áp dụng biện nhiều biện pháp nhằm năng cao năng suất và tăng sản lượng trong đó biện pháp sử dụng giống tốt có thành tích cao và thích hợp với từng vùng sản xuất là một trong những biện pháp hàng đầu. 1 Cây cao su là loại cây lâu năm vì vậy để có thể khuyến cáo các giống có thành tích cao cho sản xuất cần mất một quá trình theo dõi, đúc kết lâu dài và tốn một diện tích lớn. Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su phải mất 20 – 25 năm, có thể rút ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách tiến hành các bước song hành trong 10 – 15 năm. Để giảm thiểu chi phí thí nghiệm và đẩy nhanh tốc độ cải tiến giống, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đưa ra quá trình tuyển chon giống gồm các khâu (Tuyển non (TN) – Sơ tuyển (ST) – Chung tuyển (CT) – Sản xuất thử (XT). Trong đó sơ tuyển là một khâu quan trọng sau khi có được những dòng lai đã tuyển lựa sơ bộ ở tuyển non các dòng vô tính được nhân nhanh và đánh giá tương đối đầy đủ và chính xác về các đặc tính nông học ở sơ tuyển với thời gian thí nghiệm 8 – 10 năm. Thí nghiệm sơ tuyển 2003 (ST LK 03) được thiết lập tại Lai Khê, Lai Hưng, Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 2003 để đánh giá sản lượng, sinh trưởng, tăng trưởng, hình thái và khả năng kháng bệnh hại của 72 dòng vô tính cao su mới từ đó gạn lọc ra những dòng vô tính xuất sắc làm nguyên liệu cho các bước chọn giống tiếp theo. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM và Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN VƯỜN SO SÁNH GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG ”. 2 1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài 1.2.1 Mục đích Đánh giá tiềm năng các dòng vô tính cao su mới qua những đặc tính nông học: sinh trưởng, sản lượng, tăng trưởng vanh và một số đặc tính phụ khác của các dòng vô tính cao su bố trí trên thí nghiệm sơ tuyển - ST LK 03 tại Lai Khê, Lai Hưng, Bến Cát, Bình Dương đến giai đoạn bắt đầu khai thác. 1.2.2 Yêu cầu Thu thập số liệu về chỉ tiêu năng suất cá thể của 27 dòng vô tính mở cạo năm đầu trong 72 dòng vô tính để đánh giá tiềm năng của các dòng vô tính. Thu thập số liệu về các chỉ tiêu nông học chủ yếu: sinh trưởng, tăng trưởng, khả năng kháng bệnh và một số đặc tính phụ khác của 72 dòng vô tính trên thí nghiệm ST LK 03. Chọn lọc các dòng vô tính cao su xuất sắc nhất trong năm cạo đầu. 1.2.3 Giới hạn đề tài Thí nghiệm ST LK 03 là công trình tuyển giống lâu dài tại Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam; do thời gian thực tập ngắn, đề tài chỉ giới hạn vào việc đánh giá giống qua những chỉ tiêu nông học chủ yếu của các dòng vô tính trên vườn ST LK 03 cho đến 3 tháng khai thác đầu tiên. 3 [...]... xuất sắc được khuyến cáo ở bảng I cơ cấu giống hiện hành của ngành cao su Việt Nam Sơ tuyển (ST – vườn so sánh giống qui mô nhỏ): vườn sơ tuyển nhằm khảo nghiệm một số lượng lớn các dòng vô tính mới nhập hay mới lai tạo có triển vọng để đưa vào vườn chung tuyển và sản xuất thử Những dòng vô tính xuất sắc từ tuyển non được bố trí trong các thí nghiệm so sánh giống quy mô nhỏ có kiểu bố trí khối đầy... cậy 9 cao, quá trình tuyển chọn giống được tiến hành qua ba bước cơ bản từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, với áp lực chọn lọc ngày càng cao Chương trình tuyển giống cao su Việt Nam gồm ba giai đoạn: tuyển non, so sánh giống qui mô nhỏ (sơ tuyển) , so sánh giống qui mô lớn (chung tuyển và sản xuất thử) Các giai đoạn được biểu diễn theo sơ đồ 2.1 và đã cho nhiều kết quả khích lệ Một số dòng vô tính cao su xuất... đổ song phương với IRCA Từ 1982 – 1984, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã lai tạo được khoảng 400 giống lai hoa mới (kí hiệu LH) Chương trình lai tạo giống cao su của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam khởi đầu năm 1982 cho đến nay Viện đã lai tạo ra rất nhiều giống với tên gọi là lai hoa (LH) và 5 dòng vô tính RRIV Tháng 1/1996 hội thảo và trình diễn giống cao su được tổ chức tại Viện Nghiên Cứu Cao Su. .. có năng su t cao, thay vì dùng hạt không chọn lọc Kết quả cho thấy vườn trồng hạt chọn lọc có năng su t trung bình 639 – 704 kg/ha/năm so với 496 kg/ha/năm của cả vườn trồng hạt thực sinh không chọn lọc (Dijkman, 1951) Kỹ thuật ghép do Van Helten, Douddle và Tas đề xuất năm 1916 mở ra một con đường mới trong tạo tuyển giống cao su: tạo các dòng vô tính Sau đó hàng loạt dòng vô tính nguyên sơ từ những... truyền cây cao su; các dòng vô tính cao hiện đại đều xuất phát từ 7 dòng vô tính cơ bản , do đó vốn di truyền thực tế ngày càng hạn hẹp hơn và có thể đã có sự cận huyết thống trong tạo giống cao su (Trần Thị Thúy Hoa, 1995) Nguồn gen cao su Amazon Nhận thức được vấn đề vốn di truyền hạn hẹp, xói mòn gen qua quá trình dòng vô tính hóa, sẽ là một hạn chế lớn cho tương lai công tác cải tiến giống cao su, vì... đầu thu nhập lại các giống cũ và thiết lập các vườn thí nghiệm mới trên nhiều địa bàn, chọn lọc các dòng lai hoa bên cạnh đó chuẩn bị công tác du nhập các giống mới để bổ sung cho vốn di truyền 13 Năm 1981, ngành cao su Việt Nam đã du nhập được một số giống mới sưu tập được vùng nguyên quán Nam Mỹ qua Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Thế giới (IRRDB) Đồng thời nhiều nguồn giống mới tiến bộ cũng... mẹ đầu dòng cao sản được tạo ra trong giai đoạn 1920 – 1930 tại cá quốc gia: Indonesia, Malaysia, Sri Lanka; trong số đó dòng vô tính GT 1; PR 107; PB 86 vẫn còn được trồng ở nhiều nước với qui mô lớn (Summer, 1930) Năm 1919, các nhà tạo giống cao su Indonesia đã bắt đầu tiến hành các chương trình lai hoa nhân tạo có kiểm so t với cha mẹ lai là những dòng vô tính nguyên sơ Các chương trình lai được... dài trên vườn cây cũng như đạt được hiệu quả kinh tế cao cho cả chu kỳ kinh doanh Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm phải mất 6 – 7 năm kiến thiết cơ bản mới cho thu hoạch Do vậy, việc cây cao su cho năng su t cao kết hợp với thời gian kiến thiết cơ bản được rút ngắn sẽ là tăng hiệu quả kinh tế lên rất cao Trong số 27 dòng vô tính đưa vào khai thác sớm có dòng hoang dại RO 25/254, kết quả năng su t... 0,01) của giá trị năng su t trung bình qua thời gian theo dõi Phân nhóm các dòng vô tính theo năng su t cho thấy có 10 dòng vô tính có sản lượng cá thể vượt đối chứng PB 235 từ 8,94% đến 114,83%, có 4 dòng vô tính đạt cấp 1 (từ 4,98 – 16,08 g/c/c) LH 94/267 cho năng su t cao nhất đạt 59,71 g/c/c (cấp 5), cùng với LTD 98/1149 đạt 54,57 g/c/c vượt hẳn các dòng vô tính khác, khác biệt rất có ý nghĩa so với... công việc tuyển chọn giống cao su được bắt đầu ở Malaysia, Indonesia và Sri Lanka Mục tiêu của giai đoạn này là tuyển chọn giống bằng cách loại bỏ các cây thực sinh sản lượng thấp trong vườn ươm, kế đó tuyển chọn cây thực sinh xuất sắc làm cây mẹ đầu dòng để nhân giống vô tính Năm 1928, Malaysia bắt đầu chương trình lai hoa có kiểm so t để tạo ra các giống cây lai ưu tú từ những cây mẹ và bố đã tuyển chọn . ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN VƯỜN SO SÁNH GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG. Thực hiện từ tháng 01/2008 đến tháng 08/2009 trên vườn thí nghiệm Sơ tuyển Lai. Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN VƯỜN SO SÁNH GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG ”. 2 1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU MỚI TRÊN VƯỜN SO SÁNH GIỐNG TẠI LAI KHÊ, BẾN CÁT, BÌNH DƯƠNG Tác giả NGUYỄN THỊ THÚY AN Khóa luận được trình đển đáp