hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính

216 943 0
hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tínhhệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính hệ đếm và việc mã hóa thông tin trong máy tính

[Type the document title] MỤC LỤC CHƯƠNG I : CÁC HỆ ĐẾM VÀ VIỆC MÃ HÓA THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH 3 1. Các hệ đếm dùng trong máy tính 3 1.1. Hệ mười và hệ hai 3 1.2. Số BCD (số hệ mười mã hóa bằng hệ hai) 5 1.3. Hệ mười sáu (Hexa-decimal, hex, H) 6 2. Các phép toán số học đối với số hệ hai 6 2.1. Phép cộng 6 2.2. Phép trừ và số bù hai 7 2.3 Phép nhân 9 2.4 Phép chia 10 3. Mã ASCII - mã tiêu chuẩn cho trao đổi thông tin 12 4. Quan hệ giữa mã ASCII với số BCD 14 CHƯƠNG 2 : MÁY VI TÍNH VÀ HỆ THỐNG VI XỬ LÝ 16 1. Từ máy tính lớn đến máy vi tính 16 1.1.Máy tính lớn 16 1.2. Máy tính con 16 1.3.Máy vi tính 16 2. Sự phát triển của các bộ vi xử lý 17 2.1.Thế hệ 1 (1971-1973) 17 2.2.Thế hệ 2 (1974-1977) 17 2.3.Thế hệ 3 (1978-1982) 17 2.4.Thế hệ 4 (1983-1999) 18 3.Giới thiệu sơ lược cấu trúc và hoạt động của hệ vi xử lý 19 CHƯƠNG 3: BỘ VI XỬ LÝ INTEL 8088 22 1.Giới thiệu cấu trúc bên trong vàhoạt động của bộ vi xử lý 8088 22 1.1.BIU Và EU 22 2.Cách mã hoá lệnh củabộ vi xử lý 8088 30 3.Các chế độ địa chỉ của bộ vi xử lý 8088 32 CHƯƠNG 4 : LẬP TRÌNH BẰNG HỢP NGỮ VỚI 8088 83 1. Giới thiệu chung của chương trình hợp ngữ 84 1.1. Cú pháp của chương trình hợp ngữ 84 1.2. Dữ liệu cho chương trình 86 [Type text] Trang 1 [Type the document title] 1.3. Biến và hằng 87 1.4. Khung của một chương trình hợp ngữ 89 2. Cách tạo và cho chạy một chương trình hợp ngữ trên máy IBM PC 98 3. Các cấu trúc lập trình cơ bản thực hiện bằng hợp ngữ 103 CHƯƠNG 5 : GHÉP 8088 VỚI BỘ NHỚ VÀ TỔ CHỨCVÀO/RA DỮ LIỆU 140 1. Giới thiệu các tín hiệu của 8088 và các mạch phụ trợ 8284, 8288 140 1.1. Các tín hiệu của 8088 140 1.2. Phân kênh để tách thông tin và việc đệm cho các bus 145 1.3. Mạch tạo xung nhịp 8284 148 1.4. Mạch điều khiển bus 8288 149 3. Phối ghép 8088 với thiết bị ngoại vi 172 3.1. Các kiểu phối ghép vào/ra 173 3.2. Giải mã địa chỉ cho thiết bị vào/ra 173 3.3. Các mạch cổng đơn giản 174 3.4. Mạch phối ghép vào/ra song song lập trình được 8255A 175 CHƯƠNG 6 : VÀO RA DỮ LIỆU BẰNG CÁCH THĂM DÒ 183 1. Giới thiệu chung về các phương pháp điều kiển vào/ra dữ liệu 183 2. Vào/ra dữ liệu bằng phương pháp thăm dò 183 CHƯƠNG 7 : NGẮT VÀ XỬ LÝ NGẮT TRONG HỆ 8088 185 1. Sự cần thiết phải ngắt CPU 185 2. Ngắt trong hệ vi xử lý 8088 186 2.1. Các loại ngắt trong hệ 8088 186 2.2. Đáp ứng của CPU khi có yêu cầu ngắt 187 2.3. Xử lý ưu tiên khi ngắt: 188 2.4. Mạch điều khiển ngắt ưu tiên 8259A 189 CHƯƠNG 8: VÀO /RA DỮ LIỆU BẰNG DMA 205 1. Nguyên tắc của việc trao đổi dữ liệu với thiết bị ngoại vi bằng cách thâm nhập trực tiếp vào bộ nhớ (DMA) 205 2.DMAC 8237A -5 trong hệ vi xử lý 8088 208 2.1.tín hiệu HOLD và HLDA trong CPU 8088 208 2.2. Mạch DMAC 8237A -5của Inter 208 [Type text] Trang 2 [Type the document title] CHƯƠNG I : CÁC HỆ ĐẾM VÀ VIỆC MÃ HÓA THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH 1. Các hệ đếm dùng trong máy tính 1.1. Hệ mười và hệ hai Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta dùng hệ cơ số mười hoặc nói gọn hơn hệ mười để biểu diễn các giá trị số. Điều này là rất tự nhiên vì từ khi xưa một con người bình thường đã biết dùng 10 ngón tay của mình như là “công cụ tính toán sơ đẳng. Trong hệ thống này chúng ta dùng tổ hợp của các chữ số 0 9 để biểu diễn các giá trị số, đi kèm theo tập hợp đó có thể dùng thêm chữ D đi mà vẫn ngầm hiểu rằng đó là số hệ mười Trong thế giới máy tính thì khác, để biểu diễn 1 giá trị số chúng ta dùng hệ cơ số hai hoặc nói gọn hơn hệ hai, trong đó chỉ tồn tại hai chữ số 0 và 1để biểu diễn các giá trị số (ứng với hai trạng thái có điện và không có điện của các mạch điện tử cấu tạo trên máy). 0 và 1 cũng là các giá trị có thể có của một chữ số hệ hai. Hệ hai là hệ dùng trong các máy tính. Một số hệ hai thường được đánh dấu bằng chữ B đi kèm ở cuối để phân biệt với các hệ khác khi ta làm việc cùng một lúc với nhiều hệ đếm khác nhau. Một cụm 4 bit sẽ tạo thành 1 nibble, cụm 8 bit sẽ tạo thành 1 byte, cụm 16 bit thông thường sẽ trạo thành một từ(word), cụm 32 bit sẽ tạo thành một từ kép. Chữ số đầu tiên bên trái trong dãy các số hệ hai gọi là bít có ý nghĩa lớn nhất, còn bit cuối cùng bên phải trong dãy gọi là bit có ý nghĩa bé nhất. Ứng với việc đếm thứ tự 1,2,3…ở hệ 10 thì ở hệ 2 ta có 1,10,11… Nibble byte word Double Word Hình1.1. Các đơn vị đo độ dài của số hệ hai dẫn xuất từ bit Vì con người chỉ quen tính toán với hệ mười, trong khi các bộ phận tính toán của máy tính chỉ biết làm việc với hệ hai, nên để đảm bảo sự giao tiếp thuận tiện giữa người và máy (khi đưa số liệu vào và lúc lấy ra kết quả tính toán) thường xuyên phải có việc chuyển đổi qua lại giữa hai hệ đếm này. Chúng ta cùng xem xét nhanh các vấn đề trên thông qua các ví dụ đơn giản dưới đây. Một số hệ mười viết như sau: 12345,67 [Type text] Trang 3 [Type the document title] Sẽ có giá trị số bằng tổng của các tích giữa các hệ số 1,2,3,4,5,6,7 với các trọng số 10 i như sau: 12345,67=1.10 4 +2.10 3 +3.10 2 +4.10 1 +5.10 0 +6.10 -1 +7.10 -2 Tương tự như vậy, một số hệ hai viết như sau: 10111,01 Sẽ có giá trị số bằng tổng của các tích giữa các hệ số 1,0,1,1,1,01,1 với các trọng số 2 i tương ứng lần lược như sau: =1.2 4 +0.2 3 +1.2 2 +1.2 1 +1.2 0 +0.2 -1 +1.2 -2 Các thuật toán thường dùng để chuyển đổi giữa hai hệ trên:  Đổi số hệ hai sang hệ mười Muốn đổi một số từ hệ hai sang hệ mười chỉ cần tính các giá trị 2 i tương ứng với các chữ số khác không thứ i của hệ số hai rồi cộng lại như đã nói ở trên: Ví dụ 10111,11B =2 4 +2 2 +2 1 +2 0 +2 -1 +2 -2 =25,75 Ngược lại muốn chuyển một số từ hệ mười sang hệ hai ta có thể làm theo hai cách: • Cách một để đổi số hệ mười sang hệ hai Quy tắc: Lấy số hệ mười cần đổi trừ đi 2 x (x là giá trị lớn nhất của số mũ chọn sao cho 2 x nhỏ hơn hoặc bằng so với số hệ 10 cần đổi), ghi lại giá trị 1 cho chữ số hệ hai ứng với 2 x . Tiếp tục làm như vậy đối với số dư do phép trừ trên tạo ra và các số 2 i bậc thấp hơn cho tới đạt tới 2 0 và ghi lại các gia trị (0 hoặc 1) cho chữ số hệ hai thứ i tùy theo quan hệ giữa số dư và lũy thừa tương ứng: 1, khi số dư lớn hơn hoặc bằng 2 i 0, khi số dư nhỏ hơn hoặc bằng 2 i (và phép trừ không được thực hiện) ví dụ đổi số 34 sang hệ hai. Các giá trị 2 i cần tính dến (2 5 =32 là giá trị 2 x sát dưới nhất so với số 34) 2 5 2 4 2 3 2 2 2 1 2 0 Các chữ số hệ hai tính được: 1 0 0 0 1 0 Như vậy 34=100010B. • Cách 2 để đổi số hệ mười sang hệ hai Quy tắc: Lấy số cần đổi chia cho 2 và ghi nhớ phần dư, tiếp theo lấy thương của phép chia trước đó chia cho 2 và ghi nhớ phần dư. Làm như vậy cho tới khi được thương bằng 0. Đảo ngược thứ tự dãy các số dư sẽ được các chữ số của số hệ hai cần tìm. Ví dụ : Đổi số 34 sang hệ hai (hình 1.1.). Kết quả được 100010B. 34 2 0 17 2 [Type text] Trang 4 [Type the document title] 1 8 2 0 4 2 0 2 2 0 1 2 1 0 Các số dư trong khung sẽ được sắp xếp theo chiều mũi tên Hình 1.1. Một cách đổi số hệ mười sang hệ hai Trong trường hợp số hệ mười cần đổi có thêm cả phần lẻ sau dấu phẩy thì đầu tiên ta phải đổi riêng rẽ từng phần rồi sau đó cộng các kết quả lại. Đối với phần nguyên ta có thể làm theo 2 cách đã nói ở trên. Riêng đối với phần sau dấu phẩy ta đổi theo quy tắc trình bày sau đây. • Quy tắc đổi số thập phân hệ mười ra hệ hai Lấy số cần đổi nhân với 2, tích nhận được sẽ gồm phần nguyên và phần lẻ nhị phân, lấy phần lẻ nhị phân của tích thu được nhân tiếp với 2. Làm như vậy cho tới khi được tích chẵn bằng 1. Chọn riêng các phần nguyên (phần trước dấu phẩy) của các tích thu được và sắp xếp lại sẽ được các chữ số sau dấu phẩy của số hệ hai cần tìm. Ví dụ: Đôỉ số 0.125 ra số hệ hai. Ta thực hiện phép nhân lần lượt theo các bước trên: 0,125 * 2 = 0 ,250 0,250 * 2 = 0 ,500 0,500 * 2 = 1 ,000 và thu được kết quả là 0,125 = 0,001B (phần được đóng trong khung). Kết hợp các ví dụ trên lại, nếu phải đổi số 34,125 ra hệ hai ta thu được kết quả cuối cùng là 34,125 = 100010,001 B. 1.2. Số BCD (số hệ mười mã hóa bằng hệ hai) Giữa hệ mười và hệ hai còn tồn tại một hệ lai: hệ BCD cho các số hệ mười mã hóabằng hệ hai (Binary Coded Decimal number), rất thích hợp cho các thiết bị do có thêm phần hiện thị số ở đầu ra dùng các loại đèn hiện số khác nhau. Ở đây ta dùng 4 số hệ hai để mã hóa một số hệ mười có giá trị nằm trong khoảng 0 9. Như vậy, ở đây ta không dùng hết các tổ hợp có thể có của 4 bit. Vì tầm quan trọng của các số BCD nên các bộ vi xử lý thường có các lệnh thao tác với chúng. [Type text] Trang 5 [Type the document title] Ví dụ: Số 410 nếu biểu diễn theo kiểu số BCD thì được 0100 0001 0000. Kết quả này cũng gợi ý cho ta cách thức chuyển đổi giữa hai loại số. 1.3. Hệ mười sáu (Hexa-decimal, hex, H) Nếu ta dùng hệ hai để biểu diễn các số có giá trị lớn ta sẽ gặp điều bất tiện là số hệ hai thu được quá dài. Ví dụ để biểu diễn số 255 ta cần đến 8 bit viết như sau: 255 = 1111 1111 B Trong thực tế để viết kết quả biểu diễn các số cho gọn lại người ta tìm cách nhóm 4 số hệ hai (1 nibble) thành một số hệ mười sáu . Khác với hệ BCD vừa nói hệ 16 dùng hết các tổ hợp có thể của 4 bit để biểu diễn các giá trị số. Để làm được điều này người ta sử dụng các chữ số sẵn có của hệ mười 0 9 để biểu diễn các giá trị số ứng với 0 9 và dùng thêm các chữ cái A F để biểu diễn các giá trị còn lại ứng với 10 15. để phân biệt một số hệ mười sáu với các số hệ khác ta kèm thêm chữ H ở cuối. Ta cũng dễ nhận thấy rằng số mười chỉ là một bộ phận của hệ mười sáu. 2. Các phép toán số học đối với số hệ hai 2.1. Phép cộng Phép cộng các số hệ hai thực hiện giống như khi ta làm với số hệ mười. Quy tắc phép cộng số hệ hai được chỉ ra trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Quy tắc phép cộng Bảng 1.2. Quy tắc phép trừ y=a+b y= a-b a b y C a b y B 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 1 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 0 0 C: nhớ (Carry) B: mượn (Borrow) Ví dụ: Cộng hệ mười Cộng hệ hai 11 nhớ 1111 1110 099 Số hạng 1 0110 0011 095 Số hạng 2 0101 1111 194 Tổng 1100 0010 [Type text] Trang 6 [Type the document title] Các bộ cộng trong các khối tính toán số học của máy tính sẽ thực hiện các phép cộng theo cách đã nói ở trên. 2.2. Phép trừ và số bù hai a) Phép trừ Phép trừ các số hệ hai thực hiện giống như khi ta làm với số hệ mười. Quy tắc phép trừ số hệ hai được chỉ ra trong bảng 1.2. Ví dụ Trừ hệ mười Trừ hệ hai 1 Mượn 110 0000 109 số bị trừ 0110 1101 9 số trừ 0011 0001 060 Hiệu 0011 1100 b) Số bù hai Trong khi làm phéo trừ ta nhận thấy có thể thực hiện phép trừ bằng phép cộng: cộng số bị trừ với số đối của số trừ. Điều này cũng được ứng dụng trong các khối tính toán số học của máy tính để tận dụng các bộ cộng đã có sẵn. Vấn đề đặt ra đối với số hệ hai là ta phải có cách biểu diễn số âm một cách thích hợp sao cho ta có thể ứng dụng được tính chất nói trên. Có rất nhiều cách mã hóa các số hệ hai đê biểu diến số âm nhưng trong thực tế hay dùng nhất là dùng cách mã hóa kiểu số bù hai. Bảng 1.3 chỉ ra cách tạo ra các số hệ hai có dấu và số bù hai trong sự tương quan với số hệ hai. Bảng 1.3. Biểu diễn các số theo hệ hai, hệ hai có dấu và mã bù hai. Số 8 bit số hệ mười số hệ mười theo số hệ mười tính hệ hai tương đương mã hệ hai có dấu theo mã bù hai 0000 0000 0 + 0 + 0 0000 0001 1 + 1 + 1 0000 0010 2 + 2 + 2 0111 1101 125 + 125 + 125 [Type text] Trang 7 [Type the document title] 0111 1110 126 +126 +126 0111 1111 127 +127 +127 1000 0000 128 - 0 - 128 1000 0001 129 - 1 - 127 1000 0010 130 - 2 - 126 1111 1101 125 -125 - 3 1111 1110 126 -126 - 2 1111 1111 255 -127 - 1 Quan sát kỹ bảng này chúng ta có thể rút ra các nhận xét sau: 1. Nếu ta dùng 8 bit để biểu diễn số thì ta thu được 256 tổ hợp có giá trị từ 0 đến 255 (tương ứng 00 FF H), tức là chỉ biểu diễn được số dương. 2. Với tổ hợp trên nếu ta muốn biểu diễn số có dấu theo kiểu dấu và độ lớn (sign and magnitude) ta phải mất 1 bit để dành cho dấu và 7 bit còn lại để định giá trị. Với cách làm này ta có khả năng biểu diễn cả số âm và số dương nằm trong khoảng -127 -0, +0 +127 (chú ý 2 giá trị 0 khác nhau). 3. Số bù hai được tạo ra theo cách gần giống như kiếu dấu và độ lớn nhưng nó dùng cả 8 bit để biểu diễn giá trị của số được mã hóa. Mã bù hai dài 8 bit có khả năng biểu diễn các số âm và dương trong khoảng -128 0 +127. Một số dương có mã bù hai giống như hệ mã hai thông thường. 4. Một số biểu diễn theo hệ hai sẽ có các giá trị khác nhau nếu hiểu đó là mã để biểu diễn số theo kiểu hệ hai có dấu hoặc kiểu số bù hai. Nói khác đi, một cụm các số 0 và 1 sẽ được cảm nhận khác nhau khi nó biểu diễn giá trị số theo các mã khác nhau. Cho dù có được biểu diễn bằng số hệ hai có dấu hay số bù hai thì các số âm đều có bit b7 = 1, còn các số dương có bit b7 = 0. Bây giờ ta nói cụ thể cách tính số bù hai của một số nào đó. Về mặt toán học thì sí bù hai của một số chính là số đối của nó. Như vậy một số dương sẽ có số bù hai là một số âm cùng giá trị tuyệt đối và ngược lại. [Type text] Trang 8 [Type the document title] Quy tắc: Muốn tìm số bù hai (còn gọi là bù số học) của một số A ta làm theo các bước sau: • biểu diễn số A theo mã bù hai của nó • tìm số bù một (bù logic) của số đó (bằng cách đảo bit) • cộng 1 vào số bù một ở trên để nhận được số bù hai của số A. Ghi chú: Khi có một số âm được biểu diễn theo mã bù hai nếu muốn tính giá trị tuyệt đối của nó ta cũng áp dụng quy tắc này (áp dụng các bước 2.3). Ví dụ: Tìm số bù hai của 13. 13 = 0000 1101 B (mã bù hai của 13) số bù 1 của 13: 1111 0010 B (đảo bit của số trên) cộng thêm 1: 1 số bù hai của 13: 1111 0011 B (tức là -13) Có thể lấy một ví dụ khác để chứng tỏ kết quả trên là đúng và qua đó cũng thấy được ứng dụng của số bù hai trong khi làm phép trừ. Ví dụ: 15 - 13 = ? Ta có thể viết lại phép trừ trên thành phép cộng 15 + (-13) và sử dụng kết quả vừa tính được ở trên cho số (-13): 15 0000 1111 (-13) 1111 0011 tổng 0000 0010 (nhớ 1) Nếu không để ý đến nhớ ta có kết quả là 2. Ví dụ: 12 - 13 = ? 12 0000 1100 (-13) 1111 0011 tổng 1111 1111 (tức -1) Đây là một số âm (bit b7=1) với giá trị tuyệt đối là 1 (tra theo bảng 1.2). Mặt khác ta cũng có thể tìm được giá trị tuyệt đối của kết quả bằng cách tìm số bù hai của nó: Mã bù hai của kết quả trên 1111 1111 Số bù 1 của kết quả trên 0000 0000 Cộng - để tìm giá trị tuyệt đối 0000 0001 2.3 Phép nhân Phép nhân các số hệ hai thực hiện giống như khi ta làm với hệ số mười. Quy tắc phép nhân số hệ hai được chỉ ra trong bảng 1.4 Bảng 1.4. Quy tắc phép nhân y=a.b [Type text] Trang 9 [Type the document title] a b y 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1 Trên cơ sở quy tắc vừa nêu và để cho đơn giản ta thực hiện ví dụ một phép nhân 2 số hệ hai với độ dài 4 bit để làm sáng tỏ thuật toán nhân. 1001 Số bị nhân (9) 0110 Số nhân (6) 0000 Thành phần 1 của tổng tích luỹ 1001 Thành phần 2 của tổng tích luỹ 1001 Thành phần 3 của tổng tích luỹ 0000 Thành phần 4 của tổng tích luỹ 0110110 Tổng tích luỹ (54) Độ dài cực đại của kết quả trong trường hợp này là 8 bit. Nếu ta có các toán hạng 8 (hoặc 16) bit thì độ dài cực đại của kết quả là 16 (hoặc 32) bit. Mỗi lần nhân 1 bit khác 0 của số nhân với số bị nhân ta thu được chính số bị nhân. Nếu dịch trái nó một số lần tương ứng với vị trí của bit khác 0 đó trong số nhân, ta tạo ra 1 thành phần của tổng tích luỹ. Tổng của các thành phần như trên là kết quả của phép nhân. Phân tích kỹ quá trình trên ta thấy phép nhân có thể thực hiện theo thuật toán cộng và dịch (trên cơ sở các bộ cộng và dịch) như sau: • Thành phần đầu tiên của tổng tích luỹ thu được là tích của số LSB trong số nhân với số bị nhân. Nếu LSB = 0 thì thành phần này cũng bằng 0, còn nếu LSB = 1 thì thành phần này chính bằng số bị nhân. • Mỗi thành phần thứ i tiếp theo của tổng tích luỹ sẽ tính được bằng cách tương tự, nhưng phải dịch trái i bit (có thể bỏ qua các thành phần bằng 0). • Tổng của các tổng thành phần là tích cần tìm. Để minh hoạ cho thuật toán trên, ta dùng luôn nó để rút gọn ví dụ đã làm trước đây như sau: 1001 Số bị nhân (9) 0110 Số nhân (6) 1001 Số bị nhân dịch trái 1 lần 1001 Số bị nhân dịch trái 2 lần 0110110 Tổng tích luỹ (54) 2.4 Phép chia [Type text] Trang 10 [...]... ký tự và tuân theo 1 loại mã được dùng rất rộng rãi gọi là mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange, mã chuẩn của Mỹ dùng cho trao đổi thông tin) Việc dùng các ký tự để mã hoá thông tin theo bảng mã ASCII (bảng 1.5) cho ta khả năng trao đổi thông tin với hầu hết các máy tính khác Trong bảng mã ASCII tiêu chuẩn, người ta dùng 7 bit để mã hóa các kỹ tự thông dụng, như vậy bảng mã này... document title] Trong các phần trước ta đã nói đến cách biểu diễn số trong các hệ đếm Bây giờ ta xem xét việc biểu diễn thông tin nói chung trong máy tính Tất cả các thông tin trong máy tính đều được biểu diễn dưới dạng các số 0 và 1 Mỗi tổ hợp của các số 0 và 1 được gán một ký tự chữ cái, chứ số hoặc một ký tự khác theo một cách thức nhất định Trogn thực tế thông tin được truyền đi, được lưu giữ trong các... loại máy Y-MP/832 của Cray) 1.2 Máy tính con Máy tính con (minicomputer) là một dạng thu nhỏ về kích thước cũng như về tính năng của máy tính lớn Nó ra đời nhằm thoả mãn các nhu cầu sử dụng máy tính cho các ứng dụng vừa phải mà nếu dùng máy tính lớn vào đó thì sẻ gây lãng phí Do vậy máy tính con thường làm việc với các dữ liệu có đọ dài từ 32 bit với tốc độ chậm hơn và khả năng của bộ nhớ hạn chế hơn Máy. .. được dùng như là một bộ phận chủ chốt trong cácmáy tính của các thế hệ trước Để nắm bắt được tính kế thừa và tính liên tục của sự phát triển này, trước khi giới thiệu về các bộ vi xử lí ta để ra một chút thời gian để giới thiệu về các loại máy tính nói chung 1 Từ máy tính lớn đến máy vi tính Như ta đã biết về kiến thức của máy tính nói chung, một máy tính (Computer) thông thường bao gồm các khối chức... tính con thường được dùng cho các tính toán khoa học kỹ thuật, gia công dữ liệu quy mô nhỏ hay để điều khiển quy trình công nghệ Tiêu biểu cho nhóm này là loại máy VAX 6360 của Digital Equipment Corporation và MV/8000II của Data genaral 1.3 .Máy vi tính Máy vi tính (Microcomputer) là loại máy tính rất thông dụng hiện nay Một máy vi tính có thể là một bộ vi điều khiển (microcontroller)., một máy vi tính. .. rất lớn Chính vì vậy máy tính cũng lớn về kích thước vật lý Chúng thường được dùng để điều khiển các hệ thống thiết bị dùng trong quân sự hoặc các hệ thống máy móc của chương trình nghiên cứu vũ trụ, để xử lý các thông tin trong ngành ngân hàng, ngành khí tượng, các công ty bảo hiểm Tiêu biểu cho loại máy tính này là loại máy IBM 8341, honeywell DSP8 loại máy lớn nhất trong các máy lớn được gọi là... khiển (microcontroller)., một máy vi tính trong một vỏ mách (one- chip- microcomputer), và một hệ vi xử lí có khả năng làm việc với số liệu có độ dài 1 bit, 4 bit, 8 bit, 16 bit Hiện nay một số máy vi tính có tính năng có thể so sánh được với máy tính con, làm việc với số liệu có độ dài từ là 32 bit (thậm chí là 64 bit) Ranh giới để phân chia giữa máy vi tính và máy tính con chính vì thế ngày càng không... ( hình 3.2 ) Trong khi đó từ bộ vi xử lý 8086/88, Intel sử dụng cơ chế xử lý xen kẻ liên tục dòng mã lệnh thì CPU được chia thành 2 khối và có sự phân chia công việc cho từng khối: việc đọc mã lệnh là do khối BIU thực hiện, việc giải mã lệnh và thực hiện lệnh là do khối EU đảm nhiệm Các khối chức năng này có khả năng làm việc đồng thời và các bus sẽ liên tục sử dụng: trong khi EU lấy mã lệnh từ bộ... =5-10 MHz Trong thời kì này cũng xuất hiên các máy vi tính 8 bit trong một vỏ như 8048/49 và 6805R2 (mạch này còn có thêm cả ADC 12 bit cho 4 kênh đầu vào tương tự) hoặc các bộ vi điều khiển 1 bit trong vỏ như MC 14500B và 4 bit trong 1 vỏ như MC 141000 2.4 Thế hệ 4 (1983-1999) Các bộ vi xử lý đại diện trong thế hệ này là các vi xử lý 32 bit 80386/80486 và 64 bit Pentium của Intel 60-66MHz, Intel P6... memory bên trong với dung lượng lên tới 36 KB Đa số Cache memory bên trong phân đôi : dùng cho lệnh Icache và dùng cho dữ liệu Dcache Các bộ vi xử lí công nghệ cao hiện nay( advanced microprocessors) đã thoả mãn các yêu cầu chế tạo các máy tính lớn ( mainframes ) và các siêu máy tính ( supercomputers) Các vi xử lí thời này có bus địa chỉ đều là 32 bit ( phân biệt 4 GB bộ nhớ) và có khả năng làm việc với . LỤC CHƯƠNG I : CÁC HỆ ĐẾM VÀ VIỆC MÃ HÓA THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH 3 1. Các hệ đếm dùng trong máy tính 3 1.1. Hệ mười và hệ hai 3 1.2. Số BCD (số hệ mười mã hóa bằng hệ hai) 5 1.3. Hệ mười sáu (Hexa-decimal,. I : CÁC HỆ ĐẾM VÀ VIỆC MÃ HÓA THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH 1. Các hệ đếm dùng trong máy tính 1.1. Hệ mười và hệ hai Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta dùng hệ cơ số mười hoặc nói gọn hơn hệ mười. 2 : MÁY VI TÍNH VÀ HỆ THỐNG VI XỬ LÝ 16 1. Từ máy tính lớn đến máy vi tính 16 1.1 .Máy tính lớn 16 1.2. Máy tính con 16 1.3 .Máy vi tính 16 2. Sự phát triển của các bộ vi xử lý 17 2.1.Thế hệ 1

Ngày đăng: 15/04/2015, 11:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cộng hệ mười Cộng hệ hai

    • Ví dụ

      • Trừ hệ mười Trừ hệ hai

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan