1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

BINH PHÁP TÔN TỬ ÁP DỤNG VÀO KINH DOANH

109 692 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 14,77 MB

Nội dung

Binh pháp tôn tử trong kinh doanh Giới thiệu Binh Pháp Tôn Tử (chữ Hán: 孫子兵法 孙子兵法 , Tiếng Anh: The Sun Tzu’s The Art of War hay The Sun Wu’s Art of War) là sách chiến lược, chiến thuật do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu, không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh pháp Tôn Tử lại không chỉ giới hạn trong quân sự, mà có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như: thể dục thể thao, khoa học, trong cả lĩnh vực kinh doanh … Có câu “thương trường như chiến trường” Bộ binh pháp nổi tiếng gồm 13 thiên. Trong loạt bài này các bạn được so sánh giữa binh pháp và các khả năng vận dụng của binh pháp trong thương trường. Thiên thứ nhất: Kế sách Tôn tử nói: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh: Một là Đạo. Hai là Thiên. Ba là Địa. Bốn là Tướng. Năm là Pháp. Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy. Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết. Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui. Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng. Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý... Tình huống về năm mặt nói trên, người tướng soái không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng. Cho nên phải từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh. Tức là phải xem xét: Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn? Tướng soái bên nào có tài năng hơn? Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn? Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn? Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn? Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn? Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn? Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai thua. Nếu chịu nghe mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thể thắng lợi, ta sẽ ở lại; Nếu không chịu nghe mưu kế của ta, cho dù có dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi (nguyên tácTướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi; tướng bất thinh ngã kế, dụng chi tất bại, khứ chi) Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh. Thế, tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà có hành động tương ứng. Dùng binh đánh giặc thường có hành động dối trá (nguyên tác Binh giả, quỷ đạo giã là câu cửa miệng rất nổi tiếng của các vị trí tướng). Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả như không thể tấn công, muốn đánh như giả như không muốn đánh, muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn hành động ở gần. Lấy lợi mà dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ. Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu, địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán. Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới (nguyên tác Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý) Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự, nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc. Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồ không tính toán gì. Quan sát đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được. Vận dụng. Trên thương trường bạn cũng là một thành viên trong một tập thể, cũng phải bỏ công sức, thời gian, tinh lực trong công việc thậm chí tài sản và máu phải đổ để mưu cầu về một thế giới hạnh phúc. Chính thế việc đầu tư, kinh doanh cũng cần phải xem sét tính toán kỹ lưỡng trước khi kinh doanh, và cũng dựa cả vào năm mặt “Đạo, thiên, địa, tướng, pháp” để có thể đoán biết được thắng bại trong thương trường. Đạo: Chính chỉ việc đạo đức kinh doanh, người làm kinh doanh trước hết phải có đức, có như vậy tướng sĩ một lòng, chung sức vì sự sống còn cho cùng một mục tiêu. Người không có đức tất loạn, sớm muộn gây ra những rắc rối trong toàn bộ quá trình. Đạo cũng chỉ mặt chính trong việc tuyển lựa đội ngũ làm việc. Trong công việc nếu tìm được người ham thích công việc đó, có tư chất tốt, có khả năng trong công việc được giao là tiền đề tạo dựng sự phát triển nhanh chóng. Những con người như vậy tất phải trọng dụng để có đội ngũ vững mạnh. Trong cuốn “Phá bỏ những lề thói tư duy thông thường” cũng có nhắc tới một câu: Thành công quan trọng trong là xắp đúng người đúng việc, đừng cố gắng dạy người khác hoàn hảo giống mình mà hãy thúc đẩy tiềm năng sẵn có của họ, phát huy tối đa khả năng của một nhân viên. Thiên: Là thiên thời, nói về ngày và đêm, nắng và gió các điều kiện ngoại cảnh tác động. Trong kinh doanh chỉ hai ý chính. Thiên thời chỉ thời thế tạo cơ hội, khi bạn nhìn biết về các tình huống sảy ra trên thương trường, nhận thấy các điểm thuận lợi về nhiều mặt như sự ủng hộ về nguồn cung cấp, nhu cầu người sử dụng, tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác đến công việc kinh doanh của mình. . . Có nhìn nhận được các điều kiện ngoại cảnh thuận lợi bạn sẽ có thêm cơ hội thành công trong kinh doanh. Địa: Trong kinh doanh dịa cũng gồm hai ý về địa thế thuận lợi, danh tiếng hiện tại, các điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, tận dụng nhân công hiện có. . . để có thể dễ dàng thực hiện được mục đích kinh doanh của mình. Tướng: nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự tín nhiệm của tướng soái. . . Điều này rất quan trọng trong kinh doanh. Một nhà chỉ huy được nể trọng tất quân sĩ phục, có như vậy mới mong trấn an nhân lực, đưa họ hướng tới mục tiêu đề ra. Pháp: Chỉ những quy định, pháp chế chính là chỉ những quy tắc, quy chế của doanh nghiệp, về quyền nghĩa vụ từng cá nhân trong doanh nghiệp trong mỗi phần việc cụ thể. Việc tuân thủ đúng quy chế doanh nghiệp góp phần đảm bảo sự thống nhất, thông suốt, đúng tiến độ và hoàn thành mục tiêu. Hiện các doanh nghiệp lập quy chế dựa trên bộ tiêu chuẩn iso 9000 có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp khác. Việc vận dụng 5 thức trên giúp cho chúng ta có thể hình dung được một mối tương quan tổng thể về một ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không. Thiên thứ nhất này muốn bày tỏ hai ý kiến chính.

Ngày đăng: 15/04/2015, 02:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w