TRÍ TUỆ XỬ THẾ Nguyên tác: Christian Larosepurk Dịch giả: Nguyễn Thu Hiền CopyLeft NXB Hải Phòng CONTENT AT A GLANCE PART ONE Hiểu Rõ Bản Thân Thực ra mỗi con người chúng ta đều vô tri cả, chỉ có điều từng phương diện vô tri đó khác nhau mà thôi. PART TWO Phép Tắc Của Cuộc Sống PART THREE Tu Luyện Đạo Đức Đạo đức thường có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, thế cái gì có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức đây ? PART FOUR Đối Nhân Xử Thế Người thông minh dựa vào kinh nghiệm để phát ngôn, nhưng người thông minh hơn nữa dựa vào kinh nghiệm của mình để lựa chọn sự im lặng. PART FIVE Yếu Tố Của Thành Công Con đường ngắn nhất để đạt được thành công trong cuộc đời này là hãy làm theo những gì mà ta khuyên bảo người khác. TABLE OF CONTENTS PART ONE – Hiểu Rõ Bản Thân 1. Trước khi hiểu được Thượng Đế, con người ta phải hiểu được chính mình trước đã. 2. Điều bất hạnh của con người là đánh mất đi linh hồn bẩm sinh và năng lực yêu thương. 3. Người nào không biết trên đầu mình còn có ai, người đó sẽ khám phá ra rất nhiều điều ở bản thân mình. 4. Kinh nghiệm đi giày 5. Hầu hết tội ác đều xuất phát từ những tâm trạng ngà ngà say. 6. Không coi mình tầm thường, bạn sẽ có được tiền tài và một cảm giác an toàn. 7. Chỉ ra khuyết điểm của người khác để thể hiện mình chỉ chứng tỏ một điều là bạn chả có tí năng lực gì. 8. Càng tự cho mình cao quý hơn người khác, càng dễ làm người khác tổn thương. 9. Kiêu ngạo là sự tự tư tự lợi không có cách nào kiềm chế được. 10. Chỉ bắt chước người khác thì không thể khiến trí tuệ phát triển được. 11. Người kiêu ngạo. 12. Khi một người dương dương tự đắc nói rằng: “Nhìn xem này, tôi có bao nhiêu điều tốt đẹp” thì có nghĩa là người đó bắt đầu rơi xuống bùn đen. 13. Hạnh phúc của bạn chủ yếu quyết định bởi việc bạn nhìn nhận bản thân mình như thế nào. 14. Người tự cho mình là người siêu phàm luôn luôn cho rằng bản thân mình cao quý hơn những người khác. 15. Trong tất cả các thói xấu thì cái mà ta thường không biết nhất đó chính là sự lười nhác. 16. Những tình cảm bột phát khiến người sáng suốt nhất biến thành kẻ điên rồ và biến một gã ngốc trở nên thông minh tuyệt đỉnh. 17. Hãy khôn khéo vận dụng sự ngây ngô của mình. 18. Tâm lý sùng bái. 19. Tuổi thanh xuân là một cơn say không rứt, là cơn sốt của lí trí. 20. Người thông minh nhất là người không chút động lòng trước những việc chẳng đáng gì. 21. Năng lực và nguyện vọng. 22. Vận mệnh và tâm tư thống trị thế giới. 23. Nếu ta không kiêu ngạo thì ta cũng không oán trách người khác kiêu ngạo. 24. Nỗi bất hạnh lớn nhất của con người là nỗi bất hạnh khi bị tội ác đánh gục. 25. Cái mác “vĩ đại” không đề cao một người không biết tự lập tự cường mà trái lại nó còn làm giảm thấp giá trị của họ. 26. Khuyết điểm trong tính cách còn nhiều hơn khuyết điểm trong tinh thần. 27. Cơ hội khiến bạn nhận ra người khác, càng khiến chúng ta nhận ra chính mình. 28. Nguyên tắc đầu tiên của một trí tuệ sáng suốt là có được sự sáng suốt trong tri thức của chính mình. 29. Thượng Đế không bao giờ sửa chữa lỗi lầm của chúng ta. 30. Nếu muốn tất cả những người khác làm tốt trước tiên mình phải làm tốt đã. 31. Sức mạnh chủ yếu của con người thể hiện ở sự khống chế tư tưởng. 32. Đối với một người đầy lý tính thì bất kì khó khăn gian khổ nào cũng giúp ích cho họ. 33. Đi tìm ý nghĩa lương thiện trong chính bản thân mình. 34. Con người được tạo ra để suy nghĩ. 35. Quen với kiềm chế bản thân. 36. Danh tiếng chỉ kết thân với những nhân vật chính 37. Nhận thức bản thân. 38. Những người sinh ra đã có tố chất thống trị. 39. Nghệ thuật trong ứng xử. 40. Hãy thể hiện mình cho tốt. 41. Hãy để mình đứng vào trung tâm của sự việc. 42. Không nên để lộ đầu ngón tay bị thương của mình. 43. Hãy cẩn thận trong lời nói. 44. Tạo ra cảm giác mong chờ 45. Tránh những khuyết điểm cố hữu. 46. Nếu không khoác lên mình bộ đồ của sư tử thì hãy khoác lên mình bộ áo của con hồ li. 47. Lời nói và hành động tạo nên một con người hoàn mỹ. 48. Hãy hiểu những vĩ nhân sống trong thời đại của bạn. 49. Không nên tỏ ra quái dị. 50. Hiểu rõ khuyết điểm chính của bản thân. 51. Không nên mang danh dự của mình phó thác cho người khác trừ phi bạn nhận được từ người đó giấy bảo đảm. 52. Cần phải biết bản thân thiếu cái gì. 53. Chúng ta không hoàn toàn thuộc về một ai, cũng không có ai hoàn toàn thuộc về chúng ta. 54. Cần phải hấp dẫn người khác. 55. Phải biết làm thế nào để đổi mới tính cách của bạn. 56. Thể hiện mình giống như người khác chỉ làm thấp bản thân mình hơn mà thôi. 57. Tránh nổi danh trong mọi trường hợp. 58. Nên có tài phát hiện bẩm sinh. 59. Không nên trở thành người lúc nào cũng đòi hỏi. 60. Hãy để phẩm chất của chính con người bạn vượt qua phẩm chất của cái địa vị mà bạn đang đảm trách. 61. Sự trưởng thành 62. Không nên khoác lác những việc mà bạn chưa hoàn thành. 63. Người phi phàm thường có 3 thứ. 64. Ý thức được điểm mạnh của mình. 65. Kiệm lời để trở thành Thánh nhân. 66. Tại sao con người ta lại nói dối. PART TWO – Phép Tắc Của Cuộc Sống 67. Phép tắc đích thực của cuộc sống là không bao giờ được quay lưng với lý tính. 68. Không nên quá so đo việc tán tụng khen ngợi hay chỉ trích của người khác. 69. Chỉ cần bạn sống cho tâm hồn mình chứ không phải là sống cho thể xác thì bạn có thể thoát ra mọi khó khăn. 70. Không nên gửi gắm cuộc sống của mình vào những thứ dễ dàng tan ra như mây khói. 71. Hàm nghĩa của hai từ “cuộc sống”. 72. Khi còn là nô lệ chỉ có một ông chủ duy nhất vậy mà khi tự do rồi lại có biết bao nhiêu ông chủ khác. 73. Một đứa trẻ chỉ cần có được cái chúng muốn thì chúng sẽ ngoan ngoãn im lặng trật tự ngay, còn lòng tham của người lớn lại chẳng bao giờ có đáy cả. 74. Cái “hấp dẫn” của dục vọng giống như con đom đóm dụ người ta bước vào bùn lầy. 75. Càng ít đòi hỏi thì cuộc sống càng hạnh phúc. 76. Nếu như làm tất cả mọi điều chỉ để có được những vinh quang trần tục thì đó quả là một điều bất hạnh. 77. Người chân thành không giàu có và người giàu có không chân thành. 78. Sự chán trường đến cực đoan có thể dùng để loại trừ chính sự chán trường. 79. Người nghèo đã đau khổ, nhưng người giàu còn đau khổ hơn. 80. Có hai cách để tránh khỏi cảnh nghèo khó. 81. Đau khổ thường bắt nguồn từ lợi ích và sĩ diện. 82. Thế nào là sự già yếu. 83. Xã hội thưởng cho vẻ ngoài của thành tích nhiều hơn nội dung của nó. 84. Sự hào phóng bao giờ cũng chứa đựng một dã tâm được ngụy trang. 85. Kết quả đối lập của sự tham lam. 86. Chân thực là cơ sở của sự hoàn thiện và cái đẹp. 87. Chân lí. 88. Người không có dục vọng riêng thường nhiều hơn người không có lòng đố kị. 89. Thái độ dung tục. 90. Nghiên cứu con người còn cần thiết hơn nghiên cứu sách vở. 91. Bản sao tốt. 92. Tư thế trang nghiêm. 93. Sự đại lượng của một bậc quân vương thường chỉ là một biện pháp chính trị để thu hút lòng dân mà thôi. 94. Cảm giác đối với việc tốt và việc xấu. 95. Có rất ít người chết đói, nhưng lại có người do ăn quá no mà chết. 96. Trí tuệ, đó là hiểu được nhiệm vụ của cuộc sống và biết cách làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ đó. 97. Con người ta chẳng thể nào thoát khỏi cái ác nằm sâu trong tâm hồn. 98. Lợi ích khiến một số người này mù quáng nhưng lại khiến một số khác trở nên cực kỳ minh mẫn. 99. Quý trọng tính mạng. 100. Đằng sau hạnh phúc là một hiểm họa, đằng sau hiểm họa là một hạnh phúc. 101. Cuộc sống là một sự cố gắng nhưng vĩnh viễn không thể tiến gần đến một cái đích triệt để. 102. Hai điều khiến đại triết gia Khang Đức phải ngạc nhiên. 103. Sức mạnh của tư tưởng là sức mạnh đích thực có thể thay đổi được cuộc sống của tất cả mọi người. 104. Hạnh phúc và biết thế nào là đủ. 105. Triết gia giải thích ba cái “nhất”. 106. Chúng ta sống trong giao điểm giữa hiện tại và tương lai. 107. Chiều sâu của tính mạng quan trọng hơn độ dài của nó. 108. Trò tiêu khiển. 109. Tiền tài và danh dự. 110. Hãy cùng những người khác chia sẻ những phẩm chất tốt đẹp. 111. Tính đa dạng. 112. Cẩn thận để nắm bắt thông tin. 113. Bí quyết để sống lâu. 114. Sự suy xét kĩ lưỡng. 115. Giành được danh tiếng và giữ gìn danh tiếng. 116. Không nên trở thành một người khiến người khác cảm thấy khó chịu. 117. Không nên bắt đầu cuộc sống bằng những việc thường dùng để kết thúc cuộc sống. 118. Hãy sống ít đi và học hỏi nhiều hơn. 119. Hãy sắp xếp cuộc sống của mình một cách thông minh. 120. Nếu trong công việc bạn hiểu biết không nhiều thì hãy chọn con đường an toàn nhất mà đi. 121. Hãy bán hàng theo bảng giá của tình nghĩa. 122. Hãy sống vì thời khắc này. 123. Người coi tình yêu thể xác làm thú vui sẽ đánh mất đi ý nghĩa của việc nuôi dưỡng con cái. 124. Không nên coi sự sa ngã của mình là một sự hưởng thụ hợp pháp. 125. Nếu gặp những việc không vui, không nên oán trách người khác hay oán trách số phận. 126. Người có tư tưởng nông cạn sẽ đánh mất đi cơ hội để cải thiện cuộc sống của mình. 127. Hãy đối xử đúng đắn với cây thánh giá trên vai mình. 128. Hãy làm thế giới này tốt đẹp hơn. 129. Không nên băn khoăn về những ý nghĩ dâm đãng. 130. Sai lầm tai hại nhất của con người là lầm tưởng rằng trong cuộc đời này không thể đạt được tất cả hạnh phúc như mình mong muốn. 131. Nhiệm vụ của cuộc sống chính là kiếm tìm sự hoàn mỹ. 132. Hạnh phúc là nằm trên bản thân con người bạn. 133. Làm việc thiện là để nhận được sự khen thưởng của lương tâm. 134. Mục đích của cuộc sống không nằm ở tính động vật mà nằm ở linh hồn trong thể xác. 135. Hạnh phúc thực sự hẳn là thứ được tất cả mọi người cùng chung hưởng. 136. Hạnh phúc nằm trong lòng bạn. 137. Không nên coi sự nghi hoặc và khó hiểu của ý nghĩa nhân sinh là một việc cao thượng. 138. Hạnh phúc thực sự mà ai ai cũng cần là cái hạnh phúc không thể có được từ chỗ những người khác. 139. Câu chuyện của ông chủ nhà khách. 140. Thái độ xấu của con người nông cạn. 141. Con người cần tình yêu như con ong cần bay, rắn cần bò, cá cần bơi. 142. Tình yêu chân chính là điều mà tất cả mọi người đều cảm thụ được giữa nhau. 143. Cố gắng yêu thương người mà bạn không yêu thương. 144. Yêu chỉ dâng hiến mà không đòi hỏi bất kì một điều gì. 145. Mục đích của việc lấy chồng lấy vợ. 146. Không làm một đại nam nhân. 147. Ước pháp tam chương trong hôn nhân. 148. Một vợ một chồng. 149. Con cái là minh chứng thánh khiết nhất của hôn nhân. 150. Khi bạn không cảm thấy yêu thương người ta thì không nên kết thân với họ. 151. Hận. 152. Giấu giếm những tình cảm trong lòng ta còn khó hơn vờ vịt vô tình. 153. Tình yêu giống như ma quỷ. 154. Kết quả của việc trừng phạt con cái làm chúng ý thức được sự trừng phạt ấy là hữu ích và công bằng. 155. Định nghĩa tình yêu và những thứ khác. 156. Tình yêu có trăm nghìn phiên bản. 157. “Tình cảm bạn bè” là sự tôn trọng và giúp đỡ vì lợi ích của nhau. 158. Tình yêu đích thực đã khó, tình bạn đích thực còn hiếm thấy hơn. 159. Phụ nữ khắc phục sự đùa giỡn tình yêu còn khó hơn khắc phục những tình cảm bột phát. 160. Phụ nữ. 161. Những người yêu nhau chỉ nhìn thấy khuyết điểm của đối phương khi cuộc tình chấm dứt mà thôi. 162. Khi đang yêu. 163. Tự ái. 164. Lợi ích là linh hồn của lòng tự ái. 165. Không nên quá nuông chiều thể xác. 166. Chiến thắng ham muốn. 167. Hãy viết ý tưởng của bạn thành những dòng mật mã. 168. Không nên yêu vĩnh viễn, cũng không nên hận vĩnh viễn. 169. Kết hợp tình yêu và sự tôn trọng của mọi người là một sự may mắn. 170. Thông một con đường lớn là việc đi cùng với một người khác. PART THREE – Tu Luyện Đạo Đức 171. Niềm tin đích thực là việc ý thức sâu sắc rằng trong cuộc đời này nên làm cái gì và không nên làm cái gì. 172. Lương tri là vị quan tòa trong lòng ta. 173. Coi tất cả mọi người đều là anh em. 174. Lương tri và truyền thống. 175. Chớ nên đi tìm cái bạn đang có trong tay. 176. Cái giá của sự tự do. 177. Cô gái mù. 178. Ngũ giới của đạo Phật. 179. Cuộc sống tiêu cực. 180. Con người bị chính những tội lỗi gây ra trừng phạt. 181. Khi bạn đã quen với tội lỗi thì nó sẽ từ vị trí của khách biến thành vị trí của chủ nhà. 182. Tội ác chỉ xuất hiện khi bạn thúc đẩy nó. 183. Nổi cáu với người khác chẳng qua là việc đi tìm sự biện hộ cho linh hồn mà thôi. 184. Không nên nghĩ về người khác theo chiều hướng xấu. 185. Món ăn ngon nhất thế giới là khi những lời nói ác độc được nuốt xuống không nói ra mồm. 186. Hai động cơ để tìm kiếm tri thức. 187. Giữ gìn lòng tốt tức là giữ gìn sự tự do của linh hồn. 188. Thói kiêu ngạo khiến người ta xa lánh hơn tất thảy những đức tính khác. 189. Chỉ có những kẻ thô lỗ không có giáo dục mới thích dùng bạo lực. 190. Phát triển tư chất hướng thiện bẩm sinh. 191. Chúng ta làm điều thiện thường là vì không muốn chịu đựng những hành động độc ác trừng phạt. 192. Chẩn trị linh hồn. 193. Chúng ta không đắm chìm trong một hành vi tội lỗi nào hết bởi vì còn nhiều hành vi tội lỗi khác nữa. 194. Bản tính quy định phạm vi con người làm điều thiện và làm điều ác. 195. Cao cả và cao thượng. 196. Im lặng là sự lựa chọn chắc chắn nhất của những người thiếu tự tin. 197. Lương thiện và độc ác. 198. Lễ độ và lễ tiết. 199. Lười nhác là một thói xấu dễ chung sống thoải mái và hỏa bình nhất so với tất cả những thói xấu khác. 200. Lịch lãm. 201. Tán dương cái thiện chính là một cách để chia cái thiện ấy cho mình một chút. 202. Học thuyết chân chính dạy ta điều thiện cao nhất. 203. Đấu tranh với cái xấu phải bắt đầu ngay hôm nay. 204. Lòng tốt thường chỉ là sự kết hợp giữa một số hành vi nào đó với những lợi ích mà thôi. 205. Tiết chế để hạn chế dã tâm của những người vĩ đại và an ủi những người bình thường. 206. Lòng đố kị còn khó hòa giải hơn cả lòng thù hận. 207. Nghi kị là điều xấu nhất trong những điều xấu. 208. Tinh thần trước sau chỉ là người bị lừa của tâm linh mà thôi. 209. Chân thành – sự cởi mở của tâm hồn. 210. Muốn được người khác tôn trọng, hãy làm một người có phẩm chất tốt. 211. Mục đích chủ yếu của giáo dục là đào tạo ra những người hiểu đạo lí. 212. Sự bất cập của trường học. 213. Tất cả đều hoàn mỹ. 214. Người hoàn thiện. 215. Tự nhiên và nghệ thuật. 216. Hiền nhân cần tự mình làm cho đầy đủ. 217. Người thức thời. 218. Hạn chế tính tưởng tượng. 219. Sự khác người. 220. Sự nhân từ. 221. Không nên làm những công việc tai tiếng. 222. Không nên đánh mất đi tính tự tôn. 223. Cần cù và thông minh. 224. Hai tác dụng trái ngược nhau có thể bổ sung cho nhau. 225. Chờ đợi cũng cần phải có bí quyết. 226. Tính ôn hòa. 227. Một kết thúc tốt đẹp. 228. Nên chuẩn bị trước cho những khó khăn ngay từ khi có điều kiện. 229. Không nên bới long tìm vết. 230. Sự ưu việt của lời nói. 231. Hãy là người văn minh. 232. Không nên chết vì ngu ngốc. 233. Trên thiên đường mọi thứ đều hoàn mỹ. 234. Bảo thủ là minh chứng của sự cẩn trọng. 235. Quan điểm về sáng tạo. 236. Cho dù khó khăn có nhỏ nhoi thế nào thì cũng không nên coi thường nó. 237. Nên nhân từ trong từng công việc. 238. Đừng nuôi dưỡng những cá tính xung đột trong mình. 239. Biết cách làm thế nào để phát huy hết bản thân mình. 240. Cần phải có tri thức hoặc làm quen với những người có tri thức. 241. Có đạo đức mà không cao ngạo sẽ tìm thấy ra một vị trí thích hợp. 242. Không nên giả bộ lương thiện. 243. Không nên trở thành người ngồi lê đôi mách. PART FOUR – Đối Nhân Xử Thế 244. Người giàu lòng trắc ẩn. 245. Càng thân thiện với mọi người bao nhiêu thì cuộc sống càng tốt đẹp bấy nhiêu. 246. Hãy yêu những người xung quanh như yêu chính bản thân mình. 247. Điều đáng sợ nhất trên thế gian này là lòng thù hận. 248. Sự tức giận chỉ thể hiện một điều đó là sự bất lực. 249. Vừa không nên quá coi thường người khác, cũng đừng nên quá tôn trọng bất kì người nào. 250. Đừng coi tất cả những người xung quanh bạn đều là người xấu. 251. Không nên nổi giận với những người độc ác và đánh mất lí tính. 252. Người có lí trí mới có thể thuyết phục được người khác. 253. Thói quen hay nóng giận khiến bạn chẳng bao giờ có được niềm vui khi thể nghiệm những tình cảm lương thiện. 254. Nổi cơn tam bành cũng chẳng thể loại trừ được những điều xấu xa. 255. Lời hứa. 256. Bất kì ai cũng hành động theo chiều hướng có lợi cho mình. 257. Câu chuyện người đánh lại gấu. 258. Cái gậy ma quỷ của quyền lực. 259. Lấy ác trả ác là tăng thêm lòng báo thù. 260. Trừng phạt là lấy cái ác này đối phó với một cái ác khác. 261. Thoát khỏi ba con đường không vui 262. Lấy thiện báo ác, khoan dung với tất cả. 263. Sở dĩ tình hình tồi tệ không thể biến chuyển tốt được là bởi vì có quá nhiều người làm việc xấu. 264. Trước khi thù hận hay yêu quý một ai đó hãy suy nghĩ thật kĩ. 265. Không tin tưởng vào bạn bè còn đáng xấu hổ hơn bị bạn bè lừa dối. 266. Sự bất nghĩa của vong ân bội nghĩa. 267. Nịnh hót là đồng tiền giả chỉ nhờ vào thói sĩ diện của chúng ta mới có thể lưu thông được. 268. Tán dương là một sự nịnh hót sáng suốt, khéo léo và không lộ liễu. Chúng ta tán dương người khác vì mục đích là nhận được sự tán dương. 269. Lừa dối và tự lừa dối. 270. Kẻ ngốc làm những điều ngốc nghếch. 271. Chính phái đích thực. 272. Để giành được cái lợi, cần điên điên lên một chút. 273. Hãy chú ý lắng nghe và trả lời. 274. Cảm kích là sự khao khát ngưỡng mộ đối với một ân huệ lớn hơn. 275. Những lời nói khiêm tốn và khiêm tốn. 276. Tại sao cần phải đấu khẩu với mọi người. 277. Thương hại là một dự cảm về những điều bất hạnh có thể sẽ gặp phải trong tương lai của chúng ta. 278. Sự phán quyết. 279. Tiêm nhiễm những vinh quang của một số người này là hạ thấp vinh quang của những người khác. 280. Giỏi tranh thủ những lời khuyên của người khác. 281. Sự ngây thơ giả tạo là một sự lừa đảo tinh vi. 282. Sự hoang đường còn mất thể diện hơn sự mất thể diện. 283. Tránh bị người khác chi phối. 284. Tin tưởng có lợi cho đàm phán hơn sự cơ trí. 285. Trung thực chỉ là một thủ đoạn để người khác tin tưởng vào mình. 286. Lòng tự mãn. 287. Khéo léo lợi dụng sức mạnh của sự gương mẫu. 288. Con người cao quý và những thứ cao quý. 289. Không nên bỏ qua những việc chán ngắt. 290. Không nên tức giận với những người dấu diếm chân tướng của mình. 291. Không được những người tốt yêu quý là một chuyện thật đáng buồn nhưng không được những người xấu yêu quý luôn luôn là một việc thật may mắn. 292. Nên căn cứ vào sự ứng dụng của một người đối với phẩm chất để phán đoán giá trị của họ. 293. Mưu gian chỉ là biều hiện của sự thiếu sáng suốt. 294. Những người tốt không bao giờ nhớ hết những việc tốt mà họ đã làm. 295. Không nên đi tìm những điều xấu xa ở người khác. 296. Người bêu xấu người khác cũng đồng thời bêu xấu chính bản thân mình. 297. Cảnh giác với những ảnh hưởng bên ngoài. 298. Chỉ trích. 299. Làm một người hành thiện. 300. Nghĩ trước khi nói. 301. Tranh luận và chân lí. 302. Tránh giành chiến thắng trước những người ưu việt hơn bạn. 303. Không nhàn rỗi. 304. Nhạy cảm. 305. Phát hiện ra động cơ của mỗi người. 306. Kiềm chế sự chê bai đối với những người khác. 307. Có một tấm lòng lương thiện quan trọng hơn nhận được một sự tôn kính thông thường. 308. Sử dụng mánh khóe nhưng không nên lạm dụng nó. 309. Không để người khác làm cho khó xử. 310. Không nên phơi bày mọi thứ. 311. Ưu việt hơn nữa. 312. Không nên khuất phục trước một thói quen không tốt. 313. Tám mặt lung linh. 314. Đổi mới ánh hào quang của bạn. 315. Lợi dụng địch thủ của mình. 316. Để mỗi một người duy trì được lòng tôn kính của họ. 317. Nên có bạn bè. 318. Chỉ kết bạn với những người có danh dự. 319. Đừng bao giờ nói về mình. 320. Quen với khuyết điểm của những người bạn mới. 321. Hãy để bạn là người khiến người khác phải hoài niệm. 322. Không nên rơi vào danh sách đen. 323. Phân biệt người nói lời thiện và làm việc thiện. 324. Không nên lãng phí sức ảnh hưởng. 325. Lòng tin. 326. Lợi dụng sự thiếu thốn của người khác. 327. Không nên đem toàn bộ sự ủng hộ của mình ra phung phí. 328. Cảnh giác với những người khẩu phật tâm xà. 329. Không nên cõng kẻ ngốc trên lưng. 330. Lợi dụng sự ngu xuẩn. 331. Hãy chịu đựng sự cười nhạo của người khác nhưng đừng bao giờ cười nhạo lại họ. 332. Không nên thuần lương quá. 333. Đừng bao giờ cho ai thỏa mãn trừ phi người ta yêu cầu. 334. Khi nào thì thay đổi chủ đề câu chuyện. 335. Một lần chỉ làm một chút điều thiện nhưng cần làm thường xuyên. 336. Cần chuẩn bị tốt để tránh gặp tai họa. 337. Tìm ra một người có thể chia se những gánh nặng với bạn. 338. Để những người dưới quyền làm những việc khó. 339. Đừng trở nên xấu xa vì cái tốt thuần túy. 340. Lời nói dịu dàng, thái độ ngọt ngào. 341. Người không ngoan ngay từ đầu sẽ làm những việc mà kẻ ngốc thường để lại làm sau cùng. 342. Lợi dụng vị trí mới mẻ của bạn. 343. Không nên một mình chỉ trích một việc đã được tất cả mọi người đều thích thú. 344. Không nên phản bác người phản bác bạn. 345. Sự tin tưởng sủng ái của một người sáng suốt. 346. Không lộ diện để khiến mình càng được người khác tôn trọng. 347. Một trí tuệ sáng suốt thực sự là sự tinh tế thận trọng vững vàng. 348. Không nên chết vì sự bất hạnh của người khác. 349. Không nên chịu trách nhiệm đối với tất cả mọi người hay với chỉ một người. 350. Không nên hành động dựa vào lòng nhiệt tình. 351. Biết cách phán đoán người khác như thế nào. 352. Không nên kết giao với những người bạn khiến bạn trở nên lu mờ nhạt nhòa. 353. Hãy tìm kiếm những người có thể dạy bảo, hướng dẫn cho bạn. PART FIVE – Yếu Tố Của Thành Công 354. Sự thích thú đến từ óc phán đoán nhiều hơn là đến từ lí tính. 355. Óc quan sát và lí trí. 356. Lí tính cũng nhiều khi tùy tiện xui ta làm những chuyện ngu ngốc. 357. Không nên theo đuổi đến cùng những việc mà chỉ có lí trí mong muốn. 358. Không biết sợ là một sức mạnh kiệt xuất của tinh thần. 359. Sự yếu mềm còn có hại cho tâm hồn hơn cả những hành động độc ác. 360. Phẩm chất tốt xấu cần sự đoái thương của cơ hội. 361. Sự hùng biện thực sự là nói tất cả những gì cần nói và chỉ nói những gì cần nói mà thôi. 362. Thói sĩ diện làm con người ta trở nên hung ác hơn. 363. Lòng dũng cảm là một nghề mạo hiểm mà người ta phải theo vì muốn mưu sinh. 364. Vinh dự là vật bảo lãnh để giành được những điều bạn muốn. 365. Tạo hóa tạo ra ưu thế, số mệnh làm nó trở thành một tác phẩm. 366. Tự khen ngợi bản thân mình. 367. Hãy ý thức được sự thất bại của mình. 368. Mặt trời bất diệt lại không khiến mọi người nhìn lâu được. 369. Biết giấu giếm sự thông minh của mình đó chính là một sự thông minh vĩ đại. 370. Sự kiên định của một hiền gia chẳng qua chỉ là một nghệ thuật để ngăn cản tâm hồn mình không bị dao động mà thôi. 371. Không nên tự mình khoác lác. 372. Hãy suy xét vấn đề bằng cái đầu của chính mình. 373. Người thông minh thì không có học vấn, người có học vấn thì lại không thông minh. 374. Học hỏi để trở thành người thông minh lương thiện hơn. 375. Đọc sách cần đọc những sách tốt. 376. Tri thức có được nhờ sự mầy mò suy nghĩ. 377. Tìm kiếm chân lí. 378. Hãy làm việc theo những nguyên tắc. 379. Một câu nói ngu ngốc thường dẫn tới một tội ác tày trời. 380. Hãy hành động thật nhiều và nói ít thôi. 381. Im lặng là vàng. 382. Sự im lặng là bằng chứng của năng lực. 383. Từ bỏ thói quen chỉ trích người khác. 384. Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ dưới đôi chân mình. 385. Hãy học cách nói “không biết”. 386. Một cách để tránh khỏi đau thương. 387. Đừng nên chỉ suy nghĩ về kết quả những hành động của mình. 388. Nên hạn chế cái suy nghĩ rằng: “Hãy đợi tôi … ”. 389. Hãy dùng câu nói “Trước đây tôi chưa làm được việc này” thay cho câu “việc này tôi không làm được”. 390. Việc quan trọng nhất mà mỗi người cần làm là không làm điều xấu. 391. Khi gặp những việc không biết phải làm như thế nào? Bất kể lúc nào bạn cũng nên kiềm chế. 392. Phòng tránh sai lầm. 393. Hãy chỉ nói những lời tốt đẹp về người đang sống. 394. Nếu muốn tự do, hãy học cách khống chế những ham muốn của mình. 395. Hãy sử dụng những từ ngữ thông minh đúng lúc đúng chỗ. 396. Hãy biết lúc nào thì sự việc chín muồi và hãy hưởng thụ chúng. 397. Không nên bàn luận về người khác. 398. Một tri thức không có dũng khí cũng vô dụng. 399. Thấy tốt thì nhận. 400. Tri thức và thiện ý. 401. Trấn tĩnh. 402. Lựa chọn vận mệnh, tránh gặp điều bất hạnh. 403. Hành sự có lúc cần suy nghĩ thật kĩ cũng có lúc cần hành động tức thì. 404. Bản chất và phương thức. 405. Cách thức của việc thay đổi hành động. 406. Cần mẫn và năng lực. 407. Nghệ thuật của sự may mắn. 408. Một kiến thức phù hợp. 409. Đừng bao giờ khoe khoang 410. Không ngừng kích động 411. Đi cùng vĩ nhân. 412. Quan sát thấu đáo, phán đoán chuẩn xác. 413. Biết cách làm thế nào để lựa chọn tốt nhất. 414. Một giá trị lớn cần bỏ ra một công sức lớn. 415. Sự phán đoán hoàn hảo. 416. Kết quả quan trọng hơn quá trình. 417. Cần theo đuổi một nghề nghiệp được tôn trọng. 418. Không để người khác biết hết về khả năng của bạn. 419. Lựa chọn một nhân vật anh hùng làm tấm gương cho mình. 420. Không nên lúc nào cũng tếu táo. 421. Tránh bị phỉ bang. 422. Đừng đợi đến khi bạn trở thành mặt trời lặn xuống ở phía Tây. 423. Hãy nhìn cho chính xác nội dung của sự vật. 424. Đối với tất cả mọi chuyện bao giờ cũng nên giữ lại cho mình một chút gì đó. 425. Không nên hướng dẫn kẻ thù làm những điều chúng cần làm. 426. Không nên bị trói buộc vào trong những nghi thức. 427. Chớ có đặt cược danh dự của bạn cho một lần đánh bạc. 428. Tự biết tìm niềm an ủi trong mọi hoàn cảnh. 429. Biết cảm thụ như thế nào. 430. Hãy giữ lại điều gì đó để hi vọng. 431. Phải biết lúc nào thì chọn nặng bỏ nhẹ, lúc nào thì chọn nhẹ bỏ nặng. 432. Không nên lặp lại cùng một lỗi lầm. 433. Hãy mong đợi đau khổ đến để biến nó thành lợi ích. 434. Để sự việc tạm thời dừng ở trạng thái chưa rõ ràng. 435. Đừng ngu xuẩn đến cùng. 436. Phải biết quên. 437. Không nên có quá nhiều thứ. 438. Sử dụng cách nói lảng. 439. Đừng nên sống lơ là. 440 . Đừng nên đi đến cực đoan. 441. Chớ nên ngần ngừ do dự. 442. Độ sâu và độ rộng. PART ONE – Hiểu Rõ Bản Thân Thực ra mỗi con người chúng ta đều vô tri cả, chỉ có điều từng phương diện vô tri đó khác nhau mà thôi. 1. Trước khi hiểu được Thượng Đế, con người ta phải hiểu được chính mình trước đã. Nếu một người mà đến ngay cả bản thân mình cũng không hiểu nổi thì đừng phí hoài công sức khuyên anh ta đi tìm hiểu thế giới làm gì. Điều này chỉ có thể làm được đối với những người hiểu rõ bản thân anh ta mà thôi. Trước khi hiểu được Thượng Đế, con người cần phải hiểu rõ bản thân mình trước đã. Con người ta không giây phút nào không tự hỏi bản thân mình, mình là ai, mình đang làm gì, đang nghĩ gì, đang cảm thụ điều gì? Và câu trả lời của anh ta thường là: mình đang làm một việc gì đó, đang nghĩ một điều gì đó, đang cảm thụ một điều gì đó. Nhưng nếu con người ta tự hỏi bản thân mình rằng: Thế cái người nào đó ý thức được việc mình đang làm, điều mình đang nghĩ, và cái mình đang cảm nhân là ai vậy? Câu trả lời của anh ta là chẳng có ai khác ngoài “ chính bản thân mình”. Mà cái “chính bản thân mình ấy lại chính là linh hồn như chúng tao đã nói. Sông và ao không giống nhau, ao và chum không giống nhau, chum và vại cũng không giống nhau. Thế nhưng cái mà sông, ao, chum hay vại đựng đều là nước. Cũng giống vậy, con người ta vốn không giống nhau, nhưng linh hồn sống trong nội tại họ lại là một. Ai ai cũng có trách nhiệm với những người khác, trách nhiệm đối với bản thân, và trách nhiệm đối với chính lương tâm họ. Trách nhiệm này không làm vấy bẩn, mai một hay bế tắc linh hồn mà ngược lại, nó làm cho linh hồn không ngừng được nuôi dưỡng, sinh trưởng và lớn lên. Linh hồn và thể xác, đó là hai thứ mà người ta tưởng thuộc về mình nên lúc nào cũng lo âu vì nó. Nhưng bạn nên biết rằng, con người đích thực của bạn không phải là thân xác bạn mà chính là linh hồn bạn. Nên nhớ kĩ điều này, hãy đặt linh hồn mình ở phía cao hơn thể xác, đừng để linh hồn bị những thói đời trần tục làm nhơ bẩn, cũng đừng để thể xác lấn át nó, có như thế cuộc sống của bạn mới thật tốt đẹp. Khi bạn thấy đau đớn thì có nghĩa là ở đâu đó trên cơ thể bạn không được ổn. Khi bạn làm một việc không nên làm, không làm được việc bạn nên làm hay mong muốn làm thì cuộc sống tâm linh của bạn cũng diễn ra y như thế. Khi bạn thấy buồn chán, tức giận hoặc khi ban yêu quý một thứ mà bạn không nên yêu hay bạn không có được cái mà bạn yêu quý, thì bạn cần biết rằng đã có chỗ nào đó không ổn thỏa. 2. Điều bất hạnh của con người là đánh mất đi linh hồn bẩm sinh và năng lực yêu thương. Như Abikettide đã từng nói, ngựa muốn thoát khỏi kẻ thù cần phải nhờ vào tốc độ chạy nhanh. Điều bất hạnh của loài ngựa không phải vì chúng không biết gáy lên như gà mà ở chỗ chúng mất đi bản năng chạy nhanh. Loài chó quý nhất ở khả năng khứu giác. Khi chúng mất đi khả năng khứu giác thì đó thật sự là một điều thật bất hạnh. Con người ta cũng vậy, điều bất hạnh của loài người không phải vì không thể đánh bại một con gấu, một con sư tử hoặc thậm chí là một kẻ thù hung ác hơn mà ở chỗ mất đi thứ quý giá nhất mà Thượng Đế ban tặng: Linh hồn và năng lực yêu thương. Điều bất hạnh ở con người không phải là cái chết, cũng không phải vì mất mát tiền bạc, không có nhà, không có tài sản. Điều đáng bất hạnh nhất là mất đi thứ quý giá nhất: Năng lực yêu thương. 3. Người nào không biết trên đầu mình còn có ai, người đó sẽ khám phá ra rất nhiều điều ở bản thân mình. Sức mạnh thực sự không phải chiến thắng kẻ khác mà là chiến thắng chính bản thân mình, không để phần “con” lấn át linh hồn của phần “người”. Con người ta có thể tìm ra tất cả mọi thứ, chỉ không giỏi tìm thấy chính mình mà thôi. Đây quả thực là một điều hết sức kì lạ. Người ta sống trên đời bao nhiêu năm, khi cảm thấy mình là tối cao thì mới là lúc phát hiện ra chính bản thân mình. Người ta chỉ cần chú ý đến điều này thì lập tức sẽ hiểu ra rằng, chỉ cần trong tâm hồn mình có một chữ “yêu” thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp biết nhường nào. Tất nhiên là chúng ta rất ít khi suy nghĩ vấn đề nào một cách độc lập, thêm đó, cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn chưa cảm thấy điều này. Chúng ta cứ phí hoài làm hỏng đầu óc của chúng ta để đi nghĩ ngợi những điều gì đó mà không chịu cố gắng cảm nhận thứ tâm linh duy nhất ấy. Có ngại gì khi xa rời thực tế cuộc sống này một chút, đắm mình vào những suy nghĩ của riêng mình một chút, chúng ta sẽ hiểu rằng hạnh phúc của chúng ta là gì. Khi cơ thể chúng ta yếu ớt, không sạch sẽ thì trong cơ thể đó vẫn chứa đựng một hòn ngọc quý mà Thượng Đế ban tặng: linh hồn bất tử. Một khi bản thân chúng ta ý thức được hòn ngọc linh hồn này thì tự khắc chúng ta sẽ dùng tình yêu đối xử với những người khác. Khi chúng ta biết yêu những người khác ngoài chính bản thân ta thì ngay lúc đó chúng ta đã giành được tất cả những gì mà linh hồn đang khao khát, đó là hạnh phúc. 4. Kinh nghiệm đi giày Khi đi một đôi giày mới, người ta thường hết sức cẩn thận tránh những chỗ lầy lội, nhưng nếu chẳng may lỡ chân làm đôi giày bẩn mất thì anh ta sẽ chẳng còn gìn giữ nó như ban đầu nữa, và đến khi nhận thấy đôi giày của mìnhh đã bẩn hết rồi, anh ta sẽ mạnh dạn dẫm vào những chỗ bùn lầy bẩn thỉu làm đôi giày đã bẩn càng bẩn hơn. Cũng giống thế, một thanh niên khi chưa bị những điều xấu xa của cuộc đời làm vấy bẩn thì vẫn cẩn thận giữ gìn, tránh xa những thứ xấu xa đó nhưng một khi đã phạm phải một hai lần thì anh ta sẽ chẳng thiết phải giữ gìn làm gì nữa vì nghĩ rằng suy cho cùng có cẩn thận hay không cũng không thể tránh được, thế là thói xấu sẽ tự nhiễm vào người lúc nào không hay. Không nên như vậy, nếu chẳng may trót làm bẩn rồi thì bạn hãy rửa sạch nó đi và càng chú ý giữ gìn hơn nữa; mắc lỗi lầm hãy biết hối hận và càng phải cảnh giác hơn. Khi một thanh niên mới bắt đầu cuộc sống, phải đi trên những con đường mới và xa lạ, họ phát hiện ra rằng bên cạnh những con đường đó còn có những con đường nhỏ rất bằng phẳng, rất hấp dẫn. Nếu bước chân vào con đường đó thì cái cảm giác đầu tiên họ cảm nhận được đó là sự êm ái thoải mái, càng đi càng sâu, và khi muốn trở lại con đường chính kia, họ lại không biết phải đi như thế nào để trở về, còn nếu cứ đi theo con đường nhỏ thì càng đi càng xa, cứ xa mãi, xa mãi cho đến chết. 5. Hầu hết tội ác đều xuất phát từ những tâm trạng ngà ngà say. Một người cầm đèn mò mẫm đi trong đêm tối, vất vả lắm mà chẳng nhận ra đường, lạc cả lối về. Lúc đã mệt mỏi rã rời, anh ta thổi tắt đèn phó mặc cho số phận, cứ đi, muốn đến đâu thì đến. Người nào đó dùng rượu, thuốc phiện hay ma túy để đánh lừa cảm giác của chính mình lẽ nào lại chẳng giống thế hay sao? Những con đường của cuộc đời này vốn rất khó nhận rõ, để tránh lạc đường mỗi khi đi lệch hướng, người ta đã phải đấu tranh tìm mọi cách để trở về với con đường cũ. Nhưng sau đó để tránh phải tìm đường khổ sở, một số người đã dùng rượu, hay một số chất ma túy khác để dập tắt đi một tia sáng duy nhất trong tâm hồn, đó là lí tính. Mỗi người khác nhau lại có những thói quen xấu khác nhau nhưng thói quen hút thuốc và uống rượu lại có ở tất cả mọi người, bất kể kẻ giàu hay nghèo. Đó là vì đại đa số con người đều không thấy thỏa mãn với cuộc sống của mình. Nguyên nhân dẫn đến sự không thỏa mãn đó là cái họ muốn tìm thấy chỉ là sự thỏa mãn về mặt xác thịt, mà xác thịt thì không bao giờ là đủ cả. Để tìm kiếm sự thỏa mãn ấy, người ta phải tìm đến rượu, bất kể là ai, giàu hay nghèo cũng muốn chìm đắm trong rượu để quên. Bất luận lúc nào, bất kể là ai cũng không nên uống cho say, hút cho đủ, hãy đi làm những việc có ích hơn như làm việc, suy nghĩ, thăm người ốm hay thậm chí chỉ là đi cầu nguyện Thượng Đế phù hộ. Đại đa số những người gây tội ác đều hành sự trong trạng thái không tỉnh táo. 6. Không coi mình tầm thường, bạn sẽ có được tiền tài và một cảm giác an toàn. Chỉ có những người luôn tin rằng bản thân không phải là một người tầm thường mà cao hơn tất cả mọi người mới có thể kiếm được tiền tài cũng như cảm giác an toàn. Chỉ có những người luôn có ý nghĩ rằng mình có thể chiến thắng tất cả mọi người mới tự tìm kiếm được tiền tài và tự biện bạch cho mình. Điều đáng ngạc nhiên nhất là sự chiếm hữu vật chất, cái đáng ra khiến người ta cẩm thấy hổ thẹn lại trở thành minh chứng chủ yếu cho sự tiến bộ của anh ta so với những người khác. “ Tôi có được tiền bạc bởi vì tôi cao quý hơn người khác. Và tôi cao quý hơn người khác bởi vì tôi có tiền bạc.” Những người này thường nói như vậy. 7. Chỉ ra khuyết điểm của người khác để thể hiện mình chỉ chứng tỏ một điều là bạn chả có tí năng lực gì. Người ta thường chỉ ra khuyết điểm của người khác để thể hiện bản thân mình nhưng dùng cách này chỉ chứng tỏ một điều họ chẳng có tí năng lực gì. Một con người càng thông minh lương thiện, càng nhận ra nhiều cái đẹp ở người khác; ngược lại, người càng ngu dốt thì càng độc ác, họ chỉ nhìn thấy những khuyết điểm ở người khác mà thôi. Bất kể ai cũng không nên tự cho mình thông minh, lương thiện, tốt đẹp hơn người khác. Tại sao như thế, nguyên nhân chỉ có một, đó là chẳng ai có thể biết được giá trị của trí tuệ và cái tốt đẹp của mình là bao nhiêu, lại càng không thể biết giá trị đích thực của trí tuệ và những điều tốt đẹp ở người khác. 8. Càng tự cho mình cao quý hơn người khác, càng dễ làm người khác tổn thương. Luật pháp Ấn Độ viết thế này: Đông lạnh hè nóng là chân lý tuyệt đối không ai hoài nghi. Cũng giống thế với một chân lý khác, người ác sống cuộc sống khổ sở còn người lương thiện sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Không nên để bất kì ai phải cãi lộn cho dù phải chịu đau khổ vì uất ức; bất luận một cử chỉ, lời nói, hành động nào cũng đều không nên gây tổn thương đến người khác. Cãi lộn và hạ nhục người khác sẽ cướp đi hạnh phúc đích thực của con người. Nếu tôi biết rằng, tức giận sẽ cướp đi hạnh phúc đích thực của con người thì tôi sẽ không bao giờ tự biện minh thù địch với những người khác, cũng không bao giờ lấy sự phẫn nộ của mình làm niềm tự hào mà hưng phấn, như thế sẽ càng làm cho ngọn lửa phẫn nộ lan rộng và cháy to hơn. Khi nghĩ rằng cần phải chiến thắng sự phẫn nộ thì tôi sẽ không thể không thừa nhận rằng sai lầm chỉ ở có một mình tôi và vì thế, không thể không đi tìm kiếm sự hòa giải từ phía đối nghịch. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Nếu bây giờ tôi biết rằng sự phẫn nộ chính là cái ác trong linh hồn mình thì tôi cũng cần phải nhận thức rõ cái gì đã dẫn đến cái ác này. Dẫn đến cái ác này chính là do tôi đã quên mất rằng cái tồn tại trên con người tôi thì cũng tồn tại trên những người khác nữa. Bây giờ thì tôi nhận ra rằng tự tách mình khỏi mọi người và tự cho mình cao quý hơn họ chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bạn trở nên thù địch với những người khác. Tôi nghĩ về cuộc sống trước đây của mình và nhận ra tôi chưa từng phẫn nộ hay nhục mạ những người có địa vị thấp kém hơn mình hoặc vì những điều nhỏ nhặt mà người ta làm mình không vui. Càng nghĩ mình cao quý hơn những người khác, thậm chí khi nghĩ rằng địa vị của người ta không cao lắm cũng đã là một cách coi thường người khác rồi. 9. Kiêu ngạo là sự tự tư tự lợi không có cách nào kiềm chế được. Theo Lisfebe quan sát, tính kiêu ngạo của con người ta rất khó thay đổi. Nếu như bạn lấp cái lỗ này đi thì ngay lập tức sẽ có ngay cái lỗ khác thò ra, bịt kín cái lỗ này lại mọc ngay vài ba cái khác, cứ thế mãi. Chỉ yêu bản thân mình, đó chính là cái gốc sâu xa của thói kiêu ngạo. Kiêu ngạo, đó là sự tự tư tự lợi không thể kiềm chế hay kiểm soát nổi. Người kiêu ngạo luôn tự cho mình lương thiện và tốt đẹp hơn những người khác. Một số người kiêu ngạo khác lại nghĩ rằng những người kiêu ngạo kia chẳng có gì là tốt đẹp cả, chỉ có mình họ là tốt nhất mà thôi. Những người này không bao giờ tự cảm thấy do dự hay băn khoăn về điều này, họ hoàn toàn tin rằng những người luôn thấy mình cao quý hơn người khác đều mắc sai lầm cả, chỉ có họ là đúng thôi. Kiêu ngạo hoàn toàn không phải là sự thể hiện niềm tự hào của con người. Thói kiêu ngạo lớn dần lên cùng với sự cung kính và tán dương giả tạo từ những người khác, nó ngược với sự tự hào ở chỗ sự tự hào tỏa sáng nhờ những khó khăn khổ nhục mà người đó phải chịu đựng. Con người ta càng bằng lòng với bản thân thì những cái đáng bằng lòng trên người anh ta càng ít đi. Thùng rỗng thì kêu to, thói kiêu ngạo cũng giống vậy. Vì thế, trong tập kinh của Phật giáo có đoạn khuyên người ta rằng, nhìn dòng sông đổ ra biển lớn cũng học được một điều: dòng sông nhỏ thì gầm gào chảy xiết còn biển cả mênh mông chỉ lặng lẽ không lời. Người kiêu ngạo lo sợ tất thảy các lời chỉ trích bởi vì họ tự cảm thấy sự vĩ đại của mình vốn không chắc chắn, nó như một cái bong bong mà họ tự thổi lên, chỉ cần một cái lỗ nhỏ là không tồn tại nữa, sự vĩ đại của họ cũng giống vậy, không thể tồn tại lâu được. Sự ngu xuẩn có thể không đồng hành cùng với sự kiêu ngạo nhưng sự kiêu ngạo thì luôn luôn song hành với sự ngu xuẩn. Một người càng kiêu ngạo bao nhiêu thì những người coi họ là kẻ ngu xuẩn và lợi dụng họ càng nhiều bấy nhiêu. Cách nghĩ của những người này không sai, bởi vì họ biết dùng những thủ đoạn không giấu diếm để lừa gạt mà những kẻ kiêu ngạo không hay biết. Sự kiêu ngạo không còn nghi ngờ gì nữa, chính là sự ngu xuẩn. 10. Chỉ bắt chước người khác thì không thể khiến trí tuệ phát triển được. Armson có nói rằng chúng ta đã bỏ ra quá nhiều công sức để bắt trước người khác mà không dùng công sức này vào trí tuệ và tâm hồn của chính bản thân mình. Một người hỏi một người khác, tại sao anh lại làm một việc mà anh không thích. “Bởi vì những người khác đều làm như vậy” – người đó trả lời. “Chả trách ai cũng như vậy, tôi không làm thế, người khác cũng không làm thế”. “Tất nhiên là không phải ai cũng làm thế nhưng đa số mọi người đều làm thế”. “Nhưng anh thử nói cho tôi biết, người nào nhiều hơn: người thông minh hay những người ngu ngốc?”. “Đương nhiên là người ngu ngốc nhiều hơn.” “Biết vậy thì có nghĩa là anh đang đi vào vết xe đổ của những người khác à?”. 11. Người kiêu ngạo. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là hoàn thiện tâm hồn mình. Nhưng người kiêu ngạo lại luôn tâm niệm rằng mình là con người thập toàn thập mỹ. Chính vì điều này, thói kiêu ngạo cực kỳ có hại, nó ngăn cản con người ta hoàn thành sự nghiệp quan trọng nhất của đời người, ngăn cản người ta hoàn thiện cuộc sống của bản thân mình. Kẻ kiêu ngạo lúc nào cũng bận rộn đi dạy bảo người khác, còn bản thân thì chằng bao giờ tự kiểm điểm, mà cũng chẳng cần phải tự kiểm điểm làm gì vì trong mắt họ, họ luôn là những người tốt nhất. Chính vì thế mà càng lên mặt dãy dỗ người khác thì họ càng trở nên tệ hơn. Như chương 23 trong “Mã Thái Phúc Âm” có viết: “Trong số các người, ai tự cho mình vĩ đại thì người đó chỉ làm người hầu cho những người khác vì tự cao tất sẽ trở nên tồi tệ, những người tự ti sẽ cố gắng để hoàn thiện mình hơn”. Sự tự đề cao mình tất sẽ làm hại mình bởi vì khi được người khác cho là tốt đẹp, thông minh, là lương thiện rồi thì sẽ không cố gắng trở nên tốt đẹp hơn, thông minh hơn, lương thiện hơn nữa. Ngược lại, những người luôn khiêm tốn sẽ luôn cố gắng nỗ lực để hoàn thiện mình, vì họ luôn nghĩ rằng bản thân chưa thật tốt cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Hành động của kẻ kiêu ngạo giống như người ta đi cà kheo vậy, không phải đi bằng đôi chân của chính mình nên không phải giẫm lên bùn bẩn trên mặt đường, có thể bước những bước thật dài nữa. Nhưng thật bất hạnh ở chỗ: đi trên đôi chân cà kheo ấy, anh ta có thể được bao xa đây, thêm nữa lại có thể ngã xuống bùn nhơ bất kì lúc nào, vừa bị người khác chê cười, cuối cùng là rớt lại phía sau. Người kiêu ngạo là như vậy đấy, họ sẽ tụt lại rất xa so với những người khác, những người không tự kéo dài mình được. Không chỉ có thế, kẻ kiêu ngạo còn trở thành trò cười cho những người khác khi họ ngã nhào xuống từ những đôi chân cà kheo cao ngất. 12. Khi một người dương dương tự đắc nói rằng: “Nhìn xem này, tôi có bao nhiêu điều tốt đẹp” thì có nghĩa là người đó bắt đầu rơi xuống bùn đen. Hai kẻ kiêu ngạo đi cùng nhau trên đường, người nào cũng tự cho mình cao hơn những người khác trên đời. Những người khác bên ngoài nhìn vào thấy tình cảnh này thật buồn cười nhưng bản thân hai kẻ kiêu ngạo kia thì không hề thấy như thế, chúng nhìn nhau thù địch, vì thế mà tự chúng đã hành hạ bản thân. Khi hai người thù địch lẫn nhau thì họ biết rằng như thế là không tốt. Thế nhưng để tự lừa dối mình, họ phải tìm ra lí do để biện hộ cho sự thù địch ấy trong lòng. Một trong những lí do ấy là, mình ưu tú hơn những người khác nhưng người ta không hiểu rõ điều này, thế nên mình không thể hòa hợp được với người ta; một lí do nữa là, gia đình mình tốt đẹp hơn những gia đình khác; lí do thứ ba là, mình sinh ra ở một dân tộc ưu tú hơn những dân tộc khác. Chẳng có gì trên đời giống như sự kiêu ngạo về bản thân, gia đình, giai cấp và dân tộc. Con người không yêu thương anh em của mình mà tức giận với họ, điều này không tốt. Tệ hơn nữa, con người còn tuyệt đối tin tưởng rằng bản thân mình không giống những người tầm thường khác mà ưu tú hơn họ, chính vì thế họ có thể không đối xử với những người khác giống như bản thân họ muốn những người khác đối xử với mình. Con người kiêu ngạo vì bản thân đã là ngu ngốc, nhưng kiêu ngạo vì bố mẹ, tổ tiên, bạn bè, giai cấp và dân tộc của mình lại còn ngu ngốc hơn. Tự cho mình là người tốt nhất, đó là điều thật ngu xuẩn và tệ hại, điều này chúng ta đều hiểu rõ. Coi gia đình mình cao quý hơn những gia đình khác càng ngu xuẩn và tệ hại hơn. Chúng ta thường không chỉ biết đến điều này mà còn coi đó là một ưu điểm đặc biệt. Tự coi dân tộc của mình cao quý hơn những dân tộc khác là điều ngốc nhất trong những điều ngốc. Nhưng con người ta lại không thấy như vậy, ngược lại, họ còn coi đó là một phẩm chất vĩ đại. Khi một người dương dương tự đắc nói rằng “Hãy nhìn này, con người tôi có bao nhiêu điều tốt đẹp.” thì cũng là lúc con người đó bắt đầu rơi xuống bùn đen. 13. Hạnh phúc của bạn chủ yếu quyết định bởi việc bạn nhìn nhận bản thân mình như thế nào. Có một số người rất kì lạ, họ sống không vì hạnh phúc của mình, cũng không sống vì hạnh phúc của người khác mà họ chỉ sống để có được sự tán dương cùa mọi người mà thôi. Đồng thời, những người không coi trọng việc người khác có tán đồng với hành động của mình hay không mà coi trọng hạnh phúc mình đem lại cho người khác lại càng ít. Nếu với bạn, quan trọng nhất là nhìn nhận bản thân mình như thế nào bởi vì bạn có hạnh phúc hay không cũng đều do yếu tố này quyết định chứ không phải là sự đối xử nhìn nhận của người khác thì đừng nên suy nghĩ xem nhân thế bình luận gì, hãy tập trung để nghĩ xem làm thế nào cải thiện cuộc sống tinh thần của mình chứ không làm nó mai một đi. 14. Người tự cho mình là người siêu phàm luôn luôn cho rằng bản thân mình cao quý hơn những người khác. Con người ta có thói quen phân chia người khác ra thành nhiều loại tùy vào thành phần xuất thân, cao quý hay thấp hèn, có giáo dục hay không có giáo dục. Nhưng nếu nói một cách công bằng thì một số người này có cuộc sống sung sướng hơn những người khác, người kia được nhiều người tôn trọng hơn cũng chỉ do số người này được người ta quy vào tầng lớp này, còn người kia lại bị quy về tầng lớp kia mà thôi. Nếu ai đó tự coi mình không tầm thường như những người khác cũng chỉ bởi vì hoặc là anh ta có hình dáng cao lớn hơn những người khác, hoặc là thông minh hơn những người khác, hoặc linh hoạt hơn những người khác, hoặc nổi tiếng hơn, hoặc lương thiện tốt bụng hơn. Những nhận thức này có thể hiểu được. Cái khiến người ta thấy bất bình đẳng là một số người này được gọi là nông phu, công nhân, người đi giày da tây, người chỉ có dép cỏ… Một số người tự cho và cũng được những người khác cho rằng họ không giống với những người bình thường. Trong số họ, có người là quý tộc, có người làm thương nhân, có người làm tỉnh trưởng, có người làm chánh án, làm quan, làm hoàng thượng, làm đại thần, … Tất cả những người này đều không làm việc theo chức trách của mình mà làm việc theo cái gọi là quý tộc, thương nhân, chánh án, tỉnh trưởng, đại thần, … Một thói quen mà những người giàu có hay có là, với một số người này họ gọi là “ông”, số người khác gọi là “ngài”, bắt tay với người này, không bắt tay với người kia, với số người này thì tiếp trong phòng khách, với người khác lại chỉ tiếp chuyện ở hành lang. Điều này chứng tỏ, khoảng cách thừa nhận sự bình đẳng giữa người với người vẫn còn quá xa. 15. Trong tất cả các thói xấu thì cái mà ta thường không biết nhất đó chính là sự lười nhác. Trong tất cả các thói xấu thì cái mà ta thường không biết nhất chính là sự lười nhác. Trong tất thảy những thói xấu thì sự lười nhác là có hại nhất, tuy nhiên, sự tai hại ghê gớm của nó lại khó có thể nhận ra, tác hại mà nó gây ra hết sức ngấm ngầm. Nếu chúng ta chú ý suy nghĩ về sức mạnh tai hại của sự lười nhác, chúng ta sẽ thấy nó len lỏi vào mọi ngóc ngách tình cảm trong lòng ta, trở thành chủ nhân mọi tình cảm, mọi lợi ích và niềm vui của ta; nó giống như một loài cá, có khả năng làm ngưng bước tiến của cả một con tàu lớn; nó giống như sự im lặng trước khi bắt đầu một cơn gió lớn. Đối với những sự việc quan trọng như thế thì nó còn nguy hiểm hơn những tảng băng ngầm hay những trận gió lôi đình; sự yên định của thói lười nhác là một bùa phép giấu kín trong linh hồn, nó đột nhiên gác lại những mong muốn mãnh liệt và lòng quyết tâm sắt đá nhất. Cuối cùng, để cho thói xấu này một quan điểm chính xác nhất, chúng ta nên kết luận rằng thói lười nhác chính là ông chủ của linh hồn, cướp đi tất thảy những lợi ích đối với tâm hồn. 16. Những tình cảm bột phát khiến người sáng suốt nhất biến thành kẻ điên rồ và biến một gã ngốc trở nên thông minh tuyệt đỉnh. Những tình cảm bột phát không ngừng nảy sinh trong tâm hồn chúng ta. Hầu như cứ mỗi một tình cảm này mất đi thì lại có ngay tình cảm khác thế chỗ. Khi linh hồn ta bị tàn dư của một tình cảm bột phát nào đấy tác động vào, chúng ta vẫn muốn đón nhận một thứ tình cảm khác hơn là tiếp tục theo đuổi cái tình cảm cũ ấy. Đến nửa giữa cuộc đời mới là lúc những tình cảm bột phát ngừng lại. Chúng ta chẳng bao giờ để thời gian làm rõ xem những tình cảm ấy có tác động thế nào đối với những việc ta làm. Những tình cảm bột phát của thanh niên không thể nguy hiểm bằng sự lãnh đạm của tuổi già. Những tình cảm bột phát khiên người sáng suốt nhất biến thành kẻ điên rồ và biến một gã ngốc trở nên thông minh tuyệt đỉnh. Tất cả những tình cảm bột phát ấy đều khiến ta xử lí sai công việc, tình yêu còn khiến ta làm những việc sai lầm buồn cười hơn. Tình cảm bột phát là một nhà diễn thuyết suốt từ đầu đến cuối chỉ làm mỗi một việc là thuyết phục người khác. Cơ hồ như chúng đang phục vụ chủ nhân mình với một nguyên tắc là chính xác không có sai sót. Người có tài hùng biện nếu có sẵn những tình cảm bột phát càng có sức thuyết phục người khác. 17. Hãy khôn khéo vận dụng sự ngây ngô của mình. Người biết khôn khéo lợi dụng sự bình thường trời phú của mình thường hay đạt được danh tiếng và lòng kính trọng hơn những người trác việt thực sự. Có vô số những điều hoang đường lực cười làm ví dụ cho đánh giá trên mà lí do sâu kín lại cực kì rõ ràng, và đáng tin cậy. Có một số người mà sự tinh khôn của họ nằm ở chỗ biết vận dụng khéo léo sự ngây thơ của mình. 18. Tâm lý sùng bái. Chúng ta thường quý mến những người sùng bái mình chứ không phải lúc nào cũng quý mến người mình sùng bái. Yêu quý một người mà mình không kính trọng thật khó, nhưng với những người mà mình kính trọng họ hơn cả bản thân mình cũng khó khăn như vậy. Chúng ta có thể tha thứ cho người mà ta ghét bỏ nhưng lại không thể tha thứ cho người ghét bỏ ta. 19. Tuổi thanh xuân là một cơn say không rứt, là cơn sốt của lí trí. Tuổi thanh xuân là một cơn say không dứt, là cơn sốt của lí trí. Trẻ mà không đẹp hoặc tốt đẹp mà không trẻ nữa đều không có tác dụng. Đại đa số thanh niên khi tỏ ra thô lỗ và thiếu lễ phép đều cho rằng điều này rất tự nhiên. Những thanh niên bước vào xã hội cần khiêm tốn, lễ độ. Nếu thất lễ thì bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội và đó là những sự thất lễ ngu xuẩn. 20. Người thông minh nhất là người không chút động lòng trước những việc chẳng đáng gì. Người thông minh nhất là người không chút động lòng trước những việc chẳng đáng gì, nhưng thường thì con người ta không thể dửng dưng, không chút động lòng trước những việc không quan trọng ấy. Những người hay để ý đến những v
[...]... sao như thế, nguyên nhân chỉ có một, đó là chẳng ai có thể biết được giá trị của trí tuệ và cái tốt đẹp của mình là bao nhiêu, lại càng không thể biết giá trị đích thực của trí tuệ và những điều tốt đẹp ở người khác 8 Càng tự cho mình cao quý hơn người khác, càng dễ làm người khác tổn thương Luật pháp Ấn Độ viết thế này: Đông lạnh hè nóng là chân lý tuyệt đối không ai hoài nghi Cũng giống thế với một... khiến trí tuệ phát triển được Armson có nói rằng chúng ta đã bỏ ra quá nhiều công sức để bắt trước người khác mà không dùng công sức này vào trí tuệ và tâm hồn của chính bản thân mình Một người hỏi một người khác, tại sao anh lại làm một việc mà anh không thích “Bởi vì những người khác đều làm như vậy” – người đó trả lời “Chả trách ai cũng như vậy, tôi không làm thế, người khác cũng không làm thế 10... kiêu ngạo kia thì không hề thấy như thế, chúng nhìn nhau thù địch, vì thế mà tự chúng đã hành hạ bản thân Khi hai người thù địch lẫn nhau thì họ biết rằng như thế là không tốt Thế nhưng để tự lừa dối mình, họ phải tìm ra lí do để biện hộ cho sự thù địch ấy trong lòng Một trong những lí do ấy là, mình ưu tú hơn những người khác nhưng người ta không hiểu rõ điều này, thế nên mình không thể hòa hợp được... làm những việc mà kẻ ngốc thường để lại làm sau cùng 342 Lợi dụng vị trí mới mẻ của bạn 343 Không nên một mình chỉ trích một việc đã được tất cả mọi người đều thích thú 344 Không nên phản bác người phản bác bạn 345 Sự tin tưởng sủng ái của một người sáng suốt 346 Không lộ diện để khiến mình càng được người khác tôn trọng 347 Một trí tuệ sáng suốt thực sự là sự tinh tế thận trọng vững vàng 348 Không... mình, để khiến một kể tự kiêu tự đại tỉnh ngộ lại, hãy đối xử với họ như những người nho nhã đối xử với kẻ điên khùng kia Khuyết điểm trong tính cách còn nhiều hơn khuyết điểm trong tinh thần Đối với mỗi một vấn đề, chúng ta thường có nhiều cách giải quyết khác nhau, đó lại không phải là sự phong phú trong tinh thần mà là một khiếm khuyến của trí tuệ, nó làm ta dừng bước khi ta cần thể hiện sức tưởng tượng... không bao giờ lấy sự phẫn nộ của mình làm niềm tự hào mà hưng phấn, như thế sẽ càng làm cho ngọn lửa phẫn nộ lan rộng và cháy to hơn Khi nghĩ rằng cần phải chiến thắng sự phẫn nộ thì tôi sẽ không thể không thừa nhận rằng sai lầm chỉ ở có một mình tôi và vì thế, không thể không đi tìm kiếm sự hòa giải từ phía đối nghịch Nhưng như thế vẫn chưa đủ Nếu bây giờ tôi biết rằng sự phẫn nộ chính là cái ác trong... điểm về sáng tạo 236 Cho dù khó khăn có nhỏ nhoi thế nào thì cũng không nên coi thường nó 237 Nên nhân từ trong từng công việc 238 Đừng nuôi dưỡng những cá tính xung đột trong mình 239 Biết cách làm thế nào để phát huy hết bản thân mình 240 Cần phải có tri thức hoặc làm quen với những người có tri thức 241 Có đạo đức mà không cao ngạo sẽ tìm thấy ra một vị trí thích hợp 242 Không nên giả bộ lương thiện... như thế nào 352 Không nên kết giao với những người bạn khiến bạn trở nên lu mờ nhạt nhòa 353 Hãy tìm kiếm những người có thể dạy bảo, hướng dẫn cho bạn PART FIVE – Yếu Tố Của Thành Công 354 Sự thích thú đến từ óc phán đoán nhiều hơn là đến từ lí tính 355 Óc quan sát và lí trí 356 Lí tính cũng nhiều khi tùy tiện xui ta làm những chuyện ngu ngốc 357 Không nên theo đuổi đến cùng những việc mà chỉ có lí trí. .. họ, điều này không tốt Tệ hơn nữa, con người còn tuyệt đối tin tưởng rằng bản thân mình không giống những người tầm thường khác mà ưu tú hơn họ, chính vì thế họ có thể không đối xử với những người khác giống như bản thân họ muốn những người khác đối xử với 12 mình Con người kiêu ngạo vì bản thân đã là ngu ngốc, nhưng kiêu ngạo vì bố mẹ, tổ tiên, bạn bè, giai cấp và dân tộc của mình lại còn ngu ngốc... quan trọng nhất là nhìn nhận bản thân mình như thế nào bởi vì bạn có hạnh phúc hay không cũng đều do yếu tố này quyết định chứ không phải là sự đối xử nhìn nhận của người khác thì đừng nên suy nghĩ xem nhân thế bình luận gì, hãy tập trung để nghĩ xem làm thế nào cải thiện cuộc sống tinh thần của mình chứ không làm nó mai một đi 13 14 Người tự cho mình là người siêu phàm luôn luôn cho rằng bản thân mình