Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
172,5 KB
Nội dung
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế hội nhập, chính sách hải quan cũng như thương mại quốc tế tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi với nhiều quy định mới thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay hoạt động hải quan được điều chỉnh bởi Luật Hải quan năm 2001, sửa đổi bổ sung tháng 12 năm 2005. Pháp luật về hải quan Việt Nam quy định các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Hàng hoá, phương tiện vận tải chỉ được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan. Kiểm tra hải quan được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau thông quan. Thủ tục hải quan được tiến hành tại: Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu; trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quy định. Đối tượng phải khai hải quan là chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức được chủ hàng xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác; Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; Đại lý làm thủ tục hải quan; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế… 1
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 I. Tổng quan về tàisảndichuyển xuất nhập khẩu : 1. Khái niệm: - Tàisảndi chuyển: là đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc của cá nhân, gia đình, tổ chức được mang theo khi thôi cư trú, chấm dứt hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài. 2. Tàisảndichuyển xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: + Tàisảndichuyển của người nước ngoài đưa vào Việt Nam để phục vụ cho công tác và sinh hoạt trong thời gian ở tại Việt Nam. + Tàisảndichuyển của người nước ngoài đưa ra khỏi Việt Nam. + Tàisảndichuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa từ Việt Nam ra nước ngoài để làm việc hoặc được mua tại nước ngoài, khi hết thời hạn chuyển về nước. + Tàisảndichuyển của người Việt Nam và gia đình mang theo, đối với người định cư ở nước ngoài mang về nước khi được phép trở về định cư ở Việt Nam, hoặc đối với người Việt Nam mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài. Và với những tàisản được nêu trong quy định thì tàisảndichuyển của đối tượng nêu trên mang theo người khi xuất cảnh, nhập cảnh hoặc gửi chậm được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Riêng đối với tàisảndichuyển là các mặt hàng: ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, dàn âm thanh đang sử dụng, đối tượng nói trên được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân. Số mang vượt phải nộp thuế theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà nước có quy định cấm nhập khẩu xe ô tô tay lái nghịch. Chúng ta có thể đưa ra một ví dụ về việc quà biếu tặng không được nhập khẩu vào Việt Nam: - Ô tô cứu thương đã qua sử dụng; - Ô tô vận chuyển hành khách từ 16 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả loại vừa chở khách vừa chở hàng, khoang chở khách và chở hàng chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng; 2
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 - Ô tô vận chuyển hành khách trên 16 chỗ ngồi, loại đã qua sử dụng quá 5 năm, tính từ năm nhập khẩu; - Ô tô vận chuyển hàng hóa có trọng tải dưới 5 tấn (bao gồm cả loại vừa chở hàng vừa chở khách có khoang chở hàng và khoang chở khách không chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng quá 5 năm, tính từ năm nhập khẩu; * Quà biếu, tặng được miễn thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau: - Quà biếu, tặng có tổng trị giá không quá 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam; - Quà biếu, tặng có tổng trị giá vượt quá 1.000.000 (một triệu) đồng Việt Nam nhưng số thuế phải nộp dưới 50.000 (năm mươi nghìn) đồng Việt Nam; - Quà biếu, tặng có tổng trị giá vượt quá định mức miễn thuế nói trên thì phần vượt mức được coi là hàng hoá nhập khẩu và phải tuân theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá nhập khẩu. 3. Tàisản được mang về nước Việt Nam: Theo các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hàng hoá là tàisảndi chuyển, đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi hồi hương về nước mang theo thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, được miễn thuế nhập khẩu, Cụ thể là: - Đối với số tiền thuộc tài sản, thu nhập của người Việt nam ở nước ngoài mang theo khi hồi hương về Việt Nam không hạn chế về số lượng, không phải chịu khoản thuế nào - Đối với hàng hoá tiêu dùng như ôtô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, dàn âm thanh đang sử dụng được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình (hoặc cá nhân) người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về nước khi được phép về định cư tại Việt Nam. - Theo qui định hiện hành của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì hàng hoá là tàisảndichuyển của cá nhân và gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về khi hồi hương không thuộc đối tượng xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay, những mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là thuốc lá, rượu, bia, ôtô, xăng dầu. - Đối tượng áp dụng: 3
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 + Cá nhân Việt Nam ra nước ngoài làm việc, khi hết thời hạn, được chuyển về nước những tàisản đã mua ở trong nước mang ra nước ngoài để làm việc và những tàisản mua ở nước ngoài phục vụ sinh hoạt cá nhân + Các tổ chức, công ty có tàisảndichuyển về nước phải là các tổ chức, công ty của Việt Nam công tác, hoạt động kinh doanh sản xuất tại nước ngoài sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước bao gồm: Đại sứ quán, các văn phòng đại diện, đại diện thương mại, các công ty, các chi nhánh của Công ty, các đơn vị trúng thầu thi công công trình ở nước ngoài khi về mang theo tàisản của đơn vị về nước. Tàisảndichuyển phải là tàisản cố định thuộc sở hữu của tổ chức và công ty, được hạch toán vào tàisản của đơn vị quản lý và sử dụng theo quy định tài chính hiện hành. Số tàisản này được mua ở nước ngoài và thực tế đã đưa vào sử dụng trong sản xuất kinh doanh hay hoạt động của đơn vị tại nước ngoài với thời gian ít nhất từ 6 tháng trở lên. + Người nước ngoài đưa tàisảndichuyển vào Việt Nam phục vụ cho công tác và sinh hoạt trong thời hạn ở Việt Nam 4
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 II. Quy trình thủ tục Hải Quan đối với tàisảndichuyển Thủ tục hải quan được thực hiện tại hải quan cửa khẩu nơi hàng cập cảng gồm các bước: - Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký hồ sơ; - Người khai hải quan nhận hàng từ người vận tải (đối với hàng nhập khẩu); - Người khai hải quan xuất trình hàng hoá, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra hàng hoá. - Người khai hải quan nộp thuế, lệ phí và các khoản khác theo quy định của pháp luật. Thủ tục hải quan được hoàn thành, hàng hoá được thông quan sau khi các công việc trên được thực hiện. 1. Hồ sơ hải quan. 1.1. Người nước ngoài đưa tàisảndichuyển vào Việt Nam phục vụ cho công tác và sinh hoạt trong thời hạn ở Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau: - Tờ khai hải quan - Văn bản cho phép định cư tại Việt nam của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Giấy xác nhận đến công tác, làm việc tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam: 01 bản sao công chứng. - Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyểntàisản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt nam: 01 bản sao. - Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên. - Bản sao vận tải đơn - Bản kê chi tiết tàisảndichuyển nhập khẩu vào Việt Nam. 1.2. Người nước ngoài đưa tàisảndichuyển ra khỏi Việt Nam, khi làm thủ tục hải quan phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau: 5
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 - Tờ khai hải quan - Giấy xác nhận hết thời gian làm việc, cư trú do Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam cấp - Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyểntàisản của tổ chức ra nước ngoài: 01 bản sao. - Bản kê chi tiết tàisảndichuyển ra khỏi Việt Nam. 1.3. Tàisảndichuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa từ Việt Nam ra nước ngoài để làm việc hoặc mua tại nước ngoài, khi hết thời hạn chuyển về nước phải làm thủ tục hải quan. Hồ sơ hải quan gồm : - Tờ khai hải quan; - Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép kinh doanh và làm việc ở nước ngoài hoặc cho phép trở về Việt Nam; - Tờ khai hải quan xuất khẩu và các chứng từ khác chứng minh đã mang hàng ra nước ngoài hoặc hóa đơn mua hàng ở nước ngoài. 1.4. Tàisảndichuyển của người Việt Nam và gia đình định cư ở nước ngoài mang về nước khi được phép trở về định cư ở Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài phải làm thủ tục hải quan. Hồ sơ hải quan gồm : - Tờ khai hải quan; - Quyết định cho phép định cư tại Việt Nam hoặc quyết định cho phép định cư ở nước ngoài (nếu xuất cảnh); - Bản kê chi tiết tài sản; - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, trừ đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt bình thường của gia đình, cá nhân. 1.5. Tàisản là ô tô, xe máy phải được Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi sẽ cư trú cấp phép nhập khẩu. Hồ sơ gồm: 1. Văn bản đề nghị nhập khẩu, có xác nhận địa chỉ cư trú của chính quyền địa phương. 2. Quyết định cho phép định cư tại Việt Nam. 6
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 3. Hộ chiếu (bản photo kèm bản chính để đối chiếu). 4. Giấy đăng ký xe do nước sở tại cấp, thời gian ít nhất 6 tháng trước thời điểm về nước (bản sao có công chứng kèm bản dịch tiếng Việt có công chứng) 5. Bằng lái xe ô tô (bản sao có công chứng kèm bản dịch tiếng Việt có công chứng) 6. Vận tải đơn (03 bản copy hoặc 01 bản copy và 02 bản sao của bản chính) Xe ô tô được nhập khẩu phải là: Tay lái thuận (bên trái); được sản xuất tối đa là 5 năm tính đến thời điểm nhập khẩu; có động cơ sử dụng xăng không pha chì; và được gởi về trước khi làm thủ tục xuất cảnh và từ nước cư trú. Lưu ý việc gửi hàng về nước được thực hiện trước khi làm thủ tục xuất cảnh nước cư trú, gửi từ chính nước mà chủ hàng cư trú và thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành khi nhập khẩu ô tô. vd. + Việt kiều có giấy phép đầu tư ở Việt Nam , thường trú làm việc tại Việt Nam, không thể mang xe 2 bánh về sử dụng , phải mua, đăng kí ôtô xe máy tại Việt Nam. Thủ tục cần thiết gồm hộ chiếu còn giá trị + giấy giới thiệu của cơ quan Việt Nam quản lí văn phòng /công ty của họ + giấy tờ mua bán hợp lệ. Để sử dụng môtô, ôtô tại Việt Nam, cần có bằng lái xe do cơ quan quản lí cấp. Nếu có giấy phép lái xe quốc tế, quốc gia (do nước ngoài cấp) và còn giá trị sử dụng thì được đổi giấy phép lái xe Việt Nam với thời hạn như giấy phép lái xe nước ngoài, nhưng không vượt quá thời hạn qui định cho giấy phép lái xe Việt Nam (3 hoặc 5 năm tùy theo hạng giấy phép lái xe). Thủ tục đổi giấy phép lái xe được thực hiện tại Cục đường Bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Công chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. + Việt kiều hiện đang sinh sống tại nước ngoài. có nguyện vọng về VN làm việc, với tư cách là tạm trú tối thiểu là 2 năm chứ không phải hồi hương, muốn mang về 1 chiếc xe ô tô 5 chỗ và sau 2 năm sẽ mang xe trở lại. Theo qui định pháp luật Việt Nam hiện hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ 01 năm trở lên theo lời mời của Cơ quan Nhà nước Việt Nam như Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao, các cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành 7
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 phố trực thuộc Trung ương được tạm nhập khẩu miễn thuế 01 xe ô tô 04 chỗ ngồi để làm phương tiện phục vụ cho việc đi lại trong thời gian làm việc ở Việt Nam. Những đối tượng này muốn tạm nhập xe ôtô phải có giấy xác nhận do Thủ trưởng của Cơ quan Nhà nước Việt Nam nói trên ký tên và đóng dấu, trong đó nêu rõ tên, số hộ chiếu, địa chỉ ở nước ngoài của người Việt Nam ở nước ngoài được mời; Thời gian công tác ở Việt Nam; Các công việc cụ thể hoặc dự án, đề án người Việt Nam ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam. Người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu tạm nhập xe ô tô thì việc tạm nhập phải được thực hiện trong 06 tháng đầu kể từ khi đến nhận công việc tại Việt Nam (tính từ ngày nhập cảnh lần đầu). Xe ô tô mới, tay lái thuận (tay lái ở bên trái xe), dùng xăng không pha chì . theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp tạm nhập xe ô tô đã qua sử dụng thì chất lượng còn lại của xe phải đảm bảo từ 70% trở lên và phải xuất trình giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu xe. Trước khi xuất cảnh (hết thời hạn công tác), người Việt Nam ở nước ngoài có đơn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi cấp giấy phép tạm nhập ô tô để được cấp giấy phép tái xuất xe. Cơ quan giải quyết và cấp phép: Cục Hải quan tỉnh, Thành phố. 2. Kiểm tra hàng hoá: Việc kiểm tra hàng hoá cũng phải tuân thủ nguyên tắc kiểm tra hàng hoá theo quy định tại luật Hải Quan 2005 và nghị định. - Kiểm tra loại tài sản: những tàisảndichuyển được phép và không được phép xuất, nhập khẩu vào Việt Nam như đã đề cập ở mục I. - kiểm tra về lượng tàisảndichuyển xuất, nhập khẩu. - kiểm tra xuất xứ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tàisản Riêng hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế được hưởng quy chế ngoại giao tại Việt Nam và những người nước ngoài có thân phận ngoại giao làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên được miễn kiểm tra trong mọi trường hợp cụ thể: 8
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 + Phương tiện vận tải, đồ vật dùng vào công việc chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; + Những người mang hộ chiếu ngoại giao do Bộ Ngoại giao hoặc các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài cấp hoặc do Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền của những nước đã công nhận Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp; + Vợ (hoặc chồng), các con chưa đến tuổi thành niên cùng đi với đối tượng ở trên. Trừ trường hợp vi phạm pháp luật quả tang: tổ chức, cá nhân nói trên và người được uỷ quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu bị phát hiện vi phạm pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. 3. Thuế xuất đối với TSDC 3.1. Quy định về thuế xuất đối với tàisảndi chuyển. - Hàng hoá là tàisảndichuyển mang theo người khi xuất cảnh, nhập cảnh hoặc gửi chậm, đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi hồi hương về nước mang theo thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, được miễn thuế xuất, nhập khẩu, cụ thể: - Đối với số tiền thuộc tài sản, thu nhập của người Việt nam ở nước ngoài mang theo khi hồi hương về Việt Nam không hạn chế về số lượng, không phải chịu khoản thuế nào. - Đối với hàng hoá tiêu dùng như ôtô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, dàn âm thanh đang sử dụng được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình (hoặc cá nhân) người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về nước khi được phép về định cư tại Việt Nam.Số mang vượt phải nộp thuế theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu. - Theo qui định hiện hành của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì hàng hoá là tàisảndichuyển của cá nhân và gia đình người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang về khi hồi hương không thuộc đối tượng xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt gồm thuốc lá, rượu, bia, ôtô. Ngoại trừ trường hợp hàng hoá là là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng lại nằm trong định mức hành lý miễn thuế của người nhập cảnh: Stt Đồ dùng, vật dụng Định mức Ghi chú 9
TÀISẢNDICHUYỂN A2 – QTKDA – K44 1 Rượu, đồ uống có cồn: - Rượu từ 22 độ trở lên - Rượu dưới 22 độ - Đồ uống có cồn, bia 1,5 lít 2,0 lít 3,0 lít Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này 2 Thuốc lá: - Thuốc lá điếu - Xì gà - Thuốc lá sợi 400 điếu 100 điếu 500 gam Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này 3 Chè, cà phê: - Chè - Cà phê 5 kg 3 kg Người dưới 18 tuổi không được hưởng tiêu chuẩn này 4 Quần áo, đồ dùng cá nhân Số lượng phù hợp phục vụ cho mục đích chuyếnđi 5 Các vật phẩm khác ngoài danh mục 1, 2, 3, 4, Phụ lục này (không nằm trong Danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) Tổng trị giá không quá 5.000.000 (năm triệu) đồng Việt Nam Trường hợp vượt quá định mức được miễn thuế thì phần vượt này được coi là hàng hoá nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hoá nhập khẩu, pháp luật về thuế: Nếu tổng số thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 50.000 đồng thì được miễn thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm. 10