1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

22 262 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

MỤC LỤC trang A. MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 1. Định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiêm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 3 1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ 4 1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 4 1.3 Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 5 2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 5 2.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ 5 2.2 Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh” 6 2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độthiệt hại xảy ra. 7 2.4 Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 7 3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.9 3.1 Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ 9 1 3.2. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng, do lỗi cố ý của người bị thiệt hại 11 3.3 Bồi thường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật 13 II. Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 1. Vụ việc thứ nhất 14 2. Vụ việc thứ hai 16 III. Một vài ý kiến nhằm bổ sung và khắc phục những điểm còn thiếu sót trong quy định của pháp luật về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 17 – 20 C. KẾT THÚC Từ viết tắt BTTH : Bồi thường thiệt hại BLDS : Bộ luật Dân sự TAND : Tòa án nhân dân 2 A.MỞ ĐẦU Hiện nay, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp giảm thiểu sức lao động, thúc đẩy nền sản xuất phát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nó cũng kéo theo sự gia tăng các tai nạn mang tính khách quan đôi khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản… của các chủ thể trong xã hội. Chính những sự vật như máy móc, phương tiện, hệ thống điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy… bản thân hoạt động của nó luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Mặc dù con người luôn tìm mọi cách kiểm soát, vận hành nó một cách an toàn nhưng vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ có thể xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát đó. Trên cơ sở đánh giá sự tiềm ẩn nguy cơ này với sự nhận định mối liên quan giữa hành vi của con người với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật dân sự đã đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vậy, nguồn nguy hiểm cao độ là gì ? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được xác định như thế nào ? Và áp dụng các quy định của pháp luật về vấn đề này có những điểm gì đáng quan tâm ? B.NỘI DUNG I .Một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 1. Định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiêm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 3 1.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ được ghi nhận tại đoạn 1 khoản 1 Điều 623 BLDS 2005; trên cơ sở này, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/200, qui định rõ: “ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” Từ định nghĩa trên, nhận thấy pháp luật không đưa ra khái niệm tổng quát về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ định nghĩa dưới dạng liệt kê. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào tính chất của sự vật như mức độ nguy hiểm cũng như khả năng kiểm soát của con người đối với sự vật đó, có thể hiểu: “ Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất nhất định do pháp luật quy định luôn tiềm ẩn nguygây thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối.” Ví dụ phương tiện giao thông vận tải cơ giới bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không , . là nguồn nguy hiểm cao độ. Những trang thiết bị điện như: máy biến áp, đường dây tải điện, đèn cao áp, . cũng nằm trong danh mục nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2005. Ngoài ra, cũng theo quy định tại điều luật này, thú dữ như hổ, báo, sư tử, . các loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ; thuốc nổ, pháo, thuốc súng; chất độc bảng A, chất phóng xạ; . đang trong quá trình vận hành cũng được liệt kê vào danh sách nguồn nguy hiểm cao độ. 1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Các quy định về trách nhiệm BTTH mới được quy định một cách chi tiết bắt đầu từ BLDS 1995. Tiếp đó, BLDS 2005 hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, cụ thể được quy định tại Điều 604 BLDS 2005. Trên cơ sở tại khoản 2 Điều 604 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp 4 pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó’’, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chính là một trong những trường hợp được pháp luật quy định. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được hiểu là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi. 1.3 Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp BTTH ngoài hợp đồng, do đó ngoài những đặc điểm chung thì BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ cũng có những đặc điểm riêng. + Thứ nhất, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp BTTH do tài sản gây ra. Tức là thiệt hại xảy ra có nguyên nhân chính được xuất phát từ tài sản mà không phải là hành vi của con người. + Thứ hai, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là trường hợp người bồi thường phải bồi thường cho người bị thiệt hại ngay cả khi mình không có lỗi. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản với bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra. 2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 2.1 Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi chủ thể trong xã hội và các quan hệ pháp luật. Việc gây thiệt hại trái pháp luật là những thiệt hại do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật không cho phép. Những thiệt hại về quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể trong xã hội do chính sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.Thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân 5 nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. Việc xác định thiệt hạido “tác động của người” hay “tác động của vật” có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Những trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do “tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra thì chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp thiệt hại xảy ra do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của con người thì sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như: xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy, chập đường dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật… Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ phải có tính trái pháp luật. Hoạt động của xe cần trục, xe ủi… khi phá dỡ các công trình xây dựng trái phép không thể coi là trái pháp luật. Có nhiều trường hợp do đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây thiệt hại của những phương tiện này không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ, để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường. Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng loại trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết (Theo Điều 623 Bộ luật dân sự). Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải thiệt hại do hành vi của con người. 2.2 Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”. Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ 6 phải tự chịu mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh”- là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ có thể là những thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe. Thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm – là những thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động của nguồn nguy hiểm cao độ. 2.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độthiệt hại xảy ra. Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hạithiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Mối quan hệ nhân quả này chính là cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. 2.4 Điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Khi có việc gây thiệt hại, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗ, trừ các trường hợp sau đây. a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; 7 b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Nếu như các trường hợp bồi thường thiệt hại thông thường dựa trên sự suy đoán lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên sự suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, vận hành và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của con người trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không loại trừ khả năng thiệt hại cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hành vi của người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải nguyên nhân có tính quyết định đến thiệt hại. Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ trách nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ. Dấu hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm này là hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển, tuy nhiên lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại (như trước khi xuống dốc, lái xe không kiểm tra lại phanh; lốp mòn nhưng chưa thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt…). Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này. 8 3. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Căn cứ vào khoản 2, 3, 4 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau: - Chủ sở hữu; - Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ; - Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ. Việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Điều 165 Bộ luật dân sự quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, theo đó “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trước tiên người ta nghĩ đến nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, vì vậy, trách nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác. Chúng ta có thể xem xét các trường hợp sau: 3.1 Chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ Đoạn 2 khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 đưa ra quy định: “ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.” Trong trường hợp chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độnguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe cho người khác, dù có lỗi của chủ sở hữu trong việc sử dụng, quản lý, trông 9 coi nguồn nguy hiểm cao độ hay không thì căn cứ khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 cũng như khoản a Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ sở hữu hợp pháp của nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại. Nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao cho người khác theo ý chí của mình theo các giao dịch dân sự như cho thuê, cho mượn hoặc chuyển giao theo nghĩa vụ lao động… thì theo quy định tại khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 và được cụ thể hóa trong khoản b Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, những người được chuyển giao quyền phải chịu trách nhiệm bồi thường khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, trừ khi có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, có thể thấy, trong một số trường hợp chủ sở hữu chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác nhưng trên thực tế, chủ sở hữu vẫn có quyền kiểm soát về mặt pháp lý (chiếm hữu pháp lý) đối với tài sản. Khi đó, mặc dù không trực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng đó cũng là một hình thức chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản, cụ thể là khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản. Do đó, trường hợp nguồn nguy hiểm đã được chủ sở hữu giao cho người khác thì cần “ phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại “theo tinh thần tại khoản đ Điều 2 Mục III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ví dụ : Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo hợp đồng 10 [...]... thấy thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bất kể nguy n nhân gây thiệt hạido con người hay do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Đây chính là sự mâu thuẫn trong áp dụng pháp luật Vì vậy, cần có quy định rõ ràng về việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi thiệt. .. phanh gây ra thiệt hại Trong trường hợp này, chủ sở hữu chiếc xe máy ( bên cho thuê ) sẽ phải bồi thường thiệt hại 3.2 Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng, do lỗi cố ý của người bị thiệt hại : Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. .. để được coi là nguồn nguy hiểm cao độ như tính nguy hiểm, tính gây thiệt hại tiềm tàng… của chúng 2 Về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Hiện nay chưa có quy định nào phân định cụ thể: khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dẫn đến có những cách hiểu... hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác theo nghĩa vụ lao động: Nếu thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong quá trình người lao động quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nhiệm vụ được giao thì trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ Nếu người được giao quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động 18 nhưng lại sử dụng nguồn. .. cách thức xác định thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và áp dụng nguy n tắc xác định chủ thể nào phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp để tránh xảy ra những sai sót không đáng có trong quá trình xét xử, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên chủ thế C KẾT THÚC Xác định thiệt hại do tài sản gây ra nói chung và thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng luôn... được do trộm cắp, tàu thuyền cướp được thì khi thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ thì người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm bồi thường Thứ hai, “ Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt. .. nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (ở đây là chiếc xe máy) là đã có sự nhầm lẫn giữa bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người gây ra liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ với bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Ở đây, anh Cường đã có hành vi vừa chạy xe vừa mải mê nói chuyện với vợ, nên xe máy của anh Cường mới lấn sang phần đường bên trái, tông vào xe máy do anh Phạm...lao động thì trong trường hợp này, người được chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ là những người làm công, ăn lương, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ để thực hiện nghĩa vụ lao động Nếu thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra Còn nếu, người làm công đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy. .. hiểm cao độ gây ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại lúc này phải áp dụng theo các quy định tại các văn bản pháp luật đó 12 Lỗi không phải điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi Tuy nhiên, nếu lỗi xuất phát từ phía người bị thiệt hại, ... hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo 13 đúng quy định của pháp luật)” Như vậy, nếu nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm . bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 1. Định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ và trách nhiêm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 5 2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Ngày đăng: 04/04/2013, 09:33

Xem thêm: bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w