1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÓM tắt các sự KIỆN LỊCH sử VIỆT NAM

16 778 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 120 KB

Nội dung

TÓM TẮT CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. TRUYỀN THUYẾT CỘI NGUỒN Chuyện kể rằng, Lạc Long Quân là con trai Kinh Dương Vương vua nước Xích Quỷ thuộc dòng dõi Đế Viêm, họ Thần Nông, kết duyên với con gái Đế Lai là Âu Cơ rồi sinh ra một bọc có trăm trứng, nở thành một trăm người con trai. Đồng bào Việt Nam đều là hậu duệ của Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng ấy. 2. TRIỀU HÙNG Tục truyền, con trai trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là Hùng Vương thứ nhất lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Việt Trì), chia đất nước thành 15 bộ, cha truyền con nối qua 18 đời vua. Triều Hùng được coi là triều đại đaauf tiên khai sáng lịch sử dân tộc, là Quốc Tổ của người Việt Nam. 3. KHÚC HẠO Ngày 23-7-907, Khúc Thừa Dụ mất, con ông là Khúc Hạo thay cha giữ chức An Nam Tiết độ sứ. Ông đã tiến hành một loạt cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội …Những cải cách này biểu thị tinh thần tự chủ, tự lập, tự cường và quyết tâm xây dựng một nước hoàn toàn độc lập của dân tộc ta. 4. DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ KHÔI PHỤC QUYỀN TỰ CHỦ Năm Tấn Mão (931), Dương Đình Nghệ, một bộ tướng của họ Khúc ở Ái Châu (Thanh Hoá), mộ quân đánh đuổi bọn quan quân Lý Khắc Chính và Lý Tiến, chiếm lại thành Đại La (Hà Nội). Ông tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục sự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc. 5. CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG Năm 938, vua Nam Hán sai Hoằng Thao đem thủy quân theo đường biển tiến vào xâm lược nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta xây dựng trận địa ngầm bằng những cây cọc gỗ vót nhọn đầu bịt sắt cắm ở cửa sông Bạch Đằng. Nhân lúc thủy triều lên, quân ta dùng thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử quân địch tiến sâu vào trận địa. Chờ lúc thủy triều xuống, ông hạ lệnh tổng phản công. Trận chiến bạch Đằng toàn thắng. 6. 50 NĂM NGÀY BẾN TRE ĐỒNG KHỞI Cuộc đồng khởi của đồng bào tỉnh Bến Tre bắt đầu từ đêm 17-1- 1960 trên địa bàn Cù Lao Minh, gồm 3 huyện Minh Tân, Mỏ Cày, Thạnh Phú. Qua 1 đêm đồng khởi, bộ máy kìm kẹp của chính quyền ngụy ở một số xã bị tan rã hẳn, một số đồn bốt bỏ chạy, ta giải phóng hoàn toàn 3 xã. Cuộc đồng khởi của đồng bào Bến Tre thắng lợi thúc đẩy làn sóng đồng khởi như nước vỡ bờ lan ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ. 7. NHÀ NGÔ (939-965) Sau chiến thắng Bạch Đằng, năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa và tổ chức triều đình, mở ra một kỉ nguyên độc lập dân tộc. Triều Ngô tồn tại qua 3 thế hệ. Con trai Ngô Quyền là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn và Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập cùng làm vua và trị vì đất nước. Sau thời gian cướp ngôi của Dương Tam Kha, Ngô Xương Xí làm vua và cát cứ vùng Bình Kiều (Thanh Hóa) và là một trong 12 sứ quân thời đó. 8. 225 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG RẠCH GẦM - XOÀI MÚT (1785) Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm sai 2 vạn thuỷ quân, 300 chiến thuyền và 3 vạn bộ binh, chia hai đường thuỷ bộ, tiến đánh vào Gia Định. Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ dẫn quân vào Mỹ Tho. Trận quyết chiến diễn ra trên đoạn sông Mỹ Tho, từ Rạch Gầm đến Xoài Mút. Sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ nhử địch vào trận địa mai phục và đánh chúng tan tành chỉ còn vài ngàn quân chạy bộ về nước. Trận chiến toàn thắng. 9. ĐINH TIÊN HOÀNG (924-979) Ông tên thật là Đinh Bộ Lĩnh, quê ở Hoa Lư, Ninh Bình con trai Thứ sử Đinh Công Trứ. Sinh thời nhân lúc nhà Ngô suy vong, đất nước rối loạn (loạn 12 sứ quân), ông tổ chức lực lượng, chiếm giữ vùng Hoa Lư. Bằng tài thao lược, ông lần lượt đánh bại các sứ quân, xoá bỏ cục diện phân liệt, thống nhất đất nước và lên ngôi Hoàng đế. Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét: “Vua tài năng, sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng, tiếp nối quốc thống…” 10. NHÀ ĐINH (968-980) Năm 968, sau khi dẹp loạn cát cứ 12 sứ quân, Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, xưng là Đinh Tiên Hoàng, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình, đóng đô ở Hoa Lư và tổ chức triều đình. Triều đình tồn tại trong 12 năm và truyền được hai đời. Đây là giai đoạn củng cố nền độc lập dân tộc trên nền tảng chính quyền phong kiến tập quyền thống nhất. 11. LÊ ĐẠI HÀNH (941-1005) Ông tên thật là Lê Hoàn, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hoá, trong một gia đình nghèo khổ, cha mẹ đều mất sớm, phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, Lê Hoàn đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn dẹp loạn 12 sứ quân đã lập lên nhiều chiến công. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập đạo Tương quân lúc vừa tròn 30 tuổi. Khi Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, quân Tống lâm le xâm lược, năm 980, ông được Thái hậu Dương Vân Nga trao ngôi vua lập ra triều Tiền Lê. 12. NHÀ TIỀN LÊ (980-1009) Nhà Tiền Lê do Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn khai sáng, vẫn lấy quộc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư và truyền ngôi qua ba đời vua. Ông dã lãnh đạo quân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi (981) ở phía bắc, giữ yên bờ cõi ở phía nam, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. 13. LÊ HOÀN ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG Năm Tân Tỵ (981), quân Tống tiến vào xâm lược nước ta. Lê Hoàn sai quân sĩ đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng ngăn chặn thuỷ binh và chiaquân chặn đánh ở biên giới. Trên sông Bạch Đằng diễn ra những trận chiến ác liệt, kết quả quân ta dã đánh lui thuỷ quân địch. Ở Chi Lăng quân ta phản công mãnh liệt, giết chết tướng chỉ huy Hầu Nhân Bảo. Cuộc kháng chiến thắng lợi khẳng định ý chí độc lập tự cường của dân tộc ta. 14. NHÀ LÝ (1010-1225) Vương triều Lý do vua Thái Tổ Lý Công Uẩn khai sáng và truyền ngôi qua 9 đời vua, kéo dài 215 năm (1010-1225), quốc hiệu: Đại Việt, kinh đô: Thăng Long. Triều Lý đã ghi vào trang sử dụng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc bằng cuộc kháng chiến chống Tống (1075- 1077) thắng lợi, đồng thời đẩy mạnh công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trên quy mô lớn và toàn diện. 15. KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG Giữa thế kỉ XI, nhà Tống thực hiện dã tâm xâm lược Đại Việt. Thành châu Ung (Quảng Tây), châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông) trở thành căn cứ quân sự. Trước tình hình đó, tháng 10-1075, Thái uý Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân sĩ Đại Việt, chia làm hai đường thuỷ, bộ tấn công vào đất Tống, triệt phá các căn cứ xâm lược của kẻ thù. Tháng 3 năm 1076, sau khi hoàn toàn mục tiêu tiến công để phòng thủ, Lý Thường Kiệt rút quân về nước chuẩn bị chiến đấu với quân Tống. 16. KHÁNG CHIẾN CHỐNG TỐNG Cuối năm 1076, 30 vạn quân tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy tràn vào nước ta. Chúng bị chặn đứng ở bờ bắc phòng tuyến sông Cầu. Nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra ở đây. Quân Tống bị tiêu diệt đến quá nửa và lâm vào tình thế quẫn bách. Lý Thường Kiệt chủ động điều đình mở lối thoát cho quân địch. Chính trong chiến trận này, bài thơ thần bất hủ đã vang lên, khẳng định đanh thép chủ quyền của dân tộc anh hùng. 17. ĐÌNH BÌNH THUỶ (Cần Thơ) Được xây dựng năm 1844, sau đó được tu sửa lại nhiều lần. Nơi đây thờ vị Thành hoàng Bồn cảnh và các anh hùng có công với nước như: Đinh Công Tráng, Nguyễn Trung Trực, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập, … Hàng năm, dân địa phương tổ chức hai kỳ lễ hội: lễ Hạ điền từ 14 đến 15 tháng chạp â.l. và lễ Thượng điền từ 12 đến 14 tháng tư â.l Lễ hội có nhiều nghi lễ và sinh hoạt văn hoá truyền thống: rước thần trên “xe rồng tán phượng”, thỉnh sắc cầu thần và hát bội … 18. NHÀ TRẦN (1225-1400) Do Thái Tông Hoàng đế Trần Cảnh khai sáng, vẫn giữ quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và truyền ngôi qua 10 đời vua. Trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng từ đời Lý, vương triều Trần tiếp tục công cuộc xây dựng, củng cố quốc gia thống nhất, phát triển kinh tế, đồng thời giữ vững độc lập dân tộc với ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên thắng lợi. 19. TRẦN THÁI TÔNG (1218-1277) Vua tên thật là Trần Cảnh, con trai thứ của Trần Thừa, được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi từ khi lên 7 tuổi (1225), trị vì trong 33 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm, có các niên hiệu: Kiến Trung, Thiên Ứng Chính Bình, Nguyên Phong.Dưới sự trị vì của ông, triều Trần ngày càng vững vàng, tạo ra nền thống nhất và ổn định của đất nước. Ông trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt làm cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần thứ nhất (1258) thắng lợi. 20. TRẦN THÁNH TÔNG (1240-1290) Ông tên thật là Trần Hoàng, con trưởng của Trần Thái Tông, ở ngôi 20 năm (1258-1278), làm Thái Thượng hoàng 12 năm, có các niên hiệu: Thiệu Long, Bảo Phù. Ông là vị vua biết trọng dụng nhân tài, chăm lo việc nước, là người trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên năm 1285 và 1288. Tác phẩm tiêu biểu: Di hậu lục, Thiền tông liễu ngộ ca, Hạnh Thiên Trường hành cung … 21. TRẦN NHÂN TÔNG (1258-1308) Vua tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, ở ngôi 14 năm (1279-1293), có các niên hiệu Thiệu Bảo, Trùng Hưng. Năm 1293, vua nhường ngôi và làm Thái Thượng hoàng, rồi đi tu, trở thành một trong ba vị tổ khai sáng thien phái Trúc Lâm Yên Tử. Vua là người trực tiếp lãnh đạo quân dân Đại Việt làm cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288) thắng lợi. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền từ của nhà Trần" 22. TRẦN ANH TÔNG (1276-1320) Vua tên thật là Trần Thuyên, con trưởng của Trần Nhân Tông, ở ngôi 21 năm (1293-1314), niên hiệu Hưng Long, nhường ngôi làm Thái Thượng hoàng 6 năm. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua khéo biết thừa kế, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần" 23. NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930) Đầu năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các tổ chức cộng sản được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và những văn kiện quan trọng khác. Đây là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, là khâu chuẩn bị quan trọng đầu tiên cho một thời kỳ vùng dậy oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. 24. TRẦN MINH TÔNG (1300-1357) Vua tên thật là Trần Mạnh, con thứ tư của Trần Anh Tông, ở ngôi 15 năm, nhường ngôi làm Thái Thượng hoàng 28 năm, niên hiệu Đại Khánh, Khai Thái. Đại Việt sử ký toàn thư viết "Vua đem văn minh sửa sang đạo trị nước, làm rạng rỡ công nghiệp của người xưa, giữ lòng trung hậu, lo nghĩ sâu xa, trong yên, ngoài phục, kỷ cương đủ bày" 25. TRẦN HIẾN TÔNG (1319-1341) Vua tên thật là Trần Vượng, con thứ của Trần Minh Tông, ở ngôi 13 năm, niên hiệu Khai Hựu. Hiến Tông lên ngôi khi mới 10 tuổi, việc chính sự do Thượng hoàng Moin h tông điều khiển, lại qua đời lúc còn quá trẻ (23 tuổi) nên chưa kịp làm được gì đáng kể. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua tư trời tinh anh, sáng suốt, vận nước thái bình, nhưng hưởng thọ không lâu dài" 26. TẾT ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 23 tháng chạp â.l vào ngày này, dân gian thường làm cỗ bàn, cá chép, vàng mã cúng tế với quan niệm tiễn Táo Quân lên chầu Trời, báo cáo những việc trong năm. Tục thờ Táo Quân được giải thích bằng một truyền thuyết về mối tình tay ba đầy éo le và cảm động, qua đó nhắc nhở con người phải biết trân trọng và giữ gìn hạnh phúc gia đình. 27. TRẦN DỤ TÔNG (1336-1369) Vua tên thật là Trần Hạo, con thứ 10 của Trần Minh Tông, ở ngôi 28 năm (1341-1369), niên hiệu Thiệu Phong, Đại Trị. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua tính rất thông tuệ, học vấn cao minh, chăm lo việc võ, sửa sang việc văn, các di đều thần phục.Đời Thiệu Phong (1341-1357) chính sự tốt đẹp; từ năm Đại Trị (1358) về sau, chơi bpif quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó". 28. Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế (20 quyền) quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó, qua vài lần sửa chữa và bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật. Cơ quan luật pháp được tăng cường và hoàn thiện hơn. Ở triều đình có Thẩm hình viên chuyên xét xử ngục tụng. Cuối thế kỷ XIII, nhà trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật và lập viện Đăng văn kiểm pháp, lấy các đại thần phụ trách. 29. CHÙA ĐẬU (Thường Tín-Hà Nội) Thờ pháp vũ là vị thần làm mưa trong tục thờ Tứ pháp của người Việt Ngôi chùa khởi dựng từ thời Lý và trải qua nhiều lần trùng tu. Hiện nay, chùa còn giữ được nhiều di vật quý, đặc biệt là hai pho tượng thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trương là người thật. Lễ hội hàng năm diễn ra từ 26 đến 27 tháng chạp â.l với những nghi lễ truyền thống. 30. THƯỢNG TƯỚNG THÁI SƯ TRẦN QUANG KHẢI Ông là con trai Trần Thái Tông. Ông từng được phong các chức, tước: Chiêu Minh Đại Vương, Tướng quốc Thái úy; năm 1282, được phong Thượng tướng Thái sư, nắm toàn quyền nội chính. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai và thứ ba, trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt sau Trần Hưng Đạo, lập nhiều công lớn. Ông đã chỉ huy trực tiếp đánh trận Chương Dương thắng lợi và nhiều trận quan trọng khác. Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ lạc đạo … 31. CHIÊU VĂN VƯƠNG TRẦN NHẬT DUẬT (1253-1330) Ông là con thứ sáu của Trần Thái Tông, người có công lớn trong việc chỉ huy quân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên, từng được phong là Thái úy Quốc công Chiêu Văn Vương. Từ bé ông đã nổi tiếng hiếu học, nổi tiếng là biết nhiều hiểu rộng. Ông có công thu phục quân Trịnh Giác Mật, tăng cường khối đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. 32. CHƯỞNG SỬ QUAN LÊ VĂN HƯU (1230-1322) Ông quê ở Thiệu Hóa Thanh Hóa, thi đỗ bảng nhân. Lê Văn Hưu được triều đình phong chức Hàn lâm viện học sĩ, lại được Trần Thái Tông ủy thác cho việc dạy dỗ Hoàng tử Trần Quang Khải. năm 1262, ông được giao cho biên soạn bộ quốc sử của đất nước. tháng giêng năm Nhâm Thân (1272), Chưởng sử quan Lê Văn Hưu đăng bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển, được coi là bộ quốc sử thành văn đầu tiên trong lịch sử. Mặc dù đến nay, Đại Việt sử ký đã thất truyền, nhưng những đánh giá sắc sảo của Lê Văn Hưu vẫn được các sử gia trích dẫn trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư. 33. TẤT NIÊN KỶ SỬU Ngày cuối năm còn gọi là ngày trừ tịch. Các gia đình tổ chức làm cỗ tất niên, cúng gia tiên, rồi cùng nhau ăn uống và tổng kết lại những công việc trong một năm qua. Đêm Giao thừa, khi thời khắc năm mới đã điểm, người ta tiến hành lễ tống cựu nghinh tân, tiễn vị hành khiển năm cũ và đón vị Hành khiển năm mới, theo phong tục dân gian. 34. TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH DẦN Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong năm của các gia đình trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, chào đón một năm mới (âm lịch). Tết Nguyên Đán hội tụ nhiều thuần phong, mỹ tục, có ý nghĩa giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, thắt chặt mối quan hệ họ hàng, làng xóm và cũng là dịp nghỉ ngơi, giải trí và sáng tạo văn hóa. 35. TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN Người dân Nam Bộ gọi là Đạo Ông Bà, là một tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam. Gia đình nào cũng đặt một bàn thờ ở chỗ trang trọng nhất làm nơi thờ tự ông bà, ông vải. Vòa những dịp lễ tết, sóc vọng và giỗ chạp, người ta tổ chức cúng lễ tưởng niệm và cầu mong tổ tiên phù hộ. 36. LỄ MỪNG THỌ Là nghi lễ chúc mừng cha mẹ đến tuổi 70 hoặc 80. Xưa kia, vào ngày này, con cháu tề tựu, biện lễ ra đình tạ ơn thần linh, sau đó rước cha mẹ ngồi lên chiếu thọ giữa nhà rồi bái lạy, đăng rượu đào chúc thọ, rồi tổ chức ăn mừng. Lễ mừng thọ là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt nam. 37. QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (1789) Được tin 29 vạn quân Thanh tràn vào Thăng Long, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22-12-1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân và sau đó đem quân ra Bắc. Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (15-1-1789), đại quân tập kết ở phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn. Quang Trung hạ lệnh cho quân sĩ ăn tết trước, rồi chia thành 5 đường hành binh thần tốc ra tiêu diệt quan Thanh. Các đồn địch như Gián Khẩu, Thanh Quyết, Nhật Tảo và Hà Hồi nhanh chóng bị tiêu diệt. 38. CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI-ĐỐNG ĐA Mờ sáng mồng năm tết Kỷ Dậu (30-1-1789), quân Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ chỉ huy bất thần tấn công đồn Ngọc Hồi và nhanh chóng thu được thắng lợi. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Đông tấn công và hạ đồn Khương Thượng-ĐốngĐa. Tướng giạc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt bỏ chạy. Trưa ngày mồng năm tết Kỷ Dậu (30-1-1789), vua Quang Trung cưỡi voi, dẫn đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long, giữa cảnh hò reo vang dậy của nhân dân. 39. THÀNH CỔ LOA (Đông Anh-Hà Nội) Vốn là một tòa thành cổ bậc nhất ở nước ta do Thục Phán An Dương Vương lập nên từ thế kỷ III trước CN, làm kinh đô nước Âu Lạc. Thành được xây 3 vòng hình xoáy trôn ốc, chân thành phía ngoài có hào sâu ngập nước, thuyền bè có thể đi lại được. hiện nay, khu vực thành còn có đình Cổ Loa, am thờ công chúa Mỵ Châu và đền thờ An Dương Vương. Hàng năm, lễ hội Cổ Loa diễn ra từ mồng sáu đến 16 tháng giêng â.l 40. CHÙA HƯƠNG (Mỹ Đức-Hà Nội) Là một bộ phận trong khu di tích, danh thắng Hương Sơn. Nơi đây có động Hương Tích nổi tiếng, được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhất động". Hội chùa Hương mở từ mồng 6 tháng giêng đến 15 tháng ba â.l. hàng năm. Đây là dịp khách thập phương đến tham quan, lễ Phật và cầu may. 41. ĐỀN ĐÔNG CUÔNG (Yên Bái) Thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn và các vị anh hùng người địa phương có công chống giặc Mông-Nguyên thế kỷ 13. Hàng năm, lễ hội đền được mở vào thời gian sau tết Nguyên Đán với những nghi lễ, sinh hoạt tín ngưỡng gắn với đạo Mẫu, cùng nhiều trò chơi dân gian khác. 42. LỄ HỘI YÊN TỬ (Uông Bí-Quảng Ninh) Diễn ra từ ngày 9-1 đến hết tháng ba â.l Nơi đây là trung tâm của Phật giáo Trúc Lâm, một dòng thiền do vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang sáng lập. Nơi đây có 11 chùa và hàng trăm am tháp, trong đó có chùa Đồng ở đỉnh cao 1068m so với mặt biển. Du khách hành hương đến đây để lễ Phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng miền Đông Bắc. 43. PHẠM NGŨ LÃO (1255-1320) Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đương Hòa, nay thuộc tỉnh hưng Yên. Ông là một tướng tài, xuất thân từ quân ngũ, được Trần Hưng Đạo tri ngộ, gả con gái và tiến cử lên vua Trần. Trong hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai (1285), lần thứ ba (1287), ông theo trần Hưng Đạo tham gia nhiều chiến dịch và lập được nhiều công trạng Ông là người kế thừa một cách xuất sắc kinh nghiệm về phép dùng binh của Trần Hưng Đạo. Tác phẩm tiêu biểu: Thuật hoài … 44. LỄ HỘI LÀNG PHÙ ỦNG (Ân Thi -Hưng Yên) Diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13 tháng giêng â.l. để tưởng nhớ danh tướng Phạm Ngũ Lão, người có nhiều công giúp nhà Trần chống giặc ngoại xâm. Trong lễ hội có lễ rước Quận chúa Thủy Tiên, con gái Phạm Ngũ lão về đền và tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: đánh cờ, đấu vật, hát chèo … 45. DANH TƯỚNG TRẦN BÌNH TRỌNG (1259-1295) Vốn là hậu duệ của vua Lê Đại Hành, ông nội làm quan dưới triều Trần được ban họ vua. Ông có nhiều công trạng nên được phong tước Bảo Nghĩa Vương. Trong cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên, ông giữ nhiệm vụ ở lại Thiên trường ngăn chặn quân địch. Ngày 26-2-1295 ông bị địch bắt. Chúng khuyên ông hàng, ông khảng khái nói"Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc". Ông hy sinh lúc mới 36 tuổi. 46. HỘI LIM (Tiên Du-Bắc Ninh) Diễn ra vào ngày 13 tháng giêng â.l. hàng năm. Lễ hội nổi tiếng với sinh hoạt văn hóa truyền thống của đất Kinh Bắc là hát quan họ. Quan họ Bắc Ninh bắt nguồn từ lối hát đối đáp nam nữ, có từ rất lâu đời, gắn với tục kết chj, kết bạn, thường tổ chức vào những dịp lễ hội làng. Quan họ có khoảng 180 bài, nội dung chủ yếu là chúc tụng, giao duyên giữa các liền anh, liền chị.Hát quan họ bao giờ cũng hát đôi, trình tự hát vừa theo nội dung, vừa theo làn điệu, đối lời kèm đối giọng. 47. 55 NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM Ngày 17-2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho ngành y tế. trong thư, Người căn dặn; "lương y phải như từ mẫu". Ngày 6-2-1985, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định lấy ngày 27-2 hàng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm và vị trí người thầy thuốc trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 48. TẾT NGUYÊN TIÊU Đây là dịp kỷ niệm ngày Rằm đầu tiên trong năm, nên còn gọi là tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này, dân gian tổ chức cúng gia tiên, lễ Phật, dân gian tổ chức cúng gia tiên, lễ Phật, lễ Thánh cầu bình an và may mắn, với quan niệm "cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng". 49. CHÙA TAM GIÁO ĐỘNG NHỊ THANH (Thành phố Lạng Sơn) Là một trong tám thắng cảnh nổi tiếng của xứ Lạng. Chùa thờ Khổng Tử, Thích Ca, Lão Từ, đó là những vị đã sáng lập ra ba tôn giáo lớn: Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo. Động Nhị Thanh phía dưới chùa Tam Giáo, là một động đá tự nhiên dài khoảng 500m, có nhiều nhũ đá hình dáng sinh động. Lễ hội hàng năm diễn ra từ 15 đến 17 tháng giêng â.l 50. BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG (?-791) Ông quê ở Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội. Phẫn nộ trước ách cai trị của nhà Đường, Phùng Hưng đã phất cờ khởi nghĩa, chiếm vùng Đường Lâm (Sơn Tây) làm căn cứ. Nghĩa quân tấn công thành Tống Bình. Sau 7 ngày đêm giao chiến, quân địch hoàn toàn thất bại, tên quan đô hộ Cao Chính Bình phát bệnh mà chết, cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc, sau khi qua đời, nhân dân ta tôn vinh ông là Bố Cái Đại Vương. 51. LỄ HỘI ĐẦM TRÂU Lễ hội ĐẦM TRÂU là một sinh hoạt văn hóa truyền thống phổ biến của các dân tộc vùng Trường Sơn, Tây Nguyên, thường diễn ra vào các dịp trọng đại của buôn làng. Sau lễ cầu thần linh về chứng giám lòng thành của bà con và nhận lễ vật, con trâu được trói vào cột, rồi trai gái, già trẻ cùng nhau nhảy múa trong tiếng cồng chiêng bập bùng. Những trai tráng cầm giáo, mác tiến hành nghi thức đâm trâu và buôn làng mổ trâu ăn mừng. 52. ĐỀN QUẢ SƠN (Đô Lương-Nghệ An) Thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, Tri châu Nghệ An, một danh tướng thời Lý. Lễ hội hàng năm diễn ra từ 19 đến 21 tháng giêng â.l., với nhiều nghi lễ như: lễ rước từ đền Quả đến đền Bà Bụt, đua thuyền. 53. HỘI LỒNG TỔNG Tức hội xuống đồng của dân tộc Tày, Nùng, diễn ra vào tháng giêng â.l. hàng năm, mở đầu cho một gieo cấy mới. Trong hội có các nghi lễ, nghi thức cầu mùa như: tế thần nông, cày ruộng …và nhiều trò chơi dân gian như: ném còn, đẩy gậy, chơi đu, hát sli (của người Nùng), hát lượn (của người Tày) … 54. DI TÍCH DANH THẮNG CÔN SƠN (Chí Linh-Hải Dương) Là quần thể di tích chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, Giếng Ngọc … hài hoà với cảnh núi non, rừng thông, khe suối hùng vĩ. Đây là một trong ba trung tâm Thiền phái Trúc Lâm thời Trần, nơi an cư của danh nhân Trần Nguyên Đán và anh hùng dân tộc Nguyễn trãi. Lễ hội hàng năm diễn ra hai kỳ: Hội Xuân từ 18 đến 22 tháng giêng, hội Thu từ 16 đến 20 tháng 8 â.l 55. HỘI CHỢ KỲ LỪA (Lạng Sơn) Từ 22 đến 27 tháng giêng â.l Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến Thân Công Tài, quan đầu phủ có công lập phố Kỳ Lừa, mở mang giao thương giữa Việt Nam và nhiều địa phương của Trung Quốc. Trong lễ hội có nhiều nghi lễ truyền thống như: múa rồng, múa sư tử, cướp đầu pháo, đặc biệt có nghi lễ rước kiệu thần từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ. 56. 100 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ Ngày 8-3-1909, nữ công nhân Chicago và New York (Hoa Kỳ) đã tổ chức bãi công, diễu hành thị uy đòi quyền tự do, bình đẳng. Năm 1910, Đại hội đại biểu phụ nữ thế giới lần II họp tại Đan Mạch đã quyết định lấy ngày 8-3 hàng năm là ngày Quốc tế phụ nữ. Từ đó ngày này trở thành ngày hội của phụ nữ toàn thế giới đoàn kết, đấu tranh tự giải phóng và thực hiện quyền nam nữ bình đẳng. 57. KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG CỔ (1258) Tháng 12 năm Đinh Tỵ (1-1258), 3 vạn quân Mông Cổ tràn xuống xâm lược nước ta. Vua Trần Thái Tông chỉ huy quân ta chặn bước tiến của địch và rút khỏi Thăng Long, bảo toàn lực lượng. Sau một thời gian ngắn, quân ta tiến công Đông Bộ Đầu, đánh bật địch khỏi Thăng Long. Trên đường rút chạy, địch bị quân Hà Bổng chặn đánh ở Quy Hoá. Quân địch thương vong nặng nề, chạy tháo thân về Vân Nam. Cuộc kháng chiến chống Mông lần thứ nhất thắng lợi. 58. CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG-NGUYÊN LẦN THỨ HAI Trước nguy cơ xâm lược của giặc Mông-Nguyên, tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1282), vua Trần Nhân Tông triệu tập Hội nghị Bình Than gồm các vương hầu, quan lại cùng nhau bàn kế hoạch kháng chiến.Hưng Đạo Đại Vương trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc Công Tiết Chế giữ trọng [...]... hiệu là Nam Việt, năm 1804 đổi thành Việt Nam, năm 1839 đổi thành Đại Nam, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) Vương triều Nguyễn tồn tại trong 143 năm qua 13 đời vua, chia làm hai giai đoạn: 83 năm (1802-1884) với tư cách là vương triều độc lập; 62 năm (1884-1945) là chế độ thuộc địa nửa phong kiến 72 THÀNH HOÀNG LÀNG Là vị thần linh bảo trợ cho cộng đồng làng xã Đó là những thần tự nhiên hoặc nhân vật lịch sử có... học hành Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua thiên tư anh minh thông tuệ, giữ vận thịnh trị, thái bình, mới trong 7 năm mà thiên hạ bình yên, xứng đáng là bậc vua giỏi giữ cơ đồ" 63 LỄ HỘI QUAN THẾ ÂM NGŨ HÀNH SƠN (Đà Nẵng) Diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng hai â.l hàng năm Đây là lễ hội mang màu sắc Phật giáo với các nghi lễ rước kiệu, dâng hoa, cầu nguyện, … thuyết giảng về Quan Âm Bồ Tát … Các hình thức... đình, đền hoặc quán Hàng năm, dân làng tổ chức tế tự vào các dịp tuần tiết, tết lễ, sóc vọng; những năm được mùa hoặc định kỳ vài năm lại có một dịp lễ hội với quy mô lớn 73 TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Còn gọi là đạo Tứ phủ, thờ: Tam tòa Thánh Mẫu, Ngũ vị Quan Lớn, Tứ phủ Chầu Bà, các ông Hoàng, Cô Cậu … Đó là những vị thần tự nhiên, những nhân vật lịch sử, hiện thân cho ba phần của vũ trụ theo quan niệm dân... cứ vùng đất từ sông Gianh trở vào và tiến hành xây dựng hệ thống hành chính như một vương triều độc lập Nhà Nguyễn cha truyền con nối qua 9 đời chúa Công lao các chúa Nguyễn gắn liền với sự nghiệp khan hoang, mở rộng bờ cõi đất nước về phương Nam 67 KHỞI NGHĨA TÂY SƠN Năm tân mão (1771), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo nhân dân nổi dậy ở đất Tây Sơn Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng... MÔNG-NGUYÊN LẦN THỨ BA (1287-1288) Cuối năm Đinh Hợi (1287), Thoát Hoan dẫn 30 vạn quân chia làm ba mũi tiêns công Đại Việt: hai đạo quân từ biên giới tràn sang, một thuỷ quân từ biển theo sông Bạch Đằng đánh vào Quân dân nhà Trần dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hưng Đạo Vương đã chặn đánh ở các đường địch tiến công, tiêu hao sinh lực của chúng, đồng thời tiến hành rút lui để bảo toàn lực lượng 75 KHÁNG CHIẾN... Chương Hoàng Nhân lúc triều Trần suy vi, ông đoạt ngôi báu lập lên triều Hồ Hồ Quý Ly là người thông minh lỗi lạc, đã từng đề ra nhiều cải cách toá bạo Năm 1406, nhà Minh đem quân xam lược nước ta Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly bị bắt, kết thúc triều Hồ và sự nghiệp cải cách của ông 79 ĐỀN CỬA ÔNG (Quảng Ninh) Là một trong những di tích nhà Trần nổi tíếng ở vùng Đông Bắc, thờ danh tướng Hưng Nhượng Đại Vương... nghĩa Lam Sơn toàn thắng, năm 1428, lãnh tụ Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy lại quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) Vương triều Lê tồn tại qua hai thời kỳ: Lê Sơ (1414-1527) và Lê Trung Hưng (1533-1789) Giai đoạn đầu triều Lê, nước Đại Việt được phục hồi và phát triển lên một đỉnh cao mới rực rỡ về tất cả các mặt 84 ĐỀN NGHÈ Thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, thờ Bà Lê Chân, một nữ tướng... lớn Năm 1418, Lê Lợi cùng các hào kiệt dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn Suốt 10 năm nếm mật, nằm gai, năm 1428, cuộc kháng chiến chống Minh hoàn toàn thắng lợi Lê Lợi lên ngôi vua, đặt niên hiệu: Thuận Thiên, mở ra một trang sử độc lập mới của dân tộc 86 ĐỀN DẠ TRẠCH (Khoái Châu-Hưng Yên) Thờ đức thánh Chử Đồng Tử và hai phu nhân Chử Đồng Tử là một trong “Tứ bất tử” của người Việt, biểu tượng của ước vọng... Đức, đến thế kỷ XVIIXVIII, thì được bổ sung, sửa đổi ít nhiều và ban hành với tên Lê triều hình luật Bộ luật gồm 722 điều , chia thành 16 chương, nội dung phản ánh ý thức giai cấp, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ quyền lợi người phụ nữ và người dân tự do Luật hồng Đức đánh giá một trình độ phát triển cao và khá hoàn chỉnh về tư tưởng pháp lý của dân tộc Đại Việt 62 LÊ HIẾN TÔNG (1461-1504) Vua tên húy... nghĩa quân đã hạ được 656 thành trì trước sự tan rã nhanh chóng của chính quyền thống trị Đông Hán Cuộc khởi nghĩa toàn thắng, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh và tiếp tục lãnh đạo quân dân ta chống quân xâm lược Hán 78 HỒ QUÝ LY (1336- ?) Ông tự Lý Nguyên, quê ở Nghệ An, sau chuyển ra Thanh Hoá Ông lấy công chúa Huy Ninh, con Trần Minh Tông, từng có các chức, tước cao: Khu mật viện đại sứ, . TÓM TẮT CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ VIỆT NAM 1. TRUYỀN THUYẾT CỘI NGUỒN Chuyện kể rằng, Lạc Long Quân là con trai Kinh. Quốc.Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và những văn kiện quan trọng khác. Đây là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, là khâu chuẩn bị quan. soạn bộ quốc sử của đất nước. tháng giêng năm Nhâm Thân (1272), Chưởng sử quan Lê Văn Hưu đăng bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển, được coi là bộ quốc sử thành văn đầu tiên trong lịch sử. Mặc dù

Ngày đăng: 10/04/2015, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w