Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây

33 847 0
Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng  trong điện toán đám mây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I 3 MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 3 1.1. Tổng quan về mô hình điện toán đám mây 3 1.1.1. Giới thiệu chung 3 1.1.2. Phân tích, so sánh với các mô hình điện toán khác 3 1.2. Kiến trúc điện toán đám mây 6 1.2.1. Mô hình kiến trúc tổng quát 6 1.2.2. Các thành phần của điện toán đám mây 6 1.3. Một số mô hình điện toán đám mây 7 1.3.1. Mô hình kiến trúc điện toán đám mây của IBM 7 1.3.2. Mô hình kiến trúc điện toán đám mây Window Azure của Microsoft 8 1.4. Điện toán đám mây - hạ tầng cơ sở và ứng dụng 9 1.5. Phân tích ưu và nhược điểm của điện toán đám mây 9 1.5.1. Các lợi ích chính của điện toán đám mây 9 1.5.2. Các hạn chế của điện toán đám mây 10 1.6. Kết luận chương 10 CHƯƠNG II 11 NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ IP DI ĐỘNG (MOBILE IP) 11 2.1. Giới thiệu 11 2.2. Tổng quan về Mobile IP 12 2.2.1. Các khái niệm cơ bản 12 2.2.2. Hoạt động cơ bản Mobile IP 12 2.2.3. Các vấn đề của Mobile IP và cách giải quyết: 16 2.3. Giải pháp IP Di động trên mạng GPRS 20 2.3.1. Giới thiệu 20 2.3.2. Các đặc trưng cơ bản của GPRS 20 2.3.3 Kiến trúc mạng GPRS 21 2.3.4. Triển khai Mobile IP trên mạng GPRS 22 2.4. Giải pháp chuyển vùng “Thông minh” của CISCO 24 2.4.1. Giới thiệu 24 2.4.2. Giải pháp chuyển vùng của CISCO 24 2.5. Kết luận chương 25 CHƯƠNG III 27 TÌM HIỂU GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MOBILE IP VÀO ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (iDRAGON CLOUD) 27 3.1. Tổng quan về dự án iDragon Cloud 27 3.2. Mô hình cung cấp dịch vụ đám mây iDragon Cloud 27 3.3. Ứng dụng nguyên lý hoạt động của IP Di động xây dựng giải pháp chuyển vùng trong dự án iDragon Cloud 28 3.3.1. Tìm hiểu mô hình giải pháp chuyển vùng dịch vụ iDragon Cloud 29 3.3.2. Mô tả cơ chế chuyển vùng 29 CHƯƠNG IV 31 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 2 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây MỞ ĐẦU Ngày nay, điện toán đám mây (Cloud Computing) đang là vấn đề “thời sự” nhất trong giới công nghệ thông tin trên thế giới hiện nay. Các công ty đa quốc gia lớn như IBM, Microsoft, Oracle, HP, … đều đang phát triển các giải pháp xây dựng trung tâm dữ liệu và các máy chủ sử dụng công nghệ Cloud Computing. Tại Việt Nam, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số VN (NISCI, Bộ Thông tin và Truyền thông) có dự án iDragon Cloud nghiên cứu thiết kế các máy tính “đám mây” (CloudPC) và thiết bị nối mạng “đám mây” (CloudBox) theo mô hình điện toán đám mây công cộng (Public Cloud) và riêng (Private Cloud) truy cập các dịch vụ đám mây (cung cấp từ các trung tâm dữ liệu) mà không cần dùng tới công nghệ Web 2.0. Một trong những vấn đề đặt ra trong dự án iDragon là để cung cấp dịch vụ đám mây cho các máy tính (thiết bị) di động. Trong tiểu luận này, em cần tìm hiểu và ứng dụng công nghệ IP di động trong dự án điện toán đám mây iDragon Cloud. Em xin chân thành cảm ơn! Trần Xuân Thái 3 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây CHƯƠNG I MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1.1. Tổng quan về mô hình điện toán đám mây 1.1.1. Giới thiệu chung Điện toán đám mây (Cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình tính toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "cloud computing" ra đời giữa năm 2007 không phải để nói về một trào lưu mới, mà để khái quát lại các hướng phát triển của cơ sở hạ tầng CNTT vốn đã và đang diễn ra từ những năm qua. Quan niệm này có thể được diễn giải một cách đơn giản: các nguồn tính toán khổng lồ như các phần cứng (máy chủ ), phần mềm , và các dịch vụ (chương trình ứng dụng), sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Nói cách khác, ở mô hình tính toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ thông tin từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải biết về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE, “Điện toán đám mây là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ". 1.1.2. Phân tích, so sánh với các mô hình điện toán khác Điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới (grid computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS). 4 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây 1.1.2.1. Tính toán lưới (Grid computing) Theo trung tâm nghiên cứu IBM thì "Tính toán lưới là một loại hệ thống phân tán, bố trí song song, cho phép linh hoạt chia sẻ, tuyển lựa và tập hợp các nguồn tài nguyên độc lập và rải rác về địa lý, tùy theo khả năng sẵn có, công suất, hoạt động, chi phí và yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng". Tính toán lưới có nghĩa là tất cả hoặc một phần của một nhóm máy tính, máy chủ và thiết bị lưu trữ trong mạng doanh nghiệp, được “ảo hóa” (virtualize) thành một cỗ máy tính lớn. Vì tính toán lưới giải phóng những khả năng tính toán không được sử dụng vào một thời điểm bất kỳ, chúng có thể cho phép các doanh nghiệp tăng cường rất nhiều về tốc độ, sức mạnh xử lý thông tin và sự liên kết, thúc đẩy các quy trình tính toán mật độ cao. Trong khi đó, chi phí vẫn sẽ được giữ ở mức thấp vì tính toán lưới có thể được xây dựng từ chính hạ tầng hiện có, góp phần đảm bảo sự huy động tối ưu các khả năng tính toán. Tính toán lưới cho phép ảo hóa các chức năng tính toán phân tán cũng như các nguồn xử lý, băng thông mạng và khả năng lưu trữ, để từ đó tạo ra một hệ thống đơn đồng nhất, cho phép người sử dụng và các ứng dụng truy cập thông suốt vào các tính năng điện toán rộng lớn. Giống như người lướt web xem một nội dung thống nhất qua web, người sử dụng tính toán lưới cũng nhìn thấy một máy tính ảo cực lớn duy nhất. 1.1.2.2. Phần mềm hoạt động như dịch vụ (SaaS-Software as a Service) Phần mềm hoạt động hướng dịch vụ hoặc gọi tắt là Phần mềm dịch vụ, là mô hình triển khai phần mềm, một nhánh của điện toán đám mây, theo đó các nhà cung cấp phần mềm như là các dịch vụ theo yêu cầu cho khách hàng. Theo định nghĩa của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC là: "phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa". 1.1.2.3. Tính toán theo yêu cầu (Utility Computing) Tính toán theo yêu cầu đặt trọng tâm vào mô hình nghiệp vụ và dựa vào 5 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây đó để cung cấp các dịch vụ tính toán . Nói một cách đơn giản , dịch vụ tính toán là những gì mà người sử dụng nhận được các tài nguyên tính toan từ các nhà cung cấp dịch vụ (bao gôm phần cứng và phần mềm) và thanh toán cho những phần đã dùng (“pay by the drink”), giống như việc sử dụng dịch vụ điện dân dụng trong các gia đình. Tất cả các tài nguyên tính toán được cung cấp cho khách hàng đều dưới dạng các dịch vụ theo yêu cầu, bao gồm phần cứng (HaaS - Hardware as a Service), cơ sở hạ tầng (IaaS - Infrastructure as a service) và nền (PaaS- Platform as a Service) tất cả đều được cung cấp như là các dịch vụ. 1.1.2.4. Dịch vụ web (Web service) Dịch vụ web là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các thiết bị khác, các cơ sở dữ liệu và các mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có thể làm việc thông qua các trình duyệt. Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy phục vụ trên nền Internet chứ không phải là các máy tính cá nhân, do đo có thể chuyển các chức nǎng từ máy tính cá nhân lên Internet. Người sử dụng phần mềm yêu cầu các dịch vụ (Service Requester) thông qua SOAP (Simple Object Access Protocol) và chuyển các yêu cầu đó cho bộ phận môi giới Service Broker thông qua WSDL (Web Services Description Language). 1.1.2.5. Nền tảng hướng một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service) Đây cũng là một biến thể của SaaS nhưng mô hình này là một nhánh của điên toan đam mây (cloud computing), mang đến môi trường phát triển như một dịch vụ: người sử dụng xây dựng ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp và phân phối tới người sư dung thông qua máy chủ của nhà cung cấp đó . Người sử dụng sẽ không hoàn toàn được tự do vi bị ràng buộc về măt thiết kế và công nghệ. Một số ví dụ điển hình về PaaS là Force.com của Salesforce.com, Google App Engine, Yahoo Pipes … 1.1.2.6. Cung câp dich vụ quản lý (MSP - Managed Service Provider) MSP là hình thức tính toan theo kiểu điên toan đam mây (cloud 6 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây computing) lâu đời nhất - là ứng dụng chủ yếu dành cho giới chuyên môn hơn là người sư dung cuối , chẳng hạn dịch vụ quét virus cho e-mail hay chương trình quản lý desktop. Một số nhà cung cấp nổi tiếng là SecureWorks, IBM, Verizon hay Everdream. 1.1.2.7. Điện toán tích hợp Internet (Internet integration) Quá trình kết hợp các "đám mây" xuất hiện trên Internet mới đang ở giai đoạn đầu. Tóm lại, điện toán đám mây bao gồm cả SaaS và tính toán theo yêu cầu. Trong cuộc sống của chúng ta, mọi thứ mà chúng ta cần thiết đều có thể được cung cấp như là các dịch vụ như trong mô hình điện toán đám mây dưới đây. 1.2. Kiến trúc điện toán đám mây 1.2.1. Mô hình kiến trúc tổng quát Phân lớn hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu (data center) được xây dựng trên những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa. Những dịch vụ này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó Đám mây là một điểm truy cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ thương mại cần đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và thông thường đều đưa ra các mức thỏa thuận dịch vụ (Service level agreement). Các tiêu chuẩn mở (Open standard) và phần mềm mã nguồn mở (open source software) cũng góp phần phát triển điện toán đám mây. 1.2.2. Các thành phần của điện toán đám mây Điện toán đám mây có thể chuyển đổi các chương trình ứng dụng diện rộng theo kiến trúc và phân phối các dịch vụ. Trong nhiều thập kỷ qua, các hãng CNTT đã dành nhiều công sức, thời gian và các tài nguyên để xây dựng cơ sở hạ. Phần lớn các trường hợp theo cách tiếp cận đó dẫn đến kết quả: - Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) - Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) 7 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây - Nền tảng đám mây (Cloud Platform) - Ứng dụng (Application) - Dịch vụ (Services) - Khách hàng (Client) 1.2.2.1. Các tầng kiến trúc của điện toán đám mây Theo kiến trúc do Sun đề xuất, điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ ở tất cả các tầng, từ phần cứng tới các phần mềm như trong hình sau. Cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây gồm 6 tầng kiến trúc: - Các máy chủ thưc (Physical Servers) - Các máy chủ ảo (Virtual Servers) - Hệ điều hành (Operating System) - Phần mềm trung gian (Middleware) - Các chương trình ứng dụng (Applications) - Các dịch vụ (Servers) Các dịch vụ có thể chia thành 3 lớp chính: Phần mềm dịch vụ (software as a service), nền dịch vụ (platform as a service), và cơ sở hạ tầng dịch vụ (infrastructure as a service). Các lớp này có thể tập hợp thành các tầng kiến trúc khác nhau, có thể chồng chéo, gối nhau. 1.3. Một số mô hình điện toán đám mây 1.3.1. Mô hình kiến trúc điện toán đám mây của IBM Máy chủ của IBM sử dụng bộ xử lý Intel thế hệ mới và Phần mềm mới cho Trung tâm Dữ liệu (Data Center – System x). Với năng lực mở rộng có khả năng hỗ trợ tới 96 lõi xử lý và 1 TB bộ nhớ, các máy chủ System x của IBM sẽ bổ sung cho dòng sản phẩm VMware vSphere thế hệ mới IBM sắp phát hành. Chúng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho các khách hàng đang triển khai những môi trường điện toán đám mây. 8 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây 1.3.2. Mô hình kiến trúc điện toán đám mây Window Azure của Microsoft Azure, hệ điều hành “đám mây” được Microsoft giới thiệu vào cuối tháng 10 tại hội nghị PDC 2008. Internet sẽ là phương thức chính để người dùng truy xuất dữ liệu trong những nền tảng điện toán đám mây. 1.3.2.1. Windows Azure Windows Azure, tên mã Red Dog, là nền tảng cho việc phát triển những ứng dụng hoạt động trong “đám mây”. Nói cách khác, Windows Azure là cơ sở cho nền tảng các dịch vụ Azure (Azure Services Platform), được Microsoft phát triển nhằm mang đến cho cộng đồng các nhà phát triển ứng dụng cơ hội được xây dựng và cung cấp các dịch vụ trực tuyến trên nền tảng cơ sở hạ tầng Windows. Windows Azure tách biệt hoàn toàn các ứng dụng chạy trên các lớp hệ điều hành ứng dụng công nghệ ảo hóa của Microsoft. Điều này cho phép các nhà quản trị không cần phải nâng cấp từng PC độc lập khi ứng dụng được chỉnh sửa. 1.3.2.2. Nền tảng dịch vụ (Azure Services Platform) Nền tảng dịch vụ là một giải pháp hoàn thiện cho các doanh nghiệp. Microsoft sẽ lưu trữ các ứng dụng được xây dựng từ các hãng thứ ba cũng như những dịch vụ Web của chính Microsoft như là Office Live, Windows Live, Exchange Online, CRM Online, … Kết hợp chặt chẽ .NET Services (cho lập trình viên), SQL Services (cho cơ sở dữ liệu và báo biểu), Live Services (cho việc tương tác với các thiết bị người dùng) vào trong các dịch vụ SharePoint và CRM (cho nội dung doanh nghiệp). Điểm khác biệt giữa Azure và Azure Services Platform: Windows Azure là một hệ điều hành còn Azure Services Platform là một sự kết hợp của Azure, lớp các dịch vụ cơ sở hạ tầng và lớp ứng dụng trực tuyến. 1.3.2.3. Fabric Controller Fabric Controller là “gia vị” chủ chốt của Windows Azure, đảm nhiệm chức năng quản lý “vòng đời” của tất cả dịch vụ trực tuyến được triển khai. 9 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây Công cụ này giúp tổ chức và tập trung quản lý tại trung tâm dữ liệu theo mô hình chia sẻ nguồn tài nguyên phần cứng. Điều này cho phép Azure tự động cập nhật ứng dụng chứ không cần phải cập nhật trực tiếp trên từng PC độc lập. 1.3.2.4. Windows Azure với người sử dụng và lập trình viên Lập trình viên có thể xây dựng các ứng dụng mới hoặc hiệu chỉnh các ứng dụng hiện tại cho Windows Azure bằng những công cụ hiện có như Visual Studio, ASP.Net, .NET Framework và cập nhật thêm một vài công nghệ mới mà Microsoft sẽ phổ biến trong thời gian sắp tới. .NET Services và SQL Services sẽ cung cấp những khả năng “hướng đám mây” mới và Azure Tool c ho Visual Studio, cung cấp các mẫu (template) làm nền tảng xây dựng ( Azure SDK) . Ngoài ra, công cụ “Oslo” mới từ Microsoft sẽ trợ giúp với các ứng dụng phân phối kiểu mẫu bao gồm một ngôn ngữ lập trình mới với tên gọi “M.”. Azure cũng sẽ hỗ trợ các công cụ và ngôn ngữ thứ ba như Eclipse, Ruby, PHP và Python cũng như các tiêu chuẩn và cổng như SOAP, REST hay XML. 1.4. Điện toán đám mây - hạ tầng cơ sở và ứng dụng Góc nhìn bên ngoài, Điện toán đám mây đơn giản chỉ là việc di trú tài nguyên tính toán (Computing resources) và lưu trữ từ doanh nghiệp vào “đám mây” trên Internet. Người dùng (Computing Users) chỉ định yêu cầu tài nguyên và nhà cung cấp đám mây (cloud provider) hầu như tập hợp các thành phần ảo này trong hạ tầng của nó. Ưu điểm mới của cloud computing là khả năng ảo hóa và chia sẻ tài nguyên giữa các ứng dụng. 1.5. Phân tích ưu và nhược điểm của điện toán đám mây 1.5.1. Các lợi ích chính của điện toán đám mây - Giảm thơi gian thưc hiên va thơi gian phản hôi. - Giảm thiểu rủi ro cơ sở hạ tầng . - Hạ giá đầu vào - Tăng cường các cai tiến. 10 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây 1.5.2. Các hạn chế của điện toán đám mây Bên cạnh những lợi ích như đã phân tích ở trên, điện toán đám mây chắc chắn còn rất mới mẻ và có những điều hạn chế không tránh khỏi. - Những lo ngại về an ninh, bảo mật thông tin. - Hiệu suất hoạt động của các ứng dụng. - Nỗi lo mất kiểm soát. - Cơ sở pháp lý. - Người dùng sẽ bị phụ thuộc vào công nghệ mà nhà cung cấp đưa ra cho họ 1.6. Kết luận chương Công nghệ điện toán đám mây là kết quả tất yếu của cả quá trình phát triển các công nghệ trong hơn 30 năm qua. Điện toán đám mây căn bản là sự kết hợp của điện toán lưới (grid computing) và SaaS, chủ yếu là xử lý dữ liệu thô. Kết quả điện toán đám mây thực chất là ảo hóa mạng. Với điện toán đám mây, khách hàng có thể chạy ứng dụng trên hạ tầng cơ sở của nhà cung cấp. Về phần mình, các nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo khả năng phân bổ tải (workload) một cách linh hoạt cho máy chủ khi khách hàng truy cập vào để chạy các ứng dụng. Bằng cách này, các nhà cung cấp tối đa hóa khả năng tính toán của hệ thống và cho phép khách hàng yêu cầu nhiều hơn. Đây là điểm mấu chốt của điện toán đám mây, cho dù Blue Cloud của IBM hay EC2 của Amazon, thì mục tiêu chính đều là khả năng mở rộng nhanh các khả năng tính và hiệu quả. [...]... vụ đám mây iDragon Cloud bất kỳ đăng ký sử dụng và dùng máy tính đám mây CloudPC để kết nối với dịch vụ iDragon VoIP thành công, máy tính đám mây của người dùng này hoàn toàn có thể thiết lập một phiên kết nối VoIP với máy tính đám mây 30 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây CHƯƠNG IV KẾT LUẬN Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho thiết bị mạng và máy tính người sử dụng. .. tục hoàn thiện nghiên cứu và mở rộng đề tài này một cách toàn di n 32 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS Nguyễn Phi Khứ, Part VI, Slide bài giảng môn Tính toán lưới [2] TS Nguyên Như Sơn , PGS.TS Đoàn Văn Ban, "Báo cáo khoa học: Nghiên cứu mô hình điện toán đám mây và ứng dụng" , Viện Công nghệ thông tin - Viện Khoa học công nghệ Việt Nam,... hiện có và nghiên cứu giải pháp chuyển vùng di động của Cisco, đề xuất đưa ra giải pháp chuyển vùng mới nhằm nâng cao chất lượng chuyển vùng và giảm chi phí truy cập Chương tiếp theo đề xuất giải pháp chuyển vùng dựa vào công nghệ IP di động vào một dự án điện toán đám mây ở Việt Nam (iDragon Cloud của Viện CNPM & NDS Việt Nam) 26 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây CHƯƠNG... đối với các node cố định trong mạng di động Hình 2.15: Định tuyến trong trường hợp MR 19 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây 2.3 Giải pháp IP Di động trên mạng GPRS 2.3.1 Giới thiệu GPRS (General Packet Radio Service) là công nghệ chuyển mạch gói được phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin di động toàn cầu (GSM : Global System for Mobile) sử dụng đa truy nhập phân.. .Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ IP DI ĐỘNG (MOBILE IP) 2.1 Giới thiệu Trong những năm gần đây, công nghệ máy tính đã tạo ra những thay đổi rất lớn trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống Sự ra đời của máy tính xách tay (laptop) với những tính năng: gọn nhẹ, di động và giá thành ngày càng giảm đã được... máy chủ iDragon VoIPServer tới một trong các thiết bị mạng đám mây công cộng (iDragon Public CloudBox) đặt trên mạng Internet 29 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây Bước 2: Một trong các thiết bị mạng đám mây công cộng iDragon CloudBox tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ VoIP của người dùng, truy tìm các thông tin chứa trong tài khoản định danh người dùng và dẫn hướng các... sử dụng CCoA 14 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây Bước 4: Đăng ký a Đăng ký thông qua FA Khi đăng ký thông qua FA thì thủ tục đăng ký yêu cầu 4 bản tin Hình 2.8: Đăng ký thông qua FA b Đăng ký trực tiếp với HA Khi đăng ký trực tiếp với HA thì thủ tục đăng ký yêu cầu 2 bản tin Hình 2 9: Đăng ký trực tiếp với HA 15 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện. .. cung cấp, không phụ thuộc vào số định danh của điện thoại di động) 27 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây + Việc mở rộng mạng truy cập dịch vụ đám mây bằng máy tính đám mây Cloud PC và thiết bị mạng Cloud Box cũng đơn giản như việc mở rộng mạng điện thoại di động (bằng cách triển khai thêm các trạm BTS), không cần tái cấu trúc lại mạng hay sử dụng VPN (mạng riêng ảo)... thiết bị truy cập dịch vụ đám mây (máy tính đám mây CloudPC, tương tự như điện thoại di động) duy trì được khả năng truy cập dịch vụ đám mây (cung cấp dựa trên IP) khi di chuyển bên trong mạng đám mây (mạng di n rộng, mạng máy tính không dây) được xây dựng theo công nghệ điện toán đám mây (sử dụng thiết bị mạng thông minh CloudBox) để cung cấp dịch vụ đám mây mà người sử dụng không cần phải thay đổi... được một cách nhìn tổng quan về điện toán đám mây, mô hình kiến trúc, các tầng cung cấp dịch vụ và liên hệ hoạt động của điện toán đám mây với nghi thức IP di động, thông qua hai thí dụ ứng dụng Mobile IP trên mạng GPRS, mạng WLAN và tìm hiểu bước đầu về cơ chế chuyển vùng dịch vụ trong mạng đám mây iDragon Cloud Từ khái niệm đi đến cung cấp mô hình và dịch vụ điện toán đám mây hiện nay trên trên nền tảng . Thái 3 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây CHƯƠNG I MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 1.1. Tổng quan về mô hình điện toán đám mây 1.1.1. Giới thiệu chung Điện toán đám mây. tính và hiệu quả. 11 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ IP DI ĐỘNG (MOBILE IP) 2.1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, công nghệ. trường điện toán đám mây. 8 Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây 1.3.2. Mô hình kiến trúc điện toán đám mây Window Azure của Microsoft Azure, hệ điều hành đám mây

Ngày đăng: 09/04/2015, 18:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I

  • MÔ HÌNH ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

    • 1.1. Tổng quan về mô hình điện toán đám mây

      • 1.1.1. Giới thiệu chung

      • 1.1.2. Phân tích, so sánh với các mô hình điện toán khác

    • 1.2. Kiến trúc điện toán đám mây

      • 1.2.1. Mô hình kiến trúc tổng quát

      • 1.2.2. Các thành phần của điện toán đám mây

    • 1.3. Một số mô hình điện toán đám mây

      • 1.3.1. Mô hình kiến trúc điện toán đám mây của IBM

      • 1.3.2. Mô hình kiến trúc điện toán đám mây Window Azure của Microsoft

    • 1.4. Điện toán đám mây - hạ tầng cơ sở và ứng dụng

    • 1.5. Phân tích ưu và nhược điểm của điện toán đám mây

      • 1.5.1. Các lợi ích chính của điện toán đám mây

      • 1.5.2. Các hạn chế của điện toán đám mây

    • 1.6. Kết luận chương

  • CHƯƠNG II

  • NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ IP DI ĐỘNG (MOBILE IP)

    • 2.1. Giới thiệu

    • 2.2. Tổng quan về Mobile IP

      • 2.2.1. Các khái niệm cơ bản

      • 2.2.2. Hoạt động cơ bản Mobile IP

      • 2.2.3. Các vấn đề của Mobile IP và cách giải quyết:

    • 2.3. Giải pháp IP Di động trên mạng GPRS

      • 2.3.1. Giới thiệu

      • 2.3.2. Các đặc trưng cơ bản của GPRS

      • 2.3.3 Kiến trúc mạng GPRS

      • 2.3.4. Triển khai Mobile IP trên mạng GPRS

    • 2.4. Giải pháp chuyển vùng “Thông minh” của CISCO

      • 2.4.1. Giới thiệu

      • 2.4.2. Giải pháp chuyển vùng của CISCO

    • 2.5. Kết luận chương

  • CHƯƠNG III

  • TÌM HIỂU GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MOBILE IP VÀO ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (iDRAGON CLOUD)

    • 3.1. Tổng quan về dự án iDragon Cloud

    • 3.2. Mô hình cung cấp dịch vụ đám mây iDragon Cloud

    • 3.3. Ứng dụng nguyên lý hoạt động của IP Di động xây dựng giải pháp chuyển vùng trong dự án iDragon Cloud

      • 3.3.1. Tìm hiểu mô hình giải pháp chuyển vùng dịch vụ iDragon Cloud

      • 3.3.2. Mô tả cơ chế chuyển vùng

  • CHƯƠNG IV

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan