Tìm hiểu mô hình giải pháp chuyển vùng dịch vụ iDragon Cloud

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây (Trang 29)

Cloud services

+ Chuyển vùng được + Bảo mật cao

+ Phân tán hiệu quả + Dễ dàng tích hợp + Chi phí thấp

Cloud PC + Cloud Box = Mobiles + BTS

Hình 3.1: Mô hình mạng và giải pháp chuyển vùng iDragon 3.3.2. Mô tả cơ chế chuyển vùng

Cơ chế hoạt động của quá trình đăng ký và sử dụng dịch vụ chuyển vùng đám mây doanh nghiệp iDragon (dịch vụ thoại qua Internet), tương tự công nghệ IP di động, có thể hiện thực thông qua các bước sau (so sánh với sử dụng nghi thức IP di động trên mạng GPRS và WLAN (của Cisco)

Bước 1: Phần mềm VoIP trên máy tính đám mây CloudPC, với các thông tin về sử dụng dịch vụ iDragon VoIP chuyển vùng có sẵn trong tài khoản người dùng đã đăng nhập, gửi yêu cầu kết nối máy chủ iDragon VoIPServer tới một trong các thiết bị mạng đám mây công cộng (iDragon Public CloudBox) đặt trên mạng Internet.

Bước 2: Một trong các thiết bị mạng đám mây công cộng iDragon CloudBox tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ VoIP của người dùng, truy tìm các thông tin chứa trong tài khoản định danh người dùng và dẫn hướng các yêu cầu đăng ký dịch vụ VoIP tới một trong các máy chủ iDragon VoIP trên mạng Internet (hoặc máy chủ VoIPServer đặt bên trong mạng đám mây doanh nghiệp, nhưng có khả năng cung cấp dịch vụ VoIP ra ngoài Internet).

Bước 3: Máy chủ iDragon VoIPServer kiểm tra, xác thực người dùng và đăng ký người dùng này vào hệ thống dịch vụ VoIP, thông báo sự có có mặt (present) của người dùng, các thông tin cần thiết khác dùng để để thiết lập kết nối VoIP như địa chỉ IP của CloudPC người dùng đăng ký, số hiệu cổng dịch vụ VoIP trên CloudPC, định danh của người dùng, thời điểm đăng ký dịch vụ, thời điểm và số hiệu khởi tạo kênh kết nối, thời gian kiểm tra tình trạng kết nối lần cuối cùng, định danh của các thiết bị mạng và máy chủ (CloudBox, VoIPServer) dùng kết nối và cung cấp dịch vụ.

Bước 4: Các thông tin đăng ký và sử dụng dịch vụ của người dùng được phát tán qua nghi thức LDAP tới các thiết bị mạng đám mây, máy chủ dịch vụ đám mây chuyển vùng khác (iDragon VoIPServer/Box) có tham gia vào hệ thống chuyển vùng dịch vụ.

Bước 5: Quá trình đăng ký và phát tán thông tin về đăng ký và sử dụng dịch vụ iDragon VoIP đối với những người dùng khác trong hệ thống cung cấp dịch vụ chuyển vùng VoIP (tên định danh người dùng, số định danh hệ thống) diễn ra hoàn toàn tương tự.

Bước 6: Trong trường hợp một người dùng dịch vụ đám mây iDragon Cloud bất kỳ đăng ký sử dụng và dùng máy tính đám mây CloudPC để kết nối với dịch vụ iDragon VoIP thành công, máy tính đám mây của người dùng này hoàn toàn có thể thiết lập một phiên kết nối VoIP với máy tính đám mây.

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN

Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho thiết bị mạng và máy tính người sử dụng là một chủ đề nghiên cứu và ứng dụng còn khá mới, không những đối với Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Ứng dụng công nghệ đám mây để cung cấp dịch vụ với khả năng chuyển vùng khi truy cập đòi hỏi các nghiên cứu chuyên sâu, kế thừa và ứng dụng những công nghệ nền tảng của mạng viễn thông - Internet như công nghệ IP di động, mô hình mạng dịch vụ GPRS, các mô hình chuyển vùng của mạng WLAN.

Tiểu luận này đã đưa ra được một cách nhìn tổng quan về điện toán đám mây, mô hình kiến trúc, các tầng cung cấp dịch vụ và liên hệ hoạt động của điện toán đám mây với nghi thức IP di động, thông qua hai thí dụ ứng dụng Mobile IP trên mạng GPRS, mạng WLAN và tìm hiểu bước đầu về cơ chế chuyển vùng dịch vụ trong mạng đám mây iDragon Cloud.

Từ khái niệm đi đến cung cấp mô hình và dịch vụ điện toán đám mây hiện nay trên trên nền tảng iDragon Cloud, một số vấn đề sau cần phải được nghiên cứu và đánh giá tiếp:

- Tính chủ động: Liệu dịch vụ đám mây có bị treo bất ngờ, hay mất kết nối Internet khiến cho người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của minh trong khoảng thời gian, việc đó ảnh hưởng đến công việc và có được đền bù hay không?

- Tính riêng tư: Các thông tin cá nhân, cơ quan và dữ liệu được chứa trên điện toán đám mây liệu có đảm bảo được tính riêng tư và không bị sử dụng vì mục đích nào khác?

- Quyền sở hữu: Khi chấm dứt hợp đồng, làm thế nào để lấy được toàn bộ dữ liệu về và không dữ liệu nào của mình lang thang trên đám mây? Làm cách nào để người dùng có thể chắc chắn rằng các sản phẩm nội dung số do họ tạo ra mà không bị đánh cắp.

- Tính bảo mật: Đây là mối lo chính của cả người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây trong việc thuyết phục khách hàng. Khi đám mây bị tấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng, bị đánh căp mà người sử dụng dịch vụ không biết, vậy việc xử lý và đền bù thiệt hại sẽ như thế nào?

Trên đây là một số kết quả đạt được của tiểu luận, do năng lực bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót kính mong các thầy cô góp ý kiến bổ xung để em có thể tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu và mở rộng đề tài này một cách toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS.TS. Nguyễn Phi Khứ, Part VI, Slide bài giảng môn Tính toán lưới. [2]. TS. Nguyên Như Sơn , PGS.TS. Đoàn Văn Ban,..."Báo cáo khoa

học: Nghiên cứu mô hình điện toán đám mây và ứng dụng", Viện Công nghệ

thông tin - Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, 12/2009.

[3]. Voorsluys, William; Broberg, James; Buyya, Rajkumar (February 2011). " I nt r odu c t i on to C loud C omputing " .

[4]. In R.Buyya, J.Broberg, A.Goscinski. Cloud Computing: Principles and Paradigms. New York, USA: Wiley Press.

[5]. Danielson, Krissi (2008-03-26). s t i ngui"Di s hing C loud C o mputing f r om Uti l i t y C omputing " . E bizq.net. Retrieved 2010-08-22.

[6]. http://www.idragon.vn/iDragon.

[7]. Điện toán đám mây.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Công nghệ IP di động và ứng dụng trong điện toán đám mây (Trang 29)