TIỂU LUẬN TIẾN bộ về GIỐNG TRONG sản XUẤT NÔNG NGHIỆP

9 684 1
TIỂU LUẬN TIẾN bộ về GIỐNG TRONG sản XUẤT NÔNG NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giống được coi là khâu tiền đề cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. TIẾN BỘ VỀ GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP là yêu tố rất quan trọng đã và đang được quan tâm hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp

TIỂU LUẬN TIẾN BỘ VỀ GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Giống là sản phẩm của sức lao động sáng tạo của con ngừơi và là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp sản sinh ra mọi thứ nông phẩm. Vì lý do đó giống giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc chọn đúng các giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và canh tác giúp cho người sản xuất thu được năng suất cao và ổn định với phẩm chất tốt và mức chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm thấp. Từ ngàn xưa người nông dân Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của giống. Điều đó được đúc kết lại trong câu : “Cố công không bằng tốt giống” hay câu: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ tốt lúa”. Giống được coi là khâu tiền đề cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay giống vẫn được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ứơc tính khoảng 30 đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lượng thực trên thế giới là nhờ việc đưa vào sản xuất những giống tốt mới. Dân số nước ta cũng như trên thế giới không ngừng giá tăng trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp lại do sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở công nghiệp, các đường giáo thông và các thành phố. Điều này đặt ra cho nền nông nghiệp hiện đại một nhiệm vụ lớn làm thế nào để có thể giá tăng gấp bội năng suất cây trồng, hay nói một cách hình tượng là làm thế nào để có thể thu được hai, ba bông lúa từ những nơi mà cho đến nay con người chỉ thu được một bông lúa, và giống giữ vai trò hàng đầu trong việc giải quyết khó khăn này. I.VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1. Giống tốt có tác dụng tăng năng suất, phẩm chất cây trồng. Mỗi giống cây trồng đều có tiềm năng năng suất nhất định, khi các yếu tố đầu vào sản xuất khác: nước, phân bón, chăm sóc, …được đáp ứng đầy đủ thì giống cũng không thể vượt qua ngưỡng tiềm năng năng suất của nó. Chỉ có sự đột phá về giống mới có thể mang lại năng suất cao hơn. Trong thực tiễn sản xuất đã cho thấy nhờ ứng dụng giống mới, năng suất đã từng bước được nâng cao. Những thành tựu về ứng dụng giống cây trồng trong cuộc cách mạng xanh trên thế giới, và ở Việt nam trong những năm 90 của thế kỷ 20 đã cho thấy vai trò của giống trong việc nâng cao năng suất cây trồng (truớc năm 1986 Việt Nam là nước thiếu lương thực, nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nước: năng suất lúa trung bình khoảng 2-3 tấn/ha, nhưng cho đến nay cùng với nhiều tiến bộ khác trong lĩnh vực thuỷ lợi và khoa học về canh tác, các giống lúa mới đã có nhiều đóng góp cho sự tăng năng suất (hiện nay năng suất lúa bình quân trên cả nước đã trên 5,5 tấn/ha, nhiều nơi năng suất lúa đạt đến trên 6,4tấn/ha) Trong quá trình phát triển, những áp lực từ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự cạnh tranh về diện tích đất giữa các ngành: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, kéo theo là sự thu hẹp diện tích canh tác do quá trình đô thị hoá ; bên cạnh đó là sự gia tăng về dân số khiến nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng nâng cao trong khi các yếu tố đầu vào khác: nước, kỹ thuật canh tác đang phát triển chậm thì những đột phá về giống nhằm nâng cao năng suất cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội. Tù đó góp phần ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. Các nhà khoa học đã xác định là ngày cả ở ruộng cao sản, cây trồng cũng chỉ mới sử dụng khỏang trên dứơi 1% năng lượng ánh sáng mặt trời, trong khi về mặt lý thuyết cây xanh có thể xây dựng đến 5% năng lượng nói trên. Để giải quyết vấn đề này, chắc rằng không có con đường nào khác hơn là tạo ra những giống cây trồng mới có khả năng quang hợp cao và có dạng hình thích hợp cho phép tận dụng tốt nhất năng lượng ánh sảng mặt trời. Việc đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới có khả năng cho năng suất cao đã mang lại hiệu qủa kinh tế lớn, vì đó là biện pháp dể dàng và rẻ tiền nhất để giá tăng sản lượng lượng thực. Giống là yếu tố nội tại quyết định đến phẩm chất của sản phẩm. Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao con người ngày càng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm ngon, sạch. Trong xu thế phát triển nông nghiệp như hiện nay, sản phẩm không đơn thuần là tự cung, tự cấp hay cung cấp ra thị trường nhỏ mà đó là nông nghiệp gắn với hàng hoá do đó sự cạnh tranh sẽ rất mạnh mẽ, nếu sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì ngành nông nghiệp sẽ bị thiệt hại rất lớn, đời sống người dân gắn liền với sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đó sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực khác đến xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi, cũng có nhiều thử thách, sau khi tham gia và thực thi chính sách khu vực mậu dịch tự do ASIAN (AFTA), và thực hiện nghĩa vụ cam kết trong các chương trình ưu đãI thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, nhát là khi nước ta hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bối cảnh trên ảnh hưởng ngày một mạnh đến nông nghiệp. Những ảnh hưởng này vừa tích cực do tiến bộ khoa học và công nghệ, vừa có tiêu cực nếu nước ta không vượt đuợc hàng rào kỹ thuật. Bằng chứng là trái cây nhập khẩu lán sân thị trường trong nước do chất lượng và giá bán thấp hơn. Thực tiễn hiện nay ở Việt nam đã cho thấy việc áp dụng các giống mới có phẩm chất tốt: Gạo Nàng Thơm, Lúa HT1, Lúa HT9, Dưa hấu Hắc mĩ nhân … đã mang lại nhiều thành quả: sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, giá bán cao, nhờ đó người dân càng được lợi và họ càng chú trọng hơn đến trồng trọt những giống cây trồng chất lượng. Tiếp theo các thành tựu có tính chất lịch sử trong ngành trồng lúa kể trên là hàng loạt các giống lúa cao sản mới, ngăn ngày, kháng đươc môt số sâu bệnh quan trọng ra đời. Nhiều giống lúa mới ngòai khả năng cho năng suất cao, con có phẩm chất gạo tốt, hạt dai trong, không bac bung. Các cánh đồng lúa 5 tấn rồi 10 tấn ở nứơc ta đã được hình thành bằng việc đưa vào sản xuất các thành tụu về giống kể trên. Nhiều giống cây ăn trái, cây lượng thưc, cây công nghiêp, cây dược liệu có năng suất cao liên tiếp được tạo ra và đưa vào sản xuất với mức độ ngày càng nhiều đã góp phần tạo ra những đỉnh cao mới về năng suất trong nông nghiêp. Tương tự như vậy, từ cách mạng về giống cây trồng đã lan sang cách mạng về giống vật nuôi trước hết là lợn, gà, vịt, trâu, bò, và thủy sản làm tăng năng suất cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Trong chăn nuôi, nhờ những tiến bộ của khoa học công nghệ, nhiều giống gia súc địa phương như bò vàng, gà Mông, lợn Móng Cái đã được phục tráng, phát triển, tạo nên những sản phẩm hàng hóa đặc sản, giá trị cao được thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước quan tâm. Việc thực hiện chương trình cải tạo đàn giống như Sinh hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn đang đem lại những thay đổi lớn về chất lượng tổng đàn. Hiện nay, đàn bò lai mới giống bò chiếm khoảng trên 75% so với tổng đàn. Đàn lợn lai 2-3 máu chiếm trên 80% so với tổng đàn. 2. Giống tốt tạo điều kiện phòng chống thiên tai, sâu bệnh có hiệu quả ít tốn kém Mỗi giống cây trồng có tính thích nghi nhất định với từng điều kiện vùng sinh thái. Do đó việc lựa chọn giống cây trồng thích hợp với từng vùng sản xuất: điều kiện sinh thái, điều kiện canh tác vừa có ý nghĩa trong việc đảm bảo tốt nhất cho việc tạo năng suất và đảm bảo chất lượng thì nó còn có có một vai trò khác vô cùng quan trọng đó là mở rộng diện tích đất canh tác. Trong thực tiễn sản xuất đã ghi nhận nhờ có nhiều giống cây trồng mới: giống lúa cao cây, giống lúa chịu mặn, ngô chống đỗ ngã…nhờ đó ta đã mở rộng được diện tích canh tác. Những giống cây trồng chống chịu sâu bệnh ra đời đã góp phần ổn định sản xuất, giảm thiểu chi phí phòng trừ sâu bệnh cho người dân, bảo vệ môi trường. Với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp: nhiệt độ trái đất gia tăng, nước biển dâng cao, tình trạng thiên tai, dịch bệnh đang xảy ra ngày càng nhiều sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn đó tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn đất sản xuất lúa ngày càng gia tăng; sự hoang hoá do nhiệt độ toàn cầu gia tăng và ảnh hưởng của quá trình xói mòn, các dịch bệnh đang xảy ra với mức độ và tần suất xảy ra ngày càng cao trong khi nông nghiệp đang hướng đến nền nông nghiệp sạch và bền vững thì vai trò của giống cây trồng then chốt giúp tạo sự ổn định sản xuất, giảm thiểu chi phí cho người dân, hướng đến mục tiêu của nền nông nghiệp hiện đại. 3. Giống tốt có khả năng thích hợp với cơ giới hoá, giảm bớt nặng nhọc cho người lao động, tăng năng suất lao động. Cùng với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, sự ứng dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp ngày càng tăng nhằm mục đích giảm sức lao động của con người và nâng cao hiệu quả lao động và hiệu quả sản xuất. Đồng thời trong xu hướng phát triển chung, khi kinh tế càng phát triển thì sự đa dạng ngành nghề ngày một tăng, lực lượng lao động rút ra khỏi nông nghiệp ngày càng nhiều. Để vẫn đảm bảo duy trì sản xuất thì việc cơ giới hoá trong nông nghiệp càng được áp dụng nhiều hơn. Tuy nhiên mức độ cơ giới hoá bị ràng buộc rất lớn về tiêu chuẩn đồng đều của giống: về thời gian thu hoạch, đồng đều về đặc điểm hình thái của cây trrồng và sản phẩm, …; do việc có thể nói rằng thúc đẩy cơ giới hoá trong nông nghiệp bị ràng buộc rất lớn bởi yếu tố giống. Trong thực tiễn sản xuất ở nhiều nước đã cho thấy vai trò của giống trên khía cạnh này, nhiều nước: Mỹ, Pháp, Newziland…1 nông dân có thể thực hiện sản xuất trên quy mô hàng chục hecta; mặc dù lực lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với dân số nhưng họ vẫn thực hiện sản xuất ổn định, không những cung cấp nhiều sản phẩm vừa dáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu. Ở Việt Nam trong những năm cuối của thế kỷ 20, mặc dù đã có nhiều chủ trương nhằm thúc dẩy cơ giới hoá trong nông nghiệp, nhưng thực tế mức cơ giới hoá trong nông nghiệp của chúng ta vẫn còn rất thấp: ngoài ảnh hưởng của các yếu tố khác như quy mô còn nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế hộ còn thấp thì còn ràng buộc khác rất lớn đó là các giống có thể đáp ứng các tiêu chuẩn để cơ giới hoá còn hạn chế. Trong xu hướng phát triển chung: sự gảm dần của lực lượng lao động trực tiếp trong nông nghiệp, chủ trương hướng đến một nền nông nghiệp hàng hoá, nâng cao hiệu quả lao động thì vai trò của giống mới là rất quan trọng. So về mức độ cơ giới hoá trên thế giới thì nước ta còn nhiều hạn chế, tuy nhiên những thành tựu bước đầu trên một số loại cây trồng: gặt lúa bằng máy, thu hoạch bằng máy, lúa gieo sạ theo hàng… đã cho thấy giống vai trò quan trọng của giống. 4. Giống tốt có khả năng tăng vụ, luân canh, bố trí cây trồng hợp lý nhằm sử dụng đất có hiệu quả nhất Mỗi giống có yêu cầu điều kiện sinh thái nhất định, và đặc điểm hình thái và có thời gian sinh trưởng khác nhau. Sự đa dạng về giống cho phép ta xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả hơn nhằm khai thác tối đa hiệu quả các nguồn tài nguyên: đất đai, nguồn nước, khí hậu, nhân lực…. Nhìn lại nông hiệp Việt Nam trong thập kỷ qua có thể thấy rằng nhờ những tiến bộ về giống mà chúng ta có sự đa dạng hơn trong nông nghiệp: Tăng vụ: giống mới có thể rút ngắn được thời gian sinh trưởng phát triển, nhờ đó mà ta có thể tăng vụ sản xuất trong năm: ví dụ như trước đây chúng ta thường trồng lúa 1-2 vụ, thì hiện nay đa số nhiều nơi đã trông lúa trong 2 vụ, ở những nơI có điều kiện thuận lợi ở đồng bằng sông Cửu long người ta đã trồng trọt liên tục trong 3 vụ. Luân canh cây trồng: Thời gian sinh trưởng, những yêu cầu về điều kiện canh tác của các giống phép ta có nhiều lựa chọn trong xây dựng các mô hình luân canh cây trồng thích hợp: trước đây trên đất màu chúng ta thường trồng một vụ rrồi để hoang đất, nhưng hiện nay chúng ta đã có nhiều mô hình luân canh có hiệu quả: lúa - màu - lúa, lúa - cây vụ đông - lúa, lạc - ngô- mè…. Xen canh cây trồng, gia tăng mật độ: nhờ tạo ra nhiều giống mới có những đặc điểm thuận lợi: hình thái gọn, thấp cây…. mà chúng ta đã gia tăng được mật độ cây trồng, thực hiện xen canh nhờ đó nâng cao được hiệu quả sử dụng đất, dinh dưỡng, nước, lao động … qua đó nâng cao hiệu quả lao động và hiệu quả sản xuất. Trong một số trường hợp giống giữ vai trò quyết định. Cho đến đâu nhưng năm 60 ở đồng bằng sông Cửu Long hầu như chỉ có những cánh đồng lúa một vụ với những giống lúa địa phương cao cây dài ngày. Sự ra đời của những giống lúa cao sản, ngắn ngày không quang cảm đã góp phần tạo nên những cánh đồng lúa 2 vụ rôi 3 vụ với năng suất cao. Ngày cả ở Minh Hải, Kiên giang, vùng đất bị nhiễm mặn, phèn hay vùng lúa nổi Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên mà cho đến những năm gần đây ngừơi nông dân chỉ trồng được môt vụ lúa, thì ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện nhanh chóng những cánh đồng lúa hai vụ cao sản. Cũng tương tư như vây, giống giữ vai trò khá quyết định trong việc áp dùng cơ giới hóa vào những khâu chăm sóc và thu hoạch các loại cây trồng, vì muốn làm được điều đó, cần phải có giống cứng cây, không đổ ngã và có độ đồng đều cao về các mặt. Mỗi giống cây trồng thường có những nhược điểm nào đó hạn chế khả năng gieo trồng của chúng trong các vùng sinh thái nhất định. Việc chọn giống theo những hướng đặc biệt tạo ra khả năng mở rộng phạm vi gieo trồng của loài ra những vùng sinh thái mới. Những giống cao lượng ngăn ngày có khả năng chịu phèn, chịu mặn, chịu hạn, chúng đã mở ra triên vọng to lớn tăng thêm môt vụ cao lượng ở những vùng lúa nổi và môt số vùng phèn mặn thừơng bị bỏ hóa trong mùa khô. Nho, bắp cải, cà chua, cải hoa, hành tây . . là những cây ôn đới nhưng qua sự chọn lọc của con người, ngày nay các cây đó đã trồng được tốt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, và không phải chỉ trong vụ Đông xuân và một số có thể trồng được ngay cả mùa hè nóng bức của khí hậu nhiệt đới. Ngược lại nhiều giống cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới cũng đã được chọn lọc để phát triển rộng rải ở vùng ôn đới như bắp, cao lương, thầu dầu . . . . 5. Đa dạng giống mới tạo điều kiện thuận lợi cho đa dạng hoá trong nông nghiệp Nông nghiệp nước ta có đặc điểm là quy mô sản xuất nhỏ, do diện tích đất nông nghiệp hạn chế, lực lượng lao động trong nông nghiệp cao do vậy việc sản xuất mang tính hàng hoá ở các khu vực này là rất hạn chế, điều này thể hiện rất rõ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Duyên hải miền trung; hơn nữa sự phân hoá về điều kiện sinh thái giữa các vùng miền đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Vì vậy sự đa dạng về giống giúp cho người sản xuất lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, đặc điểm sản xuất, mục đích sản xuất của họ: tự cung tự cấp, vừa tự cung tự cấp vừa bán ra thị trường…; điều này vừa có ý nghĩa thiết thực đối với người sản xuất, vừa có ý nghĩa đối với người tiêu dùng. Tương tự như vậy, từ cách mạng về giống cây trồng đã lan sang cách mạng về giống vật nuôi trước hết là lợn, gà, vịt, trâu, bò, và thủy sản làm tăng năng suất cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Trong chăn nuôi, nhờ những tiến bộ của khoa học công nghệ, nhiều giống gia súc địa phương như bò vàng, gà Mông, lợn Móng Cái đã được phục tráng, phát triển, tạo nên những sản phẩm hàng hóa đặc sản, giá trị cao được thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước quan tâm. Việc thực hiện chương trình cải tạo đàn giống như Sinh hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn đang đem lại những thay đổi lớn về chất lượng tổng đàn. Hiện nay, đàn bò lai mới giống bò chiếm khoảng trên 75% so với tổng đàn. Đàn lợn lai 2-3 máu chiếm trên 80% so với tổng đàn. II.MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Nội dung thành tựu Phương pháp Ví dụ Chọn giống cây trồng 1.Gây đột biến nhân tạo a.Gây đột biên nhân tạo rồi chọ cá thể tạo giống mới. b.Phối hợp lai hữu tính và xử lí đột biến. c.Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị hoặc đột biến xoma -ở lúa tạo giống lú tẻ có mùi thơm như gạo tám thơm. -đậu tương sinh trưởng ngắn, chịu rét, hạt to, vàng. -Giống lúc DT10 x giống lúa ĐBA20Giống lúa dT16 Giống táo đào vàng: Do sinh lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc 2.Lai hưu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có. a.Tạo biến dị tổ hợp. b.Chọn lọc cá thể -Giống lúa DT10(năng suất cao) x Giống lúa OM81Giống lúa DT17 -Từ giống cà chua Đài Loan chọn giống cà chua P375 3.Tạo giống từ ưu thế lai(F1) -Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN20 thích hợp với vụ đông xuân trên đất lầy thụt. 4.Tạo giống đa bội -Giống dau Bắc Ninh thể tứ bội x Giống lưỡng bội Giống dâu số 21 có là đầy mà xanh đậm,năng suất cao. Chọn giống vật nuôi 1.Tạo giống mới -Giống lợn Đại Bạch x Giống lợn ỉ 81ĐB ỉ-81 2.Cải tạo giống địa phương: dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống nhập ngoại. 3.Tạo giống ưu thế lai (F1) -Giống cá chép Việt Nam x Giống cá chép Hungari. -Giống gà ri Việt Nam x Giống gà ri Tam hoàng 4.Nuôi thích nghi các giống nhập nội -Giống cá chi trắng, gà Tam hoàng, bò sữaNuôi thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam cho thịt, trứng, sữa cao. KẾT LUẬN Giống có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là những nước công nghiệp hóa nông nghiệp. Trên thế giới, người ta đã đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp trên quy mô công nghiệp hiện đại, bằng các phương phát sinh học tối tân, họ đã sản xuất hàng loạt giống cây trồng mới, được chọn lọc và cho nhân giống, lai tạo ra những thế hệ cây trồng nhiều ưu điểm, cải tạo gen thành những giống cây kháng bệnh, kháng sâu rầy, giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ưu thế vững chắc trong sản xuất nông nghiệp. Việt Nam chúng ta đã có nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chọn và lai tạo giống, cũng như có những chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất mới, tuyển lựa giống, thúc đẩy tăng sản lượng và làm đỗi thay bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề quan trọng và trọng tâm là chọn giống, lai tạo, chọn đất trồng phù hợp trên quy mô công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp, bền vững. Đồng thời cũng phải có cơ quan nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp cách chuyên môn, hiện đại, từ đó đổi thay bộ mặt nông nghiệp Việt nam, hầu đuổi kịp và vượt xa các nước đang có nền nông nghiệp hiện đại, đa dạng trên thế giới.// . TIỂU LUẬN TIẾN BỘ VỀ GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Giống là sản phẩm của sức lao động sáng tạo của con ngừơi và là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp sản. dạng giống mới tạo điều kiện thuận lợi cho đa dạng hoá trong nông nghiệp Nông nghiệp nước ta có đặc điểm là quy mô sản xuất nhỏ, do diện tích đất nông nghiệp hạn chế, lực lượng lao động trong nông. cao. KẾT LUẬN Giống có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là những nước công nghiệp hóa nông nghiệp. Trên thế giới, người ta đã đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp trên

Ngày đăng: 07/04/2015, 17:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan