Người soạn: Nhóm 4, lớp 12STH01. Ngày soạn:27/03/2015. Bài dạy: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? Môn: Khoa học 4, trang 32. Bài 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH? I. Mục tiêu: - Kiến thức: Sau bài học học sinh có thể: + Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh. + Biết được những việc cần làm khi bị bệnh. - Kĩ năng: Tránh những việc làm có thể gây bệnh cho cơ thể. - Thái độ: Có ý thức theo dõi sức khỏe bản thân và mọi người. II. Đồ dùng dạy học: - SGK; - Các hình minh họa trang 32, 33 đã được phóng to; - Bảng phụ; - Giáo án điện tử; - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hát. - Gọi 3 HS lên trả lời lần lượt 3 câu hỏi: + Câu 1: Em hãy kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa và nguyên nhân gây ra các bệnh đó? + Câu 2: Em hãy nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa? - Cả lớp hát. - HS trả lời: + Các bệnh lây qua đường tiêu hóa là: tiêu chảy, tả, lị… + Nguyên nhân gây ra các bệnh đó là: ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn. + Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta 3. Dạy và học bài mới: *Hoạt động 1: Quan sát và kể chuyện theo tranh. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét. - GV: “Các em đã biết nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Còn những bệnh thông thường thì có dấu hiệu nào để nhận biết chúng và khi bị bệnh ta cần làm gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó. Các em ghi tên bài vào vở và giở SGK ra trang 32.” - Mời một dãy bàn nhắc lại tên bài học. - GV mời HS đọc nội dung phần “Quan sát” và “Thực hành” trong SGK. - GV treo tranh đã được phóng to. - Yêu cầu HS quan sát và sắp xếp các tranh theo 3 cột( đã kẻ sẵn trên bảng): + Cột 1: Hình thể hiện Hùng lúc đang khỏe. + Cột 2: Hình thể hiện Hùng lúc bị bệnh. + Cột 3: Hình thể hiện Hùng khi được khám bệnh. - GV mời HS nhận xét. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS lên bảng sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc đang khỏe, lúc bị bệnh và khi được khám bệnh. - GV cho HS thảo luận nhóm 4 trong cần: thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. - HS nhận xét - HS lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài học. - HS đọc. - HS quan sát. - 3 HS lựa chọn và xếp vào 3 cột tương ứng: + Cột 1 gồm các bức tranh 2, 4, 9. + Cột 2 gồm các bức tranh 3, 7, 8. + Cột 3 gồm các bức tranh 1, 5, 6. - HS nhận xét. - 3 HS lên sắp xếp: + Câu chuyện 1 gồm các tranh 2, 3, 5. + Câu chuyện 2 gồm các tranh 4, 8, 1. + Câu chuyện 3 gồm các tranh 9, 7, 6. - HS thảo luận. vòng 5 phút. Yêu cầu các nhóm chọn một trong ba câu chuyện, kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung: mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng đang khỏe và khi Hùng bị bệnh. - Mời đại diện 3 nhóm kể lại câu chuyện của nhóm mình (mỗi nhóm một câu chuyện). * GV lưu ý HS các biểu hiện của Hùng khi khỏe mạnh và khi bị bệnh trong câu chuyện của mình. - GV mời HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. - Đại diện nhóm kể chuyện: + Câu chuyện 1: Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ mua để trên bàn. Hùng dùng răng để xước mía vì thấy răng của mình chắc. Sau đó, Hùng thấy đau răng, lợi sưng phồng lên, không ăn được. Hùng nói với mẹ và mẹ đưa Hùng đến nha sĩ để khám. + Câu chuyện 2: Hùng đang ngồi chơi ở sân thì bác Hai đi chợ về cho Hùng một rổ mận. Cậu ta cho vào miệng ăn ngay. Tối đến, Hùng bị đau bụng và đi tiêu chảy. Mẹ liền đưa Hùng đến bác sĩ để khám. + Câu chuyện 3: Chiều mùa hè oi bức, Hùng vừa đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến cậu bị sốt cao, mẹ phải đắp chăn và khăn lạnh cho cậu. Sau đó,Hùng được mẹ đưa đến bác sĩ để khám và mua thuốc. - HS nhận xét. *Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh. *Hoạt động 3: Trò chơi: “Mẹ ơi, con…sốt!” - GV: “Còn các em cảm thấy trong người như thế nào khi bị bệnh?. Hãy nói cho các bạn cùng nghe.” - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi: + Em đã từng bị bệnh gì? + Khi bị bệnh em cảm thấy trong người như thế nào? + Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh, em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy? - Mời một số HS trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, chốt lại ý đúng. * GV kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi. - GV mời1 đến 2 HS đọc lại phần “Bạn cần biết!” trong SGK/ 33. - GV: “Lớp mình học đã mệt chưa nào? Cô có một trò chơi nhỏ, các em có muốn chơi không nào?” - GV mời 3 nhóm xung phong tham gia trò chơi, mỗi nhóm từ 3 đến 4 HS. - GV cho HS bốc thăm các tình huống, yêu cầu các nhóm đóng vai các nhân vật và giải quyết tình hướng của nhóm mình: 1. + Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần. Nếu là Nam em sẽ làm gì? - HS lắng nghe. - HS quan sát và trả lời câu hỏi, ví dụ: + Bệnh tiêu chảy: + Cảm thấy đau bụng dữ dội, muốn đi ngoài liên tục, cơ thể mệt mỏi, không muốn làm gì cả. + Phải báo ngay cho bố mẹ, thầy cô hoặc người lớn biết. Vì mọi người sẽ biết cách giúp em khỏi bệnh. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS: “Có ạ!” - 3 nhóm xung phong. - Các nhóm bốc thăm tình huống. Sau đó các nhóm thảo luận và giải quyết tình huống, ví dụ: + Tình huống 1: HS1: Mẹ ơi! Con bị ốm! HS2: Con thấy trong người thế nào? 4. Củng cố, dặn dò: + Tình huống 2: Đi học về, Phúc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Phúc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Nếu em là Phúc em sẽ làm như thế nào? + Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu và răng đau buốt. Nga sẽ phải làm thế nào? - GV mời HS nhận xét, góp ý. - GV nhận xét. - GV mời HS đọc lại mục “Bạn cần biết!”. - GV dặn dò HS cần phải nói cho người lớn biết khi cảm thấy bị bệnh. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới. HS1: Con đau bụng, đi ngoài nhiều lần, con mệt lắm. HS2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống. + Tình huống 2: HS1: Mẹ ơi! Mẹ đang làm gì vậy ạ? HS2: Mẹ đang nấu cơm, con đi học về rồi đấy à? HS1: Vâng. Mẹ ơi!. Con thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Hình như con bị đau rồi mẹ ạ! HS2: Con bị ốm rồi, mẹ chở con đi khám bệnh nhé. + Tình huống 3: HS1: Mẹ ơi! Con đau răng quá! HS2: Con đau thế nào? HS1: Con đánh răng thì thấy chảy máu, con đau răng lắm mẹ ạ! HS2: Đau răng sẽ khó chịu lắm, bây giờ mẹ sẽ chở con đến bác sĩ nha khoa khám nhé! - HS đọc. - HS lắng nghe.