Nhà Máy Sản Xuất Linh Kiện Phụ Trợ Nghành Công Nghiệp Ô Tô

17 696 2
Nhà Máy Sản Xuất Linh Kiện Phụ Trợ Nghành Công Nghiệp Ô Tô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh 1.1.1 Nguồn gốc hình thành ý tưởng Trong xu thế mở của thị trường kinh tế hiện nay để xác định công việc kinh doanh phù hợp với năng lực và xu thế thị trường cần phải tìm hiểu nhiều qua các thong tin kinh tế chính trị .với nền tảng kiến thức về công nghệ kĩ thuật ô tô mà tôi đã được học từ trường đại học và những kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân trong lĩnh vực linh kiện ô tô tôi nhận thấy thị trường linh kiện phụ trợ có những điều như sau : 1. Các linh kiện thay thế đều được nhập ngoại là chủ yếu 2.Các linh kiện lắp ráp cung cấp cho quá trình lắp ráp ô tô của các hãng xe thường thì để hoàn thành một chiếc xe cần khoảng 20,000 – 30,000 linh kiện được cung cấp từ khoảng 1000 nhà cung cấp từ các nước trên thế giới nhưng việt nam chưa có tên nhà cung cấp nào 3 .Một số linh kiện đơn giản được sản xuất từ các vật liệu có sẵn ở thị trường việt nam với giá cả cạnh tranh được 4.Nhân công ở việt nam có giá rẻ hơn so với nhân công trong khu vực cùng nghành tương tự Do các điều kiện trên nên tôi có ý tưởng mình sẽ thành lập một nhà máy sản xuất linh kiện phụ trợ mà bước đầu là linh kiện để thay thế trên các dòng xe thong dúng sau đó phát triển quy mô ,chất lượng đáp ứng được các điều kiện lắp ráp chính hang từ đó xâm nhập vào thị trường cung cấp một số linh kiện dung lắp ráp xe ô tô . 1.1.2 Cơ sở thực hiện ý tưởng Dựa trên cơ sở kiến thức ,tài chính của bản thân và góp vốn của gia đình ,các mối nhập máy móc có sẵn từ bạn bè ở nhật bản tạo cơ sở cho tôi tin và thực hiện được ý tưởng này 1.1.3 Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số doanh nghiệp sản xuất ô tô trên lãnh thổ Việt Nam tính hết năm 2010 là 314 doanh nghiệp trong đó có 210 doanh nghiệp tham gia sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng ô tô, tạo việc làm cho 26.163 lao động. Nhưng vẫn chỉ dừng lại ở những linh kiện đơn giản như gầm xe, thùng xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, hệ thống dây điện, nhíp lò xo, ống xả, hộp số, vô lăng. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, đến hết năm 2010, tổng lượng xe ô tô lưu hành trên cả nước là 1,63 triệu chiếc. Như vậy, thị trường ô tô của Việt Nam còn tiềm năng rất lớn. Nhưng thực chất thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp sản xuất lớn tầm cỡ khu vực và xuất khẩu. Các con số trên cho thấy Việt Nam có quá ít nhà phụ trợ. Các doanh nghiệp này lại đầu tư manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện giản đơn, cồng kềnh, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hóa. Công nghệ sản xuất lạc hậu hầu như không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp ô tô FDI. Trong khi đó, một chiếc ô tô có từ 20.000 đến 30.000 chi tiết, cần đến hàng nghìn nhà cung cấp linh kiện. Đài Loan có 2013 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Các con số trên cho thấy Việt Nam có quá ít nhà phụ trợ. Các doanh nghiệp này lại đầu tư manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm chủ yếu là các linh kiện giản đơn, cồng kềnh, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hóa. Công nghệ sản xuất lạc hậu hầu như không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp ô tô .Để tránh khỏi lắp ráp giản đơn thì một doanh nghiệp ô tô cần tối thiểu 20 nhà cung cấp với nhiều loại linh kiện khác nhau. Nhưng cho đến nay chưa doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô nào tại Việt Nam có được 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. 1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn : Trở thành nhà máy sản xuất linh kiện ô tô chuyên cung cấp linh kiện lắp ráp cho các hãng xe và sản xuất linh kiện ô tô thay thế hàng đầu Việt Nam . Sứ mệnh : Không ngừng cải tiến công nghệ ứng dụng để tạo ra sản phẩm hoàn hảo và dịch vụ chu đáo .trở thành một thương hiệu thành công của Việt Nam trong giao đoạn hội nhập toàn cầu ,mang đến niềm tự hào cho đất nước xứng đáng với thương hiệu linh kiện ô tô hang đầu Việt Nam 1.3 Các sản phẩm của doanh nghiệp Bước đầu sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp tập trung vào các linh kiện sau : 1. Lọc gió 2. lọc dầu 3. các loại dây điện 4. goăng cao su 5. ốc vít thân xe,ốc vít máy 6. cảm biến xăng,cảm biến số bằng điện tử 7. vòng bi Những loại sản phẩm này ban đầu sẽ nhập máy móc từ Nhật Bản ,Hàn Quốc tùy theo nhu cầu của từng dòng xe phổ biến theo hình thức chuyển giao công nghệ 1.4 Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp Mục Tiêu: 1. xây dựng thương hiệu về một công ty cung cấp sản phẩm linh kiện ô tô chất lượng cao giá cả cạnh tranh trên thi trường Việt Nam 2. bước đầu xâm nhập thị trường đồng bằng song cửu long và mở rộng thị trường ở miền nam Việt Nam 3. Xây dựng mạng lưới phân phối toàn quốc với 3 văn phòng đại diện bắc trung nam và hệ thống đại lý khắp 64 tỉnh thành trên cả nước 4. Thêm dòng sản phẩm mới 02 năm/lần 5. Nằm trong top 5 các thương hiệu sản xuất linh kiện ô tô hang đầu việt nam – chiếm 1/3 thị trường tiềm năng sau 05 năm hoạt động và 2/3 thị trường sau 08 năm hoạt động 6. Trở thành nhà máy sản xuất linh kiện lắp ráp cho các hãng xe Honda,Suzuki,huyndai,trường hải ô tô sau 10 năm hoạt động 7. Đạt được tỉ lệ tăng trưởng 8%/cổ phiếu/năm từ năm thứ 03 trở đi Nhiệm vụ: 1.Tập trung tìm kiếm thị trường trong những năm đầu hoạt động .thực hiện giá bán cạnh tranh không lợi nhuận trong 01 năm đầu tiên sản xuất và .ổn định tổ chức sản xuất ,đảm bảo cân bằng vốn từ năm thứ 02 trở đi và đạt được sự tăng trưởng cao từ năm thứ 05 trở đi 2 .Xây dựng tổ chức các đại lý phân phối sản phẩm với chế độ ưu đãi cao ,đầu tư dịch vụ bảo hành,hậu mãi trong việc thay thế linh kiện .luôn tìm kiếm mở rộng đối tác,khách hang trong và ngoài nước đặt nền tảng cho sản phẩm tiến ra thị trường quốc tế 3.Xây dựng ,đào tạo đội ngũ công nhân viên lành nghề ,kĩ thuật cao ,và đào tạo được lớp công nhân viên kế cận .đảm bảo công việc đầy đủ ,chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên để đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất 1.5 Các yếu tố quyết định thành công Đầu tư loại hình kinh doanh sản phẩm – dịch vụ yếu tố quyết định thành công đó là : 1. thị trường tiềm năng 2. giám đốc điều hành giỏi 3. liên kết tài chính bền vững 4. xây dựng được thương hiệu từng dòng sản phẩm 5. nguồn nhân lực sản xuất 6. đối tác hợp tác kinh doanh CHƯƠNG 2 KẾ HOẠCH MARKETING 2.1 Phân tích thị trường Kinh tế Việt Nam có thể xem như thực sự bước vào quá trình đổi mới kể từ năm 1992, khi Hiến pháp được sửa đổi với một nội dung quan trọng là sự thừa nhận về mặt pháp lý đối với sự tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân, hay bộ phận kinh tế tư nhân (dù sự thừa nhận về mặt xã hội đã xuất hiện sớm hơn). Những năm tiếp theo, cho đến cuối thập kỷ 90, với chính sách đổi mới kiểu từng bước, nhà nước đã chèo lái nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt những thành tựu đáng kể so với chính mình. Chính sách kinh tế, đặc biệt những mạnh dạn thay đổi về thể chế (như cởi mở đối với khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại đa phương) giai đoạn từ sau năm 2000 đã từng bước dẫn dắt Việt Nam thực sự xích gần với sự vận động của trào lưu kinh tế quốc tế. Nền kinh tế khu vực thực tế đang hợp nhất và trở thành một hệ thống quan trọng của mạng lưới hợp tác phân công lao động toàn cầu, để công nghiệp hóa thành công Việt Nam cần hòa nhập và tìm cho mình được một chỗ đứng trong đó. Trong bối cảnh đó ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã ra đời. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được gây dựng cách đây gần 10 năm (vào giữa những năm 90) với sự giúp đỡ rất lớn từ phía Nhà nước ta. Chính phủ Việt Nam đã giành thời gian và ưu đãi rất nhiều cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước: Nhà nước đã áp dụng chính sách bảo hộ cho ôtô trong thời gian dài ( từ năm 1999 đến nay) bằng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế giá trị gia tăng Đặc biệt là phải nói đến quyết định số 242/1999/QD_TTg ngày 30/12/1999 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2000, trong đó quy định cấm nhập khẩu “xe ô tô 16 chỗ đã qua sử dụng”. Ngoài ra Việt Nam còn tăng cường vốn đầu tư cho các doanh nghiệp liên doanh ô tô trong nước, tạo thêm hàng ngàn việc làm cho người lao động, đồng thời các liên doanh cũng đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà Nước. Ngay từ khi mới ra đời ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã đề ra phương hướng phát triển đẩy mạnh và khuyến khích phát triển sản xuất động cơ , phụ tùng,linh kiện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, lắp ráp các loại ô tô trong nước.Tuy nhiên cho tới nay đã 10 năm trôi qua nhưng những gì mà ngành công nghiệp ô tô đạt được mới chỉ là lắp ráp đơn thuần và làm các công đoạn đơn giản như sơn, gò hàn Bên cạnh đó là khai thác thị trường với giá mà bất kỳ người tiêu dùng nào cũng phải kêu ca.Hiện nay tỷ lệ nội địa hoá của ngành còn rất thấp đạt từ 2% tới 10% mà theo như cam kết của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô là họ sẽ đạt được tỷ lệ nội địa hoá từ 30% đến 40% sau 10 năm kể từ ngày đi vào sản xuất. Đặc điểm nổi trội của ngành ô tô trước tiên chính là sự phức tạp của sản phẩm: nói một cách tương đối ô tô yêu cầu nhiều linh kiện,phụ kiện hơn so với những ngành công nghiệp khác như công nghiệp xe máy.Tính hợp nhất trong thiết kế, tính an toàn và tiêu chuẩn cao đồng thời có kích cỡ lớn ,nhiều chức năng hơn và tốc độ cao hơn so với xe máy.Chính vì lẽ đó ngành công nghiệp ô tô yêu cầu phụ trợ công nghiệp lớn và phức tạp trong khi đó các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Việt Nam vẫn chưa thực sự hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư, bởi lẽ sự phức tạp của sản phẩm: nói một cách tương đối ô tô yêu cầu nhiều linh kiện,phụ kiện hơn so với những ngành công nghiệp khác như công nghiệp xe máy Nhận định này đã được các chuyên gia xúc tiến đầu tư và thương mại Nhật Bản đưa ra khi đánh giá về khả năng đáp ứng tương thích của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập. Một hiện trạng cụ thể về sự chậm trễ trong khả năng cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng Việt Nam cho công nghiệp phương tiện vận chuyển. Câu chuyện này xuất phát từ phản ánh của các doanh nghiệp lắp ráp ôtô Nhật Bản tại Việt Nam, khi họ ký hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung ứng linh kiện phụ tùng với một số doanh nghiệp sản xuất trong nước. Thông thường phải mất tối thiểu 3 năm các doanh nghiệp Nhật Bản mới có thể được các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng Việt Nam cung cấp đầy đủ các loại linh kiện phụ tùng phù hợp sau khi ký hợp đồng, đây là một khoảng thời gian quá dài đối với các nhà sản xuất Nhật Bản khi họ đang phải đối đầu với cuộc cạnh tranh hết sức quyết liệt với ngay chính những người đồng nghiệp và đồng hương là các nhà sản xuất và lắp ráp ôtô Nhật Bản tại các nước Đông Nam Á khác. 2.2 Phân tích SWOT Điểm mạnh Strengths (yếu tố bên trong) Điểm mạnh: 1.Tôi có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong thị trường linh kiện ô tô ,tôi biết các mối tiêu thụ và tôi có thể tìm được các đại lý phân phối để phát triển sản phẩm nhanh nhất 2.Chất lượng sản phẩm tạo nên sự khác biệt ,với công nghệ máy móc kĩ thuật cao đó là một trong những lợi thế để tạo ra được sản phẩm bền vững 3.Tùy theo điều kiện thực tế thể thay đổi nhanh chóng và linh hoạt nếu thấy các chương trình marketting không hiệu quả. Điểm yếu: 1.Sản phẩm , công ty chưa có thị trường và danh tiếng lâu dài 2. Đội ngũ nhân viên với giới hạn kiến thức hạn hẹp trong lĩnh vực công nghệ cao 3.Nguồn vốn là không ổn định trong thời kỳ đầu do phải đầu tư tài sản cố định lớn Cơ hội: 1.Ngành kinh doanh của chúng ta đang mở rộng với nhiều khả năng dẫn tới thành công do ô tô phát triển là xu thế của thời đại .nền kinh tế việt nam ngày càng phát triển ,đời sống ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng ô tô sẽ tăng cao 2.Nghành nghề mình sản xuất kinh doanh nằm trong danh mục ưu đãi của nhà nước thông qua Quyết định về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ số 12/2011/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 2 năm 2011 . 3.các đối thủ cạnh tranh nội địa không mặn mà với nghành công nghiệp này mà chỉ tập trung vào việc kinh doanh linh kiện nhập khẩu . Thách thức: 1.Liệu sự thay đổi trong công nghệ có vượt quá sự thích nghi của chúng ta. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của chi tiết sản phẩm có thể khiến ta phải rút lui cho dòng sản phẩm đó 2.việc mở cửa thị trường bằng cách gia nhập WTO khi giá thuế suất giảm 0% cũng là một trong những thách thức cho sản phẩm của công ty khi các thương hiệu có tiếng xâm nhập thị trường nhiều hơn với giá cả mình rất khó cạnh tranh 2.3 Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài Là thành viên WTO trong tương lai gần, VN sẽ không buộc các doanh nghiệp đạt tỷ lệ nội địa hóa như đã cam kết ban đầu. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu quy hoạch ôtô đề ra, doanh nghiệp cho rằng mình họ nỗ lực chưa đủ, quan trọng hơn nhà nước phải có chính sách hỗ trợ thiết thực. VN mới có 49 nhà cung cấp phụ tùng ôtô ở mức độ giản đơn, còn Malaysia có 385, còn Thái Lan có tới 2.500. Trong khi đó, theo bản quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2010, tỷ lệ sản xuất trong nước đối với hầu hết các chủng loại sản phẩm ôtô đạt trên 50%, phấn đấu xuất khẩu ôtô và phụ tùng đạt 5-10% giá trị tổng sản lượng của ngành. Để làm được điều này, Nhà nước khuyến khích và ưu tiên các tổ chức, cá nhân trong ngoài nước đầu tư tại VN để sản xuất động cơ ôtô, hộp số, cụm truyền động và phụ tùng với quy mô công suất lớn. Các bộ Công nghiệp, Kế hoạch Đầu tư đã tổ chức hàng loạt hội thảo với tư vấn của nhiều tổ chức nước ngoài để tham khảo, đúc rút kinh nghiệm. Bản thân sản xuất ôtô trong nước cũng được bảo hộ với mức thuế cao trong thời gian dài nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa, song hầu hết doanh nghiệp mới chỉ tập trung ở khâu hàn, sơn, lắp ráp. Trong số 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và chế tạo phụ tùng ôtô, chưa có nhà máy nào đầu tư hoàn chỉnh vào chế tạo các bộ phận quan trọng như động cơ, hộp số và hệ thống truyền động. Hiện nay, ngành công nghiệp ôtô được phản ánh chủ yếu qua hoạt động của 11 doanh nghiệp FDI, song phần lớn giá trị các bộ linh kiện, phụ tùng lắp vào xe được cung cấp từ các công ty mẹ hoặc từ các công ty liên doanh ở các nước trong khu vực. Đề cập đến sản xuất linh kiện, Tổng giám đốc Toyota VN Sasagawa cho rằng, tất cả các nhà sản xuất đều thực sự mong muốn đầu tư hơn nữa để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giảm giá thành. Tuy nhiên, nội địa hóa phải đảm bảo sản xuất ra các phụ tùng, linh kiện có chất lượng. Giá thành thấp và chất lượng thấp không thể tạo ra khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Cái khó với các nhà sản xuất là sức tiêu thụ xe hơi tại VN quá nhỏ, 40.000 xe/năm, chỉ bằng 1/20 so với Thái Lan, trong khi chủng loại ôtô nhiều, số lượng mỗi chủng loại lại quá ít. Với quy mô thị trường nhỏ như hiện tại, các chuyên gia trong ngành cho rằng nội địa hóa là một bài toán khó cho các doanh nghiệp nếu không tìm hướng xuất khẩu. Trong bản tư vấn cho Bộ Công nghiệp mới đây, Viện Nghiên cứu chiến lược công nghiệp Nhật Bản cho rằng, VN nên trở thành một cơ sở xuất khẩu cho một số loại linh kiện và ban đầu thực hiện xuất khẩu 90-100%. Từ kinh nghiệm nhiều nước, trong bản tư vấn, Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp Nhật Bản cho rằng VN nên tận dụng các liên doanh đang có mặt để thu hút đầu tư vào sản xuất các cấu phần và linh kiện chuyên biệt. Ví dụ: trong ngành da, đúc hay rèn, VN rất có lợi thế do có đội ngũ nhân công tay nghề cao và chi phí lao động thấp. Các ngành có thể tham gia sản xuất hàng loạt là ghế ngồi, bình xăng, ống khói, các linh kiện nhựa, ô cửa, sản xuất các linh kiện cần có nhiều lao động như phanh dây và ăngten hoặc may lớp vỏ ngoài cho ghế ngồi của xe. Trong dự thảo quy hoạch công nghiệp phụ trợ đang được Bộ Công nghiệp gấp rút hoàn thiện để trình Chính phủ cuối năm nay, một loạt chính sách ưu đãi đã được đề cập. Theo đó, sẽ cho phép doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu sản xuất kể từ khi phát sinh thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế trong một số năm tiếp thep; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sản phẩm chế thử trong thời gian một năm, kể từ khi hàng được tiêu thụ trên thị trường. Cho phép doanh nghiệp được trích từ 3-5% doanh số bán ra để lập quỹ nghiên cứu phát triển. Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu cơ chế ưu đãi xuất khẩu bằng cách cho phép áp dụng hệ số khuyến khích giá trị phụ tùng xuất khẩu tính vào tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô. Trong quá trình xây dựng dự thảo, kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ của Thái Lan được các nhà hoạch định chính sách VN xem xét khá kỹ. Mặc dù nước này không có loại xe mang thương hiệu trong nước, nhưng đã xây dựng được cơ sở sản xuất ô tô lớn nhất Đông Nam Á nhờ Chính phủ thiết lập một cơ cấu thuế quan phù hợp. Trong một thời gian dài, Uỷ ban đầu tư của Thái Lan đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích đối với các hãng sản xuất ô tô nước ngoài đầu tư vào Khu xúc tiến xuất khẩu. Trong một lần trả lời phỏng vấn TS mới đây, Thứ trưởng công nghiệp Đỗ Hữu Hào cho rằng trong bối cảnh VN sắp gia nhập WTO, Chính phủ không bắt buộc nội địa hóa nữa nhưng do sức ép cạnh tranh với nhau ngày càng lớn, doanh nghiệp không muốn mất thị phần sẽ phải tìm cách nâng tỷ lệ phụ tùng sản xuất trong nước nhằm hạ giá thành. Về phía Chính phủ, trong khoảng thời gian hạn hẹp trước khi thực hiện các cam kết hội nhập, sẽ tìm cho được giải pháp hỗ trợ hiệu quả các ngành sản xuất phụ trợ. Theo http://www.vietbao.vn 2.4 Chiến lược Marketing 2.4.1Thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu mà công ty tôi nhắm tới đó là khu vực đồng nằng song cửu long .Theo số liệu của Bộ Công nghiệp, số lượng xe ôtô các loại tại ĐBSCL hiện nay chỉ chiếm 7% cả nước. Trong khi đó, con số này tại vùng Đông Nam bộ là 31% và Đồng bằng sông Hồng là 22%. Nếu tính cụ thể từng loại xe, thì xe con tại ĐBSCL chỉ chiếm 6,1%, xe tải 6,7% và xe khách chiếm 15% số xe của cả nước. Xét về vận tải hành khách, ĐBSCL chiếm tỷ lệ 44% tổng số hành khách của toàn quốc, trong khi tỷ lệ này ở Đông Nam bộ ít hơn 2% và Đồng bằng sông Hồng ít hơn 32%. Năng suất vận chuyển theo vùng hiện nay của ĐBSCL đạt khoảng 600.000km/ng/xe/năm, gấp gần 2 lần so với Đông Nam bộ, và gấp gần 4 lần so với Đồng bằng sông Hồng. Về vận tải hàng hoá thì Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam bộ có năng suất gần tương đương nhau, riêng Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất cao hơn cả 2 khu vực trên cộng lại, tức là 77.148/tấn/km/xe/năm. Như vậy, ĐBSCL là khu vực có năng suất vận chuyển hành khách và hàng hoá lớn nhất nước, trong khi lượng xe ôtô lại thấp nhất nước. Và như vậy cũng có nghĩa, tuổi thọ của xe ôtô tại ĐBSCL sẽ rất ngắn, nhu cầu thay mới và sửa chữa rất lớn. ĐBSCL hiện có trên 20 triệu dân, tương đương với số dân của vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng, là vùng đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp. Trong những năm tới, khi sản xuất công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông khu vực này phát triển mạnh thì nhu cầu về ôtô sẽ rất cao. Theo tính toán, nhu cầu về ôtô đến 2020 của vùng này chiếm gần 30% nhu cầu cả nước, và là thị trường có tiềm năng lớn về ôtô trong tương lai. 2.4.2 Định vị thị trường Với vị trí địa lý chủ yếu là sông nước ,hiện nay với chính sách Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được thủ tướng chính phủ Phê duyệt .vận tải [...]... định giá được sản phẩm và duy trì được lợi nhuận khi thị trường đã phát triển Phiếu chấm Sản phầm lần 1 - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Họ và tên học viên: Nguyễn Quốc Dương Lớp: Tên đề tài: I .Trợ Giảng nhận xét format ( 3 điểm ) Có Khôn x g 1.2 Đúng font chữ cỡ chữ Có Khôn x g 1.3 Căn lề đúng qui định Có Khôn x g Có Khôn x g Có Khôn g Có Khôn x g Có Khôn g x Có Khôn g x 1.9 Lỗi chính tả Có Khôn g 1.10 Đặt... doanh nghiệp 1.5 Các yếu tố quyết định thành công PHẦN 2 (HOẶC CHƯƠNG 2): KẾ HOẠCH MARKETING 2.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.1 Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp 2.1.1.1 Môi trường marketing của doanh nghiệp 2.1.1.2 Các mô hình phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp 2.1.2 Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường 2.1.2.1 Phân đoạn thị... nhận sản phẩm nhanh chóng, còn công ty giữ chi phí khuyến mãi ở mức thấp là nhằm đạt được nhiều lãi ròng hơn Công ty tin chắc rằng nhu cầu của thị trường co giãn mạnh theo giá, nhưng rất ít co giãn do khuyến mãi bởi đây là mặt hang đặc thù khi cần phải dung tới không thể thay thế bằng cái khác 2.4.4 Chiến lược giá Giá sản phẩm phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ nguyên vật liệu, công nghệ... động khác giá cả bây giờ so với các sản phẩm của trung quốc thì rất khó cạnh tranh với giá cả tương đương hoặc cao hơn một ít cộng với chất lượng sản phẩm được bảo hành,hậu mãi chu đáo chúng tôi tin rằng sản phẩm sẽ được thị trường đón nhận Phương pháp định giá trên chúng tôi sử dụng biện pháp mức giá cao 2.4.5 Chiến lược phân phối Về phân phối sản phẩm thì chúng tôi chọn các phương pháp sau Trong các... liệu, công nghệ sản xuất, lao động đến quan hệ cung cầu, xu hướng tiêu dùng, chính sách kinh tế… Định giá sản phẩm còn tác động đến định vị sản phẩm trên thị trường Giá cả biến động trong suốt vòng đời sản phẩm và trở thành đặc trưng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược marketing Dựa vào mục tiêu kinh doanh trong năm đầu tiên chúng tôi duy trì mức giá cao hơn mức giá trần của sản xuất đủ để lấy... Một khách hàng lớn cắt hợp đồng;  Chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn mức dự đoán;  Kế hoạch doanh thu không thực hiện được;  Một kế hoạch quảng cáo quan trọng bị thất bại;  Một nhà cung cấp không thể giao hàng đúng hạn;  Các đối thủ cạnh tranh đưa ra các sản phẩm/dịch vụ mới tốt hơn;  Không thể tuyển dụng được những nhân viên đáp ứng yêu cầu;  Không thể huy động được nguồn vốn như dự kiến;... truyền thông và không phải trả tiền cho họ Tòan bộ các hoạt động xúc tiến trên phải được phối hợp để đạt tác dụng truyền thông tối đa tới người tiêu dùng 2.5 Ngân quỹ marketing Nguồn ngân quỹ marketing ban đầu được tính vào chi phí vốn ban đầu không quá 10% giá trị vốn của doanh nghiệp Ngân quỹ ước tính cho kế hoạch marketing chiếm 10% giá cả sản phẩm ,việc xác định giới hạn chi phí đó gúp doanh nghiệp. .. 2014, 2015,… Báo cáo chưa hoàn thành, còn thiếu một số phần theo quy định Báo cáo tài chính chưa viết được gì liên quan đến kế hoạch kinh doanh Chưa biết cách trình bày văn bản, bố trí văn bản chưa đúng quy định Cần phần biệt số Việt và số Anh Xem lại mẫu đề cương ở dưới để làm cho chuẩn Làm mục lục tự ô ng MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG... BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3 PHẠM VI VÀ Ô I TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 6 KẾT CẤU BÁO CÁO PHẦN 1 (HOẶC CHƯƠNG 1): GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (Hoặc Mô tả tô ng quan) Trình bày tóm lược những điểm chính về ý tưởng kinh doanh/ dự án bao gồm: • Nguồn gốc hình thành ý... sau : - Qui mô của thị trường (tổng doanh thu, tổng sản lượng tiêu thụ, tổng nhu cầu) - Tốc độ phát triển (tỉ lệ phần trăm phát triển hàng năm so với năm trước) - Mức độ cạnh tranh (số lượng đối thủ và mức độ cạnh tranh) - Qui mô khách hàng (sức mua của khách hàng) 2.4.3 Chiến lược sản phẩm Sản phẩm được tung ra thị trường theo chiến lược xâm nhập từ từ Chiến lược xâm nhập từ từ là tung sản phẩm mới . xuất lắp ráp ô tô nào tại Việt Nam có được 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. 1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn : Trở thành nhà máy sản xuất linh kiện ô tô chuyên cung cấp linh kiện lắp ráp. hơn và tốc độ cao hơn so với xe máy. Chính vì lẽ đó ngành công nghiệp ô tô yêu cầu phụ trợ công nghiệp lớn và phức tạp trong khi đó các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Việt. tổng số doanh nghiệp sản xuất ô tô trên lãnh thổ Việt Nam tính hết năm 2010 là 314 doanh nghiệp trong đó có 210 doanh nghiệp tham gia sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng ô tô, tạo việc làm

Ngày đăng: 04/04/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan