Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 125 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
125
Dung lượng
3,47 MB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa LỜI NÓI ĐẦU Nền sản xuất xã hội ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và văn hóa ngày càng cao của xã hội. Nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng tăng theo chất lượng của đời sống xã hội; do đó, nền sản xuất xã hội phải luôn phát triển, cải tiến không ngừng để tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng tốt nhất, mẫu mã phù hợp và đáp ứng với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời những sản phẩm đó phải có giá thành hạ, nhằm làm tiền đề cho việc tái sản xuất và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất với vai trò là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất luôn phấn đấu tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đạt được mục tiêu trên, doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, một trong những biện pháp được các nhà quản lý quan tâm đó là công tác kế toán nói chung và cụ thể là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Các doanh nghiệp sản xuất luôn xác định hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu trung tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển, tích lũy và góp phần cải thiện từng bước đời sống của người lao động. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn đứng vững trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác thì giá thành sản phẩm là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Mặt khác, xây dựng cơ bản là lĩnh vực kinh doanh quan trọng. Xây dựng cơ bản đã tạo ra những tài sản cố định, cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Chính vì vậy, vấn đề tiết kiệm chi phí và hạ giá thành trong ngành xây dựng cơ bản đã được đặt ra là một nhu cầu bức thiết, khách SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành khác của nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần kỹ thuật và xây dựng HDBC em nhận thấy vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề nổi bật, hướng những người quản lý và hạch toán phải quan tâm đặc biệt, đồng thời được sự chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Đỗ Minh Thoa và các anh chị phòng kế toán công ty, em đã chọn đề tài “ Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần kỹ thuật và xây dựng HDBC” cho chuyên đề thực tập cuối khóa của mình. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương : Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng HDBC Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng HDBC . Hà Nội, Ngày 12 tháng 10 năm 2013 Sinh viên: Đinh Thị Hoài LC 15.21.08– 11H4020238 SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp tác động đến tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp trong ngành xây dựng Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất TSCĐ cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó làm tăng sức mạnh về kinh tế, quốc phòng, tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. Một đất nước có một cơ sở hạ tầng vững chắc thì đất nước đó mới có điều kiện phát triển. Như vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao giờ cũng phải tiến hành trước một bước so với các ngành khác. Muốn cơ sở hạ tầng vững chắc thì xây dựng là một ngành không thể thiếu được. Vì thế một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và quỹ tích lũy nói riêng, cùng với vốn đầu tư tài trợ từ nước ngoài có trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Sản phẩm xây dựng là các công trình sản xuất, hạng mục công trình, công trình dân dụng có đủ điều kiện đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản luôn được gắn liền với một địa điểm nhất định nào đó. Địa điểm đó là đất liền, mặt nước, mặt biển và có cả thềm lục địa. Vì vậy ngành xây dựng cơ bản là một ngành khác hẳn với các ngành khác. Các đặc điểm kỹ thuật đặc trưng được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng được thể hiện cụ thể như sau: Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng dài, có giá trị lớn về kinh tế, văn hoá, thể hiện ý thức thẩm mỹ-nghệ thuật. Do vậy, việc tổ chức quản lí và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết kế, thi công. Đặc biệt kế toán chi SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa phí cần được phân tích theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể. Qua đó thường xuyên so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá hiệu qủa kinh doanh. Hơn nữa, sản phẩm của các đơn vị xây lắp có tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành thường là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Sản phẩm xây lắp cố định về mặt vị trí, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Nên khi tính giá thành sản phẩm xây lắp cần phải bóc tách chi phí phần cứng (phần chi phí mà công trình nào cũng có) và chi phí do vị trí công trình. Chi phí trực tiếp của sản phẩm xây lắp thường không bao gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến vị trí công trình như chi phí vận chuyển nguyên vật liệu ngoài cự li quy định, lương phụ của công nhân viên, Hoạt động xây lắp thường được tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, dễ phát sinh những khoản chi phí ngoài dự toán làm tăng giá thành sản phẩm. Chu kì sản xuất của các đơn vị kinh doanh xây lắp thường dài, chi phí phát sinh thường xuyên, trong khi doanh thu chỉ phát sinh ở từng thời điểm nhất định; do đó chi phí phải đưa vào “ Chi phí chờ kết chuyển”, và kì tính giá thành ở các đơn vị xây lắp thường được xác định theo kỳ sản xuất. Sản phẩm của ngành xây lắp hoàn thành không nhập kho mà thường được tiêu thụ trước khi tiến hành sản xuất theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư. Do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình. Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như các SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm, điều hoà nhiệt độ, thiết bị truyền dẫn, Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phi chung của bộ phận nhận khoán. Các công trình được ký kết tiến hành đều được dựa trên đơn đặt hàng, hợp đồng cụ thể của bên giao thầu xây lắp. Cho nên phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và thiết kế kỹ thuật của công trình đó,khi có khối lượng xây lắp hoàn thành đơn vị xây lắp phải đảm bảo bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. Với các đặc điểm đó, ngành xây lắp, xây dựng cơ bản không thể áp dụng y nguyên chế độ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như Bộ tài chính đã ban hành, mà phải vận dụng linh hoạt cho phù hợp nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hạch toán chi phí và tính giá thành, đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, kịp thời, giúp cho lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và đúng đắn. 1.1.2. Yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Do đặc thù của xây dựng và của sản phẩm xây dựng nên việc quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản có khó khăn phức tạp hơn một số ngành khác. Chính vì thế trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng yêu cầu sau: - Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo tạo ra những sản phẩm, dịch vụ được xã hội và thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế. SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. - Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khai thác tốt tiềm năng lao động, tài nguyên đất đai và mọi tiềm lực khác nhằm khai thác triệt để tiềm năng của đất nước phục vụ cho quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo bền vững mỹ quan. Thực hiện cạnh tranh trong xây dựng nhằm đáp ứng công nghệ tiên tiến bảo đảm chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí và việc thực hiện bảo hành công trình. (Trích điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ). Từ trước tới nay, XDCB là một “Lỗ hổng lớn” làm thất thoát nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Để hạn chế sự thất thoát này nhà nước thực hiện việc quản lý giá xây dựng thông qua ban hành các chế độ chính sách về giá, các phương pháp nguyên tắc lập dự toán và các căn cứ (định mức kinh tế kỹ thuật đơn giá XDCB, xuất vốn đầu tư) để xác định tổng mức vốn đầu tư, tổng dự toán công trình và cho từng hạng mục công trình.(căn cứ vào thông tư 04/2010/TT-BXD về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình) Giá thành công trình là giá trúng thầu, các điều kiện ghi trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị xây dựng. Giá trúng thầu không vượt quá tổng dự đoán được duyệt. Đối với doanh nghiệp xây dựng, đảm bảo thi công đúng tiến độ, kỹ thuật, đảm bảo chất lượng các công trình với chi phí hợp lý. Bản thân các doanh nghiệp phải có biện pháp tổ chức quản lý sản xuất, quản lý chi phí sản xuất chặt chẽ hợp lý có hiệu quả. Hiện nay trong lĩnh vực XDCB chủ yếu áp dụng phương pháp đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Để trúng thầu các doanh nghiệp phải xây dựng được dự toán chi phí giá đấu thầu hợp lý, phải trình bày được năng lực về mặt tài SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa chính cũng như năng lực nhân sự của nhà thầu và giá công trình dựa trên cơ sở các định mức đơn giá XDCB do nhà nước ban hành trên cơ sở giá cả thị trường và khả năng của doanh nghiệp. Mặt khác phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Để thực hiện các yêu cầu trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý kinh tế đặc biệt là quản lý chi phí sản xuất – giá thành, trong đó trọng tâm là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm. 1.1.3. Nhiệm vụ của công tác quản lý, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, thoả mãn yêu cầu quản lý đặt ra, vận dụng các phương pháp tập hợp, chi phí và tính giá thành một cách khoa học kỹ thuật hợp lý đảm bảo cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các số liệu cần thiết cho công tác quản lý. Cụ thể là: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp đồng thời xác định đúng đối tượng tính giá thành. - Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. - Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, vật tư, nhân công sử dụng máy thi công và các dự toán chi phí khác. Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức dự toán các khoản chi phí ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng trong sản xuất để ngăn chặn kịp thời. - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm xây lắp các sản phẩm là lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. - Kiểm tra việc thực hiện hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình, từng loại sản phẩm vạch ra khả năng và các mức hạ giá thành hợp lý, hiệu quả. SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa - Xác định đúng đắn, bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở dang theo quy định. - Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công, tổ đội sản xuất trong từng thời kỳ nhất định. Kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp. Cung cấp chính xác, nhanh chóng các thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. 1.1.4.Vai trò, ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng hiện nay 1.1.4.1. Vai trò Hạch toán kinh tế thúc đẩy tiết kiệm thời gian lao động, động viên các nguồn dự trữ nội bộ của doanh nghiệp và đảm bảo tích luỹ tạo điều kiện mở rộng không ngừng sản xuất trên cơ sở áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng và nâng cao phúc lợi của quần chúng lao động. Hạch toán kinh tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành các kế hoạch sản xuất sản phẩm về mặt hiện vật cũng như về mặt giá trị, chấp hành nghiêm túc các tiêu chuẩn đã quy định về tài chính. Đối với doanh nghiệp xây lắp việc hạch toán sẽ cung cấp các số liệu một cách chính xác, kịp thời đầy đủ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các biện pháp quản lý và tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu hạch toán. Hạch toán kế toán là vấn đề trung tâm của công tác hạch toán trong xây lắp. Tập hợp chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thực tế so với kế hoạch là bao nhiêu, từ đó xác định được mức tiết kiệm hay lãng phí để có giải pháp khắc phục. Việc tính giá thành thể hiện toàn bộ chất lượng hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của đơn vị. SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa 1.1.4.2. ý nghĩa Giúp cho việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước.Đáp ứng yêu cầu quản lý thông qua việc cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong các DNXL 1.2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất trong xây lắp Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động thành các công trình, lao vụ nhất định. Đồng thời, quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp cũng là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Do đó, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm xây lắp là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. Vậy chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ kinh doanh nhất định liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt các công trình. Chi phí về lao động sống gồm: chi phí tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Còn chi phí về lao động vật hoá bao gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, Độ lớn của chi phí sản xuất xây lắp là một đại lượng xác định và phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu: - Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất sản phẩm xây lắp trong một thời kỳ nhất định. - Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công của một đơn vị lao động đã hao phí. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng không như nhau. Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lí nói SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Minh Thoa chung và kế toán nói riêng, cần phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức thích hợp. 1.2.2. Phân loại chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu và mục đích của công tác quản lí. Việc hạch toán chi phí sản xuất theo từng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinh tế trong các đơn vị xây lắp. Thông thường, chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp được phân loại theo các tiêu thức sau: 1.2.2.1. Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu gồm toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật liệu thiết bị xây dựng. - Chi phí nhân công là toàn bộ tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, KPCĐ và các khoản khác phải trả cho người lao động. - Chi phí khấu hao TSCĐ là toàn bộ phải trích khấu hao, trích trước chi phí sửa chữa lớn trong tháng đối với tất cả các loại TSCĐ có trong doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho việc sản xuất như chi phí thuê máy, tiền nước, tiền điện - Chi phí khác bằng tiền là chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí nói trên như chi phí bằng tiền mặt, chi phí tiếp khách. Phân loại theo tiêu thức này giúp ta hiểu được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau. SV: Đinh Thị Hoài Lớp: LC15.21.08 10 [...]... - tổ chức - kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp 1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản. .. hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.4.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi. .. hạch toán trong điều kiện sử dụng kế toán máy CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT VÀ XÂY DỰNG HDBC 2.1 Đặc điểm tình hình chung công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng HDBC 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển : • Tên Công ty: Công ty Cổ phần kỹ thuật và xây dựng HDBC SV: Đinh Thị Hoài 32 Lớp: LC15.21.08 Chuyên đề tốt nghiệp • GVHD:... Thoa Khoản mục chi phí sản xuất chung 1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 1.3.2.1 .Giá thành dự toán xây lắp: Giá thành dự toán công trình xây lắp Giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình Phần lợi nhuận định mức = _ Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành sản phẩm xây lắp Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức và đơn giá chi phí do Nhà nước quy định(đơn giá bình quân... tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng giá thành sản phẩm XL Đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, sổ chi tiết, tổ ghi chép ban đầu tập hợp chi phí sản xuất chi tiết cho từng hạng mục công trình Còn việc xác định đối tượng tính giá thành lại là căn cứ để kế toán lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành sản phẩm và tổ chức công tác giá thành theo đối tượng tính giá thành Đó là... Chi phí sản xuất dở dang đầu kì Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kì Chi phí sản xuất dở dang cuối kì = + Qua sơ đồ thấy: Như vậy, nếu chi phí sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kì nhất định thì giá thành sản phẩm lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công. .. tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì SV: Đinh Thị Hoài 15 Lớp: LC15.21.08 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS Đỗ Minh Thoa Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kì không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kì Tổng giá thành sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm xây lắp. .. Thoa thành sản phẩm xây lắp thường là các công trình hay các khối lượng công việc có thiết kế và dự toán riêng đã hoàn thành Việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán giá thành tổ chức các bảng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lí, phục vụ cho việc quản lí và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán. .. Trình tự kế toán chi phí SXC 1.5.6 Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các DNXL Kế toán sử dụng tài khoản 632 để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, lao vụ khác trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp Tài khoản này mở cho từng công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình... những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc Kết cấu của chi phí gián tiếp cũng tương tự như chi phí trực . sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng HDBC Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần kỹ thuật và xây dựng HDBC . Hà. về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp tác động đến tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản