1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

TIỂU LUẬN TAI NẠN NGÃ CAO

11 2.1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chuyên đề an toàn lao động NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN NGÃ CAO VÀ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG 1. Lời nói đầu Ngành xây dựng luôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, phản ánh sự quy mô và trình độ của một xã hội, một đất nước nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay nói riêng. Trong đó, xây dựng dân dụng đặc biệt quan trọng, thể hiện bộ mặt của một cuộc sống sung túc, đời sống tinh thần được nâng cao, xây dựng an toàn, chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân người tạo ra nó. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất “sản phẩm”, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Tại hội thảo Tăng cường khung pháp lý an toàn, vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao do Cục An toàn lao động, Ban quản lý dự án RAS 12/50M/JPN (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) tổ chức tại TP.HCM ngày 29-11, các diễn giả cho biết, xây dựng là một trong những ngành nghề có nguy cơ tai nạn, rủi ro cao. Theo kết quả điều tra năm 2013, trên toàn quốc xảy ra 6.696 vụ tai nạn lao động làm 6887 người bị nạn. Trong SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 1 Chuyên đề an toàn lao động đó, lĩnh vực xây dựng chiếm 28,6% tổng số vụ tai nạn và 26,5% tổng số người chết, đặc biệt tai nạn có tỉ trọng cao nhất là ngã cao chiếm 26,9%% tổng số vụ và 24,9% số người người chết, khoảng 1700 người chết hằng năm. Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là làm sao phải hạn chế được số vụ tai nạn xây dựng, với tai nạn ngã cao được đặt lên hàng đầu. 2. Các trường hợp tai nạn do ngã cao Sở dĩ tai nạn xây dựng chiếm tỉ lệ cao như vậy vì điều kiện lao động trong xây dựng có đặc thù riêng như địa điểm làm việc luôn thay đổi. Phần lớn công việc phải thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết xấu. Nhiều công việc nặng nhọc phải thi công ở những vị trí không thuận lợi, có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại… dễ phát sinh tai nạn lao động và làm suy giảm sức khoẻ người lao động, thậm chí gây ra bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế, trong số các tai nạn lao động thì ngã cao trong xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất, đồng thời ngã cao thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tai nạn ngã cao rất đa dạng, qua nhiều nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm có thể xảy ra tai nạn lao động loại này xảy ra trong các trường hợp sau: - Tai nạn ngã cao có thể xảy ra ở tất cả các dạng công tác thi công ở trên cao như: xây lắp, tháo dỡ ván khuôn, lắp đặt cốt thép, đổ đầm bêtông, lắp ghép các kết cấu xây dựng và thiết bị, vận chuyển vật liệu lên cao, làm mái và các công tác hoàn thiện (trát, quét vôi, trang trí). Vận chuyển vật liệu lên cao Lắp ráp, tháo dỡ giàn giáo SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 2 Chuyên đề an toàn lao động Công tác hoàn thiện (trát, quét vôi, trang trí…) - Ngã cao thường hay xảy ra nhất khi công nhân làm việc xung quanh chu vi công trình, hoặc ở các bộ phận kết cấu nhô ra ngoài công trình (mái đua, lan can, hành lang ), ngã cao khi làm việc trên mái, nhất là trên mái dốc, mái lợp bằng vật liệu dòn, dễ gãy vỡ (mái ngói, mái lợp fibrôximăng). - Ngã cao xảy ra ở các vị trí: Khi công nhân đi tới nơi làm việc (leo trèo trên tường, trên các kết cấu lắp ráp, trên dàn giáo, trên khung cốp pha, cốt thép để lên xuống; đi trên đỉnh dầm, đỉnh tường, trèo qua cửa sổ ), ngã khi đứng làm việc trên thang, vận thăng không có dây an toàn, ngã khi sàn thao tác bắc tạm bị gãy, đổ, khi làm việc ở vị trí chênh vênh, nguy hiểm không đeo dây an toàn, ngã khi làm việc trên sàn trên mái, trên dàn giáo không có lan can an toàn. Ngã tại khe hở thông thường Ngã do không đeo dây an toàn SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 3 Chuyên đề an toàn lao động Ngã trên giàn giáo cố định Ngã trên giàn giáo di động Ngã trên sàn làm việc, kết cấu gác tạm Ngã trên cần cẩu Ngã từ vận thăng Ngã từ cầu thang SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 4 Chuyên đề an toàn lao động - Ngã cao không những chỉ xảy ra trên những công trường lớn, thi công tập trung, công trình cao, mà còn xảy ra ở cả những công trường nhỏ, thấp tầng, thi công phân tán. - Theo thống kê có thể thấy ngã cao ở các cao độ khác nhau phân bố như sau: dưới 5m chiếm tỉ lệ 23,4%; 5 - 10m chiếm tỉ lệ 25,8%; trên 10m chiếm tỉ lệ 51,6%.  Một số vụ tai nạn do ngã cao: • Sập giàn giáo ở Vũng Án: Theo báo vnexpress.net đưa tin, khoảng 8 giờ, ngày 27-7-2014, khi một nhóm công nhân đang thi công một số hạng mục trong công trường thuộc Khu kinh tế Vũng Áng thì giàn giáo bị sập khiến 2 người chết, 3 người bị thương nặng. Theo đó thời điểm trên, có khoảng 6 người, thuộc Công ty xây dựng Vinaincom, một nhà thầu phụ thuộc dự án Formosa đang thi công phần mái che của bể chứa nước công nghiệp thuộc dự án Formosa thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh thì bất ngờ giàn giáo bị đổ sập. Công trình bể chứa nước, nơi xẩy ra vụ tai nạn nghiêm trọng nhìn từ trên cao. • Sập giàn giáo trên sông Luộc: theo báo phapluatxahoi.vn , vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23h ngày 11/1/2013 tại khu vực cầu Chanh bắc qua sông Luộc nối liền thị trấn Ninh Giang (Ninh Giang, Hải Dương) với xã Thắng Thủy (Vĩnh SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 5 Chuyên đề an toàn lao động Bảo, TP.Hải Phòng). Theo thông tin từ phía các công nhân thoát nạn, do gấp rút hoàn thiện công trình nên 9 kỹ sư và công nhân làm thêm ca đêm, tiến hành bịt các lỗ thanh neo của cầu. Khi đang làm, một bên giàn giáo treo bất ngờ bị đứt, 3 công nhân bám được vào thành giá treo, 6 người khác rơi xuống sông. • Sập đài cấp thoát nước ở Gia Lai: theo trang tin điện tử tingialai.com, khoảng 17h ngày 8/6/2012, tại công trường xây dựng công trình Trường Cao đẳng nghề Gia Lai ở thôn 6, xã Diên Phú, TP Pleiku, Gia Lai xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Trong lúc nhóm thợ đang thi công đổ bê tông phần bể cấp nước thì đột nhiên đổ sập xuống cùng 6 người đang thi công phía trên. Do rơi từ chiều cao khoảng 11 mét nên các công nhân đều bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 6 Chuyên đề an toàn lao động 3. Các nguyên nhân chính gây tai nạn ngã cao Những trường hợp ngã cao xảy ra thường xuyên và rất đa dạng, một vụ tai nạn cụ thể có thể do nhiều nguyên nhân gây ra song theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có 2 nguyên nhân chính, đó là: 3.1. Do công tác tổ chức - Bố trí công nhân không đủ điều kiện làm việc trên cao, sức khoẻ không đảm bảo: như thể lực yếu, phụ nữ có thai, người có bệnh về tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém. - Công nhân chưa được huấn luyện về chuyên môn và an toàn lao động dẫn đến vi phạm quy trình kỹ thuật, kỷ luật lao động và nội quy an toàn lao động. - Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn. - Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân như giầy chống trượt, dây an toàn, giày, mũ bảo hộ lao động 3.2. Do công tác kỹ thuật an toàn - Không sử dụng các phương tiện làm việc trên cao như các loại thang, các loại dàn giáo để tạo ra chỗ làm việc và đi lại an toàn cho công nhân trong quá trình thi công ở trên cao. - Sử dụng các phương tiện làm việc trên cao không đảm bảo các yêu cầu an toàn gây ra sự cố tai nạn, do những sai sót đã vi phạm mang tính riêng biệt hoặc trùng hợp của 4 khâu: thiết kế, chế tạo, dựng lắp tháo dỡ và sử dụng. • Sai sót trong thiết kế: Sơ đồ tính và tải trọng tác dụng, xác định không đúng với điều kiện thực tế thi công, các chi tiết cấu tạo và liên kết không đáp ứng với khả năng chịu lực. SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 7 Chuyên đề an toàn lao động • Sai sót trong chế tạo gia công: Sử dụng vật liệu kém chất lượng (cong, vênh, nứt, mọt, rỉ…) chế tạo không chính xác theo bản vẽ thiết kế, hàn nối liên kết không đảm bảo chất lượng. • Trong lắp đăt, tháo dỡ: Giàn giáo đặt nghiêng, lệch tâm, không bố trí đủ và đúng vị trí các điểm neo giàn và công trình hoặc đặt trên nền đất yếu gây ra lún sụt, khi lắp giàn giáo không đeo dây an toàn , vi phạm trình tự lắp đặt và tháo dỡ. • Vi phạm kỹ thuật khi sử dụng giàn giáo: Chất vật liệu quá nhiều tại một vị trí, tập trung đông người trên sàn thao tác gây quá tải, thiếu kiểm tra tình trạng của các phương tiện để có biện pháp thay thế, sửa chữa kịp thời các bộ phận đã hư hỏng, không lắp đặt lan can an toàn cho sàn công tác, thang lên xuống giữa các đợt của sàn thao tác… • Máy móc thiết bị kém chất lượng, đã cũ hoặc hết khấu hao nhưng vẫn được tận dụng đưa vào lắp đặt sử dụng tại công trường… 4. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn 4.1. Hạn chế các công việc trên cao - Để thực hiện phương hướng này cần nghiên cứu thay đổi các biện pháp công nghệ và tổ chức xây dựng đối với các công việc phải làm ở trên cao để có thể thực hiện SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 8 Chuyên đề an toàn lao động được ở dưới thấp. Đây là phương hướng chủ động, ngăn ngừa ngã cao trong các quá trình thi công. - Nâng cao chất lượng sản xuất, gia công các cấu kiện lắp ghép: • Bảo đảm kích thước các sản phẩm, chế tạo chính xác để tránh phải đục, đẽo, kê, kích cấu kiện ở trên cao trong quá trình cẩu lắp chúng vào vị trí thiết kế. • Xử lý cấu kiện cho hoàn chỉnh ở dưới đất trước khi cẩu lắp như đục ba via, xử lý mặt bêtông rỗ, tẩy rỉ, sơn các chi tiết kết cấu kim loại. - Nghiên cứu thay đổi thiết kế các mối liên kết ướt bằng mối nối khô trong các công trình lắp ghép bằng các kết cấu bêtông đúc sẵn. Như vậy sẽ tránh được các khâu lắp đặt, tháo dỡ ván khuôn và đổ bêtông các mối nối lắp ghép ở trên cao. - Tổ hợp ván khuôn, cốt thép thành các linh kiện, bán sản phẩm, dùng cần trục cẩu lắp vào vị trí thiết kế. Như vậy các công việc như hàn, buộc cốt thép, đóng ghép ván khuôn công nhân có thể thực hiện ở dưới đất vừa thuận tiện trong thao tác vừa tránh được nguy cơ ngã cao. - Nghiên cứu, tiến hành khuếch đại kết cấu cẩu lắp từ các cấu kiện nhỏ, đơn chiếc thành kết cấu hoặc khối lớn phù hợp với sức nâng của cần trục. Như vậy sẽ giảm được số lần cẩu lắp cấu kiện, mặt khác sẽ giảm được mối nối lắp ráp ở trên cao. - Nghiên cứu, ứng dụng các thiết bị treo buộc kết cấu có khoá tự động hoặc bán tự động để tháo kết cấu ra khỏi móc cẩu. Nhờ có thiết bị này công nhân có thể đứng dưới đất, sàn hoặc vị trí an toàn để tháo móc cẩu ra khỏi kết cấu, không phải leo trèo lên cao tránh được nguy hiểm. - Tổ chức hợp lý sao cho công nhân chỉ phải thay đổi vị trí làm việc ở các cao độ (tầng) khác nhau ít nhất trong ca làm việc. Tận dụng các phương tiện cẩu nâng như cần trục, thăng tải, palăng, tời để vận chuyển vật liệu lên cao. Hạn chế đến mức tối thiểu việc vận chuyển vật liệu, cấu kiện lên cao theo phương pháp thủ công. 4.2. Thực hiện các biện pháp an toàn, phòng ngừa ngã cao  Biện pháp tổ chức - Tuyển dụng người làm việc trên cao đúng tiêu chuẩn quy định (sức khoẻ, huấn luyện về an toàn ) - Thường xuyên kiểm tra giám sát an toàn lao động trên cao. - Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo, mũ, giầy bảo hộ lao động, dây an toàn ) SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 9 Chuyên đề an toàn lao động  Biện pháp kỹ thuật - Trang bị các phương tiện làm việc trên cao bảo đảm các yêu cầu an toàn (thang, giáo ghế, giáo cao, giáo treo ) - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngã cao cụ thể phù hợp với từng dạng công tác, từng phạm vi và vị trí làm việc trên cao bao gồm: • Các biện pháp an toàn chung khi làm việc trên cao. • Biện pháp phòng ngừa ngã cao khi thi công các công tác xây lắp ở trên cao. 5. Kết luận Ngã cao là tai nạn rất phổ biến, đa dạng và thường xảy ra ở tất cả các dạng thi công ở trên cao. Để giảm thiểu những tai nạn trên cao, các đơn vị thi công cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm trong quá trình thi công đồng thời xây dựng nếp văn hoá trong công trường. Góp phần không nhỏ cho sự phát triển đất nước bền vững nói chung và ngành xây dựng nói riêng. SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 10 [...]...Chuyên đề an toàn lao động Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 Giáo trính an toàn lao động – THS Hồ Đắc Duy Giáo trình an toàn lao động – THS Đặng Xuân Trường Tai nạn rơi ngã và phương pháp phòng tránh – Cheon Won Woo Các trang báo điện tử vnexpress.net, phapluatxahoi.vn, tingialai.com… SVTH: Nguyễn Tiến Anh Trang 11 . sao phải hạn chế được số vụ tai nạn xây dựng, với tai nạn ngã cao được đặt lên hàng đầu. 2. Các trường hợp tai nạn do ngã cao Sở dĩ tai nạn xây dựng chiếm tỉ lệ cao như vậy vì điều kiện lao. làm việc trên cao bao gồm: • Các biện pháp an toàn chung khi làm việc trên cao. • Biện pháp phòng ngừa ngã cao khi thi công các công tác xây lắp ở trên cao. 5. Kết luận Ngã cao là tai nạn rất phổ. ngã cao thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tai nạn ngã cao rất đa dạng, qua nhiều nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm có thể xảy ra tai nạn lao động loại này xảy ra trong các trường hợp sau: - Tai

Ngày đăng: 03/04/2015, 09:51

Xem thêm: TIỂU LUẬN TAI NẠN NGÃ CAO

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w