1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO HỆ THỐNG THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP Đề tài Mạng và Ứng Dụng

25 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 301,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  BÁO CÁO HỆ THỐNG THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP Đề tài: Mạng và Ứng Dụng GVHD : PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG SVTH : Nguyễn Đức Trụ_CB110628 Nguyễn Anh Tuấn_CB110631 Lớp : 11BKTĐT Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Mục Lục 1.1 Giới thiệu 2 1.2 Phân cấp sản xuất 2 1.3 Các loại quá trình 4 1.4 Các hệ thống điều khiển 5 1.5 Các hệ thống truyền thông 8 1.6 Tham số cần xem xét khi lựa chọn một ứng dụng 13 1.7 Mộ số giải pháp tổng quan 15 1.8 Kết luận 24 Tài liệu tham khảo ! Mạng và ứng dụng 1.1 Giới thiệu Từ khi xuất hiện hệ thống thông tin công nghiệp. Đã có hàng tá các giải pháp đã được đưa ra nhằm mục đích giải quyết các vấn đề còn tồn tại của hệ thống. Điều này là sự thật nhưng phần lớn thời gian trong một bối cảnh cụ thể.Lý giải cho điều này là vì không có trường hợp riêng biệt nào trong truyền thông công nghiệp.Trong hầu hết thời gian quy trình công nghiệp được tổ chức theo kiểu phân cấp và phụ thuộc vào vị trí trong hệ thống phân cấp sẽ khác nhau.Cách thức trong phần mềm điều khiển được viết cũng giới thiệu các yêu cầu khác nhau 2 trong mạng truyền thông.Để chọn lựa một mạng truyền thông thì một điều quan trọng là phải hiểu những ý tưởng khác nhau của những nhà thiết kế mạng khi họ xây dựng giải pháp của mình. Trong chương này, trước tiên chúng ta hãy miêu tả phương thức sản xuất công nghiệp được tổ chức.Trong phần tiếp theo sẽ giải thích về những sự khác nhau trong kiến trúc các ứng dụng điều khiển.Khi giới thiệu một mạng để hỗ trợ truyền thông giữa các thực thể điều khiển một số giới hạn được đưa vào ví dụ như các lỗi hay các trễ. Khi chúng ta đã có được sự hình dung về hệ thống ta sẽ đi sâu vào chi tiết ở phần ba.Trong phần cuối cùng sẽ trình bày về mạng truyền thông công nghiệp được lựa chọn và chúng có thể hỗ trợ các loại ứng dụng nào và bằng cách nào chúng thực hiện công việc được yêu cầu. 1.2 Phân cấp sản xuất Hệ thống điều khiển của một quá trình sản xuất được thực hiện bởi nhiều máy tính được tổ chức bởi vài mức phân cấp. Mạng máy tính cung cấp giao tiếp giữa các máy tính trong cùng một mức và với một số máy tính khác ở mức liền kề đó. Trước khi trình bày các mức khác nhau một cách chi tiết chúng ta hãy nói về một ứng dụng càng gần một quá trình thì thời hạn càng cao(ISO 1994). Ngược lại, số lượng dữ liệu được truyền tăng lên theo mức trong mô hình phân cấp.Vị trí của một ứng dụng trong mô hình phân cấp sản xuất cũng ảnh hưởng đến cách thức mà phần mềm ứng dụng được xây dựng.Các ứng dụng ở mức thấp thường tiếp cận theo phương pháp có thời gian kích hoạt (Xem phần 46.4) trong khi các ứng dụng ở mức cao hơn thì phương pháp tiếp cận sự kiện thường được sử dụng trong hầu hết các trường hợp. Một số lớn các mô hình nhà máy,cũng gọi là mô hình CIM đã từng được mô tả ( ví dụ xem Jones et al,1989).Trong các mô hình phân cấp thì tất cả các mục đích trên không khác nhau nhiều. Sự khác nhau chủ yếu nằm ở số mức và tên các mức. Hình 46.1 mô tả một cách tóm tắt của những đề xuất đươcj đưa ra. Hình vẽ này cũng chỉ ra một sự khác biệt khá lớn giữa quá trình điều khiển và quá trình sản xuất. Mục đích đầu tiên của một hệ thống điều khiển nhà máy tổ chức theo kiểu phân cấp như hình 46.1 là để quản lý quá trình như đã thấy qua các bộ cảm biến (mức 0) bởi hoạt động sau khi thông qua cơ cấu chấp hành. Các bộ cảm biến và thiết bị truyền động được kết nối đến mức đầu tiên(mức 1) của tự động hoá ở đó mỗi thiết bị tự động hoá điều khiển một 3 biến của tiến trình theo cách mà nó vẫn ở trong giới hạn hoặc sau dữ liệu. Mức 1 tương ứng với một trục điều khiển của một thực thể đơn trong sản xuất hoặc trong một vòng lặp nội bộ trong quá trình điều khiển.Các biến có thể là rời rạc ví dụ như một thiết bị thay đổi trong một máy công cụ hoặc liên tục như một trục trong một robot hoặc thiết bị làm nóng trong cột chưng cất. Đơn vị dữ liệu ở mức 2 xây dựng một tập các giá trị điểm đặt hoặc giới hạn cho các biến được kết nối hoặc có liên quan để đảm bảo hoạt động.Điều này thường được xen vào trong bộ điều khiển của máy tính số (CNC) hoặc bộ điều khiển thiết bị cho một thiết bị máy móc hoặc bộ điều khiển đường đi của một robot và nó sẽ đưa ra một tập các giá trị đặt trước cho theo một thứ tự để thực hiện một con đường được đưa ra. Những đơn vị này nhận các lệnh từ và trở về trạng thái của nó đến thiết bị máy móc hoặc mức quá trình (mức 3). Các đơn vị ở mức 3 phối hợp hành động hoặc các điều kiện hoạt động, vài phần tử hoặc một nhóm vài phần tử theo thứ tự để nhận ra và tối ưu hóa hoặc một những hoạt động theo trình tự trên một đối tượng là thể rắn hay lỏng.Chúng nhận các lệnh và báo cáo lên lớp trên hoặc mức hệ thống điều khiển phân phối (mức 4). Các đơn vị ở mức 1 đến mức 3 phải thực hiện chẩn đoán chính nó, phát hiện các điều kiện khẩn cấp và đưa ra một quyết định tức thời nếu chúng có đủ thông tin để thực hiện.Theo một cách khác thì chúng báo cáo lên các lớp bên trên để thực hiện. Các đơn vị ở lớp 4 có trách nhiệm đánh giá sản xuất ,lên kế hoạch khi nào và ở đâu các hoạt động đưa ra được thực hiện trên các đối tượng và để đảm bảo tất cả các tài nguyên được thực hiện. Mức 5 thông thường tương ứng với xây dựng một sản phẩm đơn lẻ hoặc một họ các sản phẩm trên các thiết bị tương tự.Đó là ở đâu quá trình lập kế hoạch cho các sản phẩm được thực hiện. Mức 6 biểu diễn mức cao nhất của mộ hình. Các chức năng cơ bản thực hiện ở mức này là thiết kế sản phẩm,quản lý tài nguyên,quản lý sản xuất mức cao với đưa ra lịch sản xuất,thành lập các chính sách theo mô hình…vv 4 Hình 46.1 Ở mức trên cùng chúng ta có thể nhận thấy một mức quản lý doanh nghiệp (không chỉ ra trong hình 46.1) được nối đến một vị trí khác hoặc một các cây khác thông qua các mạng công cộng hoặc mạng doanh nghiệp.Ở mức này, tất cả các hoạt động không phải sản xuất( như nghiên cứu, tài chính ) của doanh nghiệp có thể được kết nối. Cũng nên chú ý rằng một vài mức có thể vắng mặt trong mô hình của một vài doanh nghiệp.Dựa vào mức tự động hóa và cấu trúc điều khiển, mức 2 và mức 1 có thể được bao gồm trong lớp 3.Mức 5 và mức 6 cũng có thể thành một mức đơn. Ngày nay xu hướng rõ rệt là làm giảm số mức.Tuy nhiên các chức năng trên vẫn dược miêu tả mặc dù số mức có thể thay đổi. 1.3 Các loại quá trình Các quá trình được điều khiển bằng máy tính thường được phân loại dựa trên hai mô hình: Các hệ thống liên tục và các hệ thống sự kiện rời rạc(Halang and Sacha 1992).Một ví dụ của quá trình liên tục là một bộ điều chỉnh nhiệt độ trong một lò phản ứng với một tập các giá trị điểm đặt đưa ra nằm xung quanh một số giới hạn cài sẵn.Như là một hệ thống đọc nhiệt độ được đưa ra bởi một bộ cảm ứng,so sánh giá trị đó với giá trị điểm đặt, các máy tính sẽ sử dụng thuật toán điều khiển đầy đủ để hiệu chỉnh cần thiết và đưa ra một bộ truyền động nhiệt phù hợp.Tiến trình hoạt động này được thực hiện lặp lại thường xuyên theo chu kì.Chu kì này được đặt theo sự thay đổi của quá trình được điều khiển. Theo một hướng khác,thì hệ thống thang máy lịa liên hệ đến một hệ thống rời rạc.Chúng ta hãy xem xét các trình tự các hoạt động một cách cụ thể.Trong khi một thang 5 máy đang đi đến tầng đích của nó, hệ thống được trông đợi là giảm tốc độ cảm biến sàn được bật,trong trường hợp đó hệ thống điều khiển phải thực hiện giảm tốc độ của thang máy.Bước tiếp theo, nó phải dừng thang máy khi cảm biến sàn chỉ thị đã đạt được đến tầng cần thiết.Trong suốt quá trình này một vài sự kiện có thể xảy ra như là có yêu cầu từ các khách bên ngoài thang máy.Các yêu cầu đó có thể thay đổi ngay trình tự hoạt động của hệ thống hoặc cũng có thể được đáp ứng sau đó.Thêm vào đó có thể một vài sự kiện xảy ra không phải luôn thú vị ở mọi thời điểm.Trong ví dụ trên sự kiện giảm tốc độ chỉ có ý nghĩa nếu thang máy dừng lại ở đúng tầng phù hợp.Bộ phát hiện sự kiện thỉnh thoảng cũng cần nghỉ nghơi và sau đó làm việc lại sau đó.Một điểm đặc biệt của hệ thống rời rạc là nếu một hoạt động kích hoạt xảy ra bởi sự xuất hiện của một sự kiện hoàn toàn đã được biết,thời điểm mà sự kiện này xảy ra được ưu tiên thì chưa biết.Hơn nữa,thứ tự xảy ra của các sự kiện cũng rất quan trọng. Các hệ thống hàng loạt Một vài hệ thống vật lý thực hiện cả hai khía cạnh trên và chúng được gọi là hệ thống hàng loạt, hay là hệ thống “MIXT” 1.4 Các hệ thống điều khiển Các hệ thống liên tục và rời rạc được triển khai theo chu trình hoặc theo vòng tuần hoàn thường được gọi là hệ thống kích hoạt thời gian hay hệ thống dữ liệu được lấy mẫu. Các hệ thống rời rạc đã triển khai sử dụng các phần mềm bên trong hoặc ngắt được gọi là hệ thống kích hoạt sự kiện Các hệ thống thời gian khởi tạo Theo quan điểm hệ thống điều khiển,các hệ thống liên tục sẽ được triển khai như là các nhiệm vụ quét từ đầu của chu kì,ví dụ các đầu vào của hệ thống,tính toán các giá trị đầu ra với và thiết lập cơ cấu chấp hành theo các giá trị mới.Tính chu kì là không bắt buộc nhưng thông thường thì nó đưa ra thuật toán đơn giản hơn và các hệ thống an toàn ,ổn định hơn .Hầu hết các thuật toán được phát triển với giả thiết là rất nhạy và biến thời gian có chu kì. Đây là trường hợp đặc biệt trong các bộ điều khiển trong máy chính xác.Các mẫu đầu vào đồng thời cũng là một nhân tố ổn định quan trọng.Chúng ta hãy giả thiết rằng bộ điều khiển khai triển thuật toán điều khiển trạng thái không gian trong đó vector trạng thái bao gồm vị 6 trí,tốc độ, dự tăng tốc của di động và các giá trị thực tế được chứa đựng bởi ba cảm ứng,một bộ mã hoá vị trí,một máy đo tốc độ và một bộ tăng tốc độ.Thuật toán điều khiển được giả thiết là giá trị các phép đo được yêu cầu ở gần như tức thì.Đối với hệ thống điều khiển quá trình dịch này được gọi là lấy mẫu đồng thời .Kết quả thu được sẽ thực sự không đồng thời nếu chỉ một bộ xử lý được sử dụng cho cả ban hoạt động trên.Tính tức thời có thể gần đúng trong một giới hạn đưa ra có thể được ước tính đến hai trật tự của độ lớn dưới chu kì Các hệ thống điều khiển sự kiện rời rạc Các hệ thống rời rạc có thể được triển khai khi một số nhiệm vụ được kích hoạt bởi một sự kiện xảy ra. Chúng ta định nghĩa một sự kiện khi có một sự thay đổi quan trọng (hoặc một số sự thay đổi) trạng thái của quá trình(được gọi là sự kiện). Sự thay đổi này,sự kiện được phát hiện bởi một số mạch đầu giám sát liên tục đầu vào và được biến đổi thành một ngắt(việc phát hiện cũng có thể được thực hiện bởi phần mềm).Sự kiện được xử lý bởi một nhiệm vụ dùng để đảm nhận các hoạt động được yêu cầu. Thời gian trôi qua giữa sự xuất hiện của các sự kiện và phản ứng phù hợp,thông thường gọi là thời gian phản ứng được đưa ra trong các trong các yêu cầu. Thời gian phản ứng có thể phụ thuộc vào loại sự kiện.Các phản ứng đến các sự kiện thông thường được xử lý theo thứ tự các sự kiện đến. Tuy nhiên có một vài sự kiện quan trọng hơn. Ví dụ việc dừng một cahcs khẩn cấp trong thang máy thì rõ ràng quan trọng hơn là một yêu cầu gọi đến.Và sẽ có sự ưu tiên trong khi xử lý sự kiện. Trong bất kì trường hợp nào, trật tự thực hiện các sự kiện đều quan trọng trong các ứng dụng Công nghệ triển khai trên thuận lợi nhưng không phải là duy nhất. Ta luôn có thể triển khai một hệ thống sự kiện rời rạc như một hệ thống liên tục. Trong một trường hợp tất cả các đầu vào được lấy mẫu theo thời gian một cách đều đặn bởi phần mềm điều khiển có nhiệm vụ phát hiện các thay đổi và thực hiện các hoạt động cần thiết. Đây chính là phương pháp mà hầu hết các hệ thống điều khiển logic chương trinh(PLCs) được triển khai. Trong hệ thống được triển khai quyền ưu tiên giữa các sự kiện có thể chỉ được xác định nếu các sự kiện được phát hiện trong các chu kì vòng lặp khác nhau . Nếu hai sự kiên được phát hiện trong cùng một chu trình hay chu kì thì chúng sẽ được xem xét là thồng thời. Chu trình hay chu kì nên được lựa chọn theo cách mà ở đó tất cả các sự kiện đều có thể được phát hiện. 7 Lấy ví dụ trong hệ thống thang máy,nếu công tắc giảm tốc đóng trong tối thiểu 20ms chu kì thì chu kì rõ ràng nên thấp hơn để phát hiện sự kiện đóng. Tóm lại các hệ thống điều khiển liên tục được kì vọng có bốn yếu tố quan trọng sau:  Chúng có tính chu kì và thường là tuần hoàn,và các giá trị trong chu kì được thiết lập theo các quá trình động  Jitter trong chu kì nên được hạn chế đến một vài phần trăm trong chu kì  Sự tức thời thu được của thiết lập đầu vào và đầu ra được biết trước và được đặt lệnh bởi hệ thống điều khiển  Tất cả các đầu vào được lấy mẫu gần như đồng thời  Các hệ thống sự kiện rời rạc có thể được triển khai như các hệ thống liên tục.Sau đó chúng được kì vọng sẽ có các đặc tính quan trọng nhưng không cần thiết phải tuần hoàn .Tuy nhiên,thời gian chu trình nên được giữ đủ thấp do đó tất cả các sự kiện có thể được cảm nhận.Các hệ thống này có thể triển khai sử dụng các ngắt với các đặc tính sau:  Sự xuất hiện tức thời sự kiện không được biết đến  Thời gian phản ứng đến một sự kiện bị ràng buộc  Trình tự xuất hiện của các sự kiện đóng một vai trò quan trọng  Phản ứng đối với một vài sự kiện có thể xảy ra với quyền ưu tiên cao hơn  Bộ phát kiện của một sự kiện đưa ra có thể có một thời gian nghỉ tạm thời  Có một giới hạn trong mật độ các sự kiện xảy ra cỏ thể được xử lý bởi hệ thống điều khiển Từ quan điểm điều khiển, một hệ thống điều khiển thông thường được cấu tạo từ một phần trong đó thời gian được khởi tạo và một phần do sự kiện được khởi tạo. 1.5 Các hệ thống truyền thông Các hệ thống truyền thông ở đây là để hỗ trợ tương tác giữa các ứng dụng điều khiển. Trên một máy tính nhiều ứng dụng khác nhau có thể cùng tồn tại,một vài là thời gian được kích hoạt và một số do sự kiện kích hoạt. Chúng có thể truyền thông với các ứng dụng xa hơn của một loại khác(một ứng dụng thời gian khởi tạo có thể truyền thông với một ứng dụng sự kiện khởi tạo) 8 Bản thân mạng truyền thông công nghiệp có thể được xây dựng theo mô hình sự kiện khởi tạo hoặc mô hình thời gian khởi tạo hoặc kết hợp cả hai. Kết hợp một mạng ứng dụng thời gian khởi tạo với một mạng ứng dụng sự kiện khởi tạo rõ ràng thực hiện dễ dàng hơn là một hệ thống truyền thông sự kiện khởi tạo. Và yêu cầu một vài bổ sung thích ứng. Lý tưởng là hệ thống truyền thông nên hỗ trợ cả hai quan điểm trên. Các mô hình truyền thông Các mô hình truyền thông xác định bằng cách nào các quá trình ứng dụng khác nhau có thể cộng tác. Mô hình truyền thông được sử dụng rộng rãi nhất là mô hình khách-chủ. Trong mô hình này các quá trình tương tác thông qua các yêu cầu và các đáp ứng . Khách là một quá trình yêu cầu một hoạt động được thực hiện bởi một quá trình khác,một máy chủ. Máy chủ đưa ra công việc và trả lại một thông tin trả lời. Khách và chủ chỉ tham khảo vai trò quá trình trong các hoạt động từ xa. Một quá trình có thể là khách trong một vài hoạt động nhưng lại có thể là chủ trong một số hoạt động khác. Như vậy rõ ràng mô hình này là mô hình điểm – điểm. Mô hình này tồn tại một số hạn chế. Đầu tiên là thời gian không được đưa vào xem xét. Hoàn toàn có thể chỉ định một thời gian trễ giữa yêu cầu và đáp ứng và có một số phương tiện để kiểm tra lại trễ này,trễ này sẽ đáng lưu tâm bởi vì ứng dụng máy chủ liên quan đến đáp ứng. Thứ hai là nếu một máy khách muốn thực hiện các yêu cầu đồng thời đến vài máy chủ thì nó chỉ được thực hiện theo tuần tự,một yêu cầu chỉ được đáp ứng sau khi một yêu cầu khác được thực hiện. Và cuối cùng nếu có hai khách đưa ra một yêu cầu tương tự đối với nhiều máy chủ thì cách xử lý các yêu cầu theo trình tự vá đáp ứng có thể sẽ khác nhau. Lấy ví dụ có hai node điều khiển có thể yêu cầu giá trị cảm biến liên hệ với một node cảm biến. Giá trị lại cho máy khách thứ nhất có thể khác so với giá trị trả về cho máy khách thứ hai. Hai vấn đề cuối cùng có thể được giải quyết bằng một thuật toán phù hợp hoạt động trên đỉnh của tương tác khách-chủ. Điều này sẽ dẫn đến việc triển khai nặng với hiệu suất không cao. Tuy nhiên trong thực tế với một số hoạt động từ xa trong suốt pha cài dặt và cấu hình thì các vấn đề trên thường không xuất hiện và mô hình khách-chủ là một giải pháp tốt. Đối với các hoạt động thời gian thực các mạng công nghiệp thường đề xuất thực hiện các giải pháp đơn giản để giải quyết các vấn đề của mô hình khách-chủ. Điều này sẽ dẫn đến mô hình sản xuất-tiêu dùng (mà đôi khi còn được gọi là mô hình nhà xuất bản-người đặt mua 9 báo) là một mô hình đa điểm. Mô hình này bị hạn chế các giá trị thông tin được truyền và nó phù hợp với các hệ thống kích hoạt thời gian. Trong mô hình sản xuất –tiêu dùng thì mỗi phần thông tin sẽ có một nhà sản xuất và một hoặc nhiêu hơn người tiêu thụ. Khi nhà sản xuất có thông tin gửi đi nó sẽ đưa thông tin đó vào mạng. Mạng làm nhiệm vụ vận chuyển và đưa đến các nhà tiêu thụ. Sau đây là những thuận lợi hơn mà mô hình này đạt được so với mô hình khách –chủ: . Nhà cung cấp và người tiêu thụ không cần phải được đồng bộ hoá. Người tiêu dùng không phải đợi đáp ứng của nhà cung cấp như trong mô hình khách-chủ. Nếu có thông tin sẵn sàng truyền đi ,nó có thể sử dụng thông tin hay nói cách khác là xác định xem thông tin có gì mới không. Các thông tin tương tự có thể được truyền ở cùng một thời gian đến tất cả các khách hàng và do đó mạng sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. .Hai hoặc nhiều hơn các khách hàng sẽ cùng làm việc với một giá trị tương tự ở cùng một thời gian đưa ra. Điều khiển luồng sẽ cần thiết khi một thông tin mới đè nên một thông tin trước đó. Điều này giả thiết rằng một thông tin mới đưa ra làm lỗi thời thông tin trước nó. Đồng bộ giữa các ứng dụng có thể được triển khai khi sản xuất đồng bộ hoá được đưa vào. Tuy nhiên mô hình này cũng phải trả giá.Khi khách hàng không có cách nào để liên hệ thông tin với các yêu cầu rõ ràng(trong mô hình khách –chủ) nó nên biết về thời điểm của thông tin. Các mạng triển khai mô hình sản xuất –tiêu thụ nên đánh địa chỉ thông tin với các thuộc tính mà từ đó thông tin có thể tách ra. Mô hình sản xuất, phân phối, tiêu dùng là một phần mở rộng của mô hình sản xuất - tiêu dùng có thêm sự phân biệt giữa sản xuất và truyền thông tin. Trong vai trò bổ sung, các nhà phân phối, có trách nhiệm chuyển giao các thông tin từ khu vực sản xuất đến khu vực tiêu thụ. Bằng cách này, sự chuyên chuyển không phải thực hiện bởi nhà sản xuất, mà theo các quy tắc xác định cho các nhà phân phối. Điều này mang tính linh động trong lịch trình chuyển giao trong mạng và hiệu quả được cải thiện. Nhất quán về thời gian Nhất quán về thời gian gồm hai loại: nhất quán về thời gian tuyệt đối và nhất quán về thời gian tương đối. Nhất quán về thời gian tuyệt đối liên quan đến độ tuổi của tin tức. Một phần của dữ liệu được tạo ra tại một thời điểm nhất định. Nó được truyền sau qua hệ thống thông tin. Nó 10 [...]... một hệ thống truyền thông để kết nối các ứng dụng công nghiệp trên các máy tính khác nhau phụ thuộc vào kiểu ứng dụng. Chúng ta đã trình bày phân loại các ứng dụng điều khiển và chỉ ra mối liên quan giữa các mạng truyền thông công nghiệp. Tuy nhiên ,ứng dụng phân tán trong công nghiệp đối với một số lính vực được kết nối bằng một mạng chỉ ra một số vấn đề khác nhau tùy thuộc vào kiểu ứng dụng .Mạng công nghiệp. .. có thể được sử dụng để đảm bảo thông tin liên lạc giữa các thiết bị điều khiển cùng cấp để đảm bảo sự phối hợp Những mẫu lưu lượng và các mối quan hệ truyền thông thường khác nhau trong từng trường hợp, và các giải pháp mạng sẽ có thể duy trì cả hai Dịch vụ: Lớp ứng dụng của một mạng cung cấp một số dịch vụ cho các ứng dụng Các dịch vụ không có sẵn sẽ cần phải được thực hiện trong ứng dụng Ví dụ về... phù hợp và một lớp vật lý đầy đủ, mức độ của chúng có thể được giữ rất thấp Trong nhiều ứng dụng, các lỗi tạm thời có thể được chấp nhận ngay cả khi ứng dụng không được thông báo về sự xuất hiện của lỗi Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều này là không thể chấp nhận được và mạng phải cung cấp cách thức để thông báo cho các ứng dụng khi có một lỗi đã xảy ra Thông lượng: Tốc độ bit của một mạng đã... sử dụng trong việc xây dựng một lớp ứng dụng: mô hình chủ - khách (sever – client) và mô hình sản xuất – phân phối – tiêu dùng ( đôi khi còn được gọi là mô hình thuê bao – nhà cung cấp ) Các ứng dụng phân tán có khả năng sử dụng sau này, trong khi các ứng dụng phân tán được sử dụng trước Các loại lưu lượng: Thông tin truyền có thể ngẫu nhiên, tuần hoàn hoặc theo chu kỳ Trong trường hợp theo chu kỳ ứng. .. Journal ,và các vấn đề cơ bản của quản lý sự kiện,cú pháp và các quy tắc mã hóa phù hợp với ASN -1 Ethernet –Based Solutions Ethernet đã được sử dụng kể từ đầu những năm 1980 trong truyền thông công nghiệp. Ngay cả khi một số giải pháp ( Le Lann and Rivierre 1993 ) giới thiệu một số dự đoán rằng công nghệ này sẽ được thiết kế và sản xuất,người dùng trong lĩnh vực công nghiệp vẫn miễn cưỡng sử dụng ethernet... phòng tài nguyên vật lý, và dự phòng thông tin Ví dụ, thông tin dự phòng được thêm vào mỗi bản tin truyền đi trong mạng theo hình thức mã phát hiện lỗi, mã chẵn lẻ, hoặc CRC Mỗi mã có một khả năng phát hiện lỗi, điều đó có nghĩa là một số lỗi có thể không bị phát hiện ở một số cấp độ mạng Các lỗi phá 12 hủy, lỗi gián đoạn hay lỗi thời gian thường được phát hiện thông qua bộ định thời Trong hệ thống. .. gian có thể chỉ được thực hiện thông qua thống kê LON có 1 lớp mạng, một routers có sẵn để kết nối số lượng thiết bị lên tới 255 Lớp ứng dụng cung cấp khả năng xử lý các biến rời rạc và trao đổi thông tin mà không cần sự liên quan về mặt thời gian (không hỗ trợ khuôn thời gian).Các biến và các bức 18 điện có những ưu tiên khác nhau và có thẻ được chứng thực.Chìa khóa để chứng thực là nằm trên các nút.LON... tiêu là làm rõ các tính năng mà chúng phù hợp với một loại ứng dụng hơn là những tính năng khác Giao tiếp giữa cơ cấu chấp hành và cảm biến Giao tiếp giữa cơ cấu chấp hành và cảm biến (ASI) (IEC 62026-2) (EN 50295) là một bus truyền thông nhắm mục tiêu vào các đầu vào và đầu ra đơn giản từ xa cho chỉ một máy tính công nghiệp Nó dựa trên một hệ thống kết nối đa điểm điện cơ chi phí thấp được thiết kế... cho thị trường người dùng.Chúng thường rẻ hơn và có một số công cụ hỗ trợ Universal Serial Bus (USB) và Firewire hoặc IEEE 1394 là một số ví dụ của công nghệ đố.Cúng không được thiết kế cho mạng máy tính – máy tính nhưng có các đầu vào ra từ xa cho 1 máy tính đơn lẻ.Các câu hỏi chính ở đây là: • Giải pháp này có khả năng ứng dụng trong công nghiệp không? • Và những lợi thế rõ ràng hơn các giải pháp khác... được sử dụng nhưng cáp quang cũng có thể sử dụng dễ dàng.Cấu trúc mạng thường được giới hạn bởi cáp vòng Trong mạng interbus,tất cả giao thông đều được tuần hoàn hoặc định kỳ với một khoảng thời gian duy nhất cho tất cả.Giao thông từ các trạm chủ đến trạm tớ hoặc ngược lại.Như vậy,Interbus là mục tiêu của các đầu vào/ra từ xa cho các ứng dụng có kích hoạt thời gian Có thể lấy mẫu đồng thời và mạng đảm . hệ thống hàng loạt Một vài hệ thống vật lý thực hiện cả hai khía cạnh trên và chúng được gọi là hệ thống hàng loạt, hay là hệ thống “MIXT” 1.4 Các hệ thống điều khiển Các hệ thống liên tục và. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  BÁO CÁO HỆ THỐNG THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP Đề tài: Mạng và Ứng Dụng GVHD : PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG SVTH : Nguyễn Đức Trụ_CB110628 Nguyễn. Các hệ thống điều khiển 5 1.5 Các hệ thống truyền thông 8 1.6 Tham số cần xem xét khi lựa chọn một ứng dụng 13 1.7 Mộ số giải pháp tổng quan 15 1.8 Kết luận 24 Tài liệu tham khảo ! Mạng và ứng dụng 1.1

Ngày đăng: 01/04/2015, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w