Mặt tích cực của truyền sóng đa đường (multipaths) chính là: các tia sóng từ phía phát truyền đi theo các đường khác nhau đến phía thu (có thể thấy chúng) giống như các tín hiệu thu được từ các anten phân tập. Vấn đề là việc tổ hợp (combine) các tín hiệu thu được này như thế nào tại phía thu. Máy thu RAKE ra đời để giải quyết vấn đề đó. Do các tia khác nhau về đường đi từ phía phát đến phía thu nên có độ trễ khác nhau, do đó chúng được đưa qua các nhánh (tap) có các phần tử trễ khác nhau trong máy thu RAKE. Sau đó, dùng thuật toán tính toán để kết hợp các tín hiệu đầu ra của các nhánh này, sẽ cho kết quả là tín hiệu tốt nhất. Máy thu RAKE càng nhiều tap sẽ càng tốt nhưng kéo theo là độ phức tạp tăng lên. Trên thực tế, người ta thường kết hợp thêm các chuỗi huấn luyện (training sequence) trong các máy thu RAKE.
Trang 1Tính đường truyền cho hệ thống thông tin
VINASAT Chu Tuấn Linh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS ngành: Vật lý Vô tuyến và Điện tử; Mã số: 60 44 03
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Kính
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Tổng quan về hệ thống thông tin vệ tinh Nêu đặc điểm vệ tinh viễn thông
Vinasat Phân tích đường truyền tuyến lên, tuyến xuống và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tuyến thông tin vệ tinh cũng như giải pháp hạn chế các ảnh hưởng này
Đề cập tới lý thuyết tính toán chất lượng đường truyền khi kể tới nhiễu vệ tinh lân cận, kết quả tính toán, mô phỏng ảnh hưởng của nhiễu vệ tinh lân cận tới chất lượng dịch vụ Trình bày về việc xây dựng phần mềm tính chất lượng đường truyền thông
tin vệ tinh
Keywords Hệ thống thông tin; Vật lý; Điện tử học; Vệ tinh; VINASAT
Content
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
Thông tin vệ tinh đã trở thành một phương tiện thông tin phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam Ngày nay, có thể thấy thông tin vệ tinh trong rất nhiều lĩnh vực, như truyền hình, truyền số liệu, điện thoại vệ tinh
Với ưu điểm vùng phủ sóng lớn, dịch vụ cung cấp đa dạng đã khiến thông tin vệ tinh trở thành phương tiện hữu hiệu kết nối thông tin giữa các vùng địa lý với nhau, đặc biệt là đối với các vùng xa xôi như biên giới, hải đảo nơi các phương tiện thông tin khác khó đạt đến Với các ưu thế trên,thông tin vệ tinh đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế đó Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống thông tin vệ tinh dẫn tới số lượng vệ tinh trên quỹ đạo tăng nhanh, thực tế chỉ trong bốn năm ( từ năm 2008-2012) Việt Nam đã đưa vào hoạt động hai vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat 2 Do đó vấn đề Tính toán đường truyền cho hệ thống thông tin vệ tinh (khi có kể tới nhiễu giữa các vệ tinh lân cận) là cấp thiết để đảm báo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng Luận văn sẽ trình bày phương pháp tính, khảo sát ảnh hưởng của nhiễu kênh lân cận tới chất lượng tuyến thông tin
vệ tinh cũng như xây dựng phần mềm tính toán chất lượng kênh thông tin vệ tinh khi kể tới nhiễu kênh lân cận
Mục tiêu đề tài :
Luận văn Tính đường truyền cho hệ thống thông tin Vinasat (khi kể tới nhiễu với vệ tinh lân cận) sẽ trình bày về hệ thống thông tin vệ tinh nói chung, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đường truyền và tập trung tính toán can nhiễu giữa Vinasat với các vệ tinh lân cận
Phương pháp nghiên cứu :
Trang 2Rà soát các nghiên cứu, tính toán chất lượng tuyến thông tin vệ tinh từ các công trình nghiên cứu, bài báo trong và ngoài nước
Rà soát các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiễu vệ tinh lân cận tới chất lượng tuyến thông tin vệ tinh mong muốn
Tính toán và xây dựng phần mềm tính toản ảnh hưởng của nhiễu do vệ tinh lân cận gây
ra với tuyến thông tin vệ tinh VINASAT thể hiện qua các tham số C/I Eb / N0 Các tham
số này sẽ là cơ sở để đưa vào công cụ mô phỏng DVB-S2 (Matlab) để đánh giá chất lượng dịch vụ tuyến thông tin vệ tinh
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TTVT
1.1 Lịch sử phát triển của hệ thống vệ tinh
Ngày nay, vệ tinh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, thông tin, truyền hình và có vai trò ngày càng quan trọng Mục 1.1 trình bầy lịch sử phát triển của hệ thống vệ tinh, từ khi nhà bác học người Nga Tsiolkovsky (1857-1935) đưa ra khái niệm cơ bản về tên lửa từ cuối thế kỷ 19 tới ngày nay, khi Việt Nam phóng thành công vệ tinh VINASAT-2
1.2 Cấu trúc của một hệ thống thông tin vệ tinh
Phần 1.2 trình bày cấu trúc cơ bản của tuyến thông tin vệ tinh, từ trạm mặt đất tới phần không gian và giải thích về hoạt động của chúng
1.3 Một số đặc điểm của thông tin vệ tinh
Phần này trình bày đặc điểm, ưu và nhược điểm của thông tin vệ tinh
Ưu điểm:
Khoảng cách truyền xa
Dễ lắp đặt trạm mặt đất
Cung cấp nhiều loại hình dịch vụ
Có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Nhược điểm:
Giá thành đầu tư phóng vệ tinh cao
Suy hao truyền dẫn lớn do khoảng cách xa
Do quãng đường truyền dài từ trạm mặt đất- vệ tinh nên tín hiệu truyền có độ trễ đáng kể
Dù giá thành cao nhưng thời gian khai thác ngắn, khi gặp sự cố khó bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp
1.4 Các dạng quỹ đạo vệ tinh
Hình 1.3:Các dạng quỹ đạo vệ tinh
1.5 Các băng tần cho thông tin vệ tinh
Băng tần C (6/4 GHz)
Băng tần X (8/7GHz)
Băng tần Ku (14/11 GHz hoặc 14/12 GHz)
Băng tần Ka (30/20 GHz)
Trang 3Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về hệ thống thông tin vệ tinh, bao gồm quá trình phát triển nhanh chóng của hệ thống TTVT trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các dạng quỹ đạo, cấu trúc và những thành phần chính của hệ thống Từ đó phân tích ưu nhược điểm của TTVT Điều này giúp ta hiểu rõ hệ thống TTVT và đặc biệt là hệ thống Vinasat- sẽ được trình bày trong chương 2
CHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM TTVT VINASAT 2.1 Thông tin vệ tinh VINASAT-1
- Vị trí quỹ đạo: Vệ tinh VINASAT -1 sẽ hoạt động tại vị trí quỹ đạo địa tĩnh ở 1320E
- Thời gian sống: Thời gian cung cấp dịch vụ từ 15 – 20 năm
- Dung lượng thiết kế: Vệ tinh được thiết kế gồm 20 bộ phát đáp hoạt động (08 bộ băng tần C
mở rộng, 12 bộ băng tần Ku) với băng thông 36MHz/1 bộ, 08 bộ phát đáp dự phòng (04 bộ băng Ku, 04 bộ băng C mở rộng)
- Vùng phủ sóng băng Ku: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar
- Vùng phủ sóng băng C: Việt Nam, Lào, Campuchia, Đông Nam Á, đông Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia
- Vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển vệ tinh: do hãng Lockheed Martin (Mỹ) cung cấp
2.2 Thông tin vệ tinh VINASAT-2
- Vị trí quỹ đạo: 131.8 độ Đông
- Băng tần: Vệ tinh Vinasat-2 hoạt động trong băng tần Ku-Band với thời gian hoạt động
dự kiến là 15 năm
- Số lượng bộ phát đáp: 24 bộ hoạt động và 6 bộ dự phòng
- Băng thông bộ phát đáp: 36MHz và 72 MHz
- Vùng phủ sóng là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar
- Vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển vệ tinh: do hãng Lockheed Martin (Mỹ) cung cấp
2.3 So sánh vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2
Vệ tinh Vinasat-2 được phóng lên quỹ đạo trong bối cảnh dung lượng của quả vệ tinh Vinasat-1 đã được dùng gần hết Dưới đây sẽ trình bày một số thông tin so sánh giữa hai vệ tinh này
- Vị trí quỹ đạo: vệ tinh Vinasat-1 hoạt động ở 132 độ Đông, trong khi Vinasat-2 hoạt động ở
131,8 độ Đông
- Vùng phủ sóng : Vinasat-2 có vùng phủ sóng là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và
một phần Myanmar, trong khi Vinasat-1 có vùng phủ sóng gồm khu vực Đông Nam Á, Đông Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Hawaii
- Dung lượng băng tần hoạt động : Vệ tinh Vinasat-2 có công suất lớn hơn, số bộ phát đáp
nhiều hơn và có dung lượng băng tần nhiều hơn Nếu chỉ tính các bộ phát đáp hoạt động, thì
Vinasat-2 hơn Vinasat-1 bốn bộ phát đáp, tương đương 20% dung lượng của Vinasat-1
- Ứng dụng : Nếu như Vinasat-1 góp phần giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch
vụ viễn thông, internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo , đặc biệt hỗ trợ hiệu quả cho thông tin liên lạc, phát triển kinh tế biển nói chung, phòng chống
và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai , thì Vinasat-2 sẽ tiếp tục củng cố an toàn cho mạng viễn thông quốc gia; tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng dung lượng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực
2.4 Các dịch vụ cung cấp trên vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2
Loại hình dịch vụ chủ yếu của vệ tinh VINASAT-1&2 là cho thuê dung lượng vệ tinh theo cả bộ phát đáp hoặc dung lượng lẻ (MHz hoặc Mbps) Trong khi một số khách hàng ưa chuộng sử dụng phương thức trọn gói đến dịch vụ cuối thì vẫn có những khách hàng muốn tự
Trang 4sở hữu và khai thác mạng lưới trạm mặt đất và chỉ thuê một phần dung lượng vệ tinh Dưới đây là một số dịch vụ mà vệ tinh Vinasat đang cung cấp :
+ Điện thoại vệ tinh
+ Phát hình quảng bá
+ Kênh thuê riêng
+ Internet
+ Dịch vụ hội nghị truyền hình
Tóm Tắt chương :
Chương 2 tập trung phân tích các đặc điểm của hệ thống thông tin VINASAT1 và VINASAT2 do Việt Nam triển khai, bao gồm : các chỉ tiêu kỹ thuật về quỹ đạo, băng tần, vùng phủ sóng, so sánh giữa hai vệ tinh Ngoài ra, chương 2 còn đưa ra một số loại hình dịch vụ đang được cung cấp qua hệ thống thông tin vệ tinh VINASAT Đây là cơ sở để tính toán chất lượng một tuyến thông tin vệ tinh, sẽ được trình bày trong chương tiếp theo
CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN ĐƯỜNG TRUYỀN TTVT KHI CÓ NHIỄU
Chương 3 sẽ trình bày quá trình truyền dẫn của sóng vô tuyến giữa các trạm thông tin vệ tinh mặt đất, bao gồm trạm phát và trạm thu thông qua vệ tinh Đường truyền như vậy bao gồm hai tuyến: tuyến Uplink (tuyến lên) từ trạm mặt đất đến vệ tinh và tuyến Downlink (tuyến xuống) từ vệ tinh tới trạm mặt đất Ta sẽ nghiên cứu : tỷ số tín hiệu trên tạp âm tại đầu vào máy thu, tỷ số này phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường truyến dẫn, chất lượng máy thu, các loại nhiễu
3.1 Phân tích đường truyền tuyến lên
- Phân tích hệ số tăng ích của anten
GdBi = 10 log η + 20 log d + 20 log f + 20.4 dB [3-1]
- Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương
EIRPdBW = 10 log PT + GT dBi [3-3]
- Khoảng cách từ trạm mặt đất tới vệ tinh
R=(r2 + S2 – 2rScosC) ½ [3-11]
3.2 Phân tích đường truyền tuyến xuống
- Nhiệt tạp âm
- Hệ số phẩm chất G/T
G/T = GdBi – 10 log Tsystem
- Tỷ số công suất sóng mang trên tạp âm C/N
C/NdB = EIRPdB – L0 dB + G/TdB/K – 10logK* - 10 log B [3-16]
- Tỷ số năng lượng bít trên mật độ phổ công suất của tuyến thông tin số
Eb/N0 = C/N0 dB/K – 10 log R [3-19]
3.3 Các suy hao ảnh hưởng tới chất lượng truyền dẫn
- Suy hao trong không gian tự do
- Suy hao do tầng đối lưu
- Suy hao do tầng điện ly
Tầng điện ly là lớp khí quyển nằm ở độ cao khoảng 60 km đến 400 km, do bị ion hóa mạnh nên lớp khí quyển ở độ cao này bao gồm chủ yếu là các điện tử tự do, các ion âm và dương nên được gọi là tầng điện ly Sự hấp thụ sóng trong tầng điện ly giảm khi tần số tăng,
ở tần số trên 600 MHz thì sự hấp thụ không đáng kể
- Suy hao do mưa
Trang 5Suy hao do các điều kiện thời tiết như mây, mưa, sương mù, suy hao này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ mưa hay sương mù, vào tần số, vào chiều dài quãng đường đi của sóng trong mưa, chiều dài này phụ thuộc vào góc ngẩng anten
Ngoài ra, các yếu tố như sự phân cực, phân cực do tinh thể băng, suy hao trong thiết bị phát,
thu cũng ảnh hưởng tới chất lượng tuyến thông tin vệ tinh
3.4 Các biện pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ
- Bù suy hao
- Bù hiệu ứng phân cực
- Thay đổi các tham số truyền Vd : sử dụng băng tần phù hợp, sử dụng EIRP cao hơn ở tuyến lên
3.5 Nhiễu trong thông tin vệ tinh
Việc khai thác tối đa nguồn tài nguyên thông tin vệ tinh, khả năng xuất hiện gây nhiễu trong cùng hệ thống cũng như giữa các hệ thống càng dẽ xảy ra Trong thông tin vệ tinh, tác động của nhiễu tới chất lượng dịch vụ rất lớn Các nguồn nhiễu như : nhiễu sóng mang lân cận, nhiễu vệ tinh lân cận, nhiễu do chính hệ thống của khách hàng, nhiễu xuyên phân cực và nhiều loại nhiễu khác Luận văn sẽ xem xét đến một số loại nhiễu ảnh hưởng tới chất lượng
hệ thống thông tin vệ tinh, đặc biệt là nhiễu gây ra bởi vệ tinh lân cận :
Nhiễu tín hiệu FM
Nhiễu xuyên phân cực
Nhiễu xuyên điều chế
Nhiễu vệ tinh lân cận
Một số nguyên nhân gây nhiễu giữa các vệ tinh lân cận
Nguyên nhân 1 : Anten phát căn chỉnh hướng đến vệ tinh không tốt
(hình 3.2)
Trạm phát hệ thống A
Vệ Tinh A
Trạm thu hệ thống A
Trạm thu hệ thống B
Vệ Tinh B
Hình 3.1:Nhiễu vệ tinh lân cận do chỉnh anten phát không đúng
Nguyên nhân 2 : Anten không đạt yêu cầu kỹ thuật, công suất búp sóng phụ rất lớn
Trang 6Trạm phát hệ thống A Trạm thu hệ thống A
lân cận do công suất búp sóng phụ lớn
Nguyên nhân 3 : Anten không đạt yêu cầu kỹ thuật, búp sóng chính quá lớn
Trạm phát hệ thống A
Vệ Tinh A
Trạm thu hệ thống A
Trạm thu hệ thống B
Vệ Tinh B
Hình 3.3 : Nhiễu vệ tinh lân cận do búp sóng chính quá lớn
Nguyên nhân 4 : Trạm thu nằm trong vùng đường đẳng mức EIRP của vệ tinh lân cận
Vệ Tinh A Vệ Tinh B
Hình 3.4 : Nhiễu vệ tinh lân cận do trùng đường đẳng mức
Biện pháp hạn chế : thực hiện tính toán đường truyền, sử dụng công suất phát theo khuyến
nghị
Tóm Tắt chương :
Chương này đã trình bày phương pháp và cách tính toán chất lượng một tuyến thông tin
vệ tinh, bao gồm phân tích đường truyền tuyến lên/xuống, phân tích các suy hao và các loại
nhiễu (đặc biệt là nhiễu gây ra bởi các vệ tinh lân cận) ảnh hưởng tới đường truyền, từ đó đề
ra biện pháp nâng cao chất lượng tuyến Chương 3 là cơ sở để chương 4 thực hiện tính toán một tuyến thông tin vệ tinh khi có tính tới nhiễu giữa các vệ tinh lân cận
Trang 7Chương 4 : TÍNH TOÁN ĐƯỜNG TRUYỀN TTVT KHI CÓ NHIỄU GIỮA CÁC VỆ
TINH LÂN CẬN CHO VỆ TINH VINASAT-1 4.1 Nhắc lại một số công thức
Nhắc lại các công thức tính hệ số tăng ích, công suất bức xạ đẳng hướng, khoảng cách từ trạm mặt đất tới vệ tinh, tỷ số công suất sóng mang trên tạp âm C/N, tỷ số sóng mang trên mật độ phổ tạp âm C/N0, C/I
4.2 Tính toán cho vệ tinh Vinasat
Xét bài toán thực tế như sau
Vệ tinh gây nhiễu (130+/- 0.5)
Trạm phát gây nhiễu
Vệ tinh Vinasat1 (132+/- 0.5)
EIRP dBW = 44.2
G 2m = 21 dB
6500 MHz
3500 MHz
G 2 = 21 dBW
d 1 = 37036 km
L 1 = 200.08 dB
d 2 = 37036 km
L 2 = 194.7 dB
EIRP dBW = 25.6
G 1 = 53 dB
G 4 = 49 dB
G 4 (θw)= 27.46 dBW
d 4 = 36957 km
L 4 = 196.26 dB
EIRP dBW = -12.6 dBW
G 3 = 20 dB
6422.5 MHz
G 1 (θi)= 26.46 dB
EIRP dBW = 16
d 5 = 36957 km
L 5 = 199.958 km
θw= 1.5 θi= 1.5
105E 21 N
G/T = 5dB/K
Độ rộng dải tần 36x10 6
- Tính C/I
Cuplink= (EIRP matdat + G tram_matdat_mongmuon - L1 + Gvetinh_mongmuon )
=25.6+53-200.08+21= - 100.48
Iuplink= (EIRPmatdat_gaynhieu + G tram_matdat_gaynhieu() - L2 + Gvetinh_mongmuon)
= 16+27.461-199.977+21=-135.516
C/Iuplink = -100.48 + 135.516=35.036
Tương tự ta có :
Cdownlink = (EIRP vetinh_mongmuon + G tramthu_matdat_mongmuon - L3 + Gvetinh_mongmuon )
= 44.2+49-194.7+21 = -80.4
Idownlink = (EIRPvetinh_gaynhieu + G tram_matdat () - L4 + Gvetinh_gaynhieu )
= -12.6+20-196.22+27.461= -161.39
C/Idown = -80.4 + 161.359=80.89
C/Itotal = -10* lg(10-3.5 + 10-8 ) =34.99 dB
- Tính C/Tup
Như trên đã trình bày
C/Tup = EIRPtram_mat_datdBW – L + G/Tsat dB/K
Theo bảng phụ lục chỉ tiêu vệ tinh Vinasat ta có G/Tsat dB/K = -0.3
Vậy C/Tup = 25.6 – 200.08 -0.3 = -174.78 (dB/K)
Hay C/Tup = 10-17.47 (W/K)
- Tính C/Tdown
Tương tự ta có C/Tdown = EIRPsat_dBW – L + G/Ttram_thu
Với G/Ttram_thu = 5dB/K
Vậy C/Tdown = 44.2 – 194.7+5= -145.50 (dB/K)
hay C/Tdown = 10-14.55 (W/K)
- Tính C/Ttotal
Như trên đã trình bày, ta có
C/TCO = C/ I + 10log (BW1) - 228,6
Trang 8Ở đây BW1 là băng tần sóng mang chiếm (ở đây là 873.8 KHz)
Vậy C/TCO = 34.99 + 10 log10(36x106) – 228.6 = -118.04 (dB/K)
hay C/TCO = 10-11.80 (W/K)
Vậy
(C/Ttotal )-1 = (C/Tup)-1 + (C/Tdown )-1 + (C/TCO )-1
= (10-17.47 )-1 +(10-14.55 )-1+(10-11.80 )-1 = 2.9548*1017
C/Ttotal = 3.3844*10-18 (W/K)
C/Ttotal = 10*log10(3.3844*10-18) = -174.70 (dB/K)
- Tính C/N0
C/N0 = C/Ttotal - 10 log K = -174.70 + 228.6 =53.90 dBHz
- Tính tỷ số năng lượng bit trên cường độ tạp âm của cả tuyến là
Es / N0 = C/N0 – 10 log R
Nếu ta xét một tuyến có tốc độ bit là 2,048 mbps thì R=2.048 *106 bps
Es / N0 = 53.90 – 10*log10 (2.048*10^6) = - 5 dB
4.3 Mô phỏng chất lượng tín hiệu sử dụng công nghệ DVB-S2
DVB-S2 là tiêu chuẩn mới nhất trong hệ thống tiêu chuẩn DVB cho các ứng dụng vệ tinh băng rộng, với hiệu suất sử dụng băng thông tăng từ 30% đến 131% so với công nghệ DVB-S hiện nay Với các tham số tính được trong mục 4.2, sử dụng công cụ mô phỏng DVB-S2 của Matlab để mô phỏng chất lượng tuyến đang xét Từ kết quả thu được (BER – Bit error rate),
có thể đánh giá được chất lượng tuyến thông tin vệ tinh
4.4 Kết quả mô phỏng
Phân tích kết quả tính được trong mục 4.3 và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyến Với tuyến được tính toán, khi điều chỉnh EIRP của trạm phát lên 5 dB thì chất lượng tuyến thông tin vệ tinh được cải thiện đáng kể, cụ thể là tỷ lệ lỗi Bit (BER) giảm đi khoảng
200 lần
4.5 Phân tích ảnh hưởng của nhiễu vệ tinh lân cận tới đường truyền TTVT
Phân tích ảnh hưởng của tỷ số công suất sóng mang tín hiệu hữu ích trên nhiễu C/I tới tỷ
lệ lỗi bit (BER) :
Chất lượng của một tuyến thông tin vệ tinh khi kể tới nhiễu giữa các vệ tinh lân cận được phản ánh qua tham số C/I - tỷ số công suất sóng mang tín hiệu hữu ích trên nhiễu Các vệ tinh lân cận gây nhiễu sẽ ảnh hưởng tới tỷ số C/I – thể hiện mức độ can nhiễu kênh lân cận- Tỷ số này càng cao thì chất lượng một tuyến vệ tinh càng tốt Tỷ số C/I càng nhỏ dẫn tới chất lượng đường truyền kém, làm phát sinh bit lỗi Đồ thị dưới đây thể hiện sự phụ thuộc của tỷ số năng lượng bit trên cường độ tạp âm vào C/I
Phân tích ảnh hưởng của công suất bức xạ vệ tinh gây nhiễu tới tỷ số C/I : Sự phụ thuộc
của tỷ số C/I vào công suất bức xạ đẳng hướng EIRP của trạm gây nhiễu được thể hiện qua
đồ thị dưới đây
Trang 94.6 Xây dựng phần mềm tính chất lượng đường truyền thông tin vệ tinh khi có kể tới nhiễu giữa các vệ tinh lân cận
Xây dựng công cụ tính toán chất lượng đường truyền qua các tham số C/I, C/N Phần mềm sử dụng Matlab làm ngôn ngữ lập trình để xây dựng công cụ tính Lựa chọn Matlab vì chương trình có nhiều ưu điểm mãnh mẽ như : hỗ trợ mạnh về toán học và tính toán, được tích hợp sẵn nhiều toolbox
Giao diện nhập số liệu và kết quả
Tóm Tắt chương :
Chương 4 là chương quan trọng nhất của luận văn, đã trình bày tính toán chi tiết đường truyền thông tin vệ tinh VINASAT khi có tính tới nhiễu giữa các vệ tinh lân cận Kết quả tính toán, mô phỏng phản ánh được chất lượng tuyến thông tin vệ tinh cũng như chất lượng dịch
vụ cung cấp cho khách hàng Ngoài ra, chương 4 cũng xây dựng công cụ phục vụ tính toán này, giúp cho việc khảo sát tuyến thông tin vệ tinh nhanh và đơn giản hơn
Kết luận
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các dịch vụ truyền thông đa phương tiện ngày càng đa dạng và thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước.Thông tin vệ tinh với những ưu điểm của mình đã và đang trở thành phương tiện hữu hiệu cung cấp kết nối cho các dịch vụ này ( như phát thanh, truyền hình, Internet, thoại ) Tuy vậy, do đòi hỏi cao về chất lượng cũng như tốc độ đường truyền đã khiến số lượng vệ tinh trên quỹ đạo tăng nhanh chóng, dẫn tới ảnh hưởng nhiễu giữa các vệ tinh lân cận Do đó
Trang 10luận văn đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhiễu vệ tinh lân cận và thu được kết quả như sau :
Trình bày về hệ thống thông tin vệ tinh : lịch sử ra đời, các đặc điểm của thông tin vệ tinh, các dạng quỹ đạo
Chỉ ra các nguồn gây nhiễu, phân tích, tính toán và mô phỏng ảnh hưởng của nhiễu vệ tinh lân cận tới chất lượng đường truyền thông tin vệ tinh
Ngoài ra công cụ tính toán nhiễu vệ tinh lân cận được xây dựng với mong muốn giúp tiết kiệm thời gian cho những khảo sát sau này
Phần mô phỏng, công cụ tính toán đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tế là đánh giá tác động của nhiễu do vệ tinh lân cận tới chất lượng tuyến thông tin vệ tinh Tuy nhiên do thời gian co hạn nên vẫn còn nhiều thiếu sót Những thiếu sót này sẽ được tiếp tục nghiên cứu
và hoàn thiện trong thời gian tiếp theo
References
Tiếng Việt
1 Ths Nguyễn Huy Cương, “Đặc điểm của hệ thống vệ tinh trong các băng tần”, Cục Tần
số vô tuyến điện tử
2 Công ty viễn thông liên tỉnh VTI (2012) , PHỤ LỤC I- Tài liệu Các chỉ tiêu kỹ thuật vệ
tinh VINASAT-1 & 2 và các dịch vụ cung cấp
3 ThS Hoàng Văn Diễn (2007), “Tổng quan bài toán tính năng lượng đường truyền qua vệ
tinh địa tĩnh”
4 Ths Lê Anh Dũng (2009), “Các nguyên nhân và giải pháp hạn chế nhiễu trong thông tin
vệ tinh”, Tạp chí Điện tử Ngày Nay (Hội Vô Tuyến Điện Tử Việt Nam)
5 Lê Đình Dũng (2005), Lý thuyết thông tin vệ tinh địa tĩnh và ứng dụng tính toán đường
truyền cho kênh thuê riêng qua vệ tinh, Luận văn tốt nghiệp đại học trường Đại Học
Công Nghệ, Hà Nội
6 TS Nguyễn Phạm Anh Dũng (2007), Thông tin vệ tinh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính
Viễn Thông, Hà Nội
7 Trung Đức (2012), “Thông số kỹ thuật công nghệ truyền dẫn vệ tinh DVB-S2” ,
http://diendanvetinh.com.vn/t2217-topic
8 PGS.TS Thái Hồng Nhị (2008), Hệ thống thông tin vệ tinh, Nhà xuất bản Bưu Điện
9 Nguyễn Trung Tấn (2009), Bài giảng thông tin vệ tinh, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, Hà
Nội
Tiếng Anh
10 ITU-T (1999), S.1418 Method for calculating single entry C/I ratio for links in
inter-satellite service using geostationary orbit
11 Matlab, “DVB-S2 Link (2012b Document)”