Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, các lực lượng xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.Giáo dục chính trị là bộ phận của công tác tư tưởng của Đảng giáo dục, thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Giáo dục chính trị gồm những nội dung cơ bản của các khoa học Triết học Mác Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 1Chương mở đầu: NHẬP MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
I KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG HỌC TẬP
1 Khái niệm
1.1 Chính trị và môn học Giáo dục chính trị
Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp,các dân tộc, các quốc gia, các lực lượng xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành, giữ và thựcthi quyền lực nhà nước
Giáo dục chính trị là bộ phận của công tác tư tưởng của Đảng giáo dục, thực hiện việctruyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểmcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân
Giáo dục chính trị gồm những nội dung cơ bản của các khoa học Triết học Mác - Lênin,Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đườnglối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của môn học
Mục tiêu chung:
Môn giáo dục chính trị nhằm giáo dục con người giác ngộ về chính trị, có tri thức khoahọc về chính trị, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan khoa học, hiểu biết về chủ nghĩaMác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, có ý thức trách nhiệmxây dụng chủ nghĩa xã hội và mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội
Mục tiêu cụ thể:
Giáo dục chính trị là môn học nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội nhằmlàm sáng tỏ các quy luật chung nhất của cách mạng Việt Nam, việc áp dụng các quy luật đóvào thực tế hoạt động chính trị và tổ chức chính trị xã hội Hiểu rõ về chính trị, giác ngộ vềchính trị để chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, trở thành người công dân tốt, người lao động có ích cho xã hội và người yêunước chân chính
Yêu cầu của môn học:
Xây dựng cho học sinh niềm tin vào đường lối của Đảng, vào sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước
Xây dựng con người Việt Nam đủ khí phách bản lĩnh, phẩm chất, đạo đức và kiến thứcvăn hoá tổng hợp, nhất là kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, về thế giới, về lịch sử đấtnước và con người Việt Nam Người học cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tính độc lậptrong nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn cáchmạng Việt Nam, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công tác và cuộc sống hàng ngày
II PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
Trang 21 Áp dụng các phương pháp học tập tích cực
Trong dạy và học, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: Phỏng vấn nhanh, hỏi - đáp, nêuvấn đề, làm việc nhóm, phương pháp tình huống, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.Ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp vàdiễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa thích hợp với từng nội dung của môn học
2 Học tập liên hệ với nghề nghiệp tương lai và thực tiễn cuộc sống
Chú trọng gắn giảng dạy lý luận với tìm hiểu các vấn đề thực tiễn đang đặt ra, giúp ngườihọc có phương pháp giải quyết vấn đề theo định hướng đúng đắn; gắn lý luận với hoàn thiệnnhân cách, đạo lý sống, nhất là nhân cách nghề nghiệp trong tương lai
III Ý NGHĨA HỌC TẬP
1 Góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học
1.1 Có thế giới quan khoa học
Giáo dục chính trị góp phần mài sắc tư duy, cung cấp những tri thức khoa học cũng nhưnhững kinh nghiệm của cuộc sống con người và xã hội loài người để hình thành thế giới quankhoa học Đó là trang bị cho người học những quan điểm triết học, đạo đức, chính trị, thẩm
mỹ để hình thành một thế giới quan khoa học, cách mạng, có niềm tin vào sự nghiệp cáchmạng của nhân dân do Đảng lãnh đạo
Thế giới quan khoa học góp phần điều chỉnh hành vi của con người với môi trường xungquanh, định hướng cho nhận thức và hành động đúng đắn, không chỉ trong nhận thức thế giới
mà còn cải tạo thế giới
1.2 Có phương pháp luận đúng đắn
Thế giới phong phú và đa dạng, muốn nhận thức được thế giới, con người cần có mộtphương pháp luận đúng đắn, khoa học Phải xem xét các sự vật trong mối liên hệ ràng buộclẫn nhau và trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng với một tư duy linh hoạt; phảnánh hiện thực đúng như nó tồn tại Đó chỉ có thể là phương pháp luận biện chứng
2 Bồi dưỡng nhận thức, năng lực hành động và rèn luyện đạo đức
2.1 Bồi dưỡng nhận thức chính trị
Thứ nhất, góp phần cung cấp cho người học hiểu được hệ thống chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thứ hai, có tri thức lý luận khoa học, cách mạng góp phần thẩm định tính đúng đắn cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao ý thức tự giác
tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân và xây dựng con người mới Đồngthời, góp phần đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường cách mạng Việt Nam
2.1 Nâng cao năng lực hành động
Việc nắm vững tri thức chính trị giúp cho người học có khả năng tham gia vào các hoạtđộng tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chính trị - xã hội của Đảng, của các đoàn thể nhândân và của Nhà nước
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Trung thực và thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị, nói
đi đôi với việc làm, có quan điểm quần chúng đúng đắn Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinhthần trách nhiệm trong công tác, có tình yêu nghề nghiệp./
Trang 3CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
I CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1 Khái niệm chủ nghĩa Mác- Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của Mác, Ăngghen
và sự phát triển của V.I.Lênin; được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trịtrong lịch sử tư tưởng của nhân loại, tổng kết các thành tựu của khoa học và thực tiễn thờiđại; là thế giới quan, phương pháp luận cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động;
là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế
độ áp bức, bóc lột và tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người
Chủ nghĩa Mác-Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản có mối quan hệthống nhất biện chứng với nhau, đó là: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị học Mác-Lênin
và Chủ nghĩa xã hội khoa học
Triết học Mác-Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triểnchung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chungnhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng
Kinh tế chính trị học Mác-Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt
là những quy luật của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sảnchủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phươngpháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác-Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quyluật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa - bước chuyển biến lịch sử từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản
Như vậy, mặc dù ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác -Lênin có đối tượngnghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất– đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏichế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng loài người
2 Cơ sở khách quan của sự hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX Đây là thời kỳ phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộccách mạng công nghiệp được thực hiện trước tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII Cuộccách mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển hóa từ nền sản xuất thủ công tưbản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa mà còn làm thay đổi sâusắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản
Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản xuấtmang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 vàhàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ tư bản; tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩacủa công nhân ngành dệt thành phố Liôn (Pháp) năm 1831, 1834; Phong trào Hiến chươngAnh (1838-1848), khởi nghĩa của công nhân dệt ở Silêdi (Đức) năm 1844 Đó là nhữngbằng chứng lịch sử thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiênphong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội
Trang 4Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan là nó phải được soisáng bằng lý luận khoa học Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan đó; đồngthời chính thực tiễn cách mạng đó cũng trở thành tiền đề thực tiễn cho sự khái quát và pháttriển lý luận của chủ nghĩa Mác.
2.2 Tiền đề lý luận
Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn làkết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp nhất là triết học
cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
Triết học cổ điển Đức, Mác và Ăngghen đã kế thừa và phê phán phép biện chứng duytâm của Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật Phê phán tính chất siêu hình, máy móc
và kế thừa thế giới quan duy vật trong triết học của Phơbach, hai ông đã xây dựng thành côngthế giới quan của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Kinh tế chính trị cổ điển Anh với các đại biểu là A.Xmith và Đ.Ricacđô, những người cócông lao to lớn trong việc xây dựng lý luận về giá trị của lao động, về nguồn gốc của lợinhuận, về tính chất quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất vật chất…khắc phục cácnhược điểm của nó như những biểu hiện của giá trị trong phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa, bản chất bóc lột của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội không tưởng với các đại biểu là Xanhximong, Phurie, R.Ôoen mặc dùthể hiện rõ tinh thần nhân đạo, phê phán mạnh mẽ CNTB, dự đoán về những đặc trưng cơ bảncủa xã hội tương lai, nhưng không luận chứng được một cách khoa học về bản chất củaCNTB, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
2.3 Tiền đề khoa học tự nhiên
Cùng với những tiền đề kinh tế-xã hội và tiền đề lý luận, những thành tựu khoa học tựnhiên cũng vừa là tiền đề, vừa là luận cứ và là những minh chứng khẳng định tính đúng đắn
về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác; trong đó, trước hết phải kể đến pháthiện qui luật bảo toàn và biến hóa năng lượng, thuyết tiến hóa và thuyết tế bào
Qui luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh khoa học về sự không táchrời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo toàn của các hình thức vận động của vật chất;bác bỏ quan niệm duy tâm về sự được sinh ra của vật chất, bác bỏ quan niệm siêu hình về vậtchất
Thuyết tế bào bác bỏ quan điểm duy tâm, tôn giáo về nguồn gốc siêu tự nhiên của vậtchất sống, bác bỏ quan niệm siêu hình về ranh giới tuyệt đối giữa các giống, loài.Khẳng địnhquan điểm biện chứng về sự chuyển hóa của thế giới vật chất sống
Thuyết tiến hóa đã chứng minh một cách khoa học về sự phát sinh phát triển một cách đadạng của thế giới vật chất Khẳng định nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duyvật bằng cơ sở khoa học
3 Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin
3.1 Giai đoạn Mác - Ăngghen (1848 - 1895)
Các Mác (1818 - 1883), Ph Ăngghen (1820 - 1895) đều là người Đức Từ năm 1844, haiông bắt đầu gặp nhau, sớm thống nhất tư tưởng và hoạt động chính trị Hai ông cùng nhau pháthiện ra sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân và chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủnghĩa duy vật, từ tinh thần dân chủ sang lập trường cách mạng
Giai đoạn từ năm 1842 đến 1848 khi tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời làgiai đoạn hình thành và phát triển nền tảng của Chủ nghĩa Mác với ba bộ phận của nó
Trang 5Giai đoạn từ 1848 đến 1895 là giai đoạn hai ông bổ sung và phát triển học thuyết củamình trong sự gắn bó mật thiết với thực tiễn cách mạng Bằng hoạt động lý luận của mình,Mác và Ăngghen đã đưa phong trào công nhân từ tự phát thành tự giác và chính phong trào
đó, học thuyết của các ông không ngừng phát triển
3.2 Giai đoạn Lê nin bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác (1895-1924)
V I Lênin (1870 - 1924) đã đấu tranh, phê phán không khoan nhượng đối với mọi kẻthù, bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.Người phân tích sâu sắc những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa đế quốc và khẳng địnhcách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một vài nước, thậm chí ở một nước tư bảnkém phát triển Cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc có mối quan hệ khăngkhít với nhau Muốn cho cách mạng vô sản thắng lợi tất yếu phải xây dựng một đảng kiểumới của giai cấp công nhân Đảng đó phải được tổ chức chặt chẽ và theo chủ nghĩa Mác.Qua lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 vàthực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga và Liên Xô (1917 - 1924), V.I Lênin đã pháttriển những vấn đề lý luận mới Đó là lý luận nhà nước và cách mạng, xây dựng chính quyền
Xô viết; phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan
hệ sản xuất mới; công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc; thực hiện dân chủ xã hội chủnghĩa
3.3 Giai đoạn sau Lê nin (1924 cho đến nay)
Với sức mạnh của liên minh, công cuộc chống Phát xít trong chiến tranh thế giới thứ haikhông chỉ bảo vệ được thành quả cách mạng của giai cấp vô sản, mà còn đưa chủ nghĩa xã hộiphát triển ra ngoài biên giới Liên Xô, hình thành nên cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa doLiên Xô dẫn đầu, với các thành viên như: Mông Cổ, Ba Lan, Rumani, Hunggari, Việt Nam,Tiệp khắc, Nam Tư, Anbani, Bungari, Cộng hòa DCND Triều Tiên, CHDC Đức, Trung Quốc,CuBa Sự kiện này đã làm cho chủ nghĩa Tư bản không còn là hệ thống duy nhất mà songsong tồn tại là hệ thống chính trị xã hội đối lập với nó cả về bản chất và mục đích hành độngSong, do nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân ấy là có những ngườicộng sản chủ quan, vận dụng lý luận theo chủ nghĩa chiết trung nên từ những năm 90 của thế
kỷ thứ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng và rơi vào giai đoạn thoái trào Nhưngngay cả khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng và rơi vào thoái trào thì tư tưởng xã hộichủ nghĩa vẫn tồn tại trên phạm vi toàn cầu; quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hộivẫn được khẳng định ở nhiều quốc gia và chiều hướng đi theo con đường xã hội chủ nghĩavẫn lan rộng ở các nước khu vực mỹ Latinh
Đặc điểm của thời đại ngày nay là sự biến đồi nhanh chóng và đa dạng các mặt của đờisống xã hội do cách mạng khoa học – công nghệ đem lại Thế nhưng, cho dù xã hội biến đổinhanh chóng và đa dạng đến đâu thì bản chất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫnkhông thay đổi Chính vì vậy, để bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội mà trí tuệ, mồ hôi,xương máu của nhiều thế hệ mới tạo dựng được; để có những bước phát triển vượt bậc trong
sự nghiệp giải phóng con người thì việc bảo vệ, kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mac-Lênin vàđổi mới công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành vấn đề cấp bách trên cả phương diện
lý luận và thực tiễn
II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Từ trước đến nay triết học có 2 trường phái đối lập nhau trong việc giải quyết vấn đề cơbản cảu triết học nhau là chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm
Trang 6Quan điểm duy tâm cho rằng bản chất thế giới là ý thức, ý thức là cái có trước, vật chất làcái có sau, ý thức quyết định vật chất Trong lịch sử, chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơbản là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan
Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất, thế giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ýthức Chủ nghĩa duy vật đã trải qua 3 hình thức là chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại; chủnghĩa duy vật siêu hình thời cận đại (các nước Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII) và của Chủ nghĩaduy vật biện chứng do Mác và Ăngghen sáng lập từ những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đóđược Lênin và những người kế tục ông bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa duy vật biện chứng làhình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất
Trước khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời, nhìn chung, các nhà triết học duy vậtquan niệm vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, là cơ sở sản sinh ra toàn bộ thế giới.Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mác về vật chất tuy có những ưu điểm nhấtđịnh trong việc giải thích cơ sở vật chất của sự tồn tại giới tự nhiên nhưng về căn bản vẫn còn
có hạn chế đó là các ông đã quy vật chất về một dạng vật thể cụ thể nào đó
Trong bối cảnh lịch sử đó, Lênin đã tiến hành tổng kết những thành tựu khoa học tựnhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duytâm, ông đã vạch rõ ý đồ xuyên tạc những thành tựu khoa học tự nhiên của những nhà triếthọc duy tâm, khẳng định bản chất vật chất của thế giới và đưa ra định nghĩa kinh điển về vậtchất:
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho conngười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tạikhông lệ thuộc vào cảm giác”
Định nghĩa này có thể hiểu theo nghĩa cơ bản sau:
Thứ nhất, với tư cách là phạm trù triết học (phân biệt với các khái niệm hay phạm trù của
các khoa học cụ thể khác) dùng để chỉ mọi thực tại khách quan Thực tại đó biểu hiện sự tồntại của nó dưới các hình thức cụ thể là các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan, độc lập với ýthức của con người, không phụ thuộc vào ý thức của con người
Hai là, thuộc tính cơ bản nhất, chung nhất của các dạng vật chất là tồn tại khách quan,
không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người Có thể hiểu mọi thứ tồn tại khách quanđều là vật chất
Ba là, vật chất tồn tại khách quan thông qua các sự vật cụ thể Khi vật chất tác động vào
giác quan, gây nên cảm giác Được cảm giác của chúng ta ghi lại Vì vậy con người có khảnăng nhận thức được thế giới Với ý nghĩa đó, vật chất phải là cái có trước; còn cảm giác, ýthức của con người là cái có sau, là cái phụ thuộc vào vật chất, chỉ là sự phản ánh đối với vậtchất, có nguồn gốc từ vật chất
1.2 Vận động của vật chất
- Định nghĩa: là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chấtbao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị tríđơn giản cho đến tư duy
- Các hình thức vận động cơ bản:
+ Vận động cơ học như: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian
+ Vận động vật lý như: Là sự vận động của các phân tử, nguyên tử, các hạt cơ bản + Vận động hoá học như: Là các quá trình hóa hợp và phân giải các chất
+ Vận động sinh học như: Là sự biến đổi của các cơ thể sống
+ Vận động xã hội như: Vận động của các chế độ xã hội thông qua con người
Trang 7- Vận động là tuyệt đối còn đứng im là tương đối.
+ Vận động là tuyệt đối vì vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cốhữu của vật chất, nên không ở đâu, không lúc nào có vật chất mà lại không có vận động Dovậy, với nghĩa đó, vận động là tuyệt đối
+ Đứng im là tương đối vì không có đứng im tương đối thì không thể có những sự vật cụthể, riêng lẻ, tồn tại ,xác định Do vậy, không thể nhận thức được bất cứ cái gì Nhưng đứng
im chỉ là tương đối vì nó chỉ xảy ra với một hình thức vận động, có tính chất cá biệt Nó chỉxảy ra trong một số quan hệ nhất định chứ không xảy ra với tất cả mọi quan hệ cùng mộ lúc.Đứng im là tạm thời vì đứng im không phải là cái tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong mộtthời gian nhất định, chỉ xét trong một hay một số quan hệ nhất định, ngay trong sự đứng imvẫn diễn ra những quá trình biến đổi nhất định
- Ý nghĩa của vấn đề: cho ta cách nhìn sự vật một cách toàn diện, phát triển trong trạng
thái động; không cứng nhắc, cố định khi tình hình đã thay đổi
1.3 Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Không gian là thuộc tính cố hữu, là hình thức tồn tại của vật chất, xét về mặt “quảngtính” Đó là vị trí, quy mô, trình tự sắp xếp của các sự vật, hiện tượng hoặc các bộ phận củamột sự vật, hiện tượng
Thời gian là thuộc tính cố hữu, là hình thức tồn tại của vật chất, xét về mặt “trường tính”
Đó là độ dài biến thiên của các quá trình, sự kế tiếp nhau trong vận động phát triển
Ý nghĩa của vấn đề: là muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng, nhất thiết phải có quan điểm
lịch sử cụ thể, xem xét nó trong không gian, thời gian nhất định
Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra, không mất đi
Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗchúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vậtchất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những qui luật khách quan, phổ biến củathế giới vật chất
1.5 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức
Với nghĩa bao quát nhất, khái niệm ý thức dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần, là sựphản ánh năng động sáng tạo hiện thực khách quan của con người, trong đó gồm ba yếu tố cơbản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí của con người
Ý thức ra đời từ hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
- Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là bộ óc người và thế giới khách quan.
+ Bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người,
là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc Bộ óc càng hoànthiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càngphong phú và sâu sắc Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quátrình phát triển năng lực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con người
bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ óc + Thế giới khách quan: tồn tại bên ngoài con người, chính đó là đối tượng, nội dung của
ý thức Không có thế giới khách quan thì không có gì để ý thức phản ánh
- Nguồn gốc xã hội : là lao động và ngôn ngữ
Trang 8+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thayđổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người; là quá trình trong đó bản thân conngười đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới tự nhiên Đâycũng là qúa trình làm thay đổi cấu trúc cơ thể, đem lại dáng đi thẳng bằng hai chân, giảiphóng hai tay, phát triển khí quan, phát triển bộ não,… của con người Trong quá trình laođộng, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ nhữngthuộc tính, những kết cấu, những qui luật vận động của nó, biểu hiện thành những hiện tượngnhất định mà con người có thể quan sát được Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động củacác giác quan, tác động vào bộ óc người, thông qua hoạt động của bộ não con người, tạo rakhả năng hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.
+ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện
Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội.Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải cóphương tiện để giao tiếp trao đổi tư tưởng Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triểnngay trong quá trình lao động Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi màcòn khái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệnày qua thế hệ khác
Theo Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc conngười và được cải biến đi trong đó”
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nghĩa là: ý thức là hình ảnh về thếgiới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan qui định cả về nội dung, cả về hình thứcbiểu hiện nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông qualăng kính chủ quan của con người
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội Sự ra đời và tồn tại của ý thứcgắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các qui luật sinh học mà chủyếu là của các qui luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thựccủa xã hội qui định Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu củathực tiễn xã hội
1.6 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
* Vật chất quyết định đối với ý thức:
Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất lànguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức đều hoặc là chínhbản thân thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn tại của vật chất nên vật chất là nguồn gốccủa ý thức
* Ý thức có thể tác động trở lại vật chất
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêucực Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực,
Trang 9có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các qui luật khách quan, con người có nănglực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện những mục đích của mình, thế giớiđược cải tạo – đó là sự tác động tích cực của ý thức; còn nếu ý thức của con người phản ánhkhông đúng hiện thực khách quan, bản chất qui luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hànhđộng của con người đã đi ngược lại các qui luật khách quan Hành động ấy sẽ có tác dụng tiêucực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Ý nghĩa của vấn đề: Để đảm bảo sự thành công của hoạt động nhận thức hay thực tiễn,
con người phải luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan Không nên lấy ýkiến chủ quan của mình làm căn cứ cho lý luận, hành động, dễ dẫn đến sai lầm và thất bại.Mặt khác, cần phải phát huy tính năng động chủ quan, tính sáng tạo của con người, phát huytác động tích cực của ý thức, không trông chờ, ỷ lại trong nhận thức và hành động cải tạo thếgiới
1.7 Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
1.7.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động vàchuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật,hiện tượng trong thế giới
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng củathế giới, trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật,hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mốiliên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng
* Tính chất của các mối liên hệ:
- Tính khách quan: Vì mối liên hệ là cái vốn có của sự vật hiện tượng
- Tính phổ biến: Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hayquá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thờicũng không có bất cứ sụ vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồmnhững yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó
Ví dụ:
+ Trong giới tự nhiên vô cơ: Nước chảy đá mòn; Nhiệt độ tăng lên dẫn đến trái đất nóng
lên…
+ Trong xã hội: Có các mối liên hệ giữa người với người - các tập đoàn, các giai cấp,
tầng lớp khác nhau liên hệ với nhau và liên hệ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh
tế, chính trị, văn hóa, XH, tư tưởng…
- Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có nhữngmối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của
nó Đó là mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, liên hệ chủyếu và thứ yếu…
* Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức, thực tiễn, nó là
cơ sở lý luận cho quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xemxét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa cácmặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác Chỉ trên
cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sốngthực tiễn như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trongnhận thức và thực tiễn
Trang 101.7.2 Nguyên lý về sự phát triển:
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng giảm thuầntúy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển làquá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp
Trong phép biện chứng, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynhhướng đi lên từ thấp đến cao,từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
* Tính chất của sự phát triển:
- Tính khách quan biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển Đó là quátrình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong sự vật,hiện tượng đó Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ýthức con người
- Tính phổ biến được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tựnhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giaiđoạn của sự vật, hiện tượng đó
- Tính đa dạng, phong phú được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng chung củamọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quátrình phát triển không hoàn toàn giống nhau Tồn tại ở những không gian và thời gian khácnhau sự vật sẽ phát triển khác nhau
* Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên lý phát triển, có ý nghia quan trọng trong đời sống, trong nhận thức Nó là cơ sở
lý luận trực tiếp của nguyên tắc phương pháp luận phát triển.
Quan điểm phát triển luôn đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên Phát triển làmột quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy đòi hỏi chúng taphải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển.Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lậpvới sự phát triển Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình
đó trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại vàtương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên Đồng thời, phải phát huy vai trò nhân tốchủ quan của con nguời để thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng quiluật
1.8 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, cácyếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng cùng loại.1.8.1 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Mâu thuẫn biện chứng: là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập tồn tại trong cùng một SVHT,các mặt đối lập liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau nhưng chúng cũng bài trừ và phủđịnh nhau
Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động vàphát triển của sự vật, chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau
Nội dung của quy luật:
- Bất kì sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập
- Thống nhất của các mặt đối lập đó là các mặt đối lập tồn tại trong cùng một SVHT, liên
hệ với nhau, tác động lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau
- Các mặt đối lập vừa thống nhất lại vừa đấu tranh với nhau
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập đó là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủđịnh lẫn nhau giữa các mặt đối lập
Trang 11Tuy nhiên đấu tranh là tuyệt đối còn thống nhất là tương đối:
+ Thống nhất là tương đối vì nó chỉ tạm thời, thoáng qua gắn liền với đứng im tương đối.+ Đấu tranh là tuyệt đối vì nó diễn ra không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của cácmặt đối lập từ đầu đến cuối
* Một số loại mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
+ Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật khác
+ Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
+ Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, nó quyếtđịnh bản chất và quá trình phát triển của sự vật
+ Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của
sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:
+ Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất địnhcủa sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó
+ Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đócủa sự vật nhưng nó không đóng vai trò cho phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:
+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợiích cơ bản đối lập nhau
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơbản thống nhất với nhau chỉ đối lập về lợi ích không cơ bản, tạm thời
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn đặc thù của xã hội, chỉtôn tại trong xã hội có giai cấp
* Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận:
- Vị trí: Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra nguồngốc, động lực của sự phát triển và là “ hạt nhân” của phép biện chứng duy vật
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Mâu thuẫn là cái khách quan vốn có của sự vật, là nguồn gốc động lực của sự pháttriển Do vậy, khi nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu những mâu thuẫn của nó
+ Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò khác nhau Nên khi nghiên cứu và giải quyết các mâuthuẫn phải có quan điểm lịch sử - cụ thể
+ Giải quyết mâu thuẫn theo phương thức “đấu tranh” các mặt đối lập, chứ không theohướng dung hòa các mặt đối lập
1.8.2 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại
* Khái niệm chất, lượng:
- Khái niệm chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan, vốn có của sự vật,hiện tượng, nói lên nó là cái gì, để phân biệt nó với cái khác
- Khái niệm lượng: Lượng của sự vật không nói lên sự vật đó là cái gì mà chỉ nói lên con
số của những thuộc tính cấu thành nó, như về: độ lớn (to- nhỏ), quy mô (lớn- bé), trìnhđộ(cao- thấp), tốc độ (nhanh- chậm), màu sắc (đậm- nhạt)
* Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng Haimặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng Sự thay đổi về lượng
Trang 12tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng Tuy nhiên, không phải sự thayđổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất Ở một giới hạn nhất định, sự thayđổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làmchất thay đổi được gọi là độ.
* Khái niệm độ chỉ tính qui định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảnggiới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiệntượng Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chứ chưa chuyển hóa thành
sự vật và hiện tượng khác
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất Giớihạn đó chính là điểm nút Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện xácđịnh tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới Đây chính là bước nhảy trong quá trình vậnđộng, phát triển của sự vật
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Sựthay đổi về chất diễn ra dưới nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâuthuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật Đó là các bước nhảy: lớn và nhỏ, cục bộ và toàn
bộ, tự phát và tự giác…
Khi chất mới ra đời, sẽ tác động trở lại lượng mới chất mới tác động tới lượng mới làmthay đổi kết cấu, qui mô Trình độ, nhịp độ của sự vận động và phát triển của sự vật
* Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận:
- Vị trí: Quy luật lượng- chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duyvật, có vị trí vạch ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, nghĩa là sự vận động bao giờcũng diễn ra theo cách từ những sự thay đổi dần về lượng dấn đến sự thay đổi về chất vàngược lại
- Ý nghĩa: Chống tư tưởng nôn nóng, vội vàng không chú ý tích lũy về lượng; Chống tưtưởng ngại khó, ngại khổ không dám thực hiện bước nhảy
1.8.3 Quy luật phủ định của phủ định:
* Phủ định biện chứng:
- Phủ định siêu hình là phủ định làm cho sự vật vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã Nghĩa
là không tạo điều kện cho sự phát triển
- Phủ định biện chứng là phủ định gắn liền với sự vận động đi lên, vận động phát triển.Nghĩa là nó tạo điều kiện cho sự phát triển
- Phủ định biện chứng có các đặc điểm cơ bản sau:
+ Phủ định biện chứng là sự tự phủ định, do mâu thuẫn bên trong tạo ra Đó là sự phủđịnh khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, không phải do lực lượng xã hội từ bên ngoàigán ghép
+ Phủ định biện chứng là sự phủ định có kế thừa Kế thừa những yếu tố tích cực của sựvật cũ Nhưng không phải kế thừa tất cả mà là kế thừa có chọn lọc
+ Phủ định biện chứng còn là sự phủ định vô tận Cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cáimới không phải mới mãi mãi, nó sẽ cũ đi và bị cái mới khác phủ định Vậy, không có lần phủđịnh nào là phủ định cuối cùng
* Nội dung cơ bản của quy luật:
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là một quá trình
vô tận, tạo nên khuynh hướng phát triển của sự vật từ trình độ thấp đến trình độ cao hơn, diễn
ra có tính chất chu kỳ theo hình thức “xoáy ốc”
Trang 13Phủ định lần thứ nhất: làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập với chính nó Twucs là
chuyển cái khẳng định, sang cái phủ định(A→B)
Phủ định lần thứ hai (phủ định của phủ định): sự vật ra đời, đối lập với cái đối lập, nên
sự vật dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn Đây là đặc điểm cơ bản củaquy luật phủ định của phủ định
Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ định biệnchứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó Trải qua nhiềulần phủ định, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới kết quả là sự vận động theo chiềuhướng đi lên của sự vật
Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triển thường diễn ra theo hình thức “xoáy ốc”, đócũng là tính chất “phủ định của phủ định” Theo tính chất này, mỗi chu kỳ phát triển của sựvật thường trải qua nhiều lần phủ định, nhưng không ít hơn hai lần
Qui luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển: đókhông phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà phát triển theo hình thứccon đường “xoáy ốc”
Khuynh hướng phát triển theo đường “xoáy ốc” thể hiện tính chất biện chứng của sự pháttriển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc dườngnhư lặp lại, nhưng với một trình độ cao hơn Sự tiếp nối của các vòng trong đường xoáy ốcphản ánh quá trình phát triển vô tận từ thấp đến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới.Trong quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện chứng đã đóng vai trò là những “vòngkhâu” của quá trình đó
* * Vị trí, ý nghĩa phương pháp luận:
- Vị trí: Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biệnchứng duy vật, có vị trí vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, nghĩa là sự vậnđộng phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo đường xoáy ốc, quanh co,phức tạp
- Ý nghĩa: Theo quy luật phủ định của phủ định, trong thế giới khách quan, cái mới tấtyếu phải ra đời để thay thế cái cũ Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo qui luậtkhách quan Vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọihoạt động, có niềm tin vào sự tất thắng của cái mới, ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mớithắng lợi Do đó, cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển củacái mới, làm trái với qui luật phủ định của phủ định
Phải có quan điểm biện chứng trong quá trình kế thừa sự phát triển Quan điểm đó đòihỏi phải khắc phục tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh trong khi kế thừa cái cũ để phát triểncái mới Do đó, không được phủ định hoàn toàn cái cũ, cũng như không được kế thừa toàn bộcái cũ, mà phải kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực,trái quy luật nhằm thúc đẩy sự vật phát triển theo hướng tiến bộ
1.9 Lý luận nhận thức duy vật biện chứng:
1.91 Bản chất của nhận thức
Bản chất của nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người.Nhưng đó không phải là sự phản ánh giản đơn, thụ động, mà là sự phản ánh chủ động tíchcực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể
Chủ thể nhận thức là con người với bản chất xã hội nên quá trình nhận thức bị chi phốibởi điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị đặc biệt là năng lực nhận thức, tư duy của chủ thể.Khách thể nhận thức là hiện thực khách quan trong phạm vi hoạt động của con người
1.9.2 Các giai đoạn của nhận thức
Trang 14Nhận thức là quá trình biện chứng từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và đếnthực tiễn…
- Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức,
phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan bằng các giác quan, qua các hình thức cơ bản là cảmgiác, tri giác và biểu tượng
Cảm giác là hình thức đầu tiên của phản ánh hiện thực, là kết quả tác động của sự vật vào
giác quan con người Nó chỉ phản ánh được những mặt, những thuộc tính riêng lẻ của sự vậtnhư nóng, lạnh, màu sắc, mùi vị… Cảm giác có vai trò to lớn trong quá trình nhận thức vàthay đổi khi được rèn luyện
Tri giác là sự phản ánh đối tượng trong tính toàn vẹn, trực tiếp tổng hợp nhiều thuộc tính
khác nhau của sự vật do cảm giác đem lại Từ tri giác, nhận thức cảm tính chuyển lên hìnhthức cao hơn là biểu tượng
Biểu tượng là hình ảnh về sự vật được tái hiện trong đầu một cách khái quát, khi không
còn tri giác trực tiếp với sự vật Nó chỉ giữ lại những nét chung về bề ngoài của sự vật Biểutượng cũng như cảm giác, tri giác, đều là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nhưngbiểu tượng phản ánh sự vật một cách gián tiếp và có thể sáng tạo ra một biểu tượng kháctương tự
Đặc điểm chung của giai đoạn nhận thức cảm tính là phản ánh có tính chất hiện thực,trực tiếp, không thông qua khâu trung gian Sự phản ánh đó tuy phong phú, sinh động, nhưngchỉ là phản ánh bề ngoài, hiện tượng của sự vật
- Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, dựa
trên cơ sở tài liệu do trực quan sinh động đưa lại Chỉ qua giai đoạn này, nhận thức mới nắmđược bản chất, quy luật của hiện thực Tư duy trừu tượng được biểu hiện dưới các hình thức
cơ bản: khái niệm, phán đoán, suy lý
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng phản ánh cái chung, bản chất, tất
yếu của sự vật Khái niệm được hình thành là từ hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thứccủa con người Khái niệm được diễn đạt bằng ngôn ngữ là từ ngữ, đó là vật liệu đầu tiên đểxây dựng nên những tri thức khoa học Khi vận dụng, phải linh hoạt, mềm dẻo cho phù hợp
Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng, dựa trên sự liên kết, vận dụng những
khái niệm đã có, nhằm khẳng định hay phủ định, một hay nhiều thuộc tính sự vật Mỗi phánđoán được biểu đạt bằng một “mệnh đề" nhất định
Suy lý là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng Nếu như phán đoán dựa trên sự liên kết
các khái niệm, thì suy lý dựa trên cơ sở những phán đoán đã được xác lập, và những mối liên
hệ có tính quy luật của những phán đoán đó, để đi đến những phán đoán mới có tính chất kếtluận
Giai đoạn nhận thức lý tính tuy không phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan, nhưngphản ánh trừu tượng, khái quát, vạch ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng Đó là nhậnthức đáng tin cậy, gần với chân lý khách quan, đáp ứng được mục đích của nhận thức
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của quá trình nhận thức, xét đếncùng, đều bắt nguồn từ thực tiễn, đều lấy sự vật, hiện tượng làm đối tượng, nội dung phảnánh Giữa chúng có liên hệ mật thiết với nhau Nhận thức cảm tính là tiền đề, điều kiện củanhận thức lý tính Nhận thức lý tính không thể thực hiện gì hết nếu thiếu tài liệu của nhận thứccảm tính đưa lại
Như vậy, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thựctiễn, là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý khách quan Trong đó, thực tiễn vừa
là tiền đề xuất phát, vừa là điểm kết thúc của một vòng khâu, một quá trình nhận thức Kết
Trang 15thúc vòng khâu này lại là điểm khởi đầu của vòng khâu khác cao hơn Đó là quá trình vô tận,liên tục của sự nhận thức chân lý khách quan
1.9.3 Khái niệm và các hình thức của thực tiễn:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của conngười nhằm cải tạo thế giới khách quan
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức ngày càng phong phú, song có bahình thức cơ bản đó là:
- Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn Đây
là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tựnhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triểncủa mình
- Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khácnhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn.Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giốnghoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những qui luật biến đổi,phát triển của đối tượng nghiên cứu
1.9.4 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
* Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức:
Mọi nhận thức của con người, xét đến cùng đều có nguồn gốc từ thực tiễn.Mọi khoa họcđều được xây dựng, khái quát, tổng kết từ thực tiễn Thông qua hoạt động thực tiễn, conngười đã sáng tạo ra những công cụ ngày càng tinh xảo hơn: kính hiển vi, kính thiên văn, tàu
vũ trụ, máy vi tính…để nhận thức thế giới Thông qua hoạt động thực tiễn, con người ngàycàng hoàn thiện mình: các giác quan của con người ngày càng phát triển, ngôn ngữ ngày càngphong phú
* Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức:
Thực tiễn thường xuyên vận động, phat triển nên nó luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm
vụ, phương hường mới cho nhận thức.Chính thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh
mẽ của các ngành khoa học tự nhiên, xã hội như: tin học, dân số học, môi trường học, Hà Nộihọc, Việt Nam học… đều từ thực tiễn của đời sỗng xã hội đòi hỏi Mục đích nhận thức củacon người không chỉ để nhận thức, mà suy cho cùng nhận thức là để cải tạo hiện thực, cải tạothế giố theo nhu cầu, lợi ích của con người
* Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
Chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan và đã đượcthực tiễn kiểm nghiệm
Người ta không thể lấy nhận thức để kiểm tra nhận thức được, không thể lấy nhận thứcnày làm chuẩn để kiểm tra nhận thức kia, vì chính bản thân nhận thức được dùng làm tiêuchuẩn để kiểm tra nhận thức khác, chắc gì đã là nhận thức đúng Cũng không thể lấy đa sốlàm tiêu chuẩn của chân lý và chưa chắc ràng số đông là đúng Và cũng không lấy lợi ích làtiêu chuẩn chân lý vì trong xã hội nhất là trong xã hội có giai cấp đối kháng thì lợi ích của cácgiai cấp là khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Cái lợi của giai cấp này có thể là cái hại củagiai cấp khác
Do đó, CN Mác-Lênin khẳng định chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn của chân lý
2 Chủ nghĩa duy vật lịch sử
2.1 Vai trò của sản xuất và phương thức sản xuất
2.1.1 Vai trò của sản xuất
Trang 16Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, baogồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người Ba quá trình đógắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là yêu cầukhách quan, là cơ sở của sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội; từ đó mới hình thànhcác quan điểm tư tưởng, quan hệ xã hội và các thiết chế xã hội khác nhau Sản xuất vật chất là
cơ sở của mọi sự tiến bộ xã hội
2.1.2 Vai trò của phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức tiến hành sản xuất vật chất trong một giai đoạn nhất
định của lịch sử Mỗi phương thức sản xuất gồm hai mặt cấu thành là lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là trình độ chinh
phục tự nhiên của con người, là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất Lực lượng sản xuấtbao gồm tư liệu sản xuất và người lao động Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động vàcông cụ lao động, trong đó công cụ lao động là yếu tố động nhất, luôn đổi mới theo tiến trìnhphát triển khách quan của sản xuất vật chất
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, là mặt xã hội
của phương thức sản xuất Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu của người lao động đối với
tư liệu sản xuất, quan hệ của họ trong quá trình tổ chức, quản lý và phân công lao động; quan hệcủa họ trong phân phối sản phẩm lao động Ba mặt đó có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan
hệ sở hữu của người lao động đối với tư liệu sản xuất là mặt quyết định các mối quan hệ khác.Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội: Phương thức sản xuất quyết định tính chất của xã hội
Phương thức sản xuất quyết định tổ chức kết cấu của xã hội
Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển hóa của xã hội loài người qua các giai đoạnlịch sử khác nhau
Ý nghĩa của vấn đề: Khi nghiên cứu mọi hiện tượng xã hội phải đi tìm nguồn gốc phát
sinh từ phương thức sản xuất, từ tất yếu kinh tế Nhận thức đúng vai trò của phương thức sảnxuất trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với kinh tế tri thức
2.2 Những quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển xã hội
2.2.1 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của mỗi quá trình sản xuất, bao gồm các yếu tố
tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó người lao động là yếu tố cơ bản nhất, giữ vai tròquyết định trong lực lượng sản xuất; còn quan hệ sản xuất là mối quan hệ xã hội giữa conngười với nhau trong quá trình sản xuất, đóng vai trò là hình thức kinh tế của quá trình ấy,bao gồm các quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức - quản lý quá trình sản xuất
và quan hệ phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
Trong mỗi phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn bó hữu cơvới nhau Lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội củaphương thức sản xuất Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan
hệ nội dung và hình thức của quá trình sản xuất Lực lượng sản xuất như thế nào về trình độthì quan hệ sản xuất phù hợp như thế ấy Trình độ lực lượng sản xuất thủ công, với công cụthô sơ có tính chất cá nhân thì phù hợp với nó là quan hệ sản xuất cá thể Khi trình độ lựclượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi theo Do con người luôn tích luỹ
Trang 17sáng kiến và kinh nghiệm, luôn cải tiến công cụ và phương pháp sản xuất nên lực lượng sảnxuất luôn phát triển
Ngày nay, khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức kinh tế tri thức phát triển đã trở thànhlực lượng sản xuất trực tiếp Lực lượng sản xuất phát triển đến mức độ nào đó mà quan hệ sảnxuất cũ không còn phù hợp nữa nó sẽ cản trở hoặc mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất
Để tiếp tục phát triển, lực lượng sản xuất phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệsản xuất mới, phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất
Vai trò tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó thúcđẩy lực lượng sản xuất phát triển Quan hệ sản xuất không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm chíphá vỡ lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất là phù hợp với tính chất và trình độ của lựclượng sản xuất khi nó tạo ra những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố của lực lượng sảnxuất (người lao động, công cụ, đối tượng lao động) kết hợp với nhau một cách hài hoà để sảnxuất phát triển và đưa lại năng suất lao động cao
Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất không phải chỉ thực hiện mộtlần là xong mà diễn ra cả một quá trình Mỗi khi sự phù hợp quan hệ sản xuất và lực lượngsản xuất bị phá vỡ là mỗi lần điều chỉnh, thay bằng sự phù hợp khác cao hơn
Ý nghĩa của vấn đề: Ở đâu có đối tượng lao động thì ở đó cần có người lao động và công
cụ lao động tương ứng với trình độ, kỹ năng của người lao động Phải làm rõ các quan hệ sởhữu, cách thức tổ chức quản lý quá trình sản xuất và các hình thức phân phối phù hợp mớithúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
2.1.2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hìnhthái- kinh tế xã hội nhất định bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư củahình thái kinh tế- xã hội trước và quan hệ sản xuất mầm móng của hình thái kinh tế- xã hộitương lai
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng ( chính trị, đạo đức, phápquyền, triết học, nghệ thuật, tôn giáo…) và những thiết chế tương ứng ( nhà nước, đảng phái,giáo hội…) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định và phản ánh cơ sở hạ tầng đó
- Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
* Cơ sở hạ tầng quyết định đối với kiến trúc thượng tầng:
Cơ sở hạ tầng như thế nào thì kiến trúc thượng tầng dựng trên nóa phải tương ứng nhưthế để đảm bảo sự tương ứng
Khi cơ sở hạ tầng biến đổi thì nó đòi hỏi kiến trúc thượng tầng cũng biến đổi theo đểđảm bảo sự tương ứng Nghĩa là những biến đổi trong co sở hạ tầng sớm muộn cũng dẫn tới
sự biến đổi trong kiến trúc thượng tầng
Khi cơ sở hạ tầng cũ mất đi, cơ sở hạ tầng mới ra đời thì “ sớm” hay “ muộn” kiến trúcthượng tầng cũ cũng mất đi và kiến trúc thượng tầng mới cũng ra đời theo để đảm bảo sựtương ứng
* Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng:
Trong bất kì tình huống nào thì kiến trúc thượng tầng cũng ra sức bảo vệ cơ sở hạ tầng
đã sinh ra nó ngay cả khi cơ sở hạ tầng đã lạc hậu và phản tiến bộ
Trang 18Nếu kiến trúc thượng tầng tiên tiến thì nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, ngược lạinếu nóa không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Mỗi bộ phận của kiến trúc thượng tầng đều tác động trở lại cơ sở hạ tầng theo nhữnghình thức khác nhau trong đó nhà nước là bộ phận có vai trò quan trọng nhất và có hiệu lựcmạnh mẽ nhất Do đó các giai cấp thống trị đều có ý tưởng xây dựng nhà nước mạnh, thật sựtrở thành một công cụ bạo lực để tập trung quyền lực kinh tế và chính trị nhằm thống trị giaicấp khác và toàn xã hội
Ý nghĩa của vấn đề: Kinh tế quyết định chính trị, muốn hiểu các hiện tượng, quá trình xã
hội phải xem xét cơ sở kinh tế nảy sinh các hiện tượng xã hội đó Nhưng chính trị là biểu hiệntập trung của kinh tế, có khả năng thúc đẩy, phát triển kinh tế
2.3 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội: 2.3.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm điềukiện địa lý tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất trong đó phương thức sản xuất có vai tròquyết định nhất đới với sự phát triển của tồn tại xã hội
Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là kết quả của sự phản ánh của ýthức con người đới với một tồn tại xã hội nhất định
Ý thức xã hội bao gồm hai cấp độ khác nhau là tâm lý xã hội và hệ tư tưởng Tâm lý xãhội là các hiện tượng ý thức như tình cảm, tâm trạng, thói quen, động cơ, thái độ…Hệ tưtưởng là những quan điểm tư tưởng, những học thuyết về đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, phápquyền, chính trị… phản ánh và bảo vệ lợij ích của một giai cấp nhất định trong xã hội
2.3.2.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội nhưng không phản ánh giản đơn, máy móc,thụ động mà có tính độc lập tương đối Điều đó được thể hiện:
Một là, ý thức xã hội thường lạc hậu và bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội Nghĩa là khitồn tại xã hội nào đó đã bị xóa bỏ nhưng ý thức xã hội phản ánh nó chưa mất theo ngay màcòn tồn tại một thời gian, thậm chí có những bộ phận ý thức xã hội tồn tại khá lâu dài Chẳnghạn ở nước ta hiện nay, xã hội phong kiến đã bị xóa bỏ từ lâu nhưng ý thức phong kiến còntồn tại khá nhiều trong cán bộ, nhân dân Đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ
Hai là, một bộ phận ý thức xã hội lại có khả năng vượt trước tồn tại xã hội để dự báo mộttương lai Đó là một bộ phận ý thức tiên tiến, khoa học phản ánh đứng đắn những quy luậtphát triển của xã hội và nguyện vộng lợi ích chính đáng của đông đảo quần chúng nhân dân.Chẳng hạn chủ nghĩa Mác-Leenin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ra đời cách đây hàngtrăm năm nhưng đã dự báo một xã hội tương lai , xã hội cộng sản chủ nghĩa
Ba là, ý thức xã hội có tính kế thừa những tinh hoa và giá trị tinh thần tốt đẹp của truyềnthống dân tộc và nhân loại để làm phong phú đời sống tinh thần Sự kế thừa này nhìn chung là
có tính chất chọn lọc và biến cải để phù hợp với dân tộc và thời đại Chẳng hạn, tư tưởng HồChí Minh kế thừa quan điểm “ trung” “ hiếu” của Nho giáo nhưng trên tinh thần mới: ;Trungvới nước, hiếu với dân”
3 Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin
3.1 Học thuyết giá trị
Học thuyết giá trị là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của C Mác Bằng việcphân tích hàng hoá, Mác vạch ra quan hệ giữa người với người thông qua quan hệ trao đổi hànghoá, đó chính là lao động, cơ sở của giá trị hàng hoá
3.1.1 Khái niệm và điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
Trang 19Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để bántrên thị trường.
Sản xuất hàng hoá ra đời khi có hai điều kiện:
Một là: có phân công lao động xã hội.
Hai là: có chế độ tư hữu hoặc các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
3.1.2 Hàng hóa và các thuộc tính
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, dùng để thoả mãn một nhu cầu nhất định nào đó
của con người thông qua trao đổi mua bán
Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hoá để thoả mãn nhu cầu nào đócủa con người Giá trị sử dụng đó do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hoá quyết định.Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện như là một quan hệ số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác Giá trị của hàng hoá là lượng lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hoá Sở dĩ giá trị của hàng
hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, vì một loại hàng hoá đưa ra thị trường là
do nhiều người sản xuất ra nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề
là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau,
do đó lượng giá trị cá biệt của hàng hoá mà từng người sản xuất ra là khác nhau Để trao đổihàng hoá đó với nhau, không thể căn cứ vào giá trị cá biệt của hàng hoá mà phải căn cứ vàogiá trị xã hội của nó, vào lượng lao động xã hội cần thiết hay thời gian lao động xã hội cầnthiết để sản xuất ra hàng hoá đó
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá
trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình và cường
độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định Thời gian lao động xã hội cần thiếtkhông phải cố định, nó phụ thuộc vào năng suất lao động xã hội và chất lượng của lao động.Năng suất lao động xã hội là năng lực sản xuất của lao động được tính bằng số lượng sảnphẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian cần thiết để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm
Năng suất lao động tỷ lệ nghịch với thời gian lao động xã hội để sản xuất ra hàng hoáhay tỷ lệ nghịch với giá trị của hàng hoá Chất lượng của lao động hay mức độ phức tạp củalao động tỷ lệ thuận với giá trị của hàng hoá Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chialao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp Lao động giản đơn là lao động củabất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được Laođộng phức tạp là lao động đòi hỏi phải được huấn luyện đào tạo thành lao động lành nghề Việc sản xuất và trao đổi hàng hoá thể hiện sự liên hệ giữa những người sản xuất riêng
lẻ với nhau, do thị trường làm trung gian Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá tấtyếu sẽ dẫn đến sự xuất hiện của tiền tệ Tiền là sản phẩm của lưu thông hàng hoá, bắt đầu từnhững hành vi trao đổi riêng lẻ ngẫu nhiên, qua nhiều bước, cuối cùng đến hình thái tiền tệ Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá Ở đâu cósản xuất hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị Trao đổihàng hoá phải theo nguyên tắc ngang giá, dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết
Trang 20Giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cảphụ thuộc vào giá trị Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại
Tuy nhiên trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhưcạnh tranh, cung cầu, sức mua của người tiêu dùng… Tuy nhiên nó hoàn toàn nằm trong cơchế hoạt động của quy luật giá trị
Ý nghĩa của học thuyết
Nghiên cứu học thuyết giá trị, hiểu rõ quy luật giá trị sẽ có kiến thức điều tiết sản xuất và lưuthông hàng hoá; kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúcđẩy lực lượng sản xuất phát triển Từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ nguyên nhân của việc lựa chọn
tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá; nguyên nhân của sự phân hoá xã hội thành ngườigiàu, người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội để có phương hướng, giải pháp khắc phục
3.2 Học thuyết giá trị thặng dư
Trên thị trường, tư bản được biểu hiện trước hết bằng một số tiền nhất định, mặc dùkhông phải lúc nào tiền cũng là tư bản Với tính cách là tiền trong lưu thông hàng hoá giảnđơn, tiền vận động theo công thức: H-T-H; còn với tính cách là tư bản, tiền vận động theocông thức T-H-T’ Sự xuất hiện của tư bản là kết quả của mối liên hệ ấy tiếp tục phát triểnhơn nữa: sức lao động của con người trở thành hàng hoá
Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người
và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hoá
Sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có hai điều kiện: người lao động hoàn toàn tự do
về thân thể có toàn quyền bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất định; người cósức lao động bị tước đoạt mọi tư liệu sản xuất để sống anh ta buộc phải bán sức lao động củamình Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị vàgiá trị sử dụng
Giá trị hàng hoá sức lao động là toàn bộ những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất vàtái sản xuất ra sức lao động Giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm: giá trị tư liệu sinh hoạtcần thiết đủ để duy trì sức lao động của người công nhân ở trạng thái sinh hoạt bình thường;chi phí đào tạo tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động; giá trị những tư liệu sinh hoạt chonhững người thay thế, tức con cái của công nhân để hàng hoá sức lao động trở thành bất tử.Tiền công hay tiền lương là sự biểu thị bằng tiền giá trị sức lao động, hoặc là giá cả của sứclao động
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức laođộng để sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ramột lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức laođộng là giá trị thặng dư
Trên thực tế, giá trị của hàng hoá sức lao động biểu hiện bằng: công nhân làm thuê bánsức lao động của mình cho người chủ nhà máy, chủ công cụ lao động, chủ ruộng đất Giá trị
sử dụng của hàng hoá sức lao động biểu hiện: người công nhân dùng một phần ngày lao động
để bù vào chi phí nuôi bản thân và nuôi gia đình mình (tiền công), phần còn lại thì làm khôngcông, tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản, đó là nguồn gốc lợi nhuận, nguồn gốc giàu có củagiai cấp tư bản Đó cũng là nội dung căn bản nhất của học thuyết giá trị thăng dư – hòn đátảng của học thuyết kinh tế của Mác
Ví dụ: Một nhà tư bản sản xuất sợi, để sản xuất 10kg sợi cần 10kg bông và giá của 10kg
bông là 10$ Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6giờ và haomòn máy móc là 2$, giá trị sức lao động trong một ngày theo đúng giá trị trên thị trường là
Trang 213$; trong 1giờ lao động, người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 0,5$, giả sử quá trình sảnxuất sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết
Nếu nhà tư bản chỉ bắt người công nhân lao động trong 6giờ, thì nhà tư bản ứng ra 15$
và thu về 10kg sợi có giá trị cũng là 15$ Như vậy, nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đủ để
bù đắp lại giá trị sức lao động ( 6giờ), thì chưa có sản xuất ra giá trị thặng dư, và đó khôngphải là mục đích của nhà tư bản
Nhưng nhà tư bản mua sức lao động trong 1 ngày Sau khi mua quyền sử dụng hàng hoásức lao động đó thuộc về nhà tư bản Vì vậy, nhà tư bản bắt công nhân làm việc 12giờ trongmột ngày Khi đó, nhà tư bản bỏ ra 20$ tiền bông, 4$ hao mòn máy móc, 3$ tiền mua sức laođộng trong 1ngày, và thu về 20kg sợi có giá trị là 30$ Như vậy nhà tư bản chỉ bỏ ra tổngcộng 27$, nhưng đã thu về 30$, tức đem lại một giá trị thặng dư là 3$ Đây mới là quá trìnhsản xuất tư bản chủ nghĩa, tiền tệ ứng ra ban đầu đã chuyển hoá thành tư bản, nhà tư bản theođuổi và thực hiện được mục đích đề ra của mình
Như vậy, tư bản không phải là vật, là tiền mặc dù hình thức biểu hiện ban đầu của nó làmột lượng tiền nhất định, mà là một quan hệ sản xuất xã hội Tư bản là giá trị mang lại giá trịthăng dư bằng cách bóc lột lao động không công của người công nhân làm thuê Sở dĩ tư bản
có thể làm được điều này là do người công nhân không có công cụ, phương tiện để vật hoá laođộng của mình, để sống, để tồn tại, người công nhân buộc phải bán sức lao động của mình.Sau khi mua sức lao động theo đúng giá trị của nó, nhà tư bản có quyền sử dụng hàng hoá sứclao động này Trong ví dụ trên, khi sử dụng hàng hoá sức lao động, nó tạo ra lượng giá trị mới(6$) lớn hơn giá trị của bản thân nó (3$) Bản chất của tư bản là thể hiện quan hệ sản xuất xãhội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt lao động không công, giá trị thăng dư do giai cấpcông nhân sáng tạo ra Để chiếm đoạt ngày càng nhiều giá trị thăng dư, các nhà tư bản không
từ bất kỳ thủ đoạn, biện pháp như: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, giảm tiềncông, …(sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối); giảm giá trị của hàng hoá sức lao động bằngcách áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động
xã hội (sản xuất giá trị thặng dư tương đối)
Tư bản, do lao động không công của người công nhân tạo ra, lại trở thành phương tiệnbóc lột người công nhân, thông qua quá trình chuyển hoá một phần giá trị thăng dư thành tưbản hay tư bản hoá một bộ phận giá trị thặng dư Trong công nghiệp, do ưu thế của nền sảnxuất lớn tư bản chủ nghĩa với trình độ khoa học - kỹ thuật ngày càng hiện đại, năng suất laođộng ngày càng cao đã làm phá sản các tiểu chủ, những người sản xuất hàng hoá nhỏ; trongnông nghiệp ưu thế của nền sản xuất nông nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa với việc dùng máymóc, chuyên môn, chuyên canh hoá sản xuất,… làm kinh tế nông dân bị suy tàn, phá sản vì kỹthuật lạc hậu, sản xuất manh mún của mình, tước đoạt tư liệu sản xuất của họ và biến họ trởthành những người vô sản hay buộc họ phải tham gia vào đội ngũ những người làm thuê
- Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết là quá trình lao động, là chung cho mọi xãhội, đồng thời là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, là cái riêng (đặc thù) trong đó ngườicông nhân bị nhà tư bản thống trị, sản phẩm làm ra không thuộc về anh ta mà thuộc nhà tưbản Hay nói cách khác, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần:phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức laođộng của mình gọi là thời gian lao động cần thiết và lao động trong khoảng thời gian đó là laođộng cần thiết Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao độngtrong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư
- Sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận thấy mâu thuẫncủa công thức chung của tư bản đã được giải quyết: việc chuyển hoá của tiền thành tư bản
Trang 22diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó Chỉ có trong lưu thôngnhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động Sau đó nhà
tư bản sử dụng hàng hoá đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sảnxuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản
* Khái niệm tư bản bất biến, tư bản khả biến; giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng
dư tương đối:
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất, giá trị của nó được bảntoàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị trong quá trình sản xuất
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưngthông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng về lượng giá trị trong quátrình sản xuất
SX giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiệnbằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao độngtất yếu (cần thiết) không thay đổi
SX giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiệnbằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu (cần thiết) để kéo dài một cách tương ứng thời gianlao động thặng dư trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi trên cơ sở tăng năng suất lao
động xã hội.
* Giá trị khoa học và thực tiễn của học thuyết giá trị thặng dư
Học thuyết giá trị thặng dư là sự biểu hiện mẫu mực của việc vận dụng quan điểm duyvật về lịch sử vào sự phân tích các quá trình kinh tế trong chủ nghĩa tư bản Nó làm sâu sắchơn những tri thức về sự vận động của các quan hệ “vật - vật” biểu hiện mối quan hệ “người -người”, về quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, về thực chất quan hệ kinh tế giữa cácgiai cấp, về các quy luật kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa, cung cấp các tri thức về lịch sửphát triển của sản xuất xã hội nói chung về chủ nghĩa tư bản nói riêng, là cơ sở khoa học đểphân tích các nguyên nhân, dự báo triển vọng chiều hướng phát triển kinh tế và xã hội
Trên cơ sở nhận thức khoa học về quy luật sản xuất ra giá trị thăng dư là quy luật tuyệtđối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy định mục đích, động cơ vận động và pháttriển của toàn bộ xã hội tư bản, học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác – Lênin đã gópphần đắc lực xây dựng thế giới quan cách mạng và niềm tin sâu sắc vào cuộc đấu tranh củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm xoá bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột, xây dựng xãhội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa
Học thuyết giá trị thặng dư đã bóc trần mọi bí mật của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nókhông chỉ chứng minh một cách khoa học toàn bộ giai cấp tư sản bóc lột toàn bộ giai cấpcông nhân làm thuê, mà còn chỉ rõ cách thức bóc lột của giai cấp tư sản Nó luận chứng mộtcách thuyết phục những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản và sự phát triển ngày càng sâusắc của những mâu thuẫn này, nhất là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, chứng minh sựsụp đổ tất yếu của phương thức sản xuất này, mặc dù ngày nay nó đã có nhiều sự điều chỉnh,theo quy luật: “những kẻ đi tước đoạt, sẽ bị tước đoạt”
Học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác – Lênin đã trang bị cho giai cấp côngnhân và nhân dân lao động công cụ nhận thức các quy luật kinh tế để thực hiện nhiệm vụ cảitạo thế giới, là cơ sở khoa học để đề ra đường lối, chính sách kinh tế tác động vào hoạt độngkinh tế và cũng là cơ sở để nhận thức sâu sắc đường lối, chính sách kinh tế trong công cuộcxây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa
3.3 Chủ nghĩa tư bản độc quyền:
Trang 23Đầu thế kỷ XX, khoa học, kỹ thuật phát triển dẫn đến sự phát triển nhanh của lực lượngsản xuất Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độcquyền với 5 đặc điểm cơ bản:
Một là, sự tập trung sản xuất và tích tụ tư bản đã làm hình thành các tổ chức độc quyền.
Quá trình thay thế các xí nghiệp nhỏ, phân tán bằng cách xí nghiệp lớn có vốn tư bản lớn,đông công nhân và làm ra một khối lượng sản phẩm lớn Sự tích tụ và tập trung tư bản đã dẫntới sự tích tụ và tập trung sản xuất, đến một mức độ nhất định sẽ hình thành các tổ chức độcquyền Liên minh giữa các nhà tư bản để nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loạihàng hoá nào đó nhằm thu lợi nhuận cao
Hai là, hình thành tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính Đồng thời với sự tích tụ và tập
trung sản xuất công nghiệp, trong ngân hàng cũng có tích tụ và tập trung tư bản, hình thànhnên các ngân hàng lớn cạnh tranh với nhau, ra đời các tổ chức độc quyền ngân hàng Do nắmđược lượng tư bản tiền tệ lớn, các ngân hàng có khả năng chi phối nhiều hoạt động kinh tế- xãhội
Tư bản tài chính là loại tư bản được hình thành trên cơ sở xâm nhập lẫn nhau giữa tư
bản công nghiệp và tư bản ngân hàng Tư bản ngân hàng tham gia vào các tổ chức độc quyềnsản xuất công nghiệp để theo dõi việc sử dụng vốn vay Để hạn chế sự chi phối của ngânhàng, các nhà tư bản công nghiệp cũng can thiệp vào hoạt động của tư bản ngân hàng bằngcách mua cổ phiếu hoặc thành lập ngân hàng cho riêng mình Hai quá trình thâm nhập ấy gắnkết với nhau, làm cho tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng dần trở nên thống nhất, hìnhthành nên nhóm tư bản tài chính Các nhóm tư bản tài chính có tiềm lực đủ mạnh trở thànhcác đầu sỏ tài chính, thao túng đời sống kinh tế - chính trị ở các nước
Ba là, xuất khẩu tư bản là thủ đoạn để các nhà tư bản ở các nước phát triển tiến hành
bóc lột các nước chậm phát triển thông qua trao đổi không ngang giá Xuất khẩu tư bản làxuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhưng tiến hành dưới hình thức đầu tư tiền ra nước ngoài để tổchức sản xuất hoặc cho vay nặng, bóc lột giá trị thặng dư và một số nguồn lợi khác ở cácnước nhập khẩu tư bản
Bốn là, sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền Khi lượng hàng hoá
sản xuất tăng, nảy sinh nhu cầu thị trường và nguyên liệu ngoài nước Mặt khác, hàng hoá bán
ở nước ngoài cũng như đầu tư tư bản ở ngoài thu được lợi nhuận lớn hơn so với bán hàng hoá
và đầu tư trong nước nên giữa các nước tư bản diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giành thịtrường thế giới Những thoả thuận có tính chất lũng đoạn giữa các tổ chức độc quyền trongviệc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá, tạo nên những tổ chức độc quyền quốc tế Liênminh giữa các tổ chức độc quyền lớn của các nước để phân chia thị trường thế giới, độc chiếmnguồn nguyên liệu, quy định quy mô sản xuất, định ra giá cả độc quyền nhằm thu lợi nhuậnđộc quyền cao
Năm là, sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc là hệ quả tất yếu
của sự phân chia thế giới về kinh tế, biểu hiện ở việc các nước đế quốc xâm chiếm và thuộcđịa hoá những nước chậm phát triển hòng độc chiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụhàng hoá và địa điểm lập căn cứ quân sự Quá trình phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản ởcác nước diễn ra không đều diễn ra sự tranh chấp thị trường Phương pháp phổ biến là tổ chứcchiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới
Trang 24Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh
mẽ với trình độ từ kỹ thuật thủ công, kỹ thuật cơ khí sang tự động hoá, tin học hoá và côngnghệ và công nghệ ngày càng hiện đại Cùng với quá trình đó là quá trình giải phóng sức laođộng, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người
- Ý nghĩa của học thuyết
Chủ nghĩa tư bản độc quyền thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển đạt tới mức điểnhình trong lịch sử sản xuất của nhân loại Sự phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu đã dẫn đếnphân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý Quá trình sản xuất được liênkết và phụ thuộc lẫn nhau thành hệ thống Trình độ chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác laođộng, mối liên hệ kinh tế giữa các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ Sản xuất độcquyền góp phần xây dựng tác phong công nghiệp, thay đổi thói quen của người sản xuất nhỏ,hoàn thiện hơn một bước nền dân chủ tư sản so với trước
Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản độc quyền gắn với quá trình bóc lột chiếm lợi nhuận cao;
bản chất bóc lột thể hiện rõ dưới nhiều hình thức Các mâu thuẫn xã hội vốn có trong xã hội
tư bản không những không khắc phục nổi mà càng gay gắt hơn Mâu thuẫn giữa lực lượng sảnxuất phát triển cao với chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ngày càng lớn lên về quy mô vàphạm vi Sự cạnh tranh quyết liệt là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến xung đột và chiến tranh đe doạhòa bình và ổn định của nhân dân toàn thế giới
4 Lý luận về chủ nghĩa xã hội của Chủ nghĩa Mác - Lênin
4.1 Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó
4.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân:
C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một số thuật ngữ khác nhau về giai cấp công nhân nhưgiai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp thế kỷXIX… Các ông coi giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động không phải chủ
sở hữu của phương tiện sản xuất mà phải bán sức lao động, tạo ra giá trị thặng dư để có tiềnlương cho mình và làm giàu cho xã hội Họ là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp tư bảnchủ nghĩa, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại
Ph Ăngghen định nghĩa: “Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải kiếm sống bằng lợi nhuận của bất cứ
tư bản nào Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp những người vô sản là giai cấp lao
V.I.Lênin bổ sung, giai cấp công nhân sau cách mạng vô sản, giành được chính quyền
đã trở thành người chủ, lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức phát triển, công nhân cótrình độ ngày càng cao, làm việc ở những ngành ứng dụng công nghệ cao, khái niệm công
nhân đã có những thay đổi Đảng ta định nghĩa: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản
4.1.2 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
- Về địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa
1 C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, t.4, tr 456
Trang 25V.I.Lênin khẳng định: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ
Giai cấp công nhân là sản phẩm của sản xuất công nghiệp hiện đại, đại biểu cho sự pháttriển của lực lượng sản xuất tiến bộ, ngày càng phát triển trước xu hướng phát triển của xuhướng phát triển nhanh chóng của công nghiệp hiện đại xã hội tương lai
Do không có hoặc tư liệu sản xuất, là vô sản làm thuê trong xã hội tư bản, chịu sự cạnhtranh, tác động của thị trường nên giai cấp công nhân có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích củagiai cấp hữu sản là giai cấp tư sản Nguyện vọng và lợi ích căn bản của giai cấp công nhân làxoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, giành lấy chính quyền, tổ chức xây dựng chế độ mớivới chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
Sản xuất công nghiệp tư bản chủ nghĩa càng phát triển, sự phụ thuộc nhau trong sảnxuất càng tăng, các trung tâm công nghiệp, đô thị xuất hiện, tạo điều kiện cho công nhân sốngtập trung Họ có điều kiện đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản Lợiích của công nhân về cơ bản là phù hợp với lợi ích của quần chúng lao động nên giai cấp côngnhân có thể là lực lượng trung tâm, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranhchống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và toàn xã hội
- Về đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân có những đặc điểm chính
trị-xã hội mà các giai cấp khác không thể có đựợc
Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến vì họ đại biểu cho phương thức sản xuất
hiện đại nhất, gắn với khoa học và công nghệ tiên tiến - xu hướng của xã hội tương lai
Thứ hai, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để Trong xã hội tư bản, họ
luôn đi đầu đấu tranh vì không có gì để mất, nếu được thì được tất cả Trong sản xuất, côngnhân luôn đổi mới, cải cách điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động Mục đích của họkhông chỉ là giải phóng mình mà còn giải phóng toàn bộ xã hội
Thứ ba, giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao vì họ lao động trong hệ
thống sản xuất có tính chất dây chuyền với yêu cầu nghiêm ngặt về kỷ luật lao động vàthói quen của lối sống đô thị tập trung, tuân thủ pháp luật nhà nước
Thứ tư, giai cấp công nhân có tinh thần quốc tế vô sản vì sản xuất công nghiệp tư bản
chủ nghĩa có tính chất quốc tế; lao động của họ có tính chất quốc tế Chủ nghĩa tư bản là mộtlực lượng quốc tế Muốn chiến thắng nó, cần phải có sự đoàn kết quốc tế
4.1.3 Tất yếu và quy luật hình thành chính đảng của giai cấp công nhân
Đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản diễn ra ngay từ đầu khi nó mới
ra đời Sản xuất tư bản càng phát triển, đấu tranh của công nhân từ tự phát sẽ lớn dần, từ phámáy móc, lãn công đến bãi công, đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị Trong quá trình đó
họ tất yếu tổ chức ra công đoàn, hội nghề nghiệp của mình
Sự thất bại của các cuộc đấu tranh tự phát quy mô lớn của giai cấp công nhân thế giớinhững năm 30 - 40 thế kỷ XIX đòi hỏi phải có lý luận dẫn đường Chủ nghĩa Mác đã tìm thấy
ở giai cấp công nhân và phong trào công nhân như một lực lượng vật chất to lớn Giai cấpcông nhân nhìn thấy ở chủ nghĩa Mác như một vũ khí tinh thần dẫn đường cho đấu tranh củamình Sự kết hợp chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân tất yếu ra đời tổ chức chính đảng
3 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, t.23, tr.1
Trang 26của giai cấp công nhân Đó là quy luật chung ra đời chính đảng của giai cấp công nhân ở cácnước tư bản phát triển trong thế kỷ XIX
Tư tưởng của V.I Lênin khẳng định Đảng cộng sản là đảng kiểu mới của giai cấp côngnhân được xây dựng về chính trị, tư tưởng và tổ chức Đảng là đội tiên phong của giai cấpcông nhân có lý luận tiền phong là chủ nghĩa Mác - Lênin dẫn đường, là tổ chức chặt chẽ, baogồm những người tiên tiến về mặt nhận thức và gương mẫu về mặt hành động trong giai cấpcông nhân và nhân dân lao động
Có Đảng của mình lãnh đạo, giai cấp công nhân nhận thức được rõ hơn mục tiêu conđường, biện pháp đấu tranh cách mạng; hiểu được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình là lãnhđạo toàn xã hội đấu tranh xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa và cộngsản chủ nghĩa
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản
4.2 Cách mạng xã hội chủ nghĩa và tiến trình phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
4.2.1 Cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng chính trị do giai cấp công nhân lãnh
đạo giành chính quyền, thiết lập và lãnh đạo hệ thống chính trị của mình để cải tạo xã hội cũ,xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản
Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đó là do mâu thuẫn gay gắt
giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa dướichủ nghĩa tư bản Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn duy trì thì nguyên nhân của cuộccách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan Tuy nhiên nó không diễn ra tự phát
mà chỉ khi giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, có chính đảng cộngsản của mình lãnh đạo và tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao động cùng đấutranh xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa
- Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Giai cấp công nhân là người lãnh đạo, là lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi của cáchmạng xã hội chủ nghĩa Nông dân là lực lượng đông đảo, có nhiều phẩm chất tốt đẹp, có lợiích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân trở thành động lực to lớn trong cáchmạng Thực hiện liên minh công nông, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân là điều kiện cơ bản đểgiai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là làm cách mạng thành công, xâydựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
- Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trên lĩnh vực chính trị, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản, dùng bạo lực cách mạng xoá bỏ bộ máy nhà nước của giai cấp bóc lột, giànhchính quyền về tay mình Có Đảng cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân xây dựng bộ máynhà nước, đoàn thể chính trị- xã hội của mình; xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, biện phápquản lý xã hội, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng chế độ chính trị của xã hộimới - xã hội chủ nghĩa
Trên lĩnh vực kinh tế, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp
hoá, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội; xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù
Trang 27hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất; xây dựng quyền làm chủ của người lao động đốivới tư liệu sản xuất; cải thiện đời sống nhân dân
Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, giáo dục hệ tư tưởng Mác - Lênin, xây dựng nền văn
hoá xã hội chủ nghĩa với đạo đức lối sống mới; nền giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệmới; phát triển văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng và các thiết chế văn hoá xã hội chủnghĩa; tiếp thu tinh hoa văn hoá tiên tiến của thời đại, kế thừa các giá trị văn hoá truyền thốngcủa dân tộc, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
4.1.2 Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa phát triển từ thấp lên cao Giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa, giai đoạn cao là cộng sảnchủ nghĩa Trước khi đến từng giai đoạn đó là thời kỳ quá độ biến đổi từ xã hội trước sang xãhội sau
+ Tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Để chuyển biến từ xã hội cũ sang xã hội chủ nghĩa cần có thời kỳ nhất định do các quan
hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự nảy sinh và phát triển trong lòng xã hội tư bản mà làkết quả của quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Chủ nghĩa xã hội dựa trên lựclượng sản xuất phát triển cao, có năng suất hơn hẳn chủ nghĩa tư bản Muốn vậy cần phải cóthời gian để cải tạo nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa phát triển thành sản xuất lớn xã hội chủnghĩa; để cho các quan hệ mới trở thành các quan hệ cơ bản, đặc trưng của xã hội mới
Xây dựng xã hội mới là một công việc mới mẻ, chưa có tiền lệ; nhiều khó khăn và phứctạp đối với giai cấp công nhân Thời kỳ quá độ dài ngắn khác nhau vì phụ thuộc vào trình độphát triển của mỗi nước, điều kiện, hoàn cảnh quốc tế và xu thế thời đại
+ Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là tồn tại đan
xen những yếu tố của xã hội cũ và những nhân tố của xã hội mới Cái cũ trong các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội chưa xoá bỏ hết, cái mới được xây dựng chưa đầy đủ, cònnon yếu
Trong thời kỳ quá độ, cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản vừa bị đánh bại, có sựcấu kết giữa các lực lượng chống phá trong, ngoài nước với giai cấp công nhân và nhân dânlao động vẫn còn tiếp diễn Các giai cấp vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau
Về kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, vừa thống nhất vừa cạnh tranh với nhau
Về tư tưởng văn hoá, tồn tại tư tưởng của giai cấp bóc lột vừa bị đánh đổ, tư tưởng tiểu tư sản,tâm lý tiểu nông, các yếu tố văn hoá cũ và mới, tồn tại đan xen ảnh hưởng lẫn nhau
Các yếu tố đó vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau nên cần có thời gian để giai cấpcông nhân và nhân dân lao động lãnh đạo xây dựng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá xãhội, con người mới từng bước vững chắc
+ Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong lĩnh vực kinh tế: phát triển lực lượng sản xuất xã hội, tiến hành công nghiệp hoá để
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội với những bước đi hình thức thích hợp.Đồng thời từng bước cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cơ sởcủa quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trong lĩnh vực chính trị: xây dựng củng cố nhà nước vô sản, xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng Đảng cộng sản trong sạchvững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng; đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, xâm hạiquyền làm chủ của nhân dân; tiến hành đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động chốngphá cách mạng của các thế lực thù địch
Trang 28Trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, kế thừa
tinh hoa văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc giá trị văn hoá nhân loại; khắc phục những tưtưởng và tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong lĩnh vực xã hội: khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc
phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội; từngbước xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
4.2.3 Về xã hội xã hội chủ nghĩa
Đây là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, là xã hội có những đặc trưng cơ bản:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp ở trình độ cao,tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn năng suất lao động trong xã hội tư bản
Có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; không còn chế độ người bóc lột người Cách tổchức lao động và kỷ luật lao động trên tinh thần tự giác, tự nguyện
Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và phân phối theo phúc lợi xã hội ngàycàng tăng Là xã hội dân chủ, Nhà nước có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, phát triển toàn diện
4.2.4 Về xã hội cộng sản chủ nghĩa
Chủ nghĩa Mác - Lênin dự báo về xã hội cộng sản chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bảnlà: Lực lượng sản xuất phát triển rất cao, của cải xã hội trở nên dồi dào, khoa học phát triển,lao động trở thành nhu cầu của con người được giảm nhẹ, “làm theo năng lực, hưởng theo nhucầu” Con người có đầy đủ các điều kiện phát triển năng lực toàn diện
Trình độ xã hội ngày càng phát triển, không còn sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn,giữa lao động trí óc và lao động chân tay Dân chủ phát triển ở mức độ cao Những thiết chếchính trị và pháp luật sẽ hoàn toàn mất đi, nhà nước trở thành không cần thiết, nó tự tiêuvong
III VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1 Vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin gồm ba bộ phận Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xãhội khoa học Mỗi bộ phận đóng vai trò khác nhau trong nhận thức và thực tiễn đời sống xãhội con người
Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, là chủ nghĩa duy vật
biện chứng trong việc xem xét giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người Chủ nghĩaduy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật thống nhất chặt chẽ với nhau làm cho chủnghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học Nhờ đó, triết họcMác - Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn giới tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tưduy con người
Triết học Mác - Lênin không chỉ là lý luận về phương pháp giải thích thế giới mà còn là
lý luận về phương pháp biến đổi và cải tạo thế giới Triết học Mác - Lênin là thế giới quan vàphương pháp luận, là vũ khí lý luận sắc bén giúp giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấutranh xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột, xây dựng thành công xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa
Kinh tế chính trị Mác - Lênin đóng vai trò là chìa khoá để nhận thức lịch sử phát triển
của sản xuất vật chất nói chung, giải thích các hiện tượng các quá trình kinh tế đang diễn ratrong thực tiễn, phân tích nguyên nhân dự báo triển vọng, chiều hướng phát triển kinh tế xã
Trang 29hội, là cơ sở khoa học để nhận thức, đề ra và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sáchkinh tế của Đảng.
Chủ nghĩa xã hội khoa học đóng vai trò phát hiện và luận giải về quá trình tất yếu dẫn
đến sự hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, về vai trò và sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, để thực hiện mục tiêugiải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi ách áp bức bóc lột, giải phóng xãhội, tiến tới giải phóng con người Theo Lênin chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng làchủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa xã hội khoa học thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân,trang bị, rèn luyện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động bản lĩnh chính trị vững vàng,
tư tưởng và lập trường cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền và trong quá trình xâydựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh có hiệu quả các lực lượng, các hệ tư tưởng thù địch của cácthế lực phản động chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
2 Ý nghĩa học tập chủ nghĩa Mác - Lênin
Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng và hìnhthành thế giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu quả lý luận mới, nhữngthành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, có niềm tin vào sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân, có cơ sở khoa học chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động
Hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi người có điều kiện hiểu rõ mục đích, conđường, lực lượng, cách thức bước đi của sự nghiệp giải phóng con người, không sa vào tình trạng
mò mẫm, mất phương hướng, chủ quan, duy ý chí Có cách nhìn xa trông rộng, chủ động sáng tạotrong công việc, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, máy móc, tư tưởng nôn nóng đốt cháy giai đoạn vàcác sai lầm khác
Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp học sinh trung cấp chuyênnghiệp có động cơ học tập đúng đắn, thái độ nghiêm túc trong rèn luyện đạo đức công dân, ýthức nghề nghiệp của người lao động tương lai Để đạt được mục đích đó người học cần chú ýliên hệ từng nguyên lý, có ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện, từng bước vận dụngvào đời sống, xây dựng tập thể, góp phần lớn nhất vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
CÂU HỎI
1 Trình bày những tiền đề hình thành chủ nghĩa Mác?
2 Trình bày nội dung chủ yếu và phân tích ý nghĩa của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
3 Trình bày nội dung chủ yếu và phân tích ý nghĩa của chủ nghĩa duy vật lịch sử?
4 Trình bày nội dung và phân tích ý nghĩa học thuyết giá trị của chủ nghĩa Mác?
5 Trình bày nội dung chủ yếu và phân tích ý nghĩa học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác?
6 Trình bày nội dung chủ yếu và phân tích ý nghĩa học thuyết chủ nghĩa tư bản độc quyền của chủ nghĩa Mác - Lênin?
7 Phân tích đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và liên hệ với thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay?
Trang 308 Trình bày tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Liên hệ làm rõ những thuận lợi và khó khăn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
9 Mỗi học sinh trung cấp chuyên nghiệp cần làm gì và như thế nào để nhận thức đúng
về chủ nghĩa Mác - Lênin?
Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMINH
1 Khái niệm tưởng Hồ Chí Minh
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh lần đầu tiên được sử dụng trong văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) và ngày càng được xác định rõ hơn
Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) viết: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệthống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kếtquả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể củanước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa vănhoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãisoi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi "(1)
2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1 Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hoàn cảnh xã hội Việt Nam
Nguyễn Sinh Cung - tên lúc nhỏ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra khi dân tộc Việt Namđang dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến tay sai Từ một nước phong kiếnđộc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến
Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn và nhu cầu phát triển mới Trong những nămcuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp phát triểnmạnh trong cả nước
Trang 31+ Những phong trào theo hệ tư tưởng phong kiến: Các cuộc khởi nghĩa do các văn thân,
sĩ phu, phong kiến đã nổ ra liên tục, nhưng đều thất bại Ý thức hệ tư tưởng phong kiến thểhiện rõ hạn chế của mình trước yêu cầu lịch sử đất nước
+ Những phong trào theo hệ tư tưởng tư sản: Bước sang đầu thế kỷ XX các “tân thư”,
“tân văn”, “tân báo” và những ảnh hưởng trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào
Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân ta chuyển dần sang khuynh hướng dân chủ tưsản Song lần lượt bị dập tắt do sự bất lực của ý thức hệ của các lãnh tụ tư sản, chưa có đườnglối đấu tranh đúng đắn nên không lôi kéo được đông đảo quần chúng yêu nước tham gia Yêu cầu có đường lối mới, giai cấp mới cho phong trào cứu nước giải phóng dân tộcViệt Nam trở nên cấp thiết
- Hoàn cảnh gia đình, quê hương
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình trí thức phong kiến yêu nước, quê giàu truyềnthống yêu nước, chống giặc ngoại xâm Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Tất Thànhtrong quá trình hình thành nhân cách và bản lĩnh, để sau này, khi bắt gặp tư tưởng mới củathời đại, chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong quan điểm,đường lối chính trị của mình
- Điều kiện thời đại
+ Đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đếquốc và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các dân tộc trên thế giới, xác lập quyền thốngtrị của chúng trên phạm vi toàn thế giới
+ Nhiều mâu thuẫn mới của thời đại xuất hiện
+ Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp cácchâu lục
+ Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử
loài người, Chính cuộc cách mạng này đã làm “thức tỉnh các dân tộc Châu Á”,
+ Tháng 7-1920, Người được tiếp cận với “sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” người đã thấy những điều mình nung nấu bấy lâu nay Người đã
tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc, từ đó Người tin tưởng theo Lênin, tán thành quốc
2.2 Những tiền đề tư tưởng - lý luận
- Các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam
Trong mấy nghìn năm phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam đã hình thành nên nhữnggiá trị truyền thống hết sức quý báu, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận đầu tiên góp phần hìnhthành tư tưởng Hồ Chí Minh Những giá trị đó là:
+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước.
+ Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.
+ Truyền thống lạc quan yêu đời, niềm tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân
lý chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn gian khổ.
Trang 32+ Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận tinh hoá văn hoá bên ngoài, làm giàu cho văn hoá Việt Nam.
- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
+ Tinh hoa văn hoá phương Đông
Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo, đồng thời Người cũng chỉ ra được
những mặt hạn chế của Nho giáo cần phải được khắc phục: như trói buộc con người, trọngNam, khinh Nữ…
Về Phật giáo: Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới nó du nhập vào Việt Nam từ rất
sớm Hồ Chí Minh đã kế thừa và chọn lọc những tư tưởng hết sức có giá trị của Phật giáo:Người tìm hiểu kế thừa những tư tưởng trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vì
thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện của nước ta” (Dân tộc độc lập, dân quyền
tự do, dân sinh hạnh phúc) Chúng ta còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn tư tưởng của Lão Tử,Mặc Tử trong các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh
+ Tư tưởng và văn hoá phương Tây
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hóa và cách mạng phương Tây như:
Tư tưởng tự do bình đẳng, bác ái, qua các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp như:Vônte, Mông tét ki ơ, Rutxô
Những giá trị trong “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của đại cách mạng Pháp
- Chủ nghĩa Mác – Lênin là nguồn gốc lý luận chủ yếu
Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản là kết quả của sự tác động biện chứnggiữa mối quan hệ cá nhân với dân tộc và thời đại trong con người Hồ Chí Minh Nhờ phépbiện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã hấp thụ những yếu tố tích cực, kết hợp chặtchẽ những yếu tố ấy để chuyển hoá và tạo nên hệ tư tưởng của mình
Vì vậy, có thể nói: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làmphong phú chủ nghĩa Mác - Lênin ở thời đại các dân tộc áp bức vùng lên giành độc lập, tự do
và xây dựng xã hội mới Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở một số điểm dưới đây:
Với tư duy hành động, Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là do yêu cầuthực tiễn của cách mạng Việt Nam, đó là con đường cứu nước, giành độc lập dân tộc
KL: Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc tư tưởng chủ yếu nhất góp phần hình thành
nên tư tưởng HCM, tư tưởng HCM là thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin
2.3 Các phẩm chất, năng lực của Hồ Chí Minh
Nhân tố chủ quan có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên tư tưởng của một
cá nhân Về mặt chủ quan, Hồ Chí Minh có những phẩm chất đạo đức, khả năng tư duy, nănglực hoạt động thực tiễn và phương pháp, phong cách đặc biệt nổi bật Bản thân Hồ Chí Minh
là người tự chủ, sáng tạo, độc lập trong tư duy;
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủquan, của truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại Cùng với thực tiễn dântộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hoá sắc sảo, tinh tế với một phương phápkhoa học, biện chứng
Trang 33Khi HCM ở tuổi 33, nhà báo Liên Xô Manđenxtam khi tiếp xúc với Người đã viết: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”
3 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
3.1 Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước (1890-1911)
- Đây là giai đoạn Người tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của gia đình,quê hương, dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học, Hán học, bước đầu tiếp xúc với văn hoáphương Tây, chứng kiến cuộc sống khổ cực, điêu đứng của nhân dân và tinh thần đấu tranhbất khuất của cha anh, hình thành hoài bão cứu nước, chứng kiến sự thất bại của các conđường cứu nước lúc bấy giờ, từ đó, Người đã nhận thức được phải tìm ra một hướng đi mới,một hướng đi đúng đắn để tới thành công
Bằng sự nhạy cảm Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra những hạn chế của người đi trước,người nhận ra rằng không thể cứu nước theo con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,Hoàng Hoa Thám Nguyễn Ái Quốc đã tự định ra cho mình một hướng đi mới đó là ra nướcngoài tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản, sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúpđồng bào mình
3.2 Thời kỳ tìm được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cáchmạng vô sản (1911-1920)
- Đây là thời kỳ Nguyễn Tất Thành bôn ba khắp các châu lục để tìm hiểu các cuộc cáchmạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức
- Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước,
- Năm 1920, được tiếp xúc với Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa,Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dântộc Người biểu quyết tán thành đứng về quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn ái Quốc
3.3 Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921-1930)
Thời kỳ hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn hết sức phong phú của Nguyễn Ái Quốcdiễn ra ở một số quốc gia như:
- Pháp (1921-1923) Người hoạt động trong Ban nghiên cứu thuộc địa Đảng Cộng sảnPháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria…
- Liên Xô (1923 – 1924) Dự đại hội Quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ
V, học tại trường Đại học phương Đông…
- Trung Quốc (1924 – 1927) Tổ chức hội Việt Nam thanh niên cách mạng, mở các lớphuấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động,
Thời kỳ này, Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm quan trọng như: Bản án chế độ thựcdân Pháp (1925), Đường Cách Mệnh (1927), Chánh cương vắn tắt, chương trình tóm tắt vàđiều lệ vắn tắt của Đảng (1930)…
Đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hìnhthành về cơ bản
3.4 Thời kỳ vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng (1930-1945) Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn, không được đánh giá đúng, có khi
bị hiểu sai, nhưng Người vẫn kiên trì quan điểm về con đường cứu nước đã chọn
Từ năm 1941 Nguyễn Ái Quốc đã về nước và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam,Người chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941) Người khẳng định trong lúcnày nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên trên hết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII
Trang 34là Hội nghị đánh dấu sự hoàn chỉnh bước chuyển hướng chiến lược đúng đắn, sáng tạo theo tưtưởng Hồ Chí Minh.
Từ những tư tưởng, đường lối đúng đắn của Người đã đưa đến sự thắng lợi đầu tiên chocách mạng Việt Nam Đó là thắng lợi rực rỡ của cách mạng tháng 8/1945 đã khai sinh ra nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hoà
3.5 Thời kỳ phát triển và hoàn thiện tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1945-1969) Đây là thời kỳ mà Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa tiếnhành kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân mà đỉnh cao
là chiến thắng Điện Biên phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựngchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Trước khi qua đời Hồ Chí Minh đã để lại di chúc thiêng liêng Di chúc đã tổng kết sâusắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng vạch ranhững định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc sau khikháng chiến thắng lợi
Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở khoa học và cách mạng, có quá trình trưởngthành liên tục trong đấu tranh cách mạng chống kẻ thù, chống nhận thức chưa phù hợp giữatrong nước và quốc tế về cách mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếucủa cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trongcuộc đấu tranh vì độc lập, tự do,vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội
II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Lý luận:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ ChíMinh có cội nguồn sâu xa từ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam + Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt
là lý luận cách mạng không ngừng của C Mác và V.I Lênin
- Thực tiễn:
+ Thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt Nam đã cho thấy độc lậpdân tộc là nguyện vọng tha thiết của dân tộc, cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho nhân dân vànhân dân quyết tâm giải phóng
+ Thực tiễn của cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917 chứng minh sự ưu việt của chủnghĩa xã hội Đó là một nền độc lập thực sự, hoà bình hướng tới giải phóng nhân dân lao độngthoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đưa lại tự do, hạnh phúc cho mọi con người
1.2 Quan niệm về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Về độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là một nền độc lập thật sự, độc lập hoàntoàn Tư tưởng đó được thể hiện ở những nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất, Độc lập là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc
Khi sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam 1930, Người xác định mục tiêu chính trị củaĐảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến Làm cho nước Nam đượchoàn toàn độc lập”1 Năm 1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8(5.1941) và
Trang 35trong thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hếtthảy”4
Đến khi thời cơ thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa đã đến, Người đưa ra quyết tâm “Dù cóphải đốt cháy cả dãy Trường sơn này cũng phải giành cho được độc lập” Cách mạng Tháng 8thành công, Người khẳng định cho thế giới biết khát vọng của dân tộc Việt Nam “Nước ViệtNam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thểdân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vữngquyền tự do, độc lập ấy”5
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong đó khẳng định: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứnhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”1 Những tư tưởng đó đã tạonên chân lý có giá trị lớn nhất cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”
Thứ hai là, độc lập dân tộc phải gắn liền với bình đẳng dân tộc
Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Người đã trích dẫn lại Tuyên ngôn độc lập củanước Mỹ 1776 để nói về quyền bình đẳng con người: “Tất cả mọi người đều sinh ra bìnhđẳng”2 Từ đó, Người suy rộng ra để khẳng định quyền bình đẳng giữa các dân tộc: “Tất cảcác dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sungsướng và quyền tự do”3 và Người gọi đó là lẽ phải không ai chối cãi được
Thứ ba, theo Hồ Chí Minh nền độc lập dân tộc phải trong hoà bình, tự do
Nhiều lần Người đã gửi thư cho các đời Tổng thống Mỹ thể hiện một khát vọng về mộtnền độc lập được thực thi trong hoà bình, tự do Ngày 15 tháng 2 năm 1967, Người trả lờiTổng thống Mỹ Giônxơn đã nêu rõ: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất thiết tha với độc lập,
tự do và hoà bình” Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam chiến đấu tớicùng cho dù 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam quyết giành cho được độclập, tự do và thống nhất Tổ quốc
Thứ tư là, độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân
Nói về giá trị và ý nghĩa này, Hồ Chí Minh viết: Chúng ta đấu tranh giành được độc lậprồi mà dân vẫn đói vẫn rét thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì, dân chỉ biết giá trị của độc lập khiđược ăn no mặc ấm Vì vậy, đấu tranh cho dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, đồngbào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành là hoài bão, là lý tưởng, là ham muốntột bậc của Hồ Chí Minh
- Về chủ nghĩa xã hội
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có quá trình phát triển lâu dài, nhữngnội dung cụ thể xác định chủ yếu như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội là một phong trào lịch sử mang tính chính trị - xã hội
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội như là một lý tưởng tốt đẹp mà loài người sẽ đạt tới
Thứ ba, chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
Thứ tư, chủ nghĩa xã hội là một trong hai giai đoạn và là giai đoạn đầu của hình thái cộngsản chủ nghĩa
Thứ năm, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như là một chế độ xã hội đối lập hoàntoàn với chế độ tư bản chủ nghĩa mà hình thức xấu xa, tàn bạo nhất của nó là chủ nghĩa thựcdân
Trang 36Từ những quan niệm trên, Hồ Chí Minh đã đưa ra một số định nghĩa về chủ nghĩa xã hộinhư sau:
Thứ nhất, xem chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khácnhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ănviệc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao độngkhỏi nghèo nàn, lạc hậu
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được xem xét từ một mặt nào đó (như kinh tế, chính trị, vănhoá…) Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất Sản xuất là mặt trận chính của chúng
ta Người viết:… “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung Ai làm nhiều thì ăn nhiều,
ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻem…”
1.3 Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị tinh thần quý nhất của người Việt Nam, là sựthể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự lực, tự cường Việt Nam Truyền thốngdân tộc đó đã được hun đúc ở Hồ Chí Minh vì vậy mà đấu tranh cho độc lập dân tộc là tưtưởng xuyên suốt và nhất quán trong hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Người xem mấtđộc lập, mất tự do, nô lệ là sự nhục nhã nhất của nhân cách con người tự do Người nói: “Trênđời nhiều vạn điều cay đắng, cay đắng gì bằng mất tự do”
- Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu hướng tới, cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộcCuộc đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản, vấn đề dân tộc được nhận thức và giải quyết trên lập trường giai cấp côngnhân Do đó, cách mạng dân tộc dân chủ sau khi thắng lợi sẽ chuyển sang cách mạng xã hộichủ nghĩa, đó là bước phát triển tất yếu
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ ChíMinh và xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam
2 Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
2.1 Vai trò và bản chất của Đảng
- Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đề cập các yếu tố cho sự ra đời của đảng cộng sản, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể củanước Nga và của phong trào công nhân châu Âu, V.I Lênin nêu lên hai yếu tố, đó là sự kếthợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân
Khi đề cập sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác
- Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930
- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạocủa Đảng đối với cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có một tổchức chính trị nào có thể thay thế được
- Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hồ Chí Minh khẳng định rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp côngnhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân nhưng đồngthời cũng là Đảng của dân tộc và của nhân dân lao động Việt Nam
2.2 Sự cần thiết phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Trang 37Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên đểĐảng hoàn thành vai trò chiến sĩ tiên phong trước giai cấp, dân tộc và nhân dân Xây dựngĐảng được Hồ Chí Minh đặt ra như một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng;còn Đảng, còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xây dựng, chỉnh đốn
2.3 Nội dung công tác xây dựng Đảng
- Xây dựng Đảng về tư tưởng - lý luận
Để đạt mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách mạng vàkhoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh đã ví chủ nghĩa Mác - Lênin như trí khôncủa con người, như bàn chỉ nam định hướng cho con tàu đi là nói lên vai trò cực kỳ quantrọng của lý luận ấy trong tất cả các thời kỳ cách mạng Với ý nghĩa đó, theo Hồ Chí Minh,chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành "cốt", trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọihành động của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Xây dựng Đảng về chính trị
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung, baogồm xây dựng đường lối chính trị, bản lĩnh chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xâydựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chínhtrị…
- Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
+ Hệ thống tổ chức của Đảng: Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ
tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân Hệ thống tổ chức của Đảng
từ Trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao Sức mạnh các tổ chức liênquan chặt chẽ với nhau; mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng
+ Về cán bộ, công tác cán bộ của Đảng, có các nội dung hết sức quan trọng Hồ ChíMinh đề ra một hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ Người nhận thức rất rõ
vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, làmắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Muôn việc thành công haythất bại là do cán bộ tốt hay kém Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực,trong đó, đức, phẩm chất là gốc
- Xây dựng Đảng về đạo đức
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một Đảng chân chính cách mạng phải có đạo đức Đạo đứctạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng, giúp Đảng đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn quần chúngnhân dân
3 Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc
3.1 Về vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyênsuốt tiến trình cách mạng Việt Nam Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thànhsức mạnh to lớn trong đấu tranh cách mạng
Trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chínhsách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưngđại đoàn kết dân tộc phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam Trong cách
Trang 38mạng dân tộc dân chủ nhân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đại đoàn kết dân tộc
là mục đích hàng đầu
Để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấmnhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng…
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
3.2 Về nội dung, hình thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Khái niệm "dân", "nhân dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là một tập hợp đông đảoquần chúng vừa là từng con người Việt Nam cụ thể và đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.Đại đoàn kết dân tộc cũng có ý nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào một khốitrong cuộc đấu tranh chung Do đó, ai có tài, có đức, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, nhândân thì ta đoàn kết với họ
Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhânnghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người
Đại đoàn kết là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân mà đại đa số nhân dân nước ta
là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nócũng như cái nền của nhà, gốc của cây, nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết cáctầng lớp nhân dân khác
Liên minh công nông là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc Sau này, Người bổ sung
là lấy liên minh công nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc Nềntảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng
- Mặt trận dân tộc thống nhất là hình thức tập hợp, xây dựng, tổ chức quần chúng
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, mọi ngườidân Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài
Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc:
- Mặt trận được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông - lao động trí óc
- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Giữa các thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc bên cạnh những điểm tương đồngvẫn có những điểm khác biệt Do đó, Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh,học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân
ái vì nước, vì dân; đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phảinhất trí
4 Tư tưởng về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
4.1 Về Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo Hồ Chí Minh là Nhà nước thực hiện quyền lựccủa nhân dân, dựa vào sức mạnh của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động Nhân dân theoquan niệm của Hồ Chí Minh là toàn dân, là tất cả đàn ông, đàn bà, người già người trẻ, khôngphân biệt giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo, Người cho rằng “ trong bầu trời không có gìquí bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”
- Nhà nước của dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là Nhà nước trong đó dân là chủ; dân làngười có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước HồChí Minh đã nhiều lần khẳng định: Nước ta là nước dân chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân;quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Quan niệm toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về
Trang 39nhân dân thể hiện rõ nhất tính dân chủ triệt để của Nhà nước ta, trở thành nguyên tắc cơ bản
tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phải được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý màđạo luật cao nhất là Hiến pháp
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (1946) do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo,ngay từ điều 1 đã khẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân ViệtNam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Điều 32 của Hiếnpháp 1946 cũng quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dânphán quyết”
- Nhà nước do dân
Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước do dân là dân làm chủ nhà nước; Nhà nước phải tin dân
và dựa vào dân Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địaphương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông, Nhân dân có quyền bầu cử, ứng
cử thì cũng có quyền thực hiện chế độ bãi miễn nội các chính phủ nếu các đại biểu đó, các cơquan nhà nước và nội các chính phủ không còn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích củanhân dân
Nhà nước do dân, nghĩa là dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức người, sứccủa tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Đồng thời nhân dân có quyền tham giavào công việc quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơquan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra
Điều đặc biệt quan trọng mà Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh là để phục vụ tốt nhân dân,
vì dân, Nhà nước phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền,đặc lợi, phải biết loại hết "các ông quan cách mạng" ra khỏi bộ máy nhà nước
4.2 Về bản chất của Nhà nước
Hồ Chí Minh là người giải quyết hết sức thành công vấn đề mối quan hệ giữa bản chấtgiai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước nào cũng mang tính giai cấp
Quán triệt các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất giai cấp củanhà nước Trong lịch sử xã hội có giai cấp, một kiểu nhà nước bao giờ cũng gắn với một chủthể giai cấp nhất định Không có một nhà nước nào lại đứng ngoài giai cấp, đứng trên giaicấp, không có nhà nước phi giai cấp Nhà nước bao giờ cũng là công cụ thống trị của một giaicấp và nhằm bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định
- Nhà nước Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân và vì dân về bản chất là Nhànước mang bản chất giai cấp công nhân Trên cơ sở quan niệm chung đó, Hồ Chí Minh khẳngđịnh: "Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công - nông,
do giai cấp công nhân lãnh đạo" Như vậy, nội hàm khái niệm "dân" ở Hồ Chí Minh mang nộidung xã hội, giai cấp với "cái lõi" của nó là công nhân, nông dân, lao động trí óc Mặt khác,