1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sách Kinh tế học vi mô Lý thuyết - Bài tập - Thực hành

447 2,6K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 447
Dung lượng 11,23 MB

Nội dung

Trang 1

PGS TS CAO THÚY XIÊM (Chủ biên) ThS NGUYEN THI KIM CHI ThS HOANG THANH TUYEN

KINH TẾ HỌC VI MÔ LÝ THUYẾT - BÀI TẬP - THỰC HÀNH

Trang 2

KINH TE HOC VI MO

Trang 3

PGS TS CAO THÚY XIÊM (Chủ biên) ThS NGUYEN TH] KIM CHI ThS HOANG THANH TUYEN

KINH TE HOC VI MO LY THUYET - BAI TẬP - THỰC HANH

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh tế học vi mô là môn khoa học được giảng dạy chính thức trong các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 Đây là một môn học cơ sở của khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời cịn là mơn học cung cấp những kiến thức đại cương cho các ngành học khác Để phục vụ nhu cầu của đông đảo bạn đọc thuộc tất cả các

ngành chúng tôi xin giới thiệu cuốn Kinh tế học vi mô - lý thuyết - bài tập - tình huống Mỗi chương của cuốn sách được thiết kế thành sáu nội dung: /bứ nhất là phần lý thuyết nhằm thoả mãn bạn

những kiến thức cốt lõi của kinh tế học vi mô, /b hai, các thuật

ngữ then chốt bằng tiếng Việt và tiếng Anh, /ứ ba là các câu hỏi

ôn tập giúp bạn đọc củng cố kiến thức đã thu lượm được, /hứ / là

các bài tập có lời giải, rhứ năm là các bài tập tự làm, và cuối cùng là các tình huống thực tế nhằm giúp bạn đọc vận dụng lý thuyết dé

giải quyết các vấn đề cuộc sống đặt ra

Cuốn sách do PGS TS Cao Thuý Xiêm làm chủ biên Các

chương được phân công biên soạn như sau:

PGS TS Cao Thuý Xiêm biên soạn chương 5 và chương 6 và chương 7

ThS Nguyễn Thị Kim Chi biên soạn chương 1, chương 2 và chương 4

Trang 5

Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban

Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc đân, Khoa Kinh tế học, Bộ môn Kinh tế vi mô, Ban Giám hiệu trường Đại học Cơng đồn, Bộ mơn Kinh tế, Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh doanh và

Công nghệ Hà nội, Khoa Kinh tế, và các đồng nghiệp về sự hỗ trợ, động viên và giúp đỡ quý báu mà các tác giả đã nhận được trong

quá trình hoàn thành cuốn sách này

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn cuốn sách này cịn

thiếu sót Các tác giả hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để cuốn sách được hoàn thiện hơn ở lần xuất bản sau

Trang 6

Chương Í

TONG QUAN VE KINH TE VI MÔ

Trong chương này, chúng ta sẽ làm quen với khái niệm kinh tế

học, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô, giới thiệu chung về

vai trò và phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế Giải thích nguồn gốc của các vấn đề kinh tế phát sinh do nguồn lực khan

hiếm và sự khan hiếm nguồn lực là nguyên nhân của mọi sự lựa

chọn kinh tế Đồng thời chương này cũng đề cập đến một số quy

luật kinh tế

1 KINH TE HQC VI MO VA KINH TE HQC Vi MO

1.1 Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Tất cả các hoạt động của con người đưới con mắt của các nhà

kinh tế đều là hoạt động kinh tế Ta có thể gặp nhiều định nghĩa khác nhau vền kinh tế học:

Kinh tế học đặt ra câu hỏi các hàng hóa nào được sản xuất ra, sản xuất cho ai và như thế nào Kinh tế học là môn khoa học về sự

khan hiếm

Đặc điểm chung của các định nghĩa về kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu hành vi của con người trong lĩnh vực sản

xuất và trao đổi Tuy nhiên việc vận dụng kinh t học lại mang tính

nghệ thuật

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội phân

Trang 7

có giá trị và phân phối chúng cho các thành viên xã hội Kinh tế học

được chia thành 2 phần: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vi mơ nghiên cứu q trình ra quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp, cũng như sự tương tác giữa họ với nhau trên các thị trường cụ thể với các nội dung chính như cung cau, tiéu ding cá nhân, sản xuất, chỉ phí, lợi nhuận, cạnh tranh, độc quyền, giá cả

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề chung của nền kinh tế

tổng thể, các vấn đề về cách thức cải thiện kết qua hoạt động của toàn bộ nền kinh tế nói chung Trọng tâm là các vấn đề như tong thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, tiết kiệm

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mơ có quan hệ với nhau vì những thay đổi trong nền kinh tế nói chung phát sinh từ các quyết định của hàng triệu cá nhân Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế vi mô phát triển Mối quan hệ này cho ‘thay rằng trong thực tiễn quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh cần phải giải quyết các vấn đề kinh tế trên cả hai phương điện vi mô và vĩ mô Chắng hạn gần đây hai nhánh này đã hội nhập khi các nhà kinh tế ứng dụng các công cụ kinh tế học vi mơ để giải thích các vấn đề của vĩ mô như thất nghiệp, lạm phát Ranh giới phân biệt hai nhánh kinh tế vi mồ và kinh tế vĩ mô rất mong manh

1.2 Vai trò của các nhà kinh tế

Kinh tế học là môn khoa học vì phương pháp nghiên cứu khoa học không phải chủ đề nghiên cứu khoa học Một nhà kinh tế học

là một nhà khoa học vì họ sử dụng các phương pháp khoa học - tức phát triển và kiểm định các lý thuyết một cách khách quan và

Trang 8

* Phương pháp khoa học

Các nhà kinh tế thường sử dụng phương pháp luận: cố gắng

tách biệt việc mô tả với những đánh giá về giá trị, tránh những lập luận sai lầm“ cái có sau là do cái trước sinh ra” và lập luận sai lầm

về kết cầu, nhận thức được tính chủ quan tất yếu trong quan sát và lý thuyết Cách đảm bảo nhất để đi đến suy nghĩ đúng là phương pháp khoa học phân tích, giả thiết đối chiếu với chứng cứ và tong hợp nghĩa là quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát rồi kết luận Cũng như các ngành khoa học khác, các nhà kinh tế quan sát các sự kiện, hình thành các lý thuyết và thu thập dữ liệu để kiểm định chúng Nhà kinh tế quan sát lạm phát, tạo ra một lý thuyết cho rằng Sự gia tăng quá mức của tiền tệ gây ra lạm phát, sau đó thu thập số liệu về tốc độ tăng tiền và lạm phát để xét xem có mỗi quan hệ giữa chúng không Giả định đưa ra để làm đơn giản hóa vấn đề cần giả thích Nhà kinh tế có thể giả định rằng giá cả cố định (không thể

thay đổi) hoặc giả định rằng giá cả linh hoạt (có thể tăng lên hoặc giảm xuống để đáp lại sức ép của thị trường Nghệ thuật của tư duy

khoa học là quyết định nên đưa ra giả định nảo

* Các mô hình kinh tế

Đơi khi một mơ hình có thé thay thế được rất nhiều con chữ

Các thầy giáo dạy môn sinh học sử dụng mơ hình bằng chất dẻo về cơ thể con người Các mơ hình này đơn giản hơn cơ thể của con người thực, nhưng chính sự đơn giản hoá này làm cho chúng trở

nên hữu ích Các nhà kinh tế sử dụng mơ hình kinh tế được tạo

thành bởi các đồ thị và phương trình Chúng dựa trên các giá định và là sự đơn giản hoá hiện thực kinh tế để lượng hóa các quan hệ kinh tế Bất kỳ nền kinh tế nào cũng có một cơ chế phân bỗ các

nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh nhau Để hiểu

Trang 9

nền kinh tế hoạt động thế nào, ta phải tìm ra một cách nào đó để đơn giản hóa tư duy của mình về những hoạt động này Nghĩa là, chúng ta cần một mô hình để lý giải dưới dạng tổng quát cách thức

tổ chức của nền kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa những người tham gia vào nền kinh tế

Mơ hình về vịng chu chuyển Mơ hình về vịng chu chuyển chỉ ra luồng hàng hoá và dịch vụ, luồng nhân tế sản xuất và thanh toán tiền tệ giữa hộ gia đình và doanh nghiệp Mơ hình này chỉ ra

hai đối tượng ra quyết định là hộ gia đình và doanh nghiệp Các

đối tượng này tương tác với nhau trên hai thị trường là: Thị trường

hàng hóa và dịch vụ và thị trường các nhân tố sản xuất Các hộ gia đình bán những nhân tố sản xuất như đất đai, tư bản và lao động

cho các doanh nghiệp trên thị trường dành cho các nhân tố sản xuất Đối lại, các hộ gia đình nhận được tiền lương, lãi, và lợi nhuận Họ tiêu dùng số tiền này để mua hàng hoá và dịch vụ từ các

doanh nghiệp trên thị trường hàng hoá và dịch vụ Các doanh nghiệp lại sử dụng doanh thu này để thanh toán cho các nhân tố

đầu vào Đây là mơ hình đơn giản hố bởi vì nó bỏ qua thương mại quốc tế và chính phủ Hai chủ thé kinh tế cơ bản là doanh

nghiệp(người bán hàng hóa, địch vụ, mua yếu tố sản xuất) và hộ gia đình (người mua hàng hóa, địch vụ, bán yếu tố sản xuất) Doanh nghiệp và hộ gia đình cùng trao đổi trên hai thị trườngcơ

bản là thị trường các nhân tố sản xuất (thị trường đầu vào), và thị trường hàng hóa địch vụ (thị trường đầu ra) Mơ hình này có hai

vịng ln chuyển: Vòng luân chuyển bên trong là đòng thực (nguồn lực thực sự) Vòng luân chuyển bên ngồi dịng các khoản thanh toán tương ứng (tiền)

Trang 10

Hàng hóa, dịch vụ Hàng hóa, dịch vụ Thị trường sản phẩm |*

===>=| Thi trong san phim) be n ¡ Tiền (Chỉ tiêu) Tiền (Doanh thu)

{¡ i

Hộ gia đình Doanh nghiệp

† Tiền (Thu nhập) Tiền (Chỉ tiêu) ‡

bàn >| Thj trường yếu tố a :

Yếu tố sản xuất Yếu tố sản xuất

Hình 1.1 Mơ hình ln chuyền các hoạt động kinh tế

Mô hình đường giới hạn năng lực sản xuất PPF

Khác với mơ hình ln chuyển, hầu hết các mơ hình kinh tế đều được dựa trên lý thuyết của các công cụ toán học Đường giới

hạn năng lực sản xuất là một cách thiết lập nhằm đơn giản cách mô tả nền kinh tế Đường giới hạn năng lực sản xuất chỉ ra các kết hợp

sản lượng khác nhau mà nền kinh tế có thể sản xuất ra với các nhân

tố sản xuất và công nghệ hiện có Nó được vẽ với giả định nền kinh tế chỉ sản xuất hai hàng hoá Nếu nền kinh tế hoạt động trên đường

giới hạn năng lực sản xuất, nó đang hoạt động có hiệu quả vì nó sản xuất ra một cơ cấu sản lượng tối đa trên cơ sở các nguồn lực

hiện có Bởi vậy, các điểm nằm phía trong đường này là khơng có

hiệu quả Các điểm nằm phía ngồi đường này là không thê đạt

Trang 11

được trong hiện tại Nếu nền kinh tế đang hoạt động trên đường giới hạn năng lực sản xuất, chúng ta có thể nhận thấy những sự đánh đổi mà xã hội phải đối mặt Để sản xuất thêm một hàng hố, nó phải sản xuất ít hàng hố khác hơn Lượng hàng hoá phải từ bỏ để sản xuất thêm hàng hoá khác được gọi là chi phí cơ hội của mức sản xuất tăng thêm Đường giới hạn năng lực sản xuất cong ra phia ngoai biéu thi chi phi cơ hội tăng dần Đường PPF chỉ ra sự đánh đổi giữa việc sản xuất hàng hóa áo và mũ từ nguồn lực khan hiếm của xã hội tại một thời điểm nhất định Tuy nhiên, theo thời gian đường PPF có thể dịch chuyển vì những lý do riêng chẳng hạn những phát minh mới trong ngành sản xuất mũ có thể làm cho đường PPF dịch chuyển ra ngoài Đây là sự minh chứng cho tăng trưởng kinh tế

Phương án Lượng mũ Lượng áo

A 25 0 B 22 9 Cc 17 17 D 10 22 E 0 30

Từ số liệu của biểu trên ta có thể Xây dựng được một đường cong giới hạn năng lực sản xuất

Trang 12

Lượng áo

Hình 1.2 Đường giới hạn năng lực sản xuất áo và mũ

1.3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Kinh tế học nghiên cứu cách thức các tài nguyên khan hiếm của nền kinh tế được phân bổ như thế nào đồng thời đánh giá việc

phân bổ đó Các nhà kinh tế tìm cách lý giải thế giới như nó đang tồn tại, họ hoạt động với tư cách là nhà khoa học Khi các nhà kinh tế tìm cách cải thiện thế giới, họ hoạt động với tư cách là nhà tư

vấn chính sách Do vậy, các nhận định thực chứng mô ta thé giới như nó đang tồn tại, trong khi các nhận định chuẩn tắc yêu cầu thế

giới phải như thé nào

Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang tính nhân quả và thường liên quan đến các câu hỏi như là đó là gì? Tại sao lại như vậy? Điều gì sẽ xảy ra nếu Ví dụ, khi nhà nước đánh thuế vào xe máy nhập khẩu thì giá xe máy trong nước sẽ tăng lên; hoặc nếu giá hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng sẽ mua ít hàng hóa đó đi Kinh tế học chuẩn tắc liên quan

đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân Nó liên quan đến các

câu hỏi như điều gì nên xảy ra, cần phải như thế nào Ví dụ, giá đi

Trang 13

xem ca nhạc hiện nay là quá cao hay là cần phải trợ giúp cho sinh

viên

Các nhà kinh tế thường hay bất đồng quan điểm với nhau vì

những khác biệt trong đánh giá khoa học và giá trị Điều này lý

giải tại sao các nhà kinh tế uy tín lại đưa ra những lời khuyên trái ngược nhau với cùng một vấn đề Su bat đồng này là rất đáng lưu tâm, nhưng sự nhất trí giữa các nhà kinh tế thì có tầm quan trọng

đặc biệt Nói tóm lại, các nhà kinh tế học thống nhất ý kiến về

những vấn đề thực chứng, nhưng thường không nhất trí về các vấn đề chuẩn tắc

2 MỘT SỐ QUY LUẬT KINH TẾ

Lựa chọn là cách thức mà các tác nhân kinh tế đưa ra quyết

định tối ưu về việc sử dụng các nguồn lực của họ Như vậy họ cần

có cơ sở khoa học để quyết định Các quy luật kinh tế có tác động

đặc biệt đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu

2.1Quy luật khan hiếm

Khan hiếm là một thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa nhu cầu và

khả năng Khan hiếm có nghĩa là xã hội có các nguồn lực hạn chế và vì thế không thể sản xuất mọi hàng hóa và dich vụ mà mọi người mong muốn Chúng ta có nhu cầu vô hạn về số lượng hàng hóa và dịch vụ nhưng chúng ta không thể mua được hết số đó Việc nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn

cho phép của khả năng sản xuất hiện có mà xã hội đã phân bố cho

nó hiệu quả

2.2Quy luật hiệu suất giảm dần

Khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm, khi ta liên tiếp bỏ

Trang 14

thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như lao động) vào quá trình sản xuất có một số lượng cố định của một đầu

vào khác (như đất đai) Các doanh nghiệp cần tính tốn lựa chọn kết hợp các đầu vào của quá trình sản xuất một cách tối ưu hơn

2.3Quy luật chỉ phí cơ hội ngày một tăng

Để có thêm một số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội

phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác Các doanh nghiệp cần tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì, như thế nào là có

lợi nhất

3 NHỮNG VÁN ĐÈ CƠ BẢN CỦA NÈN KINH TÉ

Để dung hòa mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con người và khả năng đáp ứng nhu cầu có giới hạn của xã hôi, mỗi quốc gia cần có những quyết sách cơ bản để giải quyết 3 vấn đề cơ bản của nền kinh tế

Những vấn đề cơ bản của nền kinh tế là sản xuất cái gì? Sản

xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?

Sản xuất cái gì?: trong vô số các loại sản phẩm mà xã hội yêu cầu, tại sao chúng ta lại sản xuất sản phẩm này mà không phải là sản phẩm khác Sản xuất bao nhiêu thì vừa đủ trong điều kiện nguồn lực có hạn

Sản xuất như thế nào? Xã hội muốn sử dụng nguồn lực khan hiếm để tạo ra nhiều sản phẩm nhất nhằm đảm bảo nhu cầu vô hạn

của con người Việc lựa chọn và ưu tiên công nghệ trở nên cấp

bách vì các doanh nghiệp đều muốn giảm chỉ phí đến mức thấp nhất có thể được

Sản xuất cho ai? Xã hội tiến hành phân phối các loại sản

Trang 15

phẩm và dịch vụ mà họ sản xuất được cho các hộ gia đình và doanh nghiệp sao cho đạt được mục tiêu nhất định

Tóm lại, ba van dé cơ bản nêu trên đều cần được giải quyết

cho mọi xã hội, dù là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, một nhà

nước công nghiệp tư.bản, một công xã, một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp

Để thỏa mãn được hết nhu cầu của con người, xã hội phải sử

dụng các nguồn lực (hay tài nguyên) kinh tế khan hiếm làm yếu tố

sản xuất để tạo ra hàng hóa và địch vụ Các nguồn lực của nền kinh

tế bao gồm nguồn lực hữu hình và nguồn lực vơ hình và chia làm

4 loại:

- Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những gì có sẵn trong nền

kinh tế như đất dai, ham mỏ, rừng, biển, sông

- Lao động là phần đóng góp của con người cả về thể lực lẫn trí lực trong quá trình sản xuất kinh doanh

~ Tư bản là tất cả những sản phẩm lâu bền được nền kinh tế sản

xuất ra đê phục vụ cho quá trình sản xuất khác Ví dụ như nhà máy,

thiết bị

- Tri thức chính là khoa học và công nghệ, là khả năng ap dụng

khoa học và công nghệ vào sản xuất,

Như vậy, khi xem xét ba vấn đề kinh tế cơ bản của một tổ

chức kinh tế trong mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào xã hội cần

quyết định: một là cần sản xuất những đầu vào nào, số lượng là bao nhiêu; hai là sản xuất chúng như thế nao, tức là dùng kỹ thuật gì dé dat được hiệu quả mong muốn; ba là đầu ra được phân phối cho

ai Ba van dé co ban chung cho moi nén kinh té nhưng mỗi chế độ

xã hội khác nhau giải quyết các vấn đề trên theo các cách khác

Trang 16

nhau Các loại cơ chế cơ bản có ảnh hưởng quyết định đến việc giải quyết các vẫn đề kinh tế cơ bản

Nền kinh tế tập quán truyền thống: các vấn đề cơ bản được quyết định theo tập quán truyền thống, được truyền từ thế hệ này

sang thế hệ khác

Nền kinh tế chí huy (kế hoạch hóa tập trung) theo cơ chế này, ba vấn đề cơ bản của tô chức kinh tế do Nhà nước quyết định

Nền kinh tế thị trường: tác động qua lại giữa người sản xuất

và người tiêu dùng, ba vấn để cơ bản của một tổ chức kinh tế do

thị trường quyết định, tức là đo cung cầu quyết định

Nền kinh tế hỗn hợp: sự kết hợp đồng thời của cơ chế thị trường và cơ chế mệnh lệnh

Ngày nay, không một nền kinh tế hiện đại nào áp dụng đơn

thuần một trong ba cơ chế thuần túy như trên để điều hành hoạt động của nền kinh tế mà thường sử dụng phối hợp tức cơ chế hỗn

hợp Trong nền kinh tế hỗn hợp các thể chế công cộng và tư nhân đều kiểm soát nền kinh tế Thể chế tư nhân kiểm sốt thơng qua

bàn tay vơ hình của cơ chế thị trường, còn thể chế cơng cộng kiểm

sốt bằng những mệnh lệnh và những chính sách của chính phủ : nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo mục tiêu đã định

Trang 17

18

CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH

Các yếu tố khác giữ nguyên Chi phí cơ hội

Giới hạn năng lực sản xuất

Hãng, doanh nghiệp Hộ gia đình Khan hiém Kinh té hoc Kinh tế học vi mô Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học thực chứng Kinh tế học chuẩn tắc Luéng chu chuyén Luéng chu chuyén tién Luong chu chuyén thuc Mô hình

Thị trường sản phẩm Thị trường yếu tố sản xuất

Tư bản chủ nghĩa thuần túy

Ceteris paribus Opportunity cost

Trang 18

1

CÂU HỎI ÔN TẬP

Kinh tế học là gì? Tại sao nói kinh tế học là lý thuyết về sự lựa chọn? 2 eo ND BP YW

Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Liệt kê ba vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế? Tại sao các nhà kinh tế lại đưa ra các giả định?

Mơ hình có cần mơ tả hiện thực một cách chính xác khơng? Nêu phương pháp của việc nghiên cứu kinh tế học

Tại sao kinh tế học là môn khoa học?

Thế nào là đường giới hạn năng lực sản xuất? Hãy sử dụng đường giới hạn năng lực sản xuât đề mô tả khái niệm “hiệu quả”

9 Sự khác nhau giữa nhận định thực chứng và nhận định chuẩn tắc? Hãy cho ví dụ mỗi loại

10.Tại sao đôi khi các nhà kinh tế đưa ra những lời tư vấn mâu

thuẫn nhau cho các nhà hoạch định chính sách?

11.Nêu nội dung của quy luật khan hiếm

12.Trình bày quy luật chỉ phí cơ hội tăng dần và minh họa

bằng đường giới hạn năng lực sản xuất

Trang 19

BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI

1 Những nhận định nào đưới đây mang tính thực chứng và chuẩn tắc

a Giá dầu thế giới tăng 300% vào giữa năm 1973 và 1974 b Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe cần hạn chế và tiến tới loại bỏ nó

c Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ cho

người nghèo

d Thu nhập của người lao động Việt Nam có xu hướng tăng

trong những năm gần đây

Trả lời: Thực chứng Câu a, d Chuẩn tắc b, c

2 Giả sử nền kinh tế giản đơn chỉ sản xuất bánh ngọt và bánh mỳ Các khả năng sản xuất có thể như sau:

Lượng bánh mỳ Lượng bánh ngọt

(van chiéc) (van chiéc)

A 50 0 B 40 8 Cc 30 14 D 15 18 E 0 20

a) Hay vẽ đường giới hạn năng lực sản xuất của nền kinh tế này b) Nền kinh tế có khả năng sả+ xuất được 8 vạn chiếc bánh

Trang 20

ngọt và 20 vạn chiếc bánh mỳ không?

c) Nền kinh tế có khả năng sản xuất được 15 vạn chiếc bánh mỳ và 20 vạn chiếc bánh ngọt không?

d) Hãy tính chi phí cơ hội của việc sản xuất bánh ngọt và

bánh mỹ Lời giải

a) Dựa vào thông số trong bảng số liệu, ta có đường giới hạn

năng lực sản xuất được mô tả như sau:

Bánh mỳ A Qe Banh ngot

b) Nén kinh tế có khả năng sản xuất được 20 vạn bánh mỳ và 8 vạn bánh ngọt không? Điểm F trên đồ thị (20 vạn bánh mỳ và 8 vạn bánh ngọt) nằm phía bên ngoài của đường giới hạn năng lực

sản xuất Đó là điểm không tưởng nghĩa là nền kinh tế không thê

sản xuất được sản lượng đó

Trang 21

bánh ngọt không? Do điểm G (15 vạn bánh my va 8 van may tinh)

nam phía bên trong của đường PPF nên tại điểm này nguồn lực

không hiệu quả Dư thừa nguồn lực

d) Dé tinh chỉ phí cơ hội của việc sản xuất bánh ngọt và bánh

mỳ ta lập bảng sau:

Chỉ phí cơ hội của việc sản xuất bánh mỳ

Chi phí cơ hội của việc sản xuất 1 chiếc bánh mỳ 15 vạn chiếc bánh mỳ đầu tiên phải 2/18

bỏ qua 2 vạn chiếc bánh ngọt 15 vạn chiếc bánh mỳ tiếp theo phải bỏ qua 4 vạn chiếc bánh ngọt

10 vạn chiếc bánh mỳ tiếp theo 6/10 phải bỏ qua 6 vạn chiếc bánh ngọt

10 vạn chiếc bánh mỳ cuối cùng phải bỏ qua 8 vạn chiếc bánh ngọt

4/15 8/10

Chi phí cơ hội của việc sản xuất 1 chiếc bánh mỳ

Chi phi co hội của việc

sản xuất 1 chiếc bánh ngọt

8 vạn chiếc bánh ngọt đầu tiên phải 10/8 bỏ qua 10 vạn chiếc bánh mỳ

6 vạn chiếc bánh ngọt tiếp theo

phải bỏ qua 10 vạn chiếc bánh mỳ 10/6 4 vạn chiếc bánh ngọt tiếp theo 15/4 phải bỏ qua 15 vạn chiếc bánh mỳ

2 vạn chiếc bánh ngọt cuối cùng 15/2 phải bỏ qua 15 vạn chiếc bánh mỳ

Trang 22

TINH HUONG 1

Chỉ tiêu cho giáo dục: Những con số "giật minh"!

Từ New York (Mỹ) chuyên viên thông kê cao cấp của Liên

Hợp Quốc Vũ Quang Việt đã có những phân tích thú vị về chỉ tiêu cho giáo dục Việt Nam rút ra qua những số liệu tính và phương pháp tính tốn của bản thân

Chỉ tiêu cho giáo dục ở Việt Nam trong khoảng thời gian năm

2000-2005 rất lớn so với mức thu nhập của người dân và thu nhập của cả nước Môt vài con số sau đây thể hiện điều đó:

Chỉ tiêu cho giáo dục ở VN năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%

Trong chỉ tiên trên, dân các nước phát triển cao chi tra 20%, con ở Việt Nam dân chỉ trả tới 40% Phần còn lại là nhà nước chỉ tra

Trang 23

thật gồm lương chính thức và phụ thu bình quân một giáo viên có thể đạt ít nhất là 31 triệu đồng, tức là hơn gấp đôi lương chính thức

Tỷ lệ chỉ tiêu cho giáo dục cao như thế, nhưng môt điều đáng lo lắng mà ít người để ý là số học sinh tiểu học, cơ sở của bất cứ

một nền giáo dục nảo, hình như đang bỏ học hoặc không đi học

Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, số HS tiểu học đang giảm, từ 9,7 triệu (năm 2000) xuống 7,8 triệu (năm 2004) trong khi dân số vẫn tăng Tình hình này khó hiểu Phải chăng dân nghèo không đủ sức gửi con đến trường hay là đo một lý do nào khác? Bộ GD - ĐT cần có

một câu trả lời về vấn đề này

Những kết luận trên dựa vào số liệu chính thức của Bộ GD - ĐT, của Tổng cục Thống kê và số liệu tính theo phương pháp gián

tiếp của tác giả

Những kết quả đáng lưu ý

* Chỉ phí cho giáo dục ở Việt Nam vượt xa các nước phát

triển cao!

Có thể thấy, chỉ phí cho giáo dục ở Việt Nam rất lớn (bảng 1) Tỷ lệ chi phí cho giáo dục trên GDP là 8,3% vượt xa các nước phát uién cao thuộc khối OECD kẻ cả Mỹ, Pháp, Nhật và Nam Triều

Tiên (bảng 1 và 2) Có người cho răng cần phải so sánh dựa trên

chi phí tính bằng tiền đô la Mỹ, và như thé chi phi cho một HS ở Việt Nam rất thấp Nhưng điều này khơng hợp lý vì các nước có

trình độ phát triển khác nhau Chỉ có so sánh dựa vào khả năng chỉ

phí của nền kinh tế mới có giá trị phân tích: đó chính là tỷ lệ chí phí trên GDP

Kết quả này cũng cho ta so sánh mức trách nhiệm chỉ phí cho

Trang 24

giáo dục: từ ngân sách nhà nước và từ đóng góp của nhân dân

(bảng 2) Người dân hiện nay ở Việt Nam chỉ trả 40% chỉ phí giáo dục, trong khi ở các nước phát triển cao trung bình dân chúng chỉ

chi tra 20%, phần còn lại là từ ngân sách nhà nước

Bảng 1 Tỷ lệ chỉ phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000 - 2005

2000 2001 2002 2003 204 2005 Tổng chỉ cho giáo duc (ty) 23,219 25,882 34,088 37,552 54,223 68,968 Tỷ lệ chi/GDP (%) 5.3 5.4 7.8 6.1 7.6 8.3 Tỷ lệ ngân sách cho giáo dục /GDP 3.2 3.2 4.7 3.7 4.6 5.0

(Nguồn: Bộ GD-ĐT và Ngân sách nhà nước Tổng chỉ và tỷ lệ

chỉ là do tác giả tự tính)

Bảng 2 Số liệu so sánh chỉ tiêu cho giáo dục ở Việt Nam và

Trang 25

Tỷ lệ tiêu cho giáo dục/GDP (%) Từ ngân sách | 60 74 93 74 59 80 Từ dân và các| xo | 26 7 26 | 41 20 nguôn khác

(Nguồn: Số liệu VN là cho năm 2005 do tác giả tính Số liệu các

nước khác là cho năm 2002 tir OECD, Education at a Glance 2005) * Thu nhập của giáo viên: bị rơi vãi!

Dựa vào chỉ phí cho giáo dục ở Việt Nam như trên và dựa vào

tỷ lệ 62,3% chỉ phí thường xuyên cho giáo dục là để trả lương (theo tỷ lệ hiện nay ở Việt Nam), ta có thê thấy là thu nhập của giáo viên, tính một cách bình qn có thể lên tới 31 triệu đồng một năm

vào năm 2004, gấp hơn 2 lần lương nhận chính thức Với ngân sách tăng cho giáo dục vào năm 2005, thu nhập có thể lên tới 38,5

triệu đồng nếu như hệ thống giáo dục được tổ chức và điều hành

qui cũ và hợp lý

Vấn đề thực tế là giáo viên không nhận được thu nhập như thế, mặc dù thu nhập nhận được cao hơn lương chính thức, vậy thì phần này rơi vãi nơi đâu? Điều này cho thấy việc phân tích thường

xuyên chỉ phí giáo dục là đòi hỏi cấp bách để nâng cao hiệu quả

của hệ thống giáo dục

Bảng 3 Thu nhập và lương giáo viên

——

2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 200

Tông chỉ thường

xuyên cho giáo|21,367|23,522 |31,080 34,352 | 49,323 | 62,735

duc (ty)

Trang 26

Chỉ lương (ty)} 13,312 | 14,654 | 19,363 | 21,401 | 30,728 | 39,084 Giáo viên 836,127|869,0381905 ,295]943,7251979,548} 1,014,638

Thu nhập của

giáo viên (triệu

Lương chính thức (triệu, NG Thống kê) 15.92 | 16.86 | 21.39 | 22.68 | 31.37 | 38.52 7.38 | 8.70 | 9.40 | 12.19 | 13.97

(Nguồn: Lương chính thức là từ Niên Giám Thống Kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005 Phụ thu do tác giả tính)

* Có cần chạy đua khơng tưởng về số lượng SV ĐH? Một điểm nữa cần thấy là hệ thống giáo dục Việt Nam đang nằm ở mức kỳ vọng cao, mọi nễ lực đều nhằm xây dựng thêm ĐH „ tạo ra nhiều SV mà không dé ý đầy đủ đến trường dạy nghề, trung học và CÐ chuyên nghiệp

Hiện nay số SV trên số dân là 1.6% Tỷ lệ này so với Thái Lan ở mức 2% không phải là nhỏ Nhưng đề án tăng tỷ lệ này lên 2,0

trong 5 năm tới (2010) và 4,5% trong 15 năm tới (2020) liệu có

đúng hướng khơng?

Tỷ lệ trung bình ở các nước pháp triển cao OECD dựa vào nguồn số liệu về giáo dục của OECD (Education at a Glance 2005) là 4,3% (có nước cao như Hàn Quốc là 6,7%, Mỹ 5,7%, nhưng có

nước thấp như Tây Đức 2,6%, Mexico 2,1%)

Trang 27

chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 14% tổng số HS trung học Tại các nước phát triển cao OECD, tỷ lệ HS ở các trường chuyên nghiệp lên tới 45% Phải chăng đã đến lúc cần xét

lại chính sách giáo dục một cách rốt ráo thay vì chỉ nhằm chay đua bắt kịp các nước tiên tiến một cách không tưởng về số lượng SV

DH?

x ~ * yoo» + £ ae Ae og

* Năm vững chỉ phí của nền kinh tế cho giáo dục: Rồi răm

Hệ thống giáo dục ở Việt Nam tổ chức khá phức tạp, dẫn đến sự

rối rắm trong việc nắm vững chỉ phí của nền kinh tế cho giáo dục - Hệ thông giáo dục ở Việt Nam gầm:

(a) Hoạt động của Bộ GD-ĐT và các trường trực thuộc Bộ do Bộ dựa vào ngân sách nhà nước cấp cho Bộ; Bộ cấp lại cho trường

hoặc địa phương phụ thuộc Tuy nhiên, Bộ lại cho phép trường thu

thêm học phí, nhận thêm SV (tại chức và các loại không được tuyển theo đường cạnh tranh chính thức)

(b) Ngồi học phí thu thêm là các dịch vụ do trường làm thêm hoặc trường nhận được từ doanh nghiệp Ngoài ra, các trường, kể

cả Bộ, cũng đều nhận viện trợ từ nước ngoài Các nguồn nay năm

ngoài ngân sách nhà nước Năm 2000, nguồn ngoài ngân sách bằng 41% nguồn từ ngân sách

(c) Các trường độc lập với Bộ GD-ĐT, hoặc thuộc các Bộ khác

và địa phương có ngân sách do Bộ khác hoặc địa phương cấp Đây

là các chỉ phí mà Bộ GD-ĐT không nắm được

(d) Các trường tư thục mà Bộ GD-ĐT quản, Bộ cũng khơng biết rõ chỉ phí

Trang 28

(e) Các chi phí cho việc học thêm tất nhiên Bộ GD-ĐT cũng không nắm được

Để có thống kê toàn điện, ngoài thống kê do Bộ GD-ĐT thu

thập, Tổng cục Thống kê cũng phải điều tra thu thập những phần

mà Bộ không thể cung cấp

* Phương pháp tính tơng chỉ tiêu cho giáo dục

Ngân sách Bộ GD - ĐT cho phép biết chỉ phí ở phan (a) Chỉ phí ngồi ngân sách ở phần (b) dựa vào các tỷ lệ cơ bản mà Bộ xuất bản năm 2000 và thống kê chỉ tiết do Tổng cục thống kê

thu thập cho năm 2000 Tỷ lệ này được áp dụng cho những năm sau đó, mặc đù tác giả biết rằng tỷ lệ này là thấp so với thực tế hiện nay Một phương pháp khác mà nhiều người dùng để ước tính chỉ phí

thêm là dựa vào học phí thu thêm từ HSSV được báo chí nói tới Những con số này lớn hơn con số đưa ra trong bài này nhưng có thé

khơng chính xác, do đó tác giả quyết định chọn cách làm bảo thủ là

dùng các tỷ lệ điều tra của Tổng cục Thống kê trong năm 2000 Phần (b) không tính tới 2 tỷ USD chỉ làm sách giáo khoa trong

thời kỳ 2002-2007 (heo GŠ Nguyễn Xuân Hãn trong bài “Cịn có

thé giảm học phí!”, Tiền Phong online 29/9/2003)

Chi phí ở phần (c), (đ) và (e) là dựa vào tý lệ điều tra về giá trị sản lượng dịch vụ giáo dục do Tổng cục Thống kê (TCTK) tính cho năm 2000 trong bảng Cân đối Liên ngành của Việt Nam Năm 2000, NXB Thống kê, Hà Nội 2003

Theo nguyên tắc, chỉ phí cho giáo dục là tổng của giá trị sản

phẩm giáo dục tính theo TCTK và chỉ phí dau tu cho gido duc Tuy nhién vi thiểu số liệu, cách tính của bài này là khơng tính thắng mà

dựa vào hệ số tính từ số liệu năm 2000 của TCTK

Trang 29

Theo bảng cân đối liên ngành trên, giá trị sản phẩm giáo dục

(tức là chỉ phí cho hàng hố và dịch vụ, thu nhập, khấu hao nhưng không kê đầu tư) theo nguyên tắc của tài khoản quốc gia trong năm 2000 là 21.367 tỷ, trong khi đó các nguồn số liệu (a), (b) chỉ có 19.928 tỷ Như vậy, mức chỉ sẽ cao hơn 7% nữa

Tỷ lệ thêm này có thê thấp hơn thực tế vì phần này khơng tính trực tiếp ngân sách dành riêng cho 2 ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM, chỉ bắt đầu từ năm 2002

Chỉ phí cho dịch vụ giáo dục như vậy, về nguyên tắc, sẽ bằng giá trị sản lượng giáo dục cộng thêm tích lũy

Vũ Quang Việt (Chuyên viên Thống kê cao cấp của Liên Hợp Quéc, New York,

My)

Việt Bao (Theo_VnMedia) http://vietbao.vn/Giao-duc/Chi-tieu-cho- -giao-duc-Nhung-con-

so-giat-minh/65044082/202/ Câu hỏi

1 Hãy sử dụng tư liệu trong tình hng nêu trên để làm rõ Việt nam phải đánh đối gì khi chỉ tiêu cho giáo dục một tỷ lệ tương đối lớn trong GDP?

2 Trong những năm gần đây rất nhiều trường đại học mới ở

Việt nam được thành lập, bạn hãy làm rõ sự đánh đổi giữa số lượng và chất lượng giáo dục đại học thời gian qua

3 Theo bạn nên cải thiện việc quản lý giáo dục ở Việt nam như thế nào?

Trang 30

TÌNH HUỐNG 2

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đói vốn

Hiện mới có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vẫn vay ngân hàng Lãi suất cho vay lên tới 27% khiến doanh

nghiệp chỉ còn biết "'cố đắm ăn xôi" để hoạt động cầm chừng Theo nghiên cứu của VCCI, có đến 75% doanh nghiệp muốn tìm vốn bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng thực chất không

phải đơn vị nào cũng tiếp cận được Tại buổi tọa đàm "Giải pháp vốn cho doanh nghiệp" tổ chức ngày 10/5, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ

tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Viét Nam (VCCI) cho hay, tiếp cận vốn đang là một trong những rào cản chính cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo ông Lộc, đa số những doanh

nghiệp lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được những yêu

cầu của ngân hàng

Đa số các chuyên gia cho rằng, mức lãi suất trần huy động vốn

của ngân hàng Nhà nước là 14% mỗi năm nhưng một số trường hợp đã phá rào nâng lên 15%-19% mỗi năm, kéo theo lãi suất cho vay lên 20-22% Thậm chí một số ngân hàng còn đặt ra nhiều loại phí, khiến lãi suất có thể lên tới 27%

Ông Lộc cho biết, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Dau tư công bố gần đây cũng khẳng định, chỉ có khoảng một phần ba doanh

nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, số cịn lại khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được.Không it doanh nghiệp cho rằng, thủ tục các ngân hàng đặt ra quá sức với họ, thậm chí

ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có rất ít số doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay

Trang 31

Ông Lộc nhắn mạnh các kênh huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu chưa phát huy đúng mực Thị trường chứng khoán được xem là kênh huy động vốn quan trọng nhưng việc phát hành cổ phiếu ð ạt khiến thị trường chứng khoán bị bội thực nguồn cung Lãi suất

ngân hàng lại quá cao khiến doanh nghiệp chỉ còn biết "cắn Tăng

chịu đựng"

Trong quý một, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, đặc biệt

là giá nông sản tăng gấp 2-3 lần cùng kỳ Cùng một số lượng hàng hóa như năm ngoái nhưng doanh nghiệp cần vốn gấp đôi để thu

mua Ong Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu Aprocimex cho rằng, doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn kép - Trong khi các chi phí đầu vào đang tăng cao khiến doanh nghiệp sống dở chết dở thì ngân hảng giảm mức tăng trưởng tín dụng từ 45% xuống còn

16%

Cùng chung quan điểm trên, ông Nguyễn Bá Ân, Phó viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch và Đầu tư cho hay, ngân hàng quy định doanh nghiệp phải có vốn đối ứng 30%, khiến doanh nghiệp lao đao Hạn mức tín dụng giảm trong khi nhu cầu

vốn tăng lên khiến doanh nghiệp càng khó khăn hơn Doanh nghiệp chấp nhận vay vốn giá cao nhưng với lãi suất ngất ngưởng,

doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng

Trang 32

với những trường hợp huy động vốn vượt trần", bà Mùi kiến nghị Hoàng Lan http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/201 1/05/doanh-nghiep- nho-va-vua-doi-von/

Câu hỏi

1 Dựa vào tư liệu nếu trong tình huống trên hãy cho biết chỉ

phí cơ hội của việc đặt trần lãi suất huy động vốn 14% là gì?

2 Nguyên nhân của việc “ngân hàng giảm mức tăng trưởng

tín dụng từ 45% xuống còn 16%” là gì? Điều đó hàm ý sự đánh đổi

nào?

3 Hãy đề xuất các giải pháp cho bài toán huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 34

Chương 2

CÁC LỰC LƯỢNG CUNG VÀ CÀU

TRÊN THỊ TRƯỜNG

Cung cầu là lý thuyết nền tảng của kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mơ nói riêng Phân tích cung cầu cung cấp một công

cụ hữu ích để giải thích và đự đoán các hiện tượng kinh tế phát

sinh trên thị trường và trong đời sống kinh tế xã hội Trước hết, mơ hình cung cầu giải thích cơ chế hình thành giá cả hàng hóa, dịch vụ thông qua sự tương tác giữa những người mua và người bán

trên thị trường Từ đó, lý thuyết cung cầu giúp người đọc hiểu và dự đoán ảnh hưởng của việc thay đổi các điều kiện kinh tế đến giá cả, tình hình sản xuất và tiêu đùng hàng hóa, dịch vụ, đánh giá tác

động của chính sách can thiệp của chính phủ thơng qua kiểm sốt giá, thuế, trợ cấp, Tiếp theo việc xác định ảnh hưởng của các chính sách này đến sản xuất và tiêu dùng ra sao thơng qua phân tích cung cầu

1 CAU

Để hiểu được các lực lượng thị trường hoạt động thế nào trước hết cần xem xét hành vi của người mua

Lượng cầu là lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng và

có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời

Trang 35

Sự gia tăng giá (P) của một hàng hoá làm giảm lượng cầu và ngược lại Mối quan hệ nghịch này giữa giá và lượng cầu về một hàng hoá được gọi là luật cầu (Qd)

Nhu cẩu khác cầu: nhu cầu là những mong muốn của con người (thường là vô hạn) Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán,

tức là nhu cầu được đảm bảo bằng một số lượng tiền tệ để có thể mua được hàng hóa và dịch vụ

Câu khác lượng cẩu: Cầu là mối quan hệ giữa giá và lượng cau, thé hiện hành vi của người mua, lượng cầu là số lượng hàng hóa mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá nhất định

'1.1 Các yếu tố tác động đến cầu

Có nhiều yếu tố tác động đến khả năng và sự sẵn sàng mua của

người tiêu dùng bao gồm: thu nhập, giá hàng hóa liên quan, thị hiếu, kỳ vọng, số lượng người mua

- Thu nhập của người tiêu dung (1): Tang thu nhap dẫn tới sự tăng cầu hàng hố bình thường, nhưng làm giảm cầu hàng hóa cấp thấp Tuy nhiên khơng có ranh giới rõ ràng giữa hàng hóa bình thường và hàng hóa cấp thấp Việc phân chia như thế chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng Đường Engel minh họa điều đó

Trang 36

hàng hoá được sử dụng cùng nhau, chúng được gọi là hàng hóa bổ

sung Khi hai hàng hoá bỗ sung cho nhau, tăng giá cả của một hàng

hoá dẫn tới giảm cầu về hàng hố khác Ví dụ cà phê và chè là

hàng hóa thay thế nếu giá cà phê tăng thì lượng cầu cà phê sẽ giảm

nên cầu về chè tăng Cà phê và đường là hàng hóa bỗ sung thì giá

cà phê tăng thì lượng cầu cà phê giảm do đó lượng cầu về đường giảm Thu nhập Hàng hóa người tiêu cấp thấp dùng L | Hàng hóa bình thường

Lượng cầu gà công nghiệp (Q)

Hình 2.1 Đường Engel

- Thị hiểu hay sở thích (T): Thị hiểu được hình thành bởi phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, thái độ xã hội, và sự tiện

lợi của hàng hóa Nếu sở thích của bạn chuyển sang một hàng hố,

nó sẽ dẫn tới sự gia tăng lượng cầu về hàng hố đó

- Kỳ vọng và những ảnh hưởng đặc biệt (E): Kỳ vọng về thu nhập hoặc giá cả tương lai sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu hiện tại về

một hàng hố Có hai loại kỳ vọng bi quan và kỳ vọng lạc quan

Ngoài ra còn các yếu tố khác chẳng, hạn như chính sách của chính phủ (G), quy mô thị trường (dân số - N)

Trang 37

1.2 Biểu cầu và đường cầu

Biểu cầu là một bảng biểu thị mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá của một hàng hoá và lượng cầu về nó Đường câu là một đồ thị phản ánh mối quan hệ này với giá biểu thị trên trục tung và lượng cầu biểu thị trên trục hoành Do luật cầu, đường cầu dốc xuống

Biểu 2.1: Cầu về bút của Dương

Giá (bút) 1 2 3 4 Lượng cầu (bút) 4 3 2 1 3 3 oe 2 ™ "` 1 ™ 0 ' i 1 1! 1 2 3 4 Lượng cầu Hình 2.2 Lượng cầu cá nhấn

1.3 Cầu cá nhân và cầu thị trường

Cầu thị trường là cầu của toàn bộ cá nhân trên thị trường Cầu

thị trường bằng tổng lượng cầu của cá nhân tại từng mức giá tức là cộng theo phương năm ngang các lượng cầu cá nhân,

Trang 38

Biểu: Cầu cá nhân và cầu thị trường

Giá Lượng cầu An Lượng cầu của Hà Lượng cầu của thị trường 1 4 5 9 2 3 3 6 3 2 2 4 4 1 0 1

1.4 Sự dịch chuyển của đường cầu

Đường cầu biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu, giả định các yếu tố khác giữ nguyên Tuy nhiên các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi theo thời gian Do đó biểu cầu và đường cầu chỉ giữ nguyên khi các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giữ nguyên Cần

phân biệt sự dịch chuyên của đường cầu và sự vận động dọc theo đường cầu Sự thay đổi trong giá của một hàng hoá biểu thị sự di

chuyển dọc theo đường cầu trong khi sự thay đổi của thu nhập, giá các hàng hoá liên quan, thị hiếu, kỳ vọng và số người mua trên thị

trường gây ra sự dịch chuyển của đường cầu (sang phải, sang trái

hoặc lên trên, xuông dưới)

P r- Cầu tăng \ Q Câu giảm Di chuyên Dịch chuyển

Trang 39

2 CUNG

Để biết được giá của hàng hóa được xác định như thế nào bây

giờ ta sẽ xem xét phía bên kia của thị trường - phía cung Lượng cung là lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán Cũng như phía cầu, cũng chỉ xuất hiện khi người bán có khả năng và sẵn sàng bán hàng hóa

Cung mơ tả hành vi của người bán Mối quan hệ giữa giá và lượng cung là quan hệ đồng biến Giá cao hơn, người bán có khả năng và sẵn sàng bán số lượng lớn hơn vì các yếu tố khác không đổi nghĩa là giá cao hơn người bán có thể có thu nhập ròng cao hơn Giá (P) của một hàng hoá tăng làm cho việc sản xuất có lợi nhuận cao hơn và làm tăng lượng cung Mối quan hệ thuận này giữa giá và lượng cung về một hàng hoá được gọi là luậf cung

2.1 Các yếu tố tác động đến lượng cung

Người bán muốn cung hàng hóa vì họ muốn thu nhập cao hơn, nhưng việc cung hàng hóa lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Giá các đầu vào: Giảm giá một đầu vào làm cho việc sản xuất đem lại lợi nhuận cao hơn và làm tăng cung

So

P Si

Q

Hinh 2.4 Anh hưởng của công nghệ đến cung

Trang 40

- Công nghệ: Sự cải tiến công nghệ làm giảm chỉ phí, làm cho

việc sản xuất đem lại nhiều lợi nhuận hơn và làm tăng cung

- Kỳ vọng: Kỳ vọng về tương lai sẽ ảnh hưởng tới cung hiện

tại về một hàng hoá

2.2 Biéu cung và đường cung

Biểu cung là một bảng số biểu thị mối quan hệ giữa giá của

một hàng hoá và lượng cung về hàng hóa đó Đường cung là một

đồ thị phản ánh mối quan hệ này với giá cả biểu thị trên trục tung

và lượng cung biểu thị trên trục hoành Do luật cung, đường cung

dốc lên

ok ok £ a

Biểu 3: Biêu cung cá nhân

Giá (bút) 1 2 3 4 Lượng cầu (bút) 2 3 4 5 5] 44 44 34 34 2 2 4¬ 3¬ 0 T Y T 1 2 3 4 5 Hình 2.5 Đường cung

2.3 Cung cá nhân và cung thị trường

Ngày đăng: 26/03/2015, 09:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN