MUC LUC A Loi néi dau: 1 Ly do chon dé tai 2 Tài liệu tham khảo B Nội dung
I Khái quát về tiền đề ra đời và đặc điểm của triết học cỗ điển Đức
1.1 Tiền đề xuất hiện triết học cô điển Đức
1.2 Đặc điểm của triết học cổ điển Đức II Vai nét về cuộc đời và sự nghiệp cúa I.kant
2.1 Thời kỳ tiền phê phán và những tư tưởng triết học khoa học tự nhiên
2.2 Thời kỳ phê phán và những quan điểm triết học cơ bản
2.2.1 Bước ngoặt trong quan điểm triết học và thế giới quan 2.2.2 Bản chất, nhiệm vụ, chức năng của triết học
II Nội dung cơ bản của triết hoc canto 3.1 Triết học nhận thức:
3.1.1 Thuyết hai thế giới và quan niệm về nhận thức
3.1.1.1 Thuyết hai thế giới:
3.1.1.2 Quan niệm về nhận thức.Kinh nghiệm và tiên nghiệm 3.1.2 Học thuyết về tri thức
3.1.3 Trực giác cảm tính Khả năng phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong toán học
3.1.4 Giác tính phân tích (hay phân tích tiên nghiệm) Khả năng nhận thức của khoa học tự nhiên lý thuyết
3.1.5 Lý tính (hay biện chứng tiên nghiệm) Về khả năng của siêu hình học
3.2 Triết học thực tiễn
3.2.1 Đạo đức học của Cantơ
3.2.2 Quan niệm về lịch sử, xã hội, pháp quyên
Trang 2
A LOLNOI DAU
Vào thời mình, F.Engen đã từng nói: “ Một dân tộc đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể có tư duy lý luận”, nhưng tu duy lý luận ấy “ cần phải được hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào
khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước ” vì “ triết học là sự tổng kết
lịch sử tư duy ” (Hêghen) Mặt khác vì lịch sử phát triển của tư duy được tổng kết trong lịch sử triết học, nên chính lịch sử triết học là cơ sở để hình thành phép biện chứng
Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư
tưởng Tây Âu và thế giới cudi thé ky XVIII - đầu thế kỷ XIX Đây là đỉnh cao của thời kỳ triết học cô điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới triết học
hiện đại triết học có điển Đức vì vậy, trở thành một trong ba nguồn góc hình thành chủ nghĩa Mác — nguồn gốc triết học (cùng với kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp) Triết học Cantơ khởi xướng một phong trào lưu triết học mới - triết học duy tâm phê phán tiên nghiệm đề tiếp đó, Phíchtơ Seu — ing tiếp tục tìm tòi mở rộng, đến Hêghen nó phát triển thành một hệ thống triết
học duy tâm biện chứng và Phoiơ bắc đã kết thúc triết học cổ điển Đức với chủ
nghĩa duy vật nhân bản của mình Triết học Cantơ là một hiện tượng hết sức phức tạp Cantơ là người đầu tiên có ý đồ và đã được thực hiện ý đồ tông kết toàn bộ tri thức Triết học trong lịch sử tư tưởng loài người Trên tinh thần phê phán, Cantơ đã phê phán các hệ thống triết học trước đó, gạn lọc kế thừa và phát triển những yếu tố mà ông cho là đúng giá trị, từ đó xây dựng một hệ thống triết học riêng theo một mẫu mực mới - Triết học vạn năng
1 Lý do chọn đề tài:
Imanuen Canto (Imanuel Kant) 1a một trong những nhà triết học vĩ đại của lịch sử tư duy phương Tây trước Mác Triết học Cantơ “là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại, những hạn chế trong triết học của ông không làm lu mờ công lao đó của triết hoc triét hoc Canto”
Triết học Cantơ có vị trí quan trọng trong triết học cổ điển Đức Cantơ có vị trí quan trọng trong triết học trong triết học cô điển Đức Triết học Cantơ đi vào rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nêu lên những lý tưởng mới lạ, trừu tượng và
hết sức khó hiểu Chính vì vậy cho đến nay dù đã nhiều công trình nghiên cứu về
Cantơ, song không phải những công trình đó đã đi sâu cặn kẽ vào hết các ý tưởng của Cantơ không phải ai cũng hiểu nó một cách hoàn toàn giống nhau
Trang 3
Tìm hiểu về triết học của Cantơ em muốn đi sâu nghiên cứu một cách khái quát về hệ thống triết học của Cantơ, nghiên cứu về triết học thực tiễn, triết học nhận thức về cuộc đời và sự nghiệp của ông
Do quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót, cũng như kiến thức và tài liệu
chưa được đầy đủ em mong được sự góp ý và chỉnh sửa và bổ sung của Thầy đề bài viết được thực sự hoàn chỉnh hơn
B NOI DUNG
I KHAI QUAT VE TIEN DE RA DOI VA DAC DIEM CUA TRIET HOC CO DIEN DUC
1.1 Tiền đề xuất hiện triết học cỗ điễn Đúc
Vào cuối thế kỷ XVIII, Tây Âu đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã
hội mới, khẳng định phương thức sản xuất TBCN, đưa giai cấp tư sản lên địa vị thống trị.Các cuộc cách mạng xã hội thế kỷ XVII - XVIII mở đường cho sự phát triển các tư tưởng xã hội tiến bộ, đây đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 -
1794)
Cách mạng công nghiệp Anh khẳng định sức mạnh của con người trong
nhận thức thế giới, cùng với cách mạng tư sản Pháp thể hiện khả năng cải tạo thé
giới, làm rung chuyển cả châu Âu, đánh dấu sự mở đầu của cách mạng công nghiệp
Hai cuộc cách mạng tiêu biểu đó ảnh hưởng rộng lớn đến phong trào giải phóng ở các nước châu Âu chống chủ nghĩa phong kiến, phát triển hệ tư tưởng tư sản - hệ tư tưởng mới và tiến bộ trong lịch sử Các nhà tư tưởng tư sản đòi hỏi phải trả lại cho con người những cái mà hệ tư tưởng phong kiến đang phủ nhận Quyền tự đo, bình đắng, quyền sở hữu riêng của mỗi cá nhân và quyền mưu cầu hạnh phúc Hệ tư tưởng tư sản tuyên bố: con người là thực thể tối cao, con người phải vươn tới trí tuệ và tự do, phải thực hiện tiến bộ xã hội và hạnh phúc cho con ngudi
Tuy nhiên về mặt chính trị, chủ nghĩa phong kiến chưa bị tiêu vong hoàn toàn Ở những nước mà kinh tế TBCN chưa thể thực hiện việc cải tạo cách mạng tư sản, lực lượng phong kiến vẫn nắm chính quyền và không chịu phân quyền cho giai cấp còn non yếu Sự phục hồi chế độ quân chủ nửa phong kiến Buốcbông ở Pháp, Hội nghị viên ở Áo thống nhất các lực lượng quân chủ - phong kiến toàn châu Âu Chứng tỏ lực lượng phong kiến vẫn đang còn mạnh và đang chuẩn bị phản công lại giai cấp tư sản
Trang 4
Giai cap tư sản cảm nhận được khả năng thất bại của mình không chỉ từ sự phản công của thế lực phong kiến mà cả từ phía quần chúng bị áp bức, những người mà sự khẳng định của CNTB cang làm cho đời sống của họ tồi tệ hơn Ngay từ những cuộc cách mạng tư sản trước đó trong “đăng cấp thứ ba” này xuất hiện những mâu thuẫn và giờ đây chúng trở thành mâu thuẫn đối kháng
Tình hình đó dẫn đến trong hệ tư tưởng tư sản khuynh hướng thoả hiệp với các lực lượng phong kiến lại tăng lên, các thể chế phong kiến đến lượt mình lại thích nghỉ với trật tự tư sản và trong phạm vi đáng kế được tưu sản hoá Những mâu thuẫn và thoả hiệp có biểu hiện rõ nhất ở nước Đức, nơi mà có sự phát triển
của CNTB bị cản trở bởi điều kiện kinh tế và chính trị của nó
Trong thời kỳ đó, nếu nước Anh nhờ cách mạng tư sản và bước ngoặt công nghiệp mà trở thành quốc gia tư bản lớn mạnh nhất, và ở Pháp nhờ kết quả của cách mạng tư sản Pháp 1789, giai cấp tư sản đã tiêu diệt chủ nghĩa phong kiến, tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa thì ở nước Đức hãy còn là một nước
nửa phong kiến bị phân hoá cả về kinh tế lẫn chính trị Những tàn tích của chế độ
nông nô, chế độ phường hội, chúa đất, sự tồn tại của nhiều quốc gia nhỏ bé phụ thuộc lẫn nhau với các thể chế chính trị phan déng , không chỉ kìm hãm sự phát triển mà còn làm tăng thêm mức độ lạc hậu của nước Đức so với các nước đã phát triển quan hệ TBCN
F Enghen nhận xét rằng: đó là “thời kỳ nhục nhã về mặt chính trị và xã hội” “Mọi thứ đều nát bét lung lay, xem chừng sắp sụp đồ, thậm chí chắng còn tới một tia hy vọng chuyển biến tốt lên vì dân tộc, thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi”
Nhưng đồng thời Enghen cũng viết rằng “thời kỳ nhục nhã” đó lại mang một nét đặc biệt rất đáng tự hào: Đó là thời kỳ vĩ đại trong lịch sử văn hoá, nghệ thuật và triết học Đức, mỗi tác phẩm xuất chúng của thời đại đó đều thắm đượm
tinh thần phê phán, phán kháng, chống lại chế độ xã hội đương thời Tinh thần đó
tran đầy trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, triết học của: G.G.Heeđe (1744 - 1803), G.F.Léxinh (1729 - 1791), G.F.Sinlo (1759 - 1805), LF.G.Phichto (1762 - 1814), S.V.Selling (1775 - 1854), G.V.F.Héghen (1730 - 1831), Lutvich Phoiobac
(1804 - 1872) các đại biểu lỗi lạc của triết học cổ điển Đức
ở Đức cũng như ở Pháp, cách mạng đã chuẩn bị tư tưởng cho cách mạng tư sản Nhưng khác với các nhà tư tưởng Pháp, các nhà triết học Đức không đồng thời là các nhà hoạt động cách mạng Không như P.H.Hônbach (1723 - 1789), R.Điđirô và các nhà hoạt động khác ở thời kỳ khai sáng, các nhà triết học Đức là những nhà duy tâm Điều đó được phản ánh trong sự bắt lực tiến hành một cuộc
Trang 5
cach mang chéng lai trat tu phong kiến, và cuối cùng thể hiện ở sự thoả hiệp của họ Các học thuyết triết học duy tâm của các nhà triết học cô điển Đức không thể làm tiền đề cho sự cải tạo tư sản nước Đức, theo mong muốn mà tuyên ngôn của họ đã nêu, tự do, trí tuệ, hạnh phúc và quyền con người
Mác gọi triết học Cantơ là học thuyết Đức của cách mạng tư sản Pháp Định nghĩa đó cũng hoàn toàn đúng với triết học Phíchtơ, Sêling, Hêghen
Học thuyết của các nhà triết học Đức về sự phát triển đã gián tiếp hoặc trực tiếp chống lại các lực lượng phong kiến phản động V.I.Lênin viết: “lòng tin của Hêghen vào lý tính của con người và vào quyền lợi của con người và nguyên lý cơ bản của triết học Hêghen cho rang trong thé giới luôn diễn ra một quá trình liên tiếp biến hoá và phát triển ngay cả cuộc đấu tranh chống hiện trạng, cuộc đấu tranh chống bắt công đang tồn tại và chống điều ác tung hoành cũng bắt rễ từ quy luật phố biến là sự phát triển không ngừng”
Song các học thuyết đó không biến thành cách mạng được, nó duy tâm và
yếu hèn Tính chất duy tâm và tinh thần yếu hèn đó đã dẫn đến những hạn chế
trong triết học cô điển Đức
Hạn chế của nnó là ở chỗ, các nhà triết học Đức hiểu sự phát triển như một quá trình tỉnh thần, một quá trình tự thức tỉnh và sự phát triển của lý tính Cách
hiểu đó đã xóa nhoà bản chất vật chất của sự cải tạo xã hội hiện thực và về lý thuyết nó biện hộ cho sự thoả hiệp chính trị với các thế lực phong kiến của giai
cấp tư sản
Vấn đề đặt ra là tại sao các nhà duy tâm tư sản yếu hèn trong điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém của nước Đức lại làm nên những thành tựu vĩ đại trong triết học
Lịch sử tư tưởng chứng minh rằng, các học thuyết tư tưởng tiến bộ có thể nảy sinh trong lòng một nước có trình độ kinh tế lạc hậu hơn nếu biết tiếp thu thành tựu mọi mặt của các nước tiến bộ khác
ở Pháp vào thế kỷ XVIII nền kinh tế kém phát triển hơn ở Anh, song lại
hình thành chủ nghĩa duy vật: Hônbach, R.Điđro Chính vì chủ nghĩa duy vật Pháp dựa trên những thành tựu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII ở Đức tình hình cũng tương tự Triết học cổ điển Đức dựa trên những thành tựu triết học của các nước phát triển châu Âu, nó tiếp thu được tư tưởng giải phóng tư tưởng cách mạng của các nhà duy vật cách mạng Pháp
Những tiền đề cho sự phát triển thế giới quan biện chứng đối với lịch sử
nhân loại và sự khái quát lý thuyết phép biện chứng của các nhà duy tâm Đức là:
bước ngoặt kinh tế - xã hội có tính chất thời đại của Anh, bước ngoặt tư tưởng xã
Trang 6
hội có tinh lịch sử thế giới của cách mạng tư sản Pháp, sự kế thừa truyền thống triết học biện chứng Đức và đặc biệt là những thành tựu của khoa học tự nhiên
Những bậc tiền bối của triết học cổ điển Đức là nhà triết học - toán học Pháp R.Điđro, nhà vật lý học Anh IL.Niutơn, C.Vônphơ Các học thuyết của họ chứa đựng những tư tưởng biện chứng sâu sắc
Khoa học tự nhiên lúc này với những phát minh xuất sắc đã vạch rõ tính biện chứng của quá trình tự nhiên, thúc đấy việc xây dựng phép biện chứng
Những thành tựu đó phản ánh vào trong tư tưởng, trong những học thuyết của các nhà triết học cổ điển Đức và là những tiền đề cho những tư tưởng biện chứng thiên tài của họ Những thành tựu đó chứng tỏ khoa học tự nhiên đã chín muỗi cho sự tổng kết biện chứng, nó cần xây dựng một phương pháp tư duy và khảo sát mới - phương pháp biện chứng đề có thể phản ánh đầy đủ những quy luật tự nhiên khách quan Nếu ở thế kỷ XVII những nhà khoa học bắt dau tir Bécon, Galilê, xây dựng một cách tự phát phương pháp siêu hình cho nhận thức khoa học
thì ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, các nhà triết học Đức đã bắt đầu xây dựng
phương pháp biện chứng cho khoa học Nhưng sự thực hiển nhiên đó trong triết học cổ điển Đức chưa tiến hành triệt đẻ, nó vẫn là triết học đầy mâu thuẫn trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm xa lạ với tỉnh thần duy vật càng xa lạ với biện chứng duy vật khoa học
1.2 Đặc điễm của triễt học cỗ điễn Đức
Thành tựu và cống hiến
Tuy có những hạn chế trong lĩnh vực chính trị - xã hội nhưng thành tựu của
triết học cổ điền Đức thật là vĩ đại
Triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình lịch sử nhân loại, nó đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người Khắc phục triết học truyền thống phương Tây Nó coi con người là chủ thể hoạt động như là vấn đề nền tảng, xuất phát điểm của một vấn dé triết hoc
Kế tục tư tưởng triết học cổ đại (Xôcrat cho triết học là sự tự ý thức của con người về chính bản thân mình) và phục hưng (coi con người là trung tâm) Cantơ lần đầu tiên hiểu con người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của mình, khang định hoạt động thực tiễn cao hơn lý luận Hêghen phát triển thêm tư tưởng này và coi bản thân lịch sử phươn thức tồn tại của con người, mỗi cá nhân hoàn tàon làm chủ vận mệnh của mình Ông khẳng định: con người là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất là định vì vậy nó mang bản chất xã hội
Trước những thành tựu khổng lồ của kinh tế - xã hội, khoa học - văn hoá Các nhà triết học cổ điển Đức từ Cantơ đến Hêghen đều để cao sức mạnh trí tuệ và
Trang 7
khả năng hoạt động cảu con người Tuy nhiên, khi nhấn mạnh sức mạnh của con người họ đã rơi vào cực đoan, họ đã thần thánh hoá con người, coi con người là chúa tế tự nhiên, bản thân giới tự nhiên nhiều chỗ cũng được họ luận giải như kết quả hoạt động của con người
Tuy vậy phải thấy một trong những thành tựu to lớn của triết học cổ điển Đức là nó khẳng định rằng tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong chừng mực
con người nhận thức và cải tạo thế giới Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả
của toàn bộ nền văn minh do chính mình tạo ra, nghiên cứu tiến trình lịch sử nhân loại cũng như toàn bộ mối quan hệ con người - tự nhiên như một quá trình phát triển biện chứng
Tuy từ lập trường duy tâm, các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, lôgic biện chứng, học thuyết về các quá trình phát triển, mà tìm tòi lớn nhất trong tất cả cá tìm tòi của họ đó là phép biện chứng
Với cách nhìn tổng quát và phương pháp biện chứng, các nhà triết học cô
điển Đức có ý đồ hệ thống hố tồn bộ tri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt
được Tiếp thu tỉnh hoa của siêu hình học thế kỷ XVIII trong việc phát triển tư duy
lý luận và hệ thống hố tồn bộ tri thức loài người, Cantơ và Hêghen có ý đồ xây
dựng một hệ thống triết học vạn năng làm nền tảng cho thế giới quan của con người, khôi phục lại các quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học
Phải nói rằng: triết học cô điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chat trong
lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế ky XVIII dau thé ky XIX Day là đỉnh
cao của thời kỳ triết học cô điển ở phương Tây, đồng thời nó ảnh hưởng to lớn đến
triết học hiện đại
Mặt hạn chế:
Hạn chế chung nhất trong thế giới quan của các nhà triết học cổ điển Đức thể hiện rõ mâu thuẫn giữa tính cách mạng - khoa học về tư tưởng với tính bảo thủ
về lập trường chính trị - xã hội hầu hết các nhà triết học thời kỳ này đều xây dựng
được hệ thống triết học chứa đựng những tư tưởng khoa học lớn có tính vạch thời đại, đặc biệt là triết học Cantơ và Hêghen Nhưng họ lại không dám tiến hành,
thực hiện những cuộc cải cách, bảo vệ chính thể Nhà nước Phổ phong kiến
Chủ nghĩa duy tâm thần bí, phía trước và bên cạnh các nhà triết học cổ điển Đức là một dòng triết học duy vật, đặc biệt là tư tưởng duy vật của các nhà triết học khai sáng Song các nhà triết học cô điển Đức thấy rằng: từ quan điểm duy
vật, người ta không thể giải thích được thế giới Bản chất của thế giới theo họ là
tinh than, do vay chi co thể giải quyết được những vấn đề cảu thế giới bang tinh
Trang 8
thần Họ đã từ thế giới tinh thần xây dựng nên những hệ thống triết học duy tâm,
thần bí
Triết học trừu tượng tách rời hiện thực, triết học cổ điển Đức đưa ra được những tư tưởng tiến bộ, chống chế độ xã hội cũ nhưng đó chỉ là những tư tưởng, nó không đi vào chính trị xã hội và hoạt động cách mạng mà chỉ là những hệ thống triết lý trừu tượng ở bên trên
Nếu các nhà tư tưởng pháp tiến hành cách mạng trong thực tiễn, công khai chống lại Nhà nước và giáo hội thì các nhà triết học cổ điển Đức chỉ suy nghĩ về nó trong tư tưởng, không giám công khai chống lại thực tại đó Họ là các giáo sư chính thức trong các trường Đại học của vương quốc Phé, do sợ hãi hiện thực cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản, tư tưởng cách mạng của họ đã phải phủ ngoài triết học cảu mình một lớp vỏ thần bí duy tâm tự biện, nặng nề, xa rời hiện thực
II VALNET VE CUỘC ĐỜI VÀ SƯ NGHIỆP CUA IMANUEN CANTO
I.kant là người sáng lập ra triết học cô điển Đức Ông sinh ngày 22 - 04 - 1724 và lớn lên trong một gia đình trung lưu góc Scốtlen tại Kenítbec, một thành phố cổ vùng Đông - Bắc nước Phổ trước đây Mùa thu năm 1740 ông vào học khoa triết học trường đại học Kenítbec Ở đây ông được trang bị không chỉ triết học mà cả khoa học tự nhiên Ngay từ những năm trong trường đại học ông đã rất quan tâm và có năng khiếu về các mơn tốn học và vật lý học và cơ học, vũ trụ học
Năm 1770, ông trở thành giáo sư và là Giám đốc trường Đại học Kennitbéc Năm 1775, ông nhận học viện Tiến sỹ triết học với luận văn: “Lịch sử tự nhiên và lý thuyết về thiên hà”
Cantơ không hề ra khỏi thành phố quê hương quá 60 đặm và suốt đời độc
thân ông mắt ngày 12 tháng 4 năm 1804
Ở trường đại học Kenitbéc, Cantơ giảng một loạt các môn học: Siêu hình học (triết học) và lơgíc học, tốn học và cơ học, vật lý học và địa chất học, nhân loại học và lịch sử tự nhiên đại cương Ông còn giảng cả vũ trụ học, địa vật lý, nhân chủng học Cũng ở đây, Cantơ đã tập trung toàn bộ sức lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ mà cả cuộc đời ông đã dặt ra cho mình là xây dựng một hệ thống triết học mới Nhiều công trình khao học tự nhiên và triết học của ông đã ra đời, nâng ông lên vị trí một trong những học giả uyên bác nhất thời đó Những học thuyết của ông thống trị tư tưởng khao học và triết học tư sản TK XIX Ông đã để lại cho nhân loại một trong những hệ thống triết học độc đáo và sâu sắc nhất
Quá trình phát triển triết học của Cantơ diễn ra qua hai thời kỳ
Thời kỳ 1: Từ năm 1770 trở về trước
Trang 9
Thời kỳ 2: Từ năm 1770 đến cuối đời
Bởi nhiệm vụ triết học trong thời kỳ 2 do Cantơ đặt ra là phê phán (các hệ thống triết học trước đó) nên thời kỳ này được gọi là thời kỳ phê phán Còn thời kỳ 1, tư tưởng phê phán chưa rõ ràng nên được gọi là thời kỳ tiền phê phán
2.1 Thời kỳ tiền phê phán và những tư tưởng triết học khoa học tự nhiên Thời kỳ 1, Cantơ đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực mà ông đang giảng dạy và nghiên cứu trong trường Đại học nhưng chủ yếu tập trung vào triết học tự nhiên Nghiên cứu những vấn đề trong lĩnh vực triết học tự nhiên Cantơ xuất phát từ
niềm tin cho rằng: Triết học với tư cách là một khoa học lý thuyết tự biện có thể lý giải được mà không cần đến kinh nghiệm.Thời kỳ này, với những thành công
trong khoa học ông là người lạc quan, tin tưởng vào khả năng nhận thức thế giới của con người Trong thời kỳ này Cantơ viết một khối lượng lớn các công trình về triết học, khoa học tự nhiên Đặc điểm rõ rệt trong các công trình này là những tư tưởng triết học và khoa học tự nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau Ở nhiều ngành khoa học tự nhiên, nơi mà Cantơ bỏ công nghiên cứu, ông đều đề xuất được những ý tưởng có giá trị
Trong vật lý học, khi phát triển các tư tưởng về sự vận động, về lực hấp dẫn
của các nhà toán học, vật lý học và cơ học, Cantơ đã luận giải sâu hơn lý thuyết về
sự vận động và đứng im
Trong sinh hoc, Canto da dé xuất tư tưởng phân loại động vật theo nguồn gốc riêng của từng loại, cơ sở của sự phân loại là dựa vào các nhóm gen của chúng
Trong nhân loại hoc, Cantơ để xuất tư tưởng về lịch sử tự nhiên của lồi người ở đây ơng lý giải sự hình thành và sự phát triển của loài người qua các giai đoạn mông muội, văn minh và hiện đại
Khác với Niutơn, Cantơ đã thử ứng dụng các nguyên tắc của khoa học tự
nhiên hiện đại vào việc giải thích không chỉ kết cấu của hệ thống Mặt trời cho giai đoạn hiện tại, mà còn giải thích sự nảy sinh của hệ thống đó
2.2 Thời kỳ phê phán và những quan diễm triết học cơ bản
Nếu ở thời kỳ tiền phê phán, Cantơ nghiên cứu triết học khoa học tự nhiên thì sang thời kỳ phê phán ông chú ý những vấn đề xã hội con người, nếu trước đây ông thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới thì bây giờ ông lại cho rằng con người không nhận thức được thế giới, trước đây ông là người đề cao trí tuệ thì nay ông lại đề cao tín ngưỡng
Về nhận thức luận,Cantơ luôn luôn bác lại những nhà duy vật kinh nghiệm chủ nghĩa, những nhà cho rằng trí tuệ của chúng ta có được là nhờ kinh nghiệm,
Trang 10
nhờ kinh nghiệm mà ta nhận thức được thế giới.Ngược lại,Cantơ cho rằng, trí tuệ là một cơ quan năng động có sẵn khả năng hiểu biết -trí tuệ tiên nghiệm, chúng ta nhận thức thế giới có hiệu quả chính là bằng trí tuệ tiên nghiệm đó
Từ năm 1770 về sau, Cantơ đã đặt ra nhiệm vụ cho bản thân mình là phải xây dựng một hệ thống triết học theo quan điểm duy tâm phê phán tiên nghiệm,Hệ thống triết học đó được Cantơ trình bày chủ yếu trong bộ ba tác phẩm :
Phê phán lý tính thuần tuý (1781)
Phê phán lý tính thực tiễn (1788) Phê phán năng lực phán đoán (1790)
HI NÓI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CANTƠ
3.1 Triết học lý luận:
Triết học lý luận của Cantơ đề cập đến những vấn đề nhận thức luận và logíc học với mục đích xây dựng một nền tảngthế giới quan mới cho con người,xác định giới hạn và đối tượng của tri thức con người,hay theo cách đặt vấn đè của cantơ là giải đáp vẫn đề ứôi có thể biết được cái gi?
Triết học nhận thức chủ yếu là xây dựng lý thuyết tiên nghiệm; tri thức và khả năng (giới hạn) của các loại tri thức
3.1.1 Thuyết hai thế giới và quan niệm về nhận thức
Tiền đề cho bộ ba tác phẩm “#ié học phê phán ” của Cantơ là thuyết hai
thế giới : Thể giới vật tự nó (Ding and Sich) và /hé giới hiện tượng (fonomen)
3.1.1.1 Thuyết hai thế giới:
Cơ sở tư tưởng của sự hình thành quan niệm “vật tư do”
a) Vấn đề quan hệ giữa tư tưởng và hiện thực vẫn luôn là vấn đề phức tạp, nó như một câu hỏi treo trước nhà triết học.Trong khi các nhà khoa học và triết học chưa có ý kiến thống nhất,khoa học và thần họpc đối lập nhau trong việc giải quyết vấn đề đó thì Cantơ nghiêng về phía cho rằng hiện thực và tư tưởng là hai lĩnh vực khác nhau, không liên quan đến nhau
b) “Do hạn chế về khoa học, Engen nhận định sự hiểu biết của loài người về thế giới cho đến nay vẫn còn quá vụn vặt, mơ hồ,đến nới đằng sau mỗi sự vật tự nhiên ấy,người ta vẫn có thể cho rằng có một “vật” tự do bí ấn đặc biệt nữa”.Chưa vượt qua tầm nhìn đương đại,Cantơ cũng quan niệm như vậy.Cantơ coi “cái vật tự do bí ân đặc biệt” ở đằng sau mỗi sự vật đó là “cái cân nguyên”, “cái ton tai thực sự”, là “bản chất” của vật chất,-bản chat cua thé giới
Trang 11
c) Dua vao Thuyét dong luc hoc Canto cho rang chinh cai vat tu do bi 4n 6 dang sau su vật chính là cái tao ra “lực vận động” như là một nguyên nhân đầu tiên của vật chất,của vận động-cái tinh thần của tinh thần,-cái đó,tự nó,tồn tại Và canto di đến kếtI luận: rõ ràng là có vật tự do
Cantơ viết: “tôi gọi vật tự nó là khái niệm đang nghỉ ngờ nhưng nó tồn tại khách quan và không thể nhận thức được bằng mọi cách.Khái niêm vật tự nó nghĩa vật cần phải được nhận thức không phải như đói tượng cảm tính mà như vật ton tai tự nó”
Thế giới vật tự nó
Vật tự nó theo quan niệm cua Cantơ có thể hiểu theo ba nghĩa sau:
1 Là vật khách quan, tự nó tồn tại, ở bên ngoài con người, con người không
biết gì về nó
2 Vật tự nó là căn nguyên của thế giới, là cái tồn tại thức sự, là bản chất của thế giới, tinh thần của tỉnh thần
3 Vật tự nó còn ám chỉ những những chuẩn mực, những lý tưởng của mọi
sự hoàn thiện tuyệt đối mà con người không thể đạt tới được, nhưng nó là những
điều mà con người hằng mong ước: Tự do, linh hồn bắt tử, Thượng Đề Đây là lĩnh vực thuộc đối tượng của tín ngưỡng, của niềm tin
Thế giới hiện tượng
Thế giới hiện thực trong lĩnh vực muôn màu muôn vẻ của nó như đất nước, sông núi, cỏ cây, và những quy luật dẫn dắt mọi quá trình của thế giới đó theo Cantơ, là những cái đang tộn tại dưới dạng hình thức (hiện tượng) của thể giới vật
tự nó Thế giới đó biểu hiện ra như chúng ta thấy là do “tác động”thế giới vật tự
nó đến khả năng cảm giác tiên nghiệm của chúng ta, gây nên những biểu tượng, những biểu tượng đó qua kinh nghiệm của chủ thể nhận thức mà xây dựng nên những hình dạng như chúng đang tồn tại trong hiện thực Cantơ viết rằng, “giác tính, bằng khả năng tổng hợp của mình, thông qua các khái niệm hay các phạm trù mà sáng tạo ra giới tự nhiên với các hiện tượng đa dạng, phong phú như nó đang tồn tại Mọi hiện tượng của giới tự nhiên phải chịu sự chi phối của các phạm trù lý tính” Nói cách khác, thế giới hiện tượng này chính là thế giới bề ngoài của thế
giới vật tự nó, là phần biểu hiện “ vật chất” của thế giới tinh thần Lý do vật tự nó là không thể nhận thức được
a) Vào thời đại của Cantơ, nhiều nhà tư tưởng thừa nhận sự ton tại của Thượng Đé, song họ không xác định được một cách thống nhất bản chất và vai trò của Thượng Dé trong thé giới hiện thực Đó là chỗ yếu của cả thần học và triết học duy tâm nói chung đề các nhà vô thằm phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế Để
Trang 12
ctru van tỉnh thần duy tâm, Cantơ đã coi Thượng Đề không phải cái gì khác mà, đó là cái tự do, là linh hồn bắt tử, là vật tự nó - nghĩa là Thượng Đế cái tự nó tồn tại, con người không giải thích được và cũng không thể biết được
b) Cantơ đòi hỏi ở tri thức khoa học va triết học sự hoàn thiện tuyệt đôí: coi đó là tri thức lý tưởng của con người Song, cũg như Hium và Lépnhít, một mặt Camtơ cho rằng, để khoa thực sự ;là khoa học thì nó phải dựa trên tri thức tiến nghiém., nghĩa là tri thức mang tính phổ quát và tất yếu (chân lý) Mặt khác, do chua thoát khỏi quan niệm siêu hình -sự nhìn nhận thế giới một cách tách rời- Cantơ cho rằng mọi sự vận động trong thế giới bên ngoài chúng ta chỉ là sự tồn tại dưới dạng đơn giản nhất, ngẫu nhiên Vậy là ở đây có khả năng mà phải chọn một:
1 Nếu khang dinh,moi tri thức đều là sự phản ánhcác sự vật của khách quan thì phải thì phải thừa nhận mọi khoa học đều chỉ dựa trên nhưỡng tri thức đơn nhất, ngẫu nhiên
2 Nếu đòi hỏi mọi tri thức khoa học đạt đến tính phố quát và tất yếu thì
phải thừa nhận, nguồn gốc của khoa học( triết học) không phải là sự phản ánh thế
giới khách quan ; tri thức đó chính là kết quả của sự sáng tạo của riêng trí tuệ con người
Đứng trước sự lựa chọn trên, Cantơ lập luận: Từ trước tới nay người ta cho rằng, “mọi tri thức của chúng ta đều phải phù hợp với các sự vật( quan điểm nhận
thức luận duy vật-N.V.H) Tuy nhiên, trên thực tế mọi ý đồ thông qua khái niệm để xác lập một cái gì đó tiên nghiệm về các sự vật thì đều thất bại Vì thế, có lẽ,
giải quyết nhiệm vụ cơ bản của triết học sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta xuất phát từ luận điểm:” Các sự vật phải phù hợp với nhận thức của chúng ta” (nhận thức tiên nghiệm duy tâm-N.V.H) Điều này sẽ đáp ứng tốt hơn cái việc mà triết học đòi hỏi là phải có được tri thức tiên nghiệm về vật tự nó”
Như vậy, với ý đồ xây dựng nền tảng tri thức tiên nghiệm của khoa học( triết học), cũng như quan niệm cho rằng mọi tri thức của con người không phải là
sự phản ánh thế giới khách quan, Can tơ đi đến khắng định vật tự nó là không thể
nhận thức được
3.1.1.2 Quan niệm về nhận thức.Kinh nghiệm và tiên nghiệm
Theo Cantơ, con người nhận thức là nhờ kinh nghiệm (“mọi kiến thức đều
bắt đầu từ kinh nghiệm “) Canto phan biệt hai loại kinh nghiệm: Kinh nghiệm thông thườngvà kinh nghiệm khoa học
Kinh nghiệm thông thườnglà kinh nghiệm được hình thành từ những ”sự trải qua” trong cuộc sốngcũng như trong nhận thức nói chung của cá nhân
Trang 13
Kinh nghiệm nhận thức khoa học là kinh nghiệm bậc cao: Kinh nghiệm của tri thức với tư cách là” cơ quan năng động có sẵn khắ năng nhận thức” —tức là ở đó đã có sẵn yếu tố tiên nghiệm Như vậy, đây làkinh nghiệm tiên nghiệm; nó là công cụđề phát hiện cái tiên nghiệm mới
Tiên nghiệm có hai mức độ:
a) Cái có trước kinh nghiệm-ap rio ri
b) Cái siêu nghiệm-tứclà tiên nghiệm đích thực, tiên nghiệm bậc cao Trong siêu nghiệm có tiên nghiệm và hậu nghiệm vứi tư cách là phán đoán tiên nghiệm
Đối tượng của triết học không phải là nghiên cứu bản thân kinh nghiệm mà
chủ yếu là nghiên cứu cái tiên nghiệm và hậu nghiệm — siêu nghiệm.( tức nghiên cứu cái có truớc và có sau kinh nghiệm)
Siêu nghiệm xuất phát từ kinh nghiệm nhưng không phải là kinh nghiệm Nó là sự vượt qua kinh nghiệm thông thường, vượt qua những hiện tượng mà con người nhận biết được bằng các giác quan Những hình ảnh mà giác quan thu được chỉ là những kinh nghiệm thông thường, ít có ý nghĩa trong nhận thức, chúng chỉ
có ý sau khi có được yếu tố tiên thiên
Tiên thiên là cái vốn có của tự nhiên mà thực chất, đó là cái tự do, cái bản
chất của thế giới.ở con người ( vì con người là một bộ phận của tự nhiên) thì tiên
thiên chính là các yếu tố bẩm sinh
Cái tiên nghiệm, siêu nghiệm, tiên thiên như đã phân tích, đo còn là kết quả của sự chuyên hoá trong chủ thể nhận thức, cho nên nó có tính xã hội.Tuy nhiên về nguồn gốc, về bản chất, nó thuộc tự nhiên.Bản tính thiện, bản tính sáng tạo, bản tính vươn tới.Tự do của con người là những cái thuộc tiên thiên, chúng không phải
đợi đến lúc cá nhân có đầy đủ kinh nghiệm mới xuất hiện.Những tư chất ở mỗi cá
nhân, năng khiếu, thiên chức mỗi người, nòi giống đều là những cái thuộc tự nhiên, chúng được phát huy ngay cả khi cá nhân chưa có nhiều kinh nghiệm.Các cảm giác, các hoài cảm, các dục vọng cũng không cần chờ có kinh nghiệm rồi mới có
Nhận thức và khả năng của nhận thức
Con người với tư cách là chủ thể nhận thức có vốn có tri thức tiên nghiệm
nhận thức là việc chủ thể dùng tri thức tiên nghiệm để xem xét sự vật Nguyên tắc nhận thức: Không phải là tri thức của chủ thể phải phù hợp với sự vật, mà sự vật phải phù hợp với tri thức của chủ thể nhận thức
Nhận thức bắt đầu từ khi các sự vật hiện tượng khách quan tác động các
giác quan của con người, gây nên những cảm giác từ toàn bộ những cảm giác đó,
Trang 14
thông qua kinh nghiệm mà chủ thể nhận thức xây dựng nên những hình ảnh, những khái niệm, những phạm trù, những quy luật .Về hiện tượng nói riêng và về thế giới hiện tượng nói chung
Cantơ viết: Nhận thức là do những năng lực nhận thức tạo ra, do hoạt động sáng tạo của chủ thể tạo ra tri thức, tri thức đó tạo ra thế giới hiện tượng và chính nó lại trở lại nhận thức cái do chính mình tạo ra đó
Vậy là thế giới hiện tượng, nói đến cùng, là do kinh nghiệm con người “ xây dựng” — thế giới nằm trong phạm vi của cái chủ quan do chính tri thức của chủ thể nhận thức tạo ra Đến luợt mình con người nhận thức là thế giới hiện tượng này Cho nên Cantơ còn gọi triết học của mình là Hiện tượng luận
Rõ ràng là, giữa thế giới vật tự nó và thế giới hiện tuợng có một hố sâu ngăn
cách mà nhận thức của con người không thể vuợt qua.Trong quá trình nhận thức, tri thức con người ngày càng phong phú, ngày càng sâu sắc Nhưng đó chỉ là tri thức phong phú và sâu sắc về thế giới hiện tượng Về nguyên tắc nhận thức chỉ là nhận thức thế giới hiện tượng Cho nên, tri thức đù có phong phú đến đâu cũng không thể tiếp cận với thế giới vật tự nó Trong khi đó, bản chất của sự vật nói
riêng và của thế giới nói chung là ở vật tự nó, ở thế giới vật tự nó Vậy là, đối với thế giới thì nhận thức là bat kha tri
Trong luận đề về sự tồn tại của vật tự nó thì Cantơ là nhà duy vật, ở đây tính thứ
«
nhất khơng phải là ý thức mà là “ vá ứ zó” Song vật tự nó là bản tính tỉnh thần,
cho nên ông lại là nhà duy tâm Khi nghiên cứu các hình thức và giới hạn của nhận thức, ông cho rằng vật tự nó là siêu nghiệm, không nhận thức được cảm giác là cơ sở của tri thức, nhưng không một loại tri thức nào, dù cao nhất, có thể tiếp cận tới vật tự nó, ông là nhà bat kha tri
3.1.2 Học thuyết về tri thức
Học thuyết về trì thức được Cantơ xây đựng trên cơ sở lý thuyết phán đoán Theo Cantơ, tri thức bao giờ cũng được thể hiện và sinh ra dưới các hình thức phán đoán Phán đoán luôn luôn diễn ra trong một quan hệ nào đó giữa hai khái niệm đóng vai trò của chủ ngữ và tân ngữ Có hai loại quan hệ phán đoán phân tích và phán đoán tổng hợp
Phán đoán phân tích : Trong một số phán đoán, tân ngữ chưa đưa ra được một tri thức mới nào về đối tượng so với tri thức đựoc chứa đựng ở chủ ngữ Thí dụ: “ Chó là động vật có 4 chân ” Đây là mệnh đề phân tích Vì theo Cantơ, bản thân khái niệm “ chó ” đã bao hàm đặc tính của một động vật có 4 chân rỒi ở đây,
Trang 15
tan ngit “4 chan” chi co tac dụng làm rõ nghĩa cho chủ ngit “ cho ’’ Phan doan có tính kinh nghiệm và có tính giải thích
Phán đoán tổng hợp là loại phán đoán mà tân ngữ đã gia tăng cho chủ ngữ một nội dung mới Thí dụ : “ mọi vật đều có quảng tinh’’ Phan đoán này là kết quả của sự khái quát tư duy lý luận Tân ngữ “ quảng tinh ” 1a két quả được khái quát tổng hợp, rút ra từ thực tế của chủ ngữ “ vật” Nó chứng minh rằng mọi vật
đều nằm trong không gian Phán đoán này đúng đối với mọi thời điểm, nó có tính
tiên nghiệm Cantơ còn gọi loại phán đoán naỳ là phán đoán này là phán đoán mở rộng, vì tân ngữ gia tăng cho chủ ngữ một nội dung mới mà trước đó bản thân chủ ngữ chưa có
Cantơ quan niệm phán đốn tơng hợp tiên nghiệm là /oại phán đoán cao nhất của sự nhận thức Và, vì là loại phán đoán cao nhất, cho nên phán đoán tổng hợp tiên nghiệm có ý nghĩa quyết định trong quá trình nhận thức Do đó, vấn đề cơ bản đối với nhiệm vụ Cantơ đặt ra cho triết học lý thuyết của mình như vấn đề cội nguồn của tri thức, các loại tri thức và khả năng của các loại tri thức được tập trung vào vấn đề về khả năng của phán đốn tơng hợp tiên nghiệm trong từng loại tri thức đó Nghĩa là ông đặt vấn đề phải nghiên cứu xem sự phán đoán tổng hợp tiên nghiệm cókhả năng đến đâu trong các loại tri thức và trong nhận thức nói chung
Cantơ đối lập hai loại tri thức : ri thitc han chế và trì thức khoa học.Tri
thức hạn chế xuất phát từ kinh nghiệm, nó không chính xác, chưa hoàn thiện Tri
thức khoa học là tri thức trên kinh nghiệm, có trứơc kinh nghiệm, nó hoàn toàn chính xác và hoàn thiện Đó là tri thức trong /oán học, trong khoa học tự nhiên lý thuyết, và trong siêu hình học
Trong tri thức khoa học, Cantơ chỉ quan tâm ba lĩnh vực : Toán học, khoa học tự nhiên lý thuyết và siêu hình học Vì vậy ông đặt vấn đề nghiên cứu những phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong một tổng thể ba lĩnh vực thể hiện ba cấp độ từ thấp đến cao:
a) Phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong toán học có khả năng đến đâu? b) Phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong khoa học tự nhiên lý thuyết có khả năng đến đâu?
c) Phan đoán tổng hợp tiên nghiệm trong siêu hình học có khả năng đến đâu? Nghiên cứu khả năng phán đốn tơng hợp tiên nghiệm trong tổng thể tri thức khoa học và triết học đó, Cantơ gọi là “ nghiên cứu tiên nghiệm ”’, còn học thuyết mà Cantơ xây dựng nên nhằm giải đáp cho sự nghiên cứu đó, ông gọi là chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm.Nhiệm vụ của triết học Cantơ là phê phán các triết học cũ,
Trang 16
xay dung mot triết học mới, cho nên triết học của ông là “ Triết học duy tâm tiên nghiệm phê phán ”
Ba lĩnh vực thể hiện trong ba cấp độ tri thức nói trên,theo Cantơ, là tương ứng với ba cấp độ hay ba năng lực nhận thức cơ bản của con người là /ực giác cảm tỉnh, giác tính phân tích, và lý tính
3.1.3 Trực giác cảm tính Khả năng phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong toán học
Cấp độ đầu tiên của quá trình nhận thức, theo Cantơ, gắn liền với lý thuyết về không gian và thời gian
Không phải là sự vật hiện tượng tồn tại một các khách qua trong không gian và thời gian, khái niệm không gian và thời gian được hình thành nhờ cảm tính chủ quan xác định khi có sự vật tồn tại và được lĩnh hội
Như vậy - thời gian xuất hiện là do cảm giác chủ quan Nhưng cái gây nên cảm giác chủ quan và chính cảm giác đó lại ở bên ngoài, cho nên không gian và là cái có trước kinh nghiệm, là điều kiện cho mọi kinh nghiệm có thể xảy ra chúng là những khái niệm tiên thiên Không gian là hình thức bên ngoài của kinh nghiệm cảm tính tiên nghiệm
Hình thức nhận thức cảm tính theo Cantơ chính là cấp độ phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong toán học, không gian thời gian là nền tảng cho toán học Theo Cantơ, các biểu tuợng không gian là cơ sở của tri thức hình học : Thời gian là biểu tượng của tri thức số học và đại số
3.1.4 Giác tính phân tích (hay phân tích tiên nghiệm) Khả năng nhận
thức của khoa học tự nhiên |ý thuyết
Trong cấp độ thứ nhất của nhận thức, theo Cantơ, do những sự vật khách quan tác động đến giác quan của chúng ta mà xuất hiện những cảm giác lộn xộn Những cảm giác lộn xộn đó được trực giác cảm tính đưa vào trật tự không gian thời gian, trở thành các tri giác Những tri giác đó còn mang tính chủ quan của cá thể Để chúng trở thành kinh nghiệm tức trở thành một cái gì đó khách quan hơn thì nhận thức phải bước lên hình thức cao hơn — giác tính
Tư duy sử dụng khái niệm phạm trù là tư duy của giác tính phân tích Đây là loại hoạt động tư duy khoa học, nó có nhiệm vụ quy tụ các tri giác đa dạng biến các tri giác cảm tính thành những tri thức khách quan được mọi người thừa nhận
Để làm được điều đó, trước hết giác tính phải xây dựng một hệ (hồng các
phạm trù
Trang 17
Cantơ nêu lên 12 phạm trù, chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm 3 phạm trù, Những phạm trù đó là : Các phạm trù Lượng : thông nhất, đa dạng chih thé Các phạm trù Chát : hiện thực, phủ định, giới hạn Các phạm trù Quan hệ : cỗ định và tồn tại độc lập Quan hệ nhân quả và phụ thuộc, tiếp xúc
Các phạm trù tình thái: khả năng, tồn tại, tắt yêu
Ở hệ thống phạm trù đó, trong mỗi nhóm và giữa các nhóm phạm trù dù chưa có sư tương tác biện chứng thực sự, song về hình thức đã có được các tố của các mối quan hệ, ràng buộc có tính biên chứng Mỗi nhóm được sắp xếp theo trình
tự : chính đề — phản đề — hợp đề Giữa 4 khối có mối liên hệ bên ngoài bên trong, chiều hướng cách thức
Cantơ cho đây là những phạm trù cơ bản để từ đó triển khai ra những phạm trù mới, đáp ứng đòi hỏi của khoa học và hoạt động của con người Bởi vì, Cantơ
viết : “ đối với tôi, điều quan trọng khong phảilà đưa ra một hệ thống đầy đủ các phạm trù, mà chỉ là sự đầy đủ có tính nguyên lý của hệ thống”
Nhưng các phạm trù mới chỉ đơn thuần lànhững hình thức của tư tưởng
chưa bao chứa một nội dung nào cả Vì thế, để có nội dung và trở thành tri thức
các phạm trù phải được vận dụng vào kinh nghiệm cảm tính Cantơ coi nhiệm vụ cơ bản ở đây là dùng phép phán đoán tiên nghiệm các phạm trù, tức vận dụng chúng vào kinh nghiệm quy tụ các tư liệu cảm tính đa dạng dưới sự thống nhất của khái niệm, và bằng cách khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy cảm và duy lý trước đây
Cantơ kết luận : Không một hình thức cảm tính trực giác nào, không một phạm trù khoa học nào, thậm chí không một loại tri thức nào dù cao đến đâu, lại có thể xác định được, với tới được thế giới khách quan Giới tự nhiên với tư cách
là đối tượng của tri thức phổ biến và tất yếu từ phía các hình thức của tri thức được xây dựng nên bằng chính tri thức của chúng ta Chứng ta chỉ nhận thức thé
giới đó Nhận thức của khoa học tự nhiên lý thuyết cũng chỉ nằm trong khuôn khổ tri thức đó mà thôi
3.1.5 Lý tính ( hay biện chứng tiên nghiệm ) Về khả năng của siêu hình học Vấn đề cơ bản thứ ba trong triết học phê phán của Cantơ là vấn đề khả năng phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong siêu hình học, tức là trong triết học tự biện Đây cũng chính là vấn đề về năng lực biện chứng tiên nghiệm
Luật tương phản ( antinomi)
Trang 18
Lý tính con người luôn khao khát vươn tới lĩnh vực vật tự nó để đạt tới tri thức tuyệt đối Song quá trình vươn tới tri thức đó luôn luôn nấy sinh những mâu thuẫn, những nghịch lý( antinomi)
Cantơ khẳng định có 4 antinomi cơ bản của lý tính Mỗi antinomi được kết cấu từ 2 luận đề đối lập : Dĩ nhiên, học thuyết antinomi của Cantơ có nhiều hạn chế Ông chỉ thừa nhận mâu thuẫn trong tư tưởng của con người, chưa thấy mâu thuẫn luôn luôn tồn tại trong thế giới tự nhiên Các atinomi đó chưa hoàn toàn là những mâu thuẫn biện chứng, vì giữa các chính đề và phản đề của chúng chưa có sự thống nhất và chuyển hoá lã nhau Giải quyết mâu thuẫn cũng không phải chỉ dừng lại ở việc phân tích từng mặt đối lập rồi kết luận đúng sai như ông đã làm Trên thực tế, quá trình nây sinh và giả quyết mâu thuẫn là động lực thúc đẩy sự vật phát triển
Tuy nhiên, học thuyết biện chứng tiên nghiệm bao hàm nhiều tư tưởng tích cực Ông thấy antinomi là bản chất của lý tính con nguời chứ không phải những lỗi lôgic thông thường Cantơ là người đầu tiên tìm cách bao quat toàn bộ những
nguyên lý tư duy đối lập nhau của thời đại trên quan niệm thống nhất, vạch ra
những vấn đề còn bỏ ngỏ trong các vấn đề về bản chất của tư duy Hêghen đánh giá rằng “ việc tìm ra các antinnomi cần đươc xem như một thành tựu rất quan trọng của nhận thức, bởi bằng việc đó vận động biện chứng của tư duy duoc đề cao””
3.2 Triết học thực tiễn
Nếu triết học lý thuyết nghiên cứu khả năng nhận thức của con người, thì triết học thực tiễn nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của con người nhằm giải
đáp vấn đề “ tôi cần phải làm gì? '”
Nếu nhận thức của con người chỉ đừng lại ở giới hạn hiện tượng luận, thừa nhận vật tự nó là bất khả tri, thì trong hoạt động thực tiễn của mình, con người vẫn thường xuyên tác động đến các sự vật xung quanh ta, không chỉ nhận thức thế giới hiện tượng mà còn luôn hướng tới, vươn tới thế giới vật tự nó như là đối tượng hoạt động của mình
Chính điều đó làm cho Cantơ thấy quan hệ giữa triết học lý thuyết và triết
học thực tiễn trở nên hết sức phức tạp Một mặt, ông muốn xây dựng một hệ thống triết học thực tiễn thực sự khoa học Mặt khác, “ thực tién’’ theo Canto, vé co ban độc lập với quá trình nhận thức của con người Bản thân thực tiễn cũng được Cantơ hiểu theo hiều nghĩa Theo nghĩa hẹp, đó là toàn bộ các hoạt động chính trị, pháp quyền, văn hoá của con người Mặc dầu thiếu xót của Cantơ trong lĩnh vực
Trang 19
này là ở chỗ, hoạt động thực tiễn sản xuất vật chất hầu như chưa được ông quan tâm
3.2.1 Đạo đức học của Canto
Xuất phát từ tư tưởng khắng định sự độc lập của nhân cách đạo đức với học thức và giáo dục của Rutxo, Cantơ cho rằng, các nguyên lý đạo đức là độc lập với mọi lĩnh vực hoạt động khác của con người Nếu trong triết học lý thuyết, cảm giác là nguồn gốc duy nhất của tri thức, của giác tính với các phạm trù và quy luật của hiện tượng luận, thì ở đây, lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên
€
tắc và chuẩn mực đạo đức Trong lĩnh vực này, “ các nguyên lý cảm tính nói chung không thích hợp đề có thể từ đó người ta xây dựng nên các quy luật đạo đức Nguyên lý đạo đức cơ bản của nhà sáng lập ra triết học cổ điển Đức là làm theo yêu cầu của lý trí, cái mà Cantơ gọi là “ mệnh lệnh tuyệt đối '' Mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi người ta phải hành động như thế nào đó để những hành vicủa
mình phù hợp với một pháp chế — phô biến : Mỗi người hãy hành động tới mức tối
đa sao cho điều đó được đưa vào cơ sở pháp chế phổ biến'”
Theo Cantơ, chỉ có hành động nào của con người phù hợp với mệnh lệnh tuyệt đối nói trên mới được coi là hành động có đạo đức Cụ thể,một mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi hoạt động của con người phải tuân theo các quy tắc sau:
-_ Mỗi người đều có quyền và cần phải hành động theo điều kiện và ý muốn sao cho ai cũng lam được như thế
-_ Mỗi người đều có quyền và cần cho phép người khác cũng có được quyền
như thế, đồng thời tạo điều kiện dé họ thực hiện được quyền đó
-_ Mỗi người điều có quyền và cần phải ngăn chặn những người khác hành động trái với mệnh lệnh tuyệt đối trong khả năng có thể làm được
Phạm trù trung tâm của đạo đức học của Cantơ là Tự do Hai mạt mâu thuẫn trong con người của đạo đức theo quan niệm của Rútxô được Cantơ giải quyết bằng cách ông chuyển cái đạo đức trong tình cảm, lương tâm thành mệnh lệnh của lý trí Cái lý trí mà ông hiểu là có sức mạnh từ bên ngoài Thực chât, sự vươn tới đạo đức của cpn người đối với Cantơ chính là khát vọng vươn tới Tự do - hiểu theo con người vươn tới các ý niệm phổ quát và tất yêu cũng như theo nghĩa con người vươn tới lý tưởng cao đẹp của mình
Ngay từ cuối thời kỳ Tiền phê phán, Cantơ đã hình thành tư tưởng chia lý
tính ra những thành tố khác nhau, tư đó hình thành các bộ phận khác nhau trong triết học Bất kỳ một triết học nào theo ông cũng hoặc là triết học lý thuyết hoặc là
triết học thực tiễn Triết học lý thuyết là ly luận về nhận thức và từ đó tim ra
Trang 20
nguyén tắc nhận thức Triết học thực tiễn là lý luận về phẩm hạnh và tim ra nguyên tắc vươn tới phẩm hạnh — sự lựa chọn Tự do Sự khác nhau giữa hai loại triết học đó là do ở đối tượng của chúng Đối tượng của triết học lý thuyết chủ yếu
là thế giới hiện tượng, của triết học thực tiễn là hành vi tự do và phẩm hạnh tự do
— vươn tới vật tự nó
Tự do như vậy có thể hiểu theo ba cấp độ:
1 là khả năng tiên nghiệm đặc biệt cho phép giới tính hoạt động độc lập đối với các quy luật tất yếu của tự nhiên trong lĩnh vực hiện luận
2 Là cái tồn tại một cách tương đối trong lĩnh vực hiện tượng luận, nơi ma mọi cái điều diễn ra một cách tất yếu
3 Tự đo với tư cách là cái thuộc lĩnh vực vật tự nó Nếu trong lĩnh vực hiện
tượng luận, tự đo chỉ là tương đối thì trong lĩnh vực vật tự nó tự do là tuyệt đối
Tóm lại, đạo đức học của Cantơ tuy có nhiều điểm duy tâm, không mang vì tính phi lịch sử phi giai cấp cũng như thiếu cơ sở thực nghiệm nhưng nó chữa đựng nhiều tang nhân đạo sâu sắc Đối lập với những quan niệm ích kỷ, thực dụng, hẹp hòi, nó là sự kết tỉnh những giá trị đạo đức chugcủa loài người trong
lịch sử, đồng thời thể hiện những khát vọng của giai cấp tư sản ở Đức cuối thế kỷ
XVIII dau thé ky XIX nham giải phóng con người khỏi gông cùm của chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới, đem lại tự do và hạnh phúc cho loài người 3.2.2 Quan niệm về lịch sử, xã hội, pháp quyền
Các lĩnh vực lịch sử, xã hội pháp quyền của con người được Cantơ coi lĩnh vực đạo đức học ứng dụng ; vì theo ông, con người vơi tư cách là chủ thể đạo đức tích cực được thể hiện trong lĩnh vực đó
Các quan niệm về lịch sử, xã hôi, pháp quyền của Cantơ, một mặt có ý nghĩa triết học và xã hội to lớn, mặt khác nó mang tinh hai mặt và mâu thuẫn
Chịu ảnh hưởng của các nhà cách mạng tư sả pháp, Cantơ cụ thể hoá mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học thành theo yêu cầu chung ở mọi lĩnh vực thực
tiễn: chính tri, xã hôi Mỗi người hãy hành đông sao cho tự do của bạn phải tồn tại
cùng với tự đo của tất cả mọi người
Quan niệm về lịch sử, xã hội:Lịch sử, theo Cantơ là phương thức ton tại của loài người mà cụ thể là của từng cá nhân như một chủ thé lịch sử chính vì vậy tập trung cao ở lịch sử xã hội Một mặt, lịch sử là quá trình mà ở đó, bằng hoạt động của chính mình, con người ngay càng phát triển bản chấtvà khả năng của mình ;
mặt khác, đây là lĩnh vực dé con người thê hiện mục đích và lý tang đạo đức Cho
nên, tiến trình lịch sử nhân loại là sự tiếp tục cho quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên, nó diễn ra theo hướngngày càng tiến bộ và hoàn thiện, nó gạt bỏ dần những
Trang 21
cản trở và đi ngược lại nd Cach mang tu san phap 1a mét bang ching dién hinh vé
điều đó : Nó tiêu diệt ché độ chuyên chế bất công mở đường cho xã hội tiến lên
một bước mới
Quan niệm về nhà nước, pháp quyền: Theo Cantơ, nhà nước là công cụ liên kết mọi thành viên của nó vào khuôn khổ pháp luật, nhằm giám sát và bảo đảm sự tự do và bình đẳng cho mọi công dân Sự hình thành nhà nước một mặt là do khế
ước mặt khác đó là sự hình thành có tính tat yếu, do yêu cầu xã hội yêu cầu — con người đòi hỏi Theo Cantơ nói đến nhà nước là nói đến nhà nước pháp quyền nhân
dân tập hợp lại đề thực hiện tự do và bình dang Canto con cho rang: Chế độ cog
hoà là chế độ phù hợp nhất với nhu cầu phat trié của xã hội, nhằm mục đích vì
hạnh phúc con người
Quan niệm về quyền sở hữu và bình đắng: Phát triển quan điểm tư sản về xã hội, Cantơ bảo vệ chế độ tư hữu và cố gắng củng có nó bằng những lập luận theo kiểu tư sản : Sự tồn tại của xã hội tư sản là có tính tiên thiên, tính tự nhiên và đo đó nó có tính bất khả xâm phạm Ông chứng minh rằng, quyền tư hữu tài sản là có
nguồn gốc tiên thiên đo đó nó là vĩnh cửu, phố biến và tuyệt đối câng thiết
Cantơ cũng nêu lên tư tưởng độc đáo và sâu sắc về quyền bình đẳng của con
người Bình đẳng không phải là về tài năng mà là về cơ hội để phát triển và áp
dụng tài năng ông cũng xác định là có quyền độc lập của người công dân Nhưng quyền độc lập đó được ông hiểu theo kiểu cá nhân chủ nghĩa vốn có trong xã hội tư sản
Cantơ chia nhân dân trong xã hội ra hai loại nguời: Người công dân và người chỉ có quốc tịch Người chỉ có quốc tịch không hề có một quyền thông thường nào trong xã hội Người lao động thuộc loại người này
Quan niện về hoà bình về chiến tranh : Trong cuốn “Về hoà bình vĩnh viễn 1975 Canto kéu goi tat cả các dân tộc hãy thiết lập mối quan hệ hoà bình hữu nghị Ông phê phán các thế lực phản động ở Tây âu cuối thế kỷ XVIII đang liên kết chống cách mạng tư sản Pháp Theo Cantơ, các cuộc chiến tranh nhiều khi phá hoại chuẩn mực đạo đức con người Ơng khẳng định “khơng cần có bất kỳ một cuộc chiến tranh nào cả.” cho nên ông kêu gọi tất cả các quốc gia trên hành tinh hãy đoàn kết xây dựng một “liên bang" tất cả các dân tộc trong khi vẫn đảm bảo
cho mỗi dân tộc được độc lập và tự do về chính trị Xây dựng một thế giới hoà
bình và hữu nghị theo những lý tang nhân đạo cao cả phải được coi là mục đích cap đẹp nhất.Song ông lại thấy rằng việc thực hiện mục đích đó trong tình hình hiện tại có tính chất là một nghĩa vụ luân lý luôn là một nghĩa vụ lịch sử cụ thể
Trang 22
Với những tư tang nêu trên Cantơ thự sự là người đặt nền móng cho nhiều quan niệm duy vật lịch sử sau này cla Mac —Engen
3.2.3 Mỹ học và quan điểm triết học về con người và tương lai loài người Mặc dù có mâu thuẫn, có tính chủ quan và tính hình thức của nó, mỹ học của Cantơ vẫn là một sự đề xuất mới với những ý tưởng sâu sắc và độc đáo, là một bước tiến rất quan trong trong sự phat triển tư tưởng thẩm mỹ Lý thuyết về thiên tài nghệ thuật mặc dù dựa trên cơ sở duy tâm chủ nghĩa, nhưng về mặt nhận thức luận lại quan trọng ở chỗ nó bác bỏ xu hướng tĩnh quan đặc tính của lý thuyết sao chép tự nhiên Xu hướng chủ yếu trong phếp phân tích cái đẹp thuần khiết là xu hướng hình thức, nhưng phép phân tích ấy cũng vạch rõ chỗ khác nhau giữa chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm nói về timnhs tất yếu và tính phổ biến của phê phán thẩm mỹ - với xu hướng tương đối chủ nghĩa của cảm giác luận duy tâm chủ quan Với lý thuyết về cái đẹp nương tựa -cái cao cả chứng tỏ trong chừng mực nào đó, Cantơ đã tiến sát tới quan niệm biện chứng và những phạm trù thâm mỹ và mối liên hệ lẫn nhau giữa những yếu tố khách quan và cgủ quan trong những
khái niệm thâm mỹ
Cũng như các nhà tư tưởng khác Cantơ muốn trả lời câu hỏi: Con người từ đâu đến và nó sẽ đi về đâu? cái gì đang đợi nó?và nó sẽ đi tơi tương lai như nthế nào
Đối với chúng ta khog ai chờ đón chỉ ở một cá nhân lại có thể trả lời được câu hỏi lớn lao của cả loài người Điều quan trọng là những vấn đề đã được nhà triết học nêu lên Cantơ đã đi sâu vào các quan hệ con người không chỉ từ khía cạnh nhận thức luận mà cá khiá cạnh bản thể luận, làm rã quan hệ tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hộ trong con người Nếu Cantơ chưa giải quyết được những vấn đề đó tì chỉ là vì ông chưa giải quyết được chúng trên cơ sở lý luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử một cách triệt dé
Ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu con người của Cantơ là ở chỗ, Cantơ
đã: Thứ nhất, quan tâm đặc biệt tới những điều kiện tự nhiên — vật chất của sự nảy sinh và sự phát triển xã hội ; Thứ hai, Xây dựng học thuyết về vai trò của tính mâu
thuẫn xã hộivà tính đối kháng như là động lực của tiến trình lịch sử;Thứ ba, tin vào tiến bộ xã hội và thắng lợi của các yếu tố đạo đức trong con người; thứ tư, xem mục đích của lịch sử là xây dựng một xã hội công bằng và con người phát
triển hài hoà
Các qua điểm của Cantơ về tiến trình lịch sử là một trong những bứoc tiễn lớn lao trên con đường loài người xây dựng lý thuyết duy vật -Biện chúng về sự
phat trié
Trang 23
C KET LUAN
Giá trị lớn lao trước hết của triết học Cantơ là nó đã đặt ra một loạt vấn đề căn bản của nhận thức luận, về phương pháp biện chứng,về nguồn gốc của những khái niện và các phạm trù lôgíc chủ yếu và vị trí của chúng trong tư duy khoa học cũng như trong quá trình nhận thức
Cantơ cũng đã đề xuất nhiều tư tưởng có ý nghĩa quan trong trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, pháp quyền, những vấn đề tôn giáo, chiến tranh và hoà bình Trên con đường tim tòi đó Cantơ đã đư ra nhiều tư tưởg mới mẻ có ý nghĩa vạch thời đại
Đóng góp quan trọng của Cantơ là đã phát ra được bức tranh của quá trình nhận thức qua ba giai đoạn từ thấp đến cao Công lao của Cantơ là đã khăng định tính phố biến của các cặp phạm trù tìm ra những yếu tố của mối liên hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù đó, Cantơ là một trong những người đầu tiên trong lịch sử triết học đặt ra ván đề mâu thuẫn trong nhận thức luận giải vân đề đó theo
tinh thần biện chứng
Ý tưởng nhân đạo của triết học Cantơ cho đến hôm nay vẫn còn nguyên tính chất thời sự No cho ta phương pháp nhìn nhận t ương lai để đấu tranh chống lại chủ nghĩa phi nhân đạo của thuyết vị khoa học-kỹ thuật hiện đại: chống lại quan niệm tách biệt mâu thuẫn và đối lập giữa tiến bộ khoa học -công nghệ với tiến bộ xã hội loài người; và ý ghĩa lớn lao nhất có tính quyết định có tính nhân loại bao trùm nhất là nó cho ta thấy rằng, ý nghĩa cuộc sống con người không phải là cải gì trừu tượng mà là thực tiễn cụ thế ; hơn nữa, không chỉ là cụ thể của hiện tại mà còn của tương lai, của những khả năng
2 Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Lịch sử Triết học, Bùi Thanh Quất, Vũ Tình, NXB GDHN 2001 - Giáo trình Lịch sử Triết học, Học viện Báo chí tuyên truyền - Khoa Triết học xuất bản năm 1998 - Lịch sử triết học, tập 1,2,3 - NXB Tư tưởng văn hoá Hà Nội 1992 - LKant các tác phẩm gồm VI tập Maxcova 1963 - 1966
- V.F.Axmut Mỹ học I.Kant - NXB nghệ thuật Maxcơva 1962 - A.A Karapetian Phân tích phương pháp triết học I.Kant erevan 1958 - Triết học I.Kant và thời đại Maxcơva 1974
Trang 24
- Triết học cổ điển Đức, NXB sự thật Hà Nội 1963 MỤC LỤC A Lời nói đầu: 1 Lý do chọn đề tài 2 Tài liệu tham khảo B Nội dung
I Khái quát về tiền đề ra đời và đặc điểm cúa triết học cổ điển Đức
1.1 Tiền đề xuất hiện triết học cổ điển Đức
1.2 Đặc điểm của triết học cổ điển Đức II Vai nét về cuộc đời và sự nghiệp cúa I.kant
2.1 Thời kỳ tiền phê phán và những tư tưởng triết học khoa học tự nhiên
2.2 Thời kỳ phê phán và những quan điểm triết học cơ bản
2.2.1 Bước ngoặt trong quan điểm triết học và thế giới quan 2.2.2 Bản chất, nhiệm vụ, chức năng của triết học
HI Nội dung cơ bản cúa triết hoc canto 3.1 Triết học nhận thức:
3.1.1 Thuyết hai thế giới và quan niệm về nhận thức
3.1.1.1 Thuyết hai thế giới:
3.1.1.2 Quan niệm về nhận thức.Kinh nghiệm và tiên nghiệm 3.1.2 Học thuyết về tri thức Trang ernst FWY WN ¬ —¬ —¬ — — — — — — \Ð mè + + ©› ĐC 21 3.1.3 Trực giác cảm tính Khả năng phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong 22 toán học
Trang 25
3.1.5 Lý tính (hay biện chứng tiên nghiệm) Về khả năng của siêu hình học
3.2 Triết học thực tiễn
3.2.1 Đạo đức học của Cantơ
3.2.2 Quan niệm về lịch sử, xã hội, pháp quyền
3.2.3 Mỹ học và quan điểm triết học về con người và tương lai loài người C Kết luận
A LỜI NÓI ĐÀU
Vào thời mình, F.Engen đã từng nói: “ Một dân tộc đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể có tư duy lý luận”, nhưng tu duy lý luận ấy “ cần phải được hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào
khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước ” vì “ triết học là sự tổng kết
lịch sử tư duy ” (Hêghen) Mặt khác vì lịch sử phát triển của tư duy được tổng kết trong lịch sử triết học, nên chính lịch sử triết học là cơ sở để hình thành phép biện chứng
Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư
tưởng Tây Âu và thế giới cuối thé ky XVIII - đầu thế ký XIX Đây là đỉnh cao của thời kỳ triết học cô điển phương Tây, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới triết học hiện đại triết học cổ điển Đức vì vậy, trở thành một trong ba nguồn góc hình thành
chủ nghĩa Mác — nguồn gốc triết học (cùng với kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp) Triết học Cantơ khởi xướng một phong trào lưu
triết học mới — triết học duy tâm phê phán tiên nghiệm để tiếp đó, Phíchtơ Seu —
ing tiép tục tìm tòi mở rộng, đến Hêghen nó phát triển thành một hệ thống triết
học duy tâm biện chứng và Phoiơ bắc đã kết thúc triết học cổ điển Đức với chủ
nghĩa duy vật nhân bản của mình Triết học Cantơ là một hiện tượng hết sức phức
tạp Cantơ là người đầu tiên có ý đồ và đã được thực hiện ý đồ tổng kết toàn bộ tri
thức Triết học trong lịch sử tư tưởng loài người Trên tinh thần phê phán, Cantơ đã phê phán các hệ thống triết học trước đó, gạn lọc kế thừa và phát triển những yếu
tố mà ông cho là đúng giá trị, từ đó xây dựng một hệ thống triết học riêng theo
một mẫu mực mới - Triết học vạn năng
1 Lý do chọn đề tài:
Trang 26
Imanuen Canto (Imanuel Kant) la một trong những nhà triết học vĩ đại của lịch sử tư duy phương Tây trước Mác Triết học Cantơ “là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại, những hạn chế trong triết học của ông không làm lu mờ công lao đó của triết hoc triét hoc Canto”
Triết học Cantơ có vị trí quan trọng trong triết học cổ điển Đức Cantơ có vị trí quan trọng trong triết học trong triết học cô điển Đức Triết học Cantơ đi vào
rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nêu lên những lý tưởng mới lạ, trừu tượng và
hết sức khó hiểu Chính vì vậy cho đến nay đù đã nhiều công trình nghiên cứu về Cantơ, song không phải những công trình đó đã đi sâu cặn kẽ vào hết các ý tưởng của Cantơ không phải ai cũng hiểu nó một cách hoàn toàn giống nhau
Tìm hiểu về triết học của Cantơ em muốn đi sâu nghiên cứu một cách khái quát về hệ thống triết học của Cantơ, nghiên cứu về triết học thực tiễn, triết học nhận thức về cuộc đời và sự nghiệp của ông
Do quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót, cũng như kiến thức và tài liệu chưa được đầy đủ em mong được sự góp ý và chỉnh sửa và bổ sung của Thầy đề bài viết được thực sự hoàn chỉnh hơn
B NÓI DUNG
I KHAI QUAT VE TIEN DE RA DOI VA DAC DIEM CUA TRIET HOC CO DIEN DUC
1.1 Tién dé xuat hién triét hoc co dién Dite
Vao cudi thé ky XVIII, Tây Âu đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã
hội mới, khẳng định phương thức sản xuất TBCN, đưa giai cấp tư sản lên địa vị thống trị.Các cuộc cách mạng xã hội thế kỷ XVII - XVIII mở đường cho sự phát triển các tư tưởng xã hội tiến bộ, đây đến cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 -
1794)
Cách mạng công nghiệp Anh khăng định sức mạnh của con người trong nhận thức thế giới, cùng với cách mạng tư sản Pháp thể hiện khả năng cải tao thé giới, làm rung chuyển cả châu Âu, đánh dấu sự mở đầu của cách mạng công nghiệp
Hai cuộc cách mạng tiêu biểu đó ảnh hưởng rộng lớn đến phong trào giải
phóng ở các nước châu Âu chống chủ nghĩa phong kiến, phát triển hệ tư tưởng tư sản - hệ tư tưởng mới và tiến bộ trong lịch sử Các nhà tư tưởng tư sản đòi hỏi phải trả lại cho con người những cái mà hệ tư tưởng phong kiến đang phủ nhận Quyền tự do, bình đẳng, quyền sở hữu riêng của mỗi cá nhân và quyền mưu cầu
Trang 27
hạnh phúc Hệ tư tưởng tư sản tuyên bố: con người là thực thể tối cao, con người phải vươn tới trí tuệ và tự do, phải thực hiện tiến bộ xã hội và hạnh phúc cho con người
Tuy nhiên về mặt chính trị, chủ nghĩa phong kiến chưa bị tiêu vong hoàn toàn Ở những nước mà kinh tế TBCN chưa thẻ thực hiện việc cải tạo cách mạng tư sản, lực lượng phong kiến vẫn nắm chính quyền và không chịu phân quyền cho giai cấp còn non yếu Sự phục hồi chế độ quân chủ nửa phong kiến Buốcbông ở Pháp, Hội nghị viên ở Áo thống nhất các lực lượng quân chủ - phong kiến toàn châu Âu Chứng tỏ lực lượng phong kiến vẫn đang còn mạnh và đang chuẩn bị phản công lại giai cấp tư sản
Giai cấp tư sản cảm nhận được khả năng thất bại của mình không chỉ từ sự phản công của thế lực phong kiến mà cả từ phía quần chúng bị áp bức, những người mà sự khẳng định của CNTB cang làm cho đời sống của họ tồi tệ hơn Ngay từ những cuộc cách mạng tư sản trước đó trong “đắng cấp thứ ba” này xuất hiện
những mâu thuẫn và giờ đây chúng trở thành mâu thuẫn đối kháng
Tình hình đó dẫn đến trong hệ tư tưởng tư sản khuynh hướng thoả hiệp với các lực lượng phong kiến lại tăng lên, các thể chế phong kiến đến lượt mình lại thích nghỉ với trật tự tư sản và trong phạm vi đáng kế được tưu sản hoá Những mâu thuẫn và thoả hiệp có biểu hiện rõ nhất ở nước Đức, nơi mà có sự phát triển
của CNTB bị cản trở bởi điều kiện kinh tế và chính trị của nó
Trong thời kỳ đó, nếu nước Anh nhờ cách mạng tư sản và bước ngoặt công nghiệp mà trở thành quốc gia tư bản lớn mạnh nhất, và ở Pháp nhờ kết quả của cách mạng tư sản Pháp 1789, giai cấp tư sản đã tiêu diệt chủ nghĩa phong kiến, tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa thì ở nước Đức hãy còn là một nước nửa phong kiến bị phân hoá cả về kinh tế lẫn chính trị Những tàn tích của chế độ nông nô, chế độ phường hội, chúa đất, sự tồn tại của nhiều quốc gia nhỏ bé phụ thuộc lẫn nhau với các thể chế chính trị phản động , không chỉ kìm hãm sự phát triển mà còn làm tăng thêm mức độ lạc hậu của nước Đức so với các nước đã phát triển quan hệ TBCN
F Enghen nhận xét rằng: đó là “thời kỳ nhục nhã về mặt chính trị và xã hội” “Mọi thứ đều nát bét lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, tham chi chang con
tới một tia hy vọng chuyển biến tốt lên vì dân tộc, thậm chí không còn đủ sức vứt
bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi”
Nhưng đồng thời Enghen cũng viết rằng “thời kỳ nhục nhã” đó lại mang một nét đặc biệt rất đáng tự hào: Đó là thời kỳ vĩ đại trong lịch sử văn hoá, nghệ
thuật và triết học Đức, mỗi tác phâm xuất chúng của thời đại đó đều thắm đượm
Trang 28tinh than phê phán, phản kháng, chống lại chế độ xã hội đương thời Tỉnh thần đó
tràn đầy trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, triết học của: G.G.Heeđe (1744 - 1803), G.F.Léxinh (1729 - 1791), G.F.Sinlơ (1759 - 1805), LF.G.Phichto (1762 - 1814), S.V.Selling (1775 - 1854), G.V.F.Hêghen (1730 - 1831), Lutvich Phoiobac (1804 - 1872) các đại biểu lỗi lạc của triết học cổ điển Đức
ở Đức cũng như ở Pháp, cách mạng đã chuẩn bị tư tưởng cho cách mạng tư sản Nhưng khác với các nhà tư tưởng Pháp, các nhà triết học Đức không đồng thời là các nhà hoạt động cách mạng Không như P.H.Hônbach (1723 - 1789), R.Điđirô và các nhà hoạt động khác ở thời kỳ khai sáng, các nhà triết học Đức là những nhà duy tâm Điều đó được phản ánh trong sự bắt lực tiến hành một cuộc cách mạng chống lại trật tự phong kiến, và cuối cùng thể hiện ở sự thoả hiệp của họ Các học thuyết triết học duy tâm của các nhà triết học cổ điển Đức không thể làm tiền đề cho sự cải tạo tư sản nước Đức, theo mong muốn mà tuyên ngôn của họ đã nêu, tự do, trí tuệ, hạnh phúc và quyền con người
Mác gọi triết học Cantơ là học thuyết Đức của cách mạng tư sản Pháp Định nghĩa đó cũng hoàn toàn đúng với triết học Phíchtơ, Sêling, Hêghen
Học thuyết của các nhà triết học Đức về sự phát triển đã gián tiếp hoặc trực tiếp chống lại các lực lượng phong kiến phản động V.I.Lênin viết: “lòng tin của Hêghen vào lý tính của con người và vào quyền lợi của con người và nguyên lý cơ bản của triết học Hêghen cho rằng trong thế giới luôn diễn ra một quá trình liên tiếp biến hoá và phát triển , ngay cả cuộc đấu tranh chống hiện trạng, cuộc đấu tranh chống bắt công đang tồn tại và chống điều ác tung hoành cũng bắt rễ từ quy luật phố biến là sự phát triển không ngừng”
Song các học thuyết đó không biến thành cách mạng được, nó duy tâm và yếu hèn Tính chất duy tâm và tinh thần yếu hèn đó đã dẫn đến những hạn chế trong triết học cô điển Đức
Hạn chế của nnó là ở chỗ, các nhà triết học Đức hiểu sự phát triển như một quá trình tỉnh thần, một quá trình tự thức tỉnh và sự phát triển của lý tính Cách
hiểu đó đã xóa nhoà bản chất vật chất của sự cải tạo xã hội hiện thực và về lý thuyết nó biện hộ cho sự thoả hiệp chính trị với các thế lực phong kiến của giai
cấp tư sản
Vấn đề dặt ra là tại sao các nhà duy tâm tư sản yếu hèn trong điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém của nước Đức lại làm nên những thành tựu vĩ đại trong triết học
Trang 29
Lich sử tư tưởng chứng minh rằng, các học thuyết tư tưởng tiến bộ có thé nảy sinh trong lòng một nước có trình độ kinh tế lạc hậu hơn nếu biết tiếp thu thành tựu mọi mặt của các nước tiến bộ khác
ở Pháp vào thế ký XVIII nền kinh tế kém phát triển hơn ở Anh, song lại
hình thành chủ nghĩa duy vật: Hônbach, R.Điđro Chính vì chủ nghĩa duy vật Pháp dựa trên những thành tựu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII ở Đức tình hình cũng tương tự Triết học cổ điển Đức dựa trên những thành tựu triết học của các nước phát triển châu Âu, nó tiếp thu được tư tưởng giải phóng tư tưởng cách mạng của các nhà duy vật cách mạng Pháp
Những tiền đề cho sự phát triển thế giới quan biện chứng đối với lịch sử
nhân loại và sự khái quát lý thuyết phép biện chứng của các nhà duy tâm Đức là: bước ngoặt kinh tế - xã hội có tính chất thời đại của Anh, bước ngoặt tư tưởng xã hội có tính lịch sử thế giới của cách mạng tư sản Pháp, sự kế thừa truyền thống triết học biện chứng Đức và đặc biệt là những thành tựu của khoa học tự nhiên
Những bậc tiền bối của triết học cổ điển Đức là nhà triết học - toán học Pháp R.Điđro, nhà vật lý học Anh I.Niutơn, C.Vônphơ Các học thuyết của họ chứa đựng những tư tưởng biện chứng sâu sắc
Khoa học tự nhiên lúc này với những phát minh xuất sắc đã vạch rõ tính biện chứng của quá trình tự nhiên, thúc đây việc xây dựng phép biện chứng
Những thành tựu đó phản ánh vào trong tư tưởng, trong những học thuyết của các nhà triết học cổ điển Đức và là những tiền đề cho những tư tưởng biện chứng thiên tài của họ Những thành tựu đó chứng tỏ khoa học tự nhiên đã chín muôi cho sự tông kết biện chứng, nó cần xây dựng một phương pháp tư duy và khảo sát mới - phương pháp biện chứng đề có thể phản ánh đầy đủ những quy luật tự nhiên khách quan Nếu ở thế kỷ XVII những nhà khoa học bắt đầu từ Bêcơn, Galilê, xây dựng một cách tự phát phương pháp siêu hình cho nhận thức khoa học
thì ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, các nhà triết học Đức đã bắt đầu xây dựng
phương pháp biện chứng cho khoa học Nhưng sự thực hiển nhiên đó trong triết học cổ điển Đức chưa tiến hành triệt đẻ, nó vẫn là triết học đầy mâu thuẫn trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm xa lạ với tỉnh thần duy vật càng xa lạ với biện chứng duy vật khoa học
1.2 Đặc điểm của triết học cỗ điễn Đức
Thành tựu và cống hiến
Tuy có những hạn chế trong lĩnh vực chính trị - xã hội nhưng thành tựu của
triết học cỗ điển Đức thật là vĩ đại
Trang 30
Triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình lịch sử nhân loại, nó đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người Khắc phục triết học truyền thống phương Tây Nó coi con người là chủ thể hoạt động như là vấn đề nền tảng, xuất phát điểm của một vấn đề triết học
Kế tục tư tưởng triết học cô đại (Xôcrat cho triết học là sự tự ý thức của con người về chính bản thân mình) và phục hưng (coi con người là trung tâm) Cantơ
lần đầu tiên hiểu con người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt
động của mình, khang định hoạt động thực tiễn cao hơn lý luận Hêghen phát triển thêm tư tưởng này và coi bản thân lịch sử phươn thức tồn tại của con người, mỗi cá nhân hoàn tàon làm chủ vận mệnh của mình Ông khẳng định: con người là sản
phẩm của một thời đại lịch sử nhất là định vì vậy nó mang bản chất xã hội
Trước những thành tựu khổng lồ của kinh tế - xã hội, khoa học - văn hoá Các nhà triết học cổ điển Đức từ Cantơ đến Hêghen đều đề cao sức mạnh trí tuệ và khả năng hoạt động cảu con người Tuy nhiên, khi nhắn mạnh sức mạnh của con người họ đã rơi vào cực đoan, họ đã thần thánh hoá con người, coi con người là
chúa tế tự nhiên, bản thân giới tự nhiên nhiều chỗ cũng được họ luận giải như kết
quả hoạt động của con người
Tuy vậy phải thấy một trong những thành tựu to lớn của triết học cổ điển Đức là nó khẳng định rang tư duy và ý thức chỉ có thê phát triển trong chừng mực
con người nhận thức và cải tạo thế giới Con người là chủ thể, đồng thời là kết qua
của toàn bộ nền văn minh do chính mình tạo ra, nghiên cứu tiến trình lịch sử nhân loại cũng như toàn bộ mối quan hệ con người - tự nhiên như một quá trình phát triển biện chứng
Tuy từ lập trường duy tâm, các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, lôgic biện chứng, học thuyết về các quá trình phát triển, mà tìm tòi lớn nhất trong tất cả cá tìm tòi của họ đó là phép biện chứng
Với cách nhìn tổng quát và phương pháp biện chứng, các nhà triết học cô
điển Đức có ý đồ hệ thống hoá toàn bộ tri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt
được Tiếp thu tỉnh hoa của siêu hình học thế kỷ XVIII trong việc phát triển tư duy lý luận và hệ thống hoá toàn bộ tri thức loài người, Cantơ và Hêghen có ý đồ xây dựng một hệ thống triết học vạn năng làm nền tảng cho thế giới quan của con người, khôi phục lại các quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học
Phải nói rằng: triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chat trong
lịch sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỷ XVIII đầu thé ky XIX Day là đỉnh
Trang 31
cao của thời kỳ triết học cô điển ở phương Tây, đồng thời nó ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại
Mặt hạn chế:
Hạn chế chung nhất trong thế giới quan của các nhà triết học cô điển Đức thể hiện rõ mâu thuẫn giữa tính cách mạng - khoa học về tư tưởng với tính bảo thủ
về lập trường chính trị - xã hội hầu hết các nhà triết học thời kỳ này đều xây dựng
được hệ thống triết học chứa đựng những tư tưởng khoa học lớn có tính vạch thời đại, đặc biệt là triết học Cantơ và Hêghen Nhưng họ lại không dám tiến hành,
thực hiện những cuộc cải cách, bảo vệ chính thể Nhà nước Phổ phong kiến
Chủ nghĩa duy tâm thần bí, phía trước và bên cạnh các nhà triết học cô điển
Đức là một dòng triết học duy vật, đặc biệt là tư tưởng duy vật của các nhà triết
học khai sáng Song các nhà triết học cô điển Đức thấy rằng: từ quan điểm duy
vật, người ta không thể giải thích được thế giới Bản chất của thế giới theo họ là
tinh thần, do vậy chỉ có thể giải quyết được những vấn đề cảu thế giới bằng tinh thần Họ đã từ thế giới tỉnh thần xây dựng nên những hệ thống triết học duy tâm,
thần bí
Triết học trừu tượng tách rời hiện thực, triết học cổ điển Đức đưa ra được những tư tưởng tiến bộ, chống chế độ xã hội cũ nhưng đó chỉ là những tư tưởng, nó không đi vào chính trị xã hội và hoạt động cách mạng mà chỉ là những hệ thống triết lý trừu tượng ở bên trên
Nếu các nhà tư tưởng pháp tiến hành cách mạng trong thực tiễn, công khai chống lại Nhà nước và giáo hội thì các nhà triết học cổ điển Đức chỉ suy nghĩ về nó trong tư tưởng, không giám công khai chống lại thực tại đó Họ là các giáo sư chính thức trong các trường Đại học của vương quốc Phỏ, do sợ hãi hiện thực cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản, tư tưởng cách mạng của họ đã phải phủ ngoài triết học cảu mình một lớp vỏ thần bí duy tâm tự biện, nặng nề, xa rời hiện thực
I VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA IMANUEN CANTO
IL.kant là người sáng lập ra triết học cổ điển Đức Ông sinh ngày 22 - 04 - 1724 và lớn lên trong một gia đình trung lưu gốc Scétlen tai Kenitbec, một thành phố cổ vùng Đông - Bắc nước Phổ trước đây Mùa thu năm 1740 ông vào học khoa triết học trường đại học Kenítbec Ở đây ông được trang bị không chỉ triết học mà cả khoa học tự nhiên Ngay từ những năm trong trường đại học ông đã rất quan tâm và có năng khiếu về các môn toán học và vật lý học và cơ học, vũ trụ học
Trang 32
Nam 1770, ông trở thành giáo sư và là Giám đốc trường Đại học Kennitbéc Năm 1775, ông nhận học viện Tiến sỹ triết học với luận văn: “Lịch sử tự nhiên và lý thuyết về thiên hà”
Cantơ không hề ra khỏi thành phố quê hương quá 60 đặm và suốt đời độc
thân ông mắt ngày 12 tháng 4 năm 1804
Ở trường đại học Kenitbéc, Cantơ giảng một loạt các môn học: Siêu hình học (triết học) và lôgíc học, toán học và cơ học, vật lý học và địa chất học, nhân loại học và lịch sử tự nhiên đại cương Ông còn giảng cả vũ trụ học, địa vật lý, nhân chủng học Cũng ở đây, Cantơ đã tập trung toàn bộ sức lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ mà cả cuộc đời ông đã dặt ra cho mình là xây dựng một hệ thống triết học mới Nhiều công trình khao học tự nhiên và triết học của ông đã ra đời, nâng ông lên vị trí một trong những học giả uyên bác nhất thời đó Những học thuyết của ông thống trị tư tưởng khao học và triết học tư sản TK XIX Ông đã để lại cho nhân loại một trong những hệ thống triết học độc đáo và sâu sắc nhất
Quá trình phát triển triết học của Cantơ diễn ra qua hai thời kỳ Thời kỳ I: Từ năm 1770 trở về trước
Thời kỳ 2: Từ năm 1770 đến cuối đời
Bởi nhiệm vụ triết học trong thời kỳ 2 đo Cantơ đặt ra là phê phán (các hệ thống triết học trước đó) nên thời kỳ này được gọi là thời kỳ phê phán Còn thời kỳ I, tư tưởng phê phán chưa rõ ràng nên được gọi là thời kỳ tiền phê phán
2.1 Thời kỳ tiền phê phán và những tư tướng triết học khoa học tự nhiên Thời kỳ 1, Cantơ đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực mà ông đang giảng dạy và nghiên cứu trong trường Đại học nhưng chủ yếu tập trung vào triết học tự nhiên Nghiên cứu những vấn đề trong lĩnh vực triết học tự nhiên Cantơ xuất phát từ niềm tin cho rằng: Triết học với tư cách là một khoa học lý thuyết tự biện có thé ly giải được mà không cần đến kinh nghiệm.Thời kỳ này, với những thành công trong khoa học ông là người lạc quan, tin tưởng vào khả năng nhận thức thế giới của con người Trong thời kỳ này Cantơ viết một khối lượng lớn các công trình về triết học, khoa học tự nhiên Đặc điểm rõ rệt trong các công trình này là những tư tưởng triết học và khoa học tự nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau Ở nhiều ngành khoa học tự nhiên, nơi mà Cantơ bỏ công nghiên cứu, ông đều đề xuất được những ý tưởng có gia tri
Trong vật lý học, khi phát triển các tư tưởng về sự vận động, về lực hấp dẫn của các nhà toán học, vật lý học và cơ học, Cantơ đã luận giải sâu hơn lý thuyết về sự vận động và đứng im
Trang 33
Trong sinh học, Cantơ đã đề xuất tư tưởng phân loại động vật theo nguồn gốc riêng của từng loại, cơ sở của sự phân loại là dựa vào các nhóm gen của chúng
Trong nhân loại hoc, Cantơ đề xuất tư tưởng về lịch sử tự nhiên của loài người ở đây ông lý giải sự hình thành và sự phát triển của loài người qua các giai đoạn mông muội, văn minh và hiện đại
Khác với Niutơn, Cantơ đã thử ứng dụng các nguyên tắc của khoa học tự
nhiên hiện đại vào việc giải thích không chỉ kết cấu của hệ thống Mặt trời cho giai
đoạn hiện tại, mà còn giải thích sự nảy sinh của hệ thống đó 2.2 Thời kỳ phê phán và những quan điểm triết hoc co ban
Nếu ở thời kỳ tiền phê phán, Cantơ nghiên cứu triết học khoa học tự nhiên thì sang thời kỳ phê phán ông chú ý những vấn đề xã hội con người, nếu trước đây ông thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới thì bây giờ ông lại cho rằng con người không nhận thức được thế giới, trước đây ông là người đề cao trí tuệ thì nay ông lại đề cao tín ngưỡng
Về nhận thức luận,Cantơ luôn luôn bác lại những nhà duy vật kinh nghiệm chủ nghĩa, những nhà cho rằng trí tuệ của chúng ta có được là nhờ kinh nghiệm, nhờ kinh nghiệm mà ta nhận thức được thế giới.Ngược lại,Cantơ cho rằng, trí tuệ là một cơ quan năng động có sẵn khả năng hiểu biết -trí tuệ tiên nghiệm, chúng ta nhận thức thế giới có hiệu quả chính là bằng trí tuệ tiên nghiệm đó
Từ năm 1770 về sau, Cantơ đã đặt ra nhiệm vụ cho bản thân mình là phải xây dựng một hệ thống triết học theo quan điểm duy tâm phê phán tiên nghiệm,Hệ thống triết học đó được Cantơ trình bày chủ yếu trong bộ ba tác phẩm :
Phê phán lý tính thuần tuý (1781) Phê phán lý tính thực tiễn (1788)
Phê phán năng lực phán đoán (1790)
III NOI DUNG CO BAN CUA TRIET HOC CANTO 3.1 Triét hoc lý luận:
Triết học lý luận của Cantơ đề cập đến những vấn đề nhận thức luận và logíc học với mục đích xây dựng một nền tảngthế giới quan mới cho con người,xác định giới hạn và đối tượng của tri thức con người,hay theo cách đặt vấn
đè của cantơ là giải đáp vấn đề /ôi có thể biết được cdi gì?
Triết học nhận thức chủ yếu là xây dựng lý thuyết tiên nghiệm; tri thức và khả năng (giới hạn) của các loại tri thức
Trang 34
3.1.1 Thuyết hai thế giới và quan niêm về nhận thức
>
Tiền đề cho bộ ba tác phâm “#rié học phê phán ” của Cantơ là thuyết hai
thế giới : Thể giới vật tự nó (Ding and Sich) và thé gidi hién tượng (fonomen)
3.1.1.1 Thuyết hai thế giới:
Cơ sở tư tưởng của sự hình thành quan niệm “vật tư do”
a) Vấn đề quan hệ giữa tư tưởng và hiện thực vẫn luôn là vấn đề phức tạp, nó như một câu hỏi treo trước nhà triết học.Trong khi các nhà khoa học và triết học chưa có ý kiến thống nhất,khoa học và thần họpc đối lập nhau trong việc giải quyết vấn đề đó thì Cantơ nghiêng về phía cho rằng hiện thực và tư tưởng là hai lĩnh vực khác nhau, không liên quan đến nhau
b) “Do hạn chế về khoa học, Engen nhận định sự hiểu biết của loài người về thế giới cho đến nay vẫn còn quá vụn vặt, mơ hồ,đến nới đằng sau mỗi sự vật tự nhiên ấy,người ta vẫn có thể cho rằng có một “vật” tự do bí ấn đặc biệt nữa”.Chưa vượt qua tầm nhìn đương đại,Cantơ cũng quan niệm như vậy.Cantơ coi “cái vật tự do bí ân đặc biệt” ở đằng sau mỗi sự vật đó là “cái cân nguyên”, “cái tồn tại thực sự”, là “bản chất” của vật chất,-bản chất cua thế gidi
c) Dựa vào Thuyết động luc học Cantơ cho rằng chính cái vật tự đo bí ân ở đằng sau sự vật chính là cái tao ra “lực vận động” như là một nguyên nhân đầu tiên của vật chất,của vận động-cái tinh thần cua tinh than,-cai đó,tự nó,tồn tại Và canto di đến kếtI luận: rõ ràng là có vật tự do
Cantơ viết: “tôi gọi vật tự nó là khái niệm đang nghỉ ngờ nhưng nó tồn tại khách quan và không thể nhận thức được bằng mọi cách.Khái niêm vật tự nó nghĩa vật cần phải được nhận thức không phải như đói tượng cảm tính mà như vật ton tại tự nó”
Thế giới vật tự nó
Vật tự nó theo quan niệm cua Cantơ có thể hiểu theo ba nghĩa sau:
1 Là vật khách quan, tự nó tồn tại, ở bên ngoài con người, con người không
biết gì về nó
2 Vật tự nó là căn nguyên của thế giới, là cái tồn tại thức sự, là bản chất của thế giới, tinh thần của tinh thần
3 Vật tự nó còn ám chỉ những những chuẩn mực, những lý tưởng của mọi sự hoàn thiện tuyệt đối mà con người không thể đạt tới được, nhưng nó là những điều mà con người hằng mong ước: Tự do, linh hồn bắt tử, Thượng Đề Đây là lĩnh vực thuộc đối tượng của tín ngưỡng, của niềm tin
Thế giới hiện tượng
Trang 35
Thé giới hiện thực trong lĩnh vực muôn màu muôn vẻ của nó như đất nước, sông núi, cỏ cây, và những quy luật dẫn dắt mọi quá trình của thế giới đó theo Cantơ, là những cái đang tộn tại dưới dạng hình thức (hiện tượng) của thể giới vật
tự nó Thế giới đó biểu hiện ra như chúng ta thấy là do “tác động thế giới vật tự
nó đến khả năng cảm giác tiên nghiệm của chúng ta, gây nên những biểu tượng, những biểu tượng đó qua kinh nghiệm của chủ thể nhận thức mà xây dựng nên những hình dạng như chúng đang tồn tại trong hiện thực Cantơ viết rằng, “giác tính, bằng khá năng tổng hợp của mình, thông qua các khái niệm hay các phạm trù mà sáng tạo ra giới tự nhiên với các hiện tượng đa dạng, phong phú như nó đang tồn tại Mọi hiện tượng của giới tự nhiên phải chịu sự chỉ phối của các phạm trù lý
tính” Nói cách khác, thế giới hiện tượng này chính là thế giới bề ngoài của thế giới vật tự nó, là phần biểu hiện “ vật chất” của thế giới tinh thần
Lý đo vật tự nó là không thể nhận thức được
a) Vào thời đại của Cantơ, nhiều nhà tư tưởng thừa nhận sự tỒn tại của Thượng Đé, song họ không xác định được một cách thống nhất bản chất và vai trò của Thượng Dé trong thé giới hiện thực Đó là chỗ yếu của cả thần học và triết học duy tâm nói chung để các nhà vô thầm phủ nhận sự tồn tại của Thượng Dé Dé
cứu vn tỉnh thần duy tâm, Cantơ đã coi Thượng Đề không phải cái gì khác mà, đó là cái tự đo, là linh hồn bat tử, là vật tự nó - nghĩa là Thượng Đề cái tự nó tồn tại,
con người không giải thích được và cũng không thể biết được
b) Cantơ đòi hỏi ở tri thức khoa học và triết học sự hoàn thiện tuyệt đôi: coI đó là tri thức lý tưởng của con người Song, cũg như Hium và Lépnhít, một mặt Camtơ cho rằng, để khoa thực sự ;là khoa học thì nó phải dựa trên tri thức tiến nghiệm., nghĩa là tri thức mang tính phổ quát và tất yếu (chân lý) Mặt khác, đo chua thoát khỏi quan niệm siêu hình -sự nhìn nhận thế giới một cách tách rời- Cantơ cho rằng mọi sự vận động trong thế giới bên ngoài chúng ta chỉ là sự tồn tại dưới dạng đơn giản nhất, ngẫu nhiên Vậy là ở đây có khả năng mà phải chọn một:
1 Nếu khẳng định,mọi tri thức đều là sự phản ánhcác sự vật của khách quan
thì phải thì phải thừa nhận mọi khoa học đều chỉ dựa trên nhưỡng tri thức đơn nhất, ngẫu nhiên
2 Nếu đòi hỏi mọi tri thức khoa học đạt đến tính phổ quát và tất yếu thì
phải thừa nhận, nguồn gốc của khoa học( triết học) không phải là sự phản ánh thế giới khách quan ; tri thức đó chính là kết quả của sự sáng tạo của riêng trí tuệ con ngudi
Đứng trước sự lựa chọn trên, Cantơ lập luận: Từ trước tới nay người ta cho rằng, “mọi tri thức của chúng ta đều phải phù hợp với các sự vật( quan điểm nhận
Trang 36
thức luận duy vật-N.V.H) Tuy nhiên, trên thực tế mọi ý đồ thông qua khái niệm để xác lập một cái gì đó tiên nghiệm về các sự vật thì đều thất bại Vì thế, có lẽ, giải quyết nhiệm vụ cơ bản của triết học sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta xuất phát từ luận điểm:” Các sự vật phải phù hợp với nhận thức của chúng ta” (nhận thức tiên nghiệm duy tâm-N.V.H) Điều này sẽ đáp ứng tốt hơn cái việc mà triết học đòi hỏi là phải có được tri thức tiên nghiệm về vật tự nó”
Như vậy, với ý đồ xây dựng nền tảng tri thức tiên nghiệm của khoa học(
triết học), cũng như quan niệm cho rằng mọi tri thức của con người không phải là sự phản ánh thế giới khách quan, Can tơ đi đến khắng định vật tự nó là không thể nhận thức được
3.1.1.2 Quan niệm về nhận thức.Kinh nghiệm và tiên nghiệm
Theo Cantơ, con người nhận thức là nhờ kinh nghiệm (“mọi kiến thức đều
bắt đầu từ kinh nghiệm “) Cantơ phân biệt hai loại kinh nghiệm: Kinh nghiệm
thông thườngvà kinh nghiệm khoa học
Kinh nghiệm thông thườnglà kinh nghiệm được hình thành từ những ”sự trải qua” trong cuộc sốngcũng như trong nhận thức nói chung của cá nhân
Kinh nghiệm nhận thức khoa học là kinh nghiệm bậc cao: Kinh nghiệm của tri thức với tư cách là” cơ quan năng động có sẵn khắ năng nhận thức” -tức là ở đó đã có sẵn yếu tố tiên nghiệm Như vậy, đây làkinh nghiệm tiên nghiệm; nó là công cụđề phát hiện cái tiên nghiệm mới
Tiên nghiệm có hai mức độ:
a) Cái có trước kinh nghiém-ap rio ri
b) Cái siêu nghiệm-tứclà tiên nghiệm đích thực, tiên nghiệm bậc cao Trong siêu nghiệm có tiên nghiệm và hậu nghiệm vứi tư cách là phán đoán tiên nghiệm
Đối tượng của triết học không phải là nghiên cứu bản thân kinh nghiệm mà chủ yếu là nghiên cứu cái tiên nghiệm và hậu nghiệm — siêu nghiệm.( tức nghiên cứu cái có trước và có sau kinh nghiệm)
Siêu nghiệm xuất phát từ kinh nghiệm nhưng không phải là kinh nghiệm Nó là sự vượt qua kinh nghiệm thông thường, vượt qua những hiện tượng mà con người nhận biết được bằng các giác quan Những hình ảnh mà giác quan thu được chỉ là những kinh nghiệm thông thường, ít có ý nghĩa trong nhận thức, chúng chỉ
có ý sau khi có được yếu tố tiên thiên
Tiên thiên là cái vốn có của tự nhiên mà thực chất, đó là cái tự do, cái bản
chất của thế giới.ở con người ( vì con người là một bộ phận của tự nhiên) thì tiên
thiên chính là các yêu tố bẩm sinh
Trang 37
Cái tiên nghiệm, siêu nghiệm, tiên thiên như đã phân tích, do còn là kết quả của sự chuyên hoá trong chủ thể nhận thức, cho nên nó có tính xã hội.Tuy nhiên về nguồn gốc, về bản chất, nó thuộc tự nhiên Bản tính thiện, bản tính sáng tạo, bản tính vươn tới.Tự do của con người là những cái thuộc tiên thiên, chúng không phải đợi đến lúc cá nhân có đầy đủ kinh nghiệm mới xuất hiện.Những tư chất ở mỗi cá nhân, năng khiếu, thiên chức mỗi người, nòi giống đều là những cái thuộc tự nhiên, chúng được phát huy ngay cả khi cá nhân chưa có nhiều kinh nghiệm.Các cảm giác, các hoài cảm, các duc vong, cting khong cần chờ có kinh nghiệm rồi mới có
Nhận thức và khả năng của nhận thức
Con người với tư cách là chủ thể nhận thức có vốn có tri thức tiên nghiệm nhận thức là việc chủ thể dùng tri thức tiên nghiệm để xem xét sự vật Nguyên tắc nhận thức: Không phải là tri thức của chủ thể phải phù hợp với sự vật, mà sự vật phải phù hợp với tri thức của chủ thể nhận thức
Nhận thức bắt đầu từ khi các sự vật hiện tượng khách quan tác động các giác quan của con người, gây nên những cảm giác từ toàn bộ những cảm giác đó, thông qua kinh nghiệm mà chủ thể nhận thức xây dựng nên những hình ảnh, những khái niệm, những phạm trù, những quy luật .Về hiện tượng nói riêng và về thế giới hiện tượng nói chung
Cantơ viết: Nhận thức là do những năng lực nhận thức tạo ra, do hoạt động sáng tạo của chủ thể tạo ra tri thức, tri thức đó tạo ra thế giới hiện tượng và chính nó lại trở lại nhận thức cái do chính mình tạo ra đó
Vậy là thế giới hiện tượng, nói đến cùng, là do kinh nghiệm con người “ xây
dựng” — thế giới nằm trong phạm vi của cái chủ quan do chính tri thức của chủ thể nhận thức tạo ra Đến luợt mình con người nhận thức là thế giới hiện tượng này Cho nên Cantơ còn gọi triết học của mình là Hiện tượng luận
Rõ ràng là, giữa thế giới vật tự nó và thế giới hiện tuợng có một hồ sâu ngăn cách mà nhận thức của con người không thể vuợt qua.Trong quá trình nhận thức, tri thức con người ngày càng phong phú, ngày càng sâu sắc Nhưng đó chỉ là tri thức phong phú và sâu sắc về thế giới hiện tượng Về nguyên tắc nhận thức chỉ là nhận thức thế giới hiện tượng Cho nên, tri thức đù có phong phú đến đâu cũng không thể tiếp cận với thế giới vật tự nó Trong khi đó, bản chất của sự vật nói
riêng và của thế giới nói chung là ở vật tự nó, ở thế giới vật tự nó Vậy là, đối với thế giới thì nhận thức là bat kha tri
Trang 38
Trong luận đề về sự tồn tại của vật tự nó thì Cantơ là nhà duy vật, ở đây tính thứ
«
nhất không phải là ý thức mà là “ vá tw nd” Song vật tự nó là bản tính tinh than, cho nên ông lại là nhà duy tâm Khi nghiên cứu các hình thức và giới hạn của nhận thức, ông cho rằng vật tự nó là siêu nghiệm, không nhận thức được cảm giác là cơ sở của tri thức, nhưng không một loại tri thức nào, dù cao nhất, có thể tiếp cận tới vật tự nó, ông là nhà bat kha tri
3.1.2 Học thuyết về tri thức
Học thuyết về trí thức được Cantơ xây dựng trên cơ sở lý thuyết phán đoán Theo Cantơ, tri thức bao giờ cũng được thể hiện và sinh ra dưới các hình thức phán đốn Phán đốn ln luôn diễn ra trong một quan hệ nào đó giữa hai khái niệm đóng vai trò của chủ ngữ và tân ngữ Có hai loại quan hệ phán đoán phân tích và phán đoán tổng hợp
Phán đoán phân tích : Trong một số phán đoán, tân ngữ chưa đưa ra được một tri thức mới nào về đối tượng so với tri thức đựoc chứa đựng ở chủ ngữ Thí dụ: “ Chó là động vật có 4 chân” Đây là mệnh đề phân tích Vì theo Cantơ, bản thân khái niệm “ chó ” đã bao hàm đặc tính của một động vật có 4 chân rồi ở đây, tân ngữ “4 chân ” chỉ có tác dụng làm rõ nghĩa cho chủ ngữ “ chó '' Phán đoán có tính kinh nghiệm và có tính giải thích
Phán đoán tổng hợp là loại phán đoán mà tân ngữ đã gia tăng cho chủ ngữ một nội dung mới Thí dụ : “ mọi vật đều có quảng tinh’’ Phan đoán này là kết quả của sự khái quát tư duy lý luận Tân ngữ “ quảng tính ’”’ là kết quả được khái quát tổng hợp, rút ra từ thực tế của chủ ngữ “ vật” Nó chứng minh rằng mọi vật đều nằm trong khơng gian Phán đốn này đúng đối với mọi thời điểm, nó có tính tiên nghiệm Canto con gọi loại phán đoán nay là phán đoán này là phán đoán mở rộng, vì tân ngữ gia tăng cho chủ ngữ một nội dung mới mà trước đó bản thân chủ ngữ chưa có
Canto quan niém phán đoán tổng hợp tiên nghiệm là /oại phán đoán cao
nhất của sự nhận thức Và, vì là loại phán đoán cao nhất, cho nên phán đoán tổng
hợp tiên nghiệm có ý nghĩa quyết định trong quá trình nhận thức Do đó, vấn đề cơ
bản đối với nhiệm vụ Cantơ đặt ra cho triết học lý thuyết của mình như vấn đề cội
nguồn của tri thức, các loại tri thức và khả năng của các loại tri thức được tập trung vào vấn đề về khả năng của phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong từng loại tri thức đó Nghĩa là ông đặt vẫn đề phải nghiên cứu xem sự phán đốn tơng hợp tiên nghiệm cókhả năng đến đâu trong các loại tri thức và trong nhận thức nói chung
Trang 39
Canto đối lập hai loại tri thức : Ør¡ /hức hạn chế và trì thức khoa học.Tri thức hạn chế xuất phát từ kinh nghiệm, nó không chính xác, chưa hoàn thiện Tri thức khoa học là tri thức trên kinh nghiệm, có trứơc kinh nghiệm, nó hoàn toàn chính xác và hoàn thiện Đó là tri thức trong oán học, trong khoa học tự nhiên lý thuyết, và trong siêu hình học
Trong tri thức khoa học, Cantơ chỉ quan tâm ba lĩnh vực : Toán học, khoa
học tự nhiên lý thuyết và siêu hình học Vì vậy ông đặt vấn đề nghiên cứu những
phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong một tổng thé ba lĩnh vực thể hiện ba cấp độ từ thấp đến cao:
a) Phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong toán học có khả năng đến đâu? b) Phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong khoa học tự nhiên lý thuyết có khả năng đến đâu?
c) Phán đốn tơng hợp tiên nghiệm trong siêu hình học có khả năng đến đâu? Nghiên cứu khả năng phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong tổng thể tri thức khoa học và triết học đó, Cantơ gọi là “ nghiên cứu tiên nghiệm °°, còn học thuyết mà Cantơ xây dựng nên nhằm giải đáp cho sự nghiên cứu đó, ông gọi là chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm.Nhiệm vụ của triết học Cantơ là phê phán các triết học cũ,
xây dựng một triết học mới, cho nên triết học của ông là “ 7riếr học đuy tâm tiên
nghiệm phê phán ”
Ba lĩnh vực thể hiện trong ba cấp độ tri thức nói trên,theo Cantơ, là tương ứng với ba cấp độ hay ba năng lực nhận thức cơ bản của con người là /rực giác cảm tính, giác tính phân tích, và lÿ tính
3.1.3 Trực giác cảm tính Khả năng phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong toán học
Cấp độ đầu tiên của quá trình nhận thức, theo Cantơ, gắn liền với lý thuyết về không gian và thời gian
Không phải là sự vật hiện tượng tồn tại một các khách qua trong không gian và thời gian, khái niệm không gian và thời gian được hình thành nhờ cảm tính chủ quan xác định khi có sự vật tồn tại và được lĩnh hội
Như vậy - thời gian xuất hiện là do cảm giác chủ quan Nhưng cái gây nên cảm giác chủ quan và chính cảm giác đó lại ở bên ngoài, cho nên không gian và là cái có trước kinh nghiệm, là điều kiện cho mọi kinh nghiệm có thể xảy ra chúng là những khái niệm tiên thiên Không gian là hình thức bên ngoài của kinh nghiệm cảm tính tiên nghiệm
Trang 40
Hình thức nhận thức cảm tính theo Cantơ chính là cấp độ phán đoán tổng hợp tiên nghiệm trong toán học, không gian thời gian là nền tảng cho toán học Theo Cantơ, các biểu tuợng không gian là cơ sở của tri thức hình học : Thời gian là biểu tượng của tri thức số học và đại số
3.1.4 Giác tính phân tích (hay phân tích tiên nghiệm) Khả năng nhận thức của khoa học tự nhiên lý thuyết
Trong cấp độ thứ nhất của nhận thức, theo Cantơ, do những sự vật khách quan tác động đến giác quan của chúng ta mà xuất hiện những cảm giác lộn xôn Những cảm giác lộn xộn đó được trực giác cảm tính đưa vào trật tự không gian thời gian, trở thành các tri giác Những tri giác đó còn mang tính chủ quan của cá thể Để chúng trở thành kinh nghiệm tức trở thành một cái gì đó khách quan hơn thì nhận thức phải bước lên hình thức cao hơn — giác tính
Tư duy sử dụng khái niệm phạm trù là tư duy của giác tính phân tích Đây là loại hoạt động tư duy khoa học, nó có nhiệm vụ quy tụ các tri giác đa đạng biến các tri giác cảm tính thành những tri thức khách quan được mọi người thừa nhận
Để làm được điều đó, trước hết giác tính phải xây dựng một hệ (hồng các phạm trù Cantơ nêu lên 12 phạm trù, chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm 3 phạm trù, Những phạm trù đó là : Các phạm trù Lượng : thông nhất, da dang chih thé Các phạm trù Cñhát : hiện thực, phủ định, giới hạn Các phạm trù Quan hệ : cố định và tồn tại độc lập Quan hệ nhân quả và phụ thuộc, tiếp xúc
Các phạm trù tình thái: khả năng, ton tai, tat yếu
Ở hệ thống phạm trù đó, trong mỗi nhóm và giữa các nhóm phạm trù dù chưa có sư tương tác biện chứng thực sự, song về hình thức đã có được các tố của các mối quan hệ, ràng buộc có tính biên chứng Mỗi nhóm được sắp xếp theo trình
tự : chính đề — phản đề — hợp đề Giữa 4 khối có mối liên hệ bên ngoài bên trong, chiều hướng cách thức
Cantơ cho đây là những phạm trù cơ bản để từ đó triển khai ra những phạm trù mới, đáp ứng đòi hỏi của khoa học và hoạt động của con người Bởi vì, Cantơ viết : “ đối với tôi, điều quan trọng khong phảilà đưa ra một hệ thống đầy đủ các phạm trù, mà chỉ là sự đầy đủ có tính nguyên lý của hệ thống”
Nhưng các phạm trù mới chỉ đơn thuần lànhững hình thức của tư tưởng chưa bao chứa một nội dung nào cả Vì thế, để có nội dung và trở thành tri thức các phạm trù phải được vận dụng vào kinh nghiệm cảm tính Cantơ coi nhiệm vụ