1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam và chương trình hành động từ nay tới năm 2000 và 2005

12 244 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 9,51 MB

Nội dung

Trang 1

HO! NGHI NGANH THONG TIN - TU LIEU KH&CN

CHIEN LUGC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ở VIỆT NAM VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TU NAY TOI NAM 2000 VA 2005

PTS Ta BG Hung’

Lời mở đầu

Nhằm triển khai Nghị quyết 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng CS Việt Nam, khoá 8 về Khoa học và công nghệ; trong khuôn khổ Đề án Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2020, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã hình thành một nhóm nghiên cứu và soạn thảo Chiến lược tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam Bản dự thảo Chiến lược bao gồm 5 phần cơ bản:

- Đánh giá thực trạng công tác thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam - Xu thế phát triển công tác thông tin KHCN trong khu vực và trên thế giới - Chiến lược phát triển công tác thông tin KHCN ở Việt Nam

- Chương trình hành động thơng tin KHCN từ nay đến năm 2000 và 2005 - Các đề xuất và kiến nghị

Đây là một cơng trình khoa học tập thể được tiến hành theo phương pháp luận

chung của Ban chỉ đạo Quốc gia Đề án "Xây dựng chiến lược phát triển KH&CN

Việt Nam đến năm 2020"

Thay mặt nhóm nghiên cứu và soạn thảo chiến lược, trong báo cáo này chúng

tơi chỉ tập trung trình bày 2 nội dung cơ bản của bản thân Chiến lược tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hố và hiện đại hoá và Chương trình hành động từ nay tới năm 2000 và 2005

Phần I Chiến luợc tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam

1 Đặc điểm nhu cầu thông tin KHCN trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiên

dai hoa

Nhu cầu thông tin khoa học và công nghệ ở nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp

hố và hiện đại hoá được đặc trưng bởi những đặc điểm sau đây:

- Tính định hướng vĩ mô được xác định trên cơ sở các định hướng chiến lược do Đảng và Nhà nước hoạch định cũng như các chiến lược, chính sách, lộ trình và

—' Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu KH&CN Quốc gio

Trang 2

HỘI NGHỊ NGÀNH THÔNG TIN - TU LIEU KH&CN

kế hoạch dài hạn, trung hạn phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển khoa

học, công nghệ, giáo dục và đào tạo nói riêng Đây là một thuận lợi quan trọng đề

định hướng phát triển công tác thông tin KHCN của đất nước trong thời kỳ CNH

và HĐH Trên cơ sở phân tích và tổng hợp hệ thống các văn kiện nêu trên có thể

đưa ra những định hướng và nội dung thông tin cơ bản cần thu thập, xử lý và tổ chức đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước, tránh được sự dàn trải, manh mún, thiếu trọng tâm, trọng điểm

- Tính tổng hợp, đa ngành và liên ngành được hối thúc và qui định bởi nhu cầu gắn kết ngày một tăng giữa khoa học, công nghệ và kinh tế, bởi xu thế xuất hiện và phát triển các ngành khoa học và các lĩnh vực công nghệ tại phần giao nhau của các ngành hay các lĩnh vực cụ thể Đặc điểm này đòi hỏi bên cạnh việc tăng cường năng lực tự đảm bảo thông tin của các cơ sở khoa học và công nghệ (các viện, trường, các doanh nghiệp), phát triển các CSDL phân tán, cần phải tập trung xây dựng và phát triển một số ngân hàng dữ liệu KHCN có tính đa ngành, liên ngành và tổng hợp Đó là các ngân hàng dữ liệu quốc gia được xây dựng một cách tập trung và có chức năng đáp ứng các nhu cầu tin liên ngành, đa ngành và tống hợp cho mọi đối tượng trong cả nước Trên thực tế, ngoài nhu cầu thường xuyên nắm bắt kịp thời và đầy đủ thông tin chuyên ngành đối với một chuyên gia ngành, để đóng góp chất xám của mình cho doanh nghiệp, cho xã hội một cách hiệu quả, một chuyên gia ngành hẹp phải nắm bất được những thông tin có tính

tổng hợp và liên ngành hữu quan và phải có cách tiếp cận khả thi về kinh tế cũng như phải tính tới các tác động khả dĩ về xã hội, văn hoá và phát triển bền vững

- Sự bùng nổ về nhu cầu thông tin chỉ dân và định hướng Khả năng truy nhập tới các nguồn tin càng được mở rộng càng địi hỏi phải có các công cụ và biện pháp đáp ứng nhu cầu tin một cách hiệu quả nhất: nhanh, chính xác, tin cậy, đầy đủ và kinh tế nhất

- Xu thế toàn cầu hố địi hỏi chất lượng đáp ứng nhu cầu tin ở trình độ

quốc tế Để sản phẩm, hàng hoá đứng vững được trên thị trường đã tồn cầu hố,

thơng tin đầu vào cho các sản phẩm, hàng hố đó cũng phải được đảm bảo ở trình độ quốc tế Tính cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá qui định giá trị gia tăng cần phải có đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin cần cung cấp Việc sử dụng rộng rãi Internet sẽ thúc đẩy phát triển nhu cầu thông tin, tạo thêm tiền đề hình thành thị trường thông tin ở nước ta và dẫn đến sự chấp nhận thông tin là một loại hàng hoá

thực sự

om

2 Định hướng phát triển công tác thong tin khoa hoc và công nghê

2.1 Công tác thông tin khoa học và công nghệ phải gắn kết mật thiết với sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, lấy việc đáp ứng nhu cầu tin của công cuộc đổi mới làm mục tiêu và động lực phát triển công tác thông tin khoa học và công nghệ trong thời gian tới

2.2 Phát triển công tác thông tin KHCN trong sự hài hoà với các hoạt động

Trang 3

HỘI NGHỊ NGÀNH THÔNG TIN - TƯ LIỆU KH&CN

tuyên truyền, phổ biến tri thức nhằm nâng cao dân trí, phát triển văn hoá khoa học

và công nghệ trong quần chúng nhân dân

2.3 Phát triển các địch vụ thông tin KHCN Dịch vụ thông tin công nghệ phải trở thành nội dung trọng tâm của hoạt động thông tin KHCN

2.4 Kết hợp hài hoà giữa phát triển các mạng thông tin, các công cụ truy nhập

thông tin với việc phát triển và làm phong phú nội dung thông tin KHCN trên các mạng tương ứng Các CSDL và các ngân hàng dữ liệu có giá trị thiết thực cho sự

phát triển của đất nước trong thơì kỳ CNH HĐH đất nước phải được quan tâm

phát triển như linh hồn các mạng thông tin của ta ở các cấp, các ngành Nội dung

và dịch vụ thông tin KHCN Việt Nam trên các mạng Intranet/Internet cần được

phát triển tương xứng với vị thế và nhu cầu phát triển của đất nước

2.5 Bao dam sự tương hợp và khả năng hội nhập công tác thông tin KHCN của nước ta với hoạt động thông tin KHCN khu vực và thế giới

3 Quan điểm phát triển công tác thông tin khoa hoc và công nghệ

3.1 Thông tin khoa học và công nghệ là chìa khố của mọi hoạt động sáng tạo,

là yếu tố thiết yếu của năng lực đối mới, cạnh tranh và phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và của toàn xã hội

3.2 Công tác thông tin KHCN phải được phát triển một cách tồn diện và nhanh chóng nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho hoạt động khoa học và công nghệ cũng như phát triển kinh tế-xã hội của

đất nước trong thời kỳ CNH HĐH Mọi quyết định phát triển phải dựa trên cơ sở

thông tin KHCN và các thông tin cần thiết, đầy đủ, chính xác và hiện đại ở mức độ tối đa có thể

3.3 Nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong phát triển công tác thông tin khoa học và công nghệ Mọi thành phần kinh tế có trách nhiệm thúc đẩy và phát triển công tác thông tin khoa học và công nghệ trên cơ sở tích cực, chủ động sử dụng thông tin KHCN trong hoạt động sáng tạo, đầu tư phát triển các nguồn lực thông tin, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin cần thiết cho xã hội

4 Muc tiêu tăng cường công tác thông tin khoa hoc và công nghệ

4.1 Mục tiêu tổng quát (đến năm 2020): Tăng cường và phát triển hạ tầng cơ sở thông tin khoa học và công nghệ của đất nước nhằm đáp ứng một cách hiệu qua các nhu cầu thông tin của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nước ta thành nước công nghiệp, hội nhập hiệu quả vào xã hội thơng tin tồn cầu “

4.2 Mục tiêu trước mắt

Từ nay tới năm 2005, cần đạt những mục tiêu cụ thể như sau:

Trang 4

HỘI NGHỊ NGÀNH THONG TIN - TU LIEU KH&CN

trình độ tiên tiến của các nước ASEAN hiện nay về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ

thông tin KHCN chủ yếu;

- Phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ Một số ngân hàng dữ liệu quốc gia chủ chốt về KHCN của nước ta được đưa vào phục vụ trên các mạng Intranet/Internet;

- Hình thành, phát triển và liên kết các mạng trong Hệ thống thông tin KHCN Quốc gia;

- Đẩy mạnh các dịch vụ thông tin công nghệ phục vụ các doanh nghiệp:

- Đưa thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông thôn vùng sâu và vùng xa

Từ 2005-2010, các mục tiêu cụ thể cần đạt tới bao gồm:

- Hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia hội nhập chủ động và

hiệu quả với các hệ thống thông tin KHCN của các nước trong khu vực và trên thế

g101;

- Phát triển mạnh các mạng thông tin theo các lĩnh vực trọng điểm và ưu tiên

phát triển của đất nước;

- Mở rộng và phát triển các thư viện điện tử tới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và hầu hết các cơ quan khoa học và công nghệ;

- Hình thành và phát triển mạng lưới thơng tín KHCN tại các doanh nghiệp

nhằm thúc đấy sử dụng mạnh mẽ thông tin khoa học và công nghệ như một sức mạnh và công cụ hữu hiệu trong sản xuất-kinh doanh

- Các thư viện trường phổ thông và thư viện công cộng cấp xã trở thành các

trung tâm thông tin có khả năng truy nhập và khai thác các mang Intranet/Internet mang tính cộng đồng của thế hệ trẻ và dân chúng nói chung

5 Nôi dung tăng cường công tác thơng tín khoa học và công nghê

5.1 Kiên tồn Hệ thống Thơng tin KHCN Quốc gia Trước mắt cần tập trung:

« Điều chỉnh và củng cố mạng lưới các cơ quan thông tin KHCN theo hướng năng động hoá, thích nghi cao đối với những đòi hỏi đa dạng của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa về thông tin KHCN; không rập khuôn theo cơ cấu hành chính mà trên cơ sở nhu cầu thực tiễn và năng lực đáp ứng các nhu cầu thông tin của xã hội

‹ Thúc đẩy và tăng cường điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan thông tin trong Hệ thống thông tin KHCN Quốc gia;

« Tăng cường cơng tác chỉ đạo nghiệp vụ, tiêu chuẩn hoá nhằm đảm bảo

Trang 5

HỘI NGHỊ NGÀNH THÔNG TIN - TƯ LIỆU KH&CN

nguyên tắc hệ thống mở và nâng cao trình độ cơng nghệ chung của Hệ thống thông tin KHCN Quốc gia;

« Cũng cố và hiện đại hoá các cơ quan thông tin KHCN chủ chốt cúa Hệ thống

thông tin KHCN tại các lĩnh vực ưu tiên và địa bàn trọng điểm của đất nước

5.2 Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ

Các ngân hàng dữ liệu quốc gia về KHCN là nền tảng của các dịch vụ thông tin chủ yếu trên các mạng thông tin và trong xã hội thông tin Các ngần hàng đữ liệu này cần được quan tâm xây dựng và củng cố để đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu đài của đất nước Tài nguyên thông tin của một quốc gia sẽ được đo bởi qui mô, cơ cấu nội dung, chất lượng và khả năng trao đổi của các ngân hàng dữ liệu tầm quốc gia Trước mắt cần tập trung:

- Kiểm soát, thu thập, xử lý và bảo quản nguồn tin KHCN nội sinh, đặc biệt

nguồn tài liệu “xám” Tất cả các tư liệu, dữ liệu về các kết quả hoạt động KHCN được cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước phải được giao nộp và lưu giữ tại Ngân hàng dữ liệu KHCN Quốc gia Trước hết cần:

+ tăng cường công tác đăng ký, thu thập các tư liệu liên quan tới các đề tài,

chương trình, dự án nghiên cứu, sản xuất thử và thử nghiệm, các luận án, luận văn khoa học;

+ quản lý hiệu quả công tác tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học các cấp; thu thập và phổ biến rộng rãi các tài liệu hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế

báo cáo khoa học của các đoàn ra, đoàn vào

+ quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý các số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực KHCN;

+ đẩy mạnh công tác tư liệu hoá các nguồn tin liên quan tới các sáng kiến cải tiến, các thành tựu mới trong các lĩnh vực hoạt động;

- Xây dựng và phát triển các công cụ tra cứu-chỉ dẫn phản ánh các nguồn tin quan trọng hiện có trong nước và các nguồn tin hữu quan trên thế giới;

- Nghiên cứu, thích ứng và phát triển các giao diện thân thiện người dùng Việt

Nam để tận dụng và phát huy các dịch vụ thông tin trên các mạng

Intranet/Internet

- Điều hoà và phối hợp bổ sung các nguồn tin giữa các cơ quan thông tin, thư viện và các cơ quan lưu trữ hiện có trên địa bàn thích hợp;

5.3 Liên kết mạng giữa các cơ quan thông tin KHCN trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin trong nước và quốc tế

Nguồn lực thông tin KHCN dưới các dạng khác nhau có thể được nhân lên gấp bội và phát huy tối đa vai trò của chúng nếu được tổ chức chia sẻ và khai thác

Trang 6

HỘI NGHỊ NGÀNH THÔNG TIN - TƯ LIỆU KH&CN

rộng rãi trong xã hội Liên kết mạng trong Hệ thống thông tin KHCN và với các

mạng khác hiện có trong nước và trên thế giới là tiền đề và phương thức hoạt động

thông tin chủ yếu trong những năm tới Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu, các ngân hàng đữ liệu cần được tiến hành đồng thời với việc liên kết mạng trên các qui mô khác nhau Các trung tâm thông tin KHCN lớn cân gấp rút triển khai các mang

cục bộ (LAN) tương ứng để phát huy tác dụng các CSDL đã có của mình Các cơ quan thơng tin KHCN trong cùng một lĩnh vực hoặc trên cùng một địa bàn cần

xúc tiến triển khai các mạng diện rộng (WAN) hoặc mạng Intranet phù hợp với qui mô và năng lực hiện có Các mạng thông tin KHCN hiện có cần sớm kết nối với nhau tạo thành mạng liên kết của nhiều mạng tạo nên hạ tầng cơ sở thông tin KHCN đủ mạnh có thể đáp ứng hiệu quả các nhu cầu thông tin KHCN trên qui mơ tồn quốc, tiến tới liên kết mạng với quốc tế

5.4 Đẩy mạnh các dịch vụ thông tin KHCN

Sức mạnh của các cơ quan thông tin KHCN là ở khả năng tổ chức và cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu, ở khả năng tạo ra các sản phẩm thơng tin có giá trị gia tăng cao được người dùng tin chấp nhận Trong thời gian tới cần tăng

cường công tác marketing trong công tác thông tin KHCN

Người dùng tin vừa là khách hàng vừa là nhân tố hữu cơ của hệ thống thông tin khoa học và công nghệ - người đánh giá cuối cùng về chất lượng và hiệu quả của hệ thống thông tin KHCN

Trong số các đối tượng phục vụ và cung cấp dịch vụ thông tin KHCN cần đặc

biệt chú trọng:

- Những người ra quyết định và các cơ quan ra quyết định ở các cấp, các ngành - Các nhà doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu đổi mới công nghệ, tăng cường và duy trì sức cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

- Các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học sinh là những đối tượng phục vụ truyền thống của các cơ quan thông tin

_- Đông đảo quần chúng nhân dân có nhu cầu nắm bắt và tiếp thu các thông tin về các thành tựu KHCN nhằm áp dụng vào đời sống hàng ngày và nâng cao văn

hoá KHCN

Nhằm thúc đẩy hình thành thị trường thông tin KHCN, cần đặc biệt quan tâm:

- Tăng cường các dịch vụ thơng tin có thu phí trên cơ sở cung cấp các dịch vụ

có giá trị gia tang;

- Đa dạng hoá các dịch vụ thông tin KHCN phù hợp với nhu cầu tin của từng

loại đối tượng sử dụng

5.5 Tang cường công tác tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học và công nghệ góp phần nâng cao dân trí của nhân dân

Trang 7

HỘI NGHỊ NGÀNH THÔNG TIN - TƯ LIỆU KH&CN

Mục đích chủ yếu của công tác phổ biến tuyên truyền và phổ cập kiến thức KHCN là góp phần nâng tầm cao của dân trí, thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi các thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống cũng như tạo tiền đề thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Công tác này cần kết hợp chặt chế với các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ( như công tác khuyến nông

khuyến lâm, khuyến ngư, v.Vv.)

Lầm tốt cơng tác nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành và phát triển nền văn hố khoa học và cơng nghệ

5.6 Tăng cường công tác cảnh báo công nghệ Phát triển và quản lý tốt mạng

lưới thu thập xử lý thông tin về khoa học và công nghệ nước ngồi

Là một nội dung có tính xung kích và đột phá trong công tác thông tin khoa

học và công nghệ trong bối cảnh nền kinh tế đang được toàn cầu hố, cảnh báo cơng nghệ vừa là phương thức vừa là công cụ thông tin cho phép hoạch định và duy trì chiến lược phát triển trong thế giới đầy biến động hiện nay Đối với các

doanh nghiệp cảnh báo công nghệ cần được tổ chức và triển khai như một cơng cụ

sống cịn của chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước Cảnh báo công nghệ ở qui mô doanh nghiệp phải được tiến hành trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa cảnh báo chiến lược, bao hàm cả yếu tố dự báo và cảnh báo thương mại

Để hỗ trợ cho công tác cảnh báo công nghệ, bên cạnh việc bổ sung có chọn lọc các nguồn thông tin KHCN của thế giới theo con đường truyền thống (mua, trao

đổi, nhận tặng sách, báo, tạp chí, CSDL trên CD-ROM) cần sớm triển khai mạng

lưới các tuỳ viên, tham tán KHCN ở các sứ quán và các cơ quan đại diện của nước ta tại nước ngoài và các tổ chức quốc tế Nhiệm vụ cảnh báo cơng nghệ cân được

chính thức giao cho các cán bộ và cơ quan nói trên như một nhiệm vụ chính thức

có tính quốc gia Thêm vào đó, cần sớm tổ chức mạng lưới quét công nghệ trên mạng thông tin toàn cầu Intrenet

6 Các lĩnh vực ưu tiên cần tâp trung đầu tư trong công tác thông tin khoa học va công nghệ

Để đáp ứng nhu cầu bức bách của xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, đồng thời bất nhịp được với các xu thế phát triển chung của thế giới trong lĩnh vực thông tin KHCN trong những thập kỷ tới, các nỗ lực phát triển cần tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên như sau:

- Xây dựng các ngân hàng dữ liệu KHCN quốc gia và một số trung tâm cung cấp tài liệu theo yêu cầu ở tầm quốc gia và khu vực;

- Liên kết mạng trong Hệ thống thông tin KHCN Quốc gia;

- Phát triển các dịch vụ thông tin công nghệ phục vụ các doanh nghiệp; - Tăng cường đưa thông tin KHCN phục vụ nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Trang 8

HỘI NGHỊ NGÀNH THONG TIN - TU LIEU KH&CN

7 Biên pháp tăng cường công tác thông tin khoa hoc và công nghê 7.1 Các biện pháp tài chính

Trong các chế định hình thành thị trường thông tin KHCN - động lực phát triển công tác thông tin KHCN, các biện pháp tài chính đóng vai trị điều tiết vĩ mô cực kỳ quan trọng Để thông tin KHCN có thể phát triển mạnh mẽ và có vai trị tương xứng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách về tài chính

dưới đây đặc biệt quan trọng, cụ thể là:

- Chính sách khuyến khích sử dụng thông tin KHCN tại các doanh nghiệp Các doanh nghiệp là động lực, là trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia, là nơi tạo ra hầu hết các giá trị gia tăng đồng thời cũng là nơi sử dụng, tiêu thụ nhiều nguồn lực nhất của xã hội Thông tin KHCN ngày càng trở thành nguồn lực và công cụ quan trọng của sự nghiệp đổi mới và cạnh tranh của các doanh nghiệp

Việc coi thông tin KHCN như một yếu tố đầu vào trong hoạt động của doanh

nghiệp; các chi phí liên quan tới sử dụng, phát triển thông tin KHCN tại doanh nghiệp được xem như những chi phí tham gia tạo nên giá trị gia tăng của các sản phẩm, dịch vụ sẽ có tác dụng thúc đẩy to lớn đối với việc sử dụng rộng rãi các thông tin khoa học và công nghệ ở các doanh nghiệp

- Chính sách khuyến khích phát triển các nội dung và dịch vụ thông tin KHCN

trên các mạng Intranet/Internet Miễn, giảm thuế đối với các dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ

- Chính sách miễn/ giảm cước phí bưu điện và truyền thông đối với các dịch vụ thông tin KHCN và thư viện Miễn hoặc giảm 70 % cước phí truy nhập Intranet/Internet đối với những đối tượng đặc biệt như sinh viên, học sinh, giáo

viên Miễn thuế nhập khẩu đối với các nguồn tin KHCN (các CSDL trên các vật

mang tin hiện đại như đĩa quang, đĩa từ có nội dung là thơng tin KHCN) - Chính sách khuyến khích xã hội hố cơng tác thông tin KHCN

7.2 Phát triển nguồn nhân lực thông tin khoa học và cơng nghệ tương xứng với địi hỏi của thời kỳ CNH và HĐH đất nước

Đất nước cần có đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp đủ về số lượng, mạnh về chất lượng làm nòng cốt cho công tác thông tin KHCN ở nước ta cũng như tạo lập được đội ngũ đông đảo những người dùng tin có kiến thức và kỹ năng tương ứng Các biện pháp phù hợp cần được áp dụng nhằm:

Xây dựng và đưa chương trình thông tin KHCN vào các trường phổ thông, học nghề, cao dang va dai hoc nhằm đào tạo người dùng tin một cách có hệ thống Thực hiện môi công dân Việt Nam có đào tạo, có tay nghề là một người dùng tin, người sản xuất và phổ biến thông tin tích cực

Xây dựng và củng cố các cơ sở đào tạo cán bộ thông tin và thư viện tại một số trường đại học và trung học chuyên nghiệp

Trang 9

HỘI NGHỊ NGÀNH THÔNG TIN - TU LIỆU KH&CN

Xây dưng trung tâm đào tạo thường xuyên về thông tin KHCN 7.3 Hợp tác quốc tế

Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới cần tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường giao lưu quốc tế, khuyến khích lập các dự án quốc tế, tranh thủ các nguồn tài trợ về sách báo, trang thiết bị và đào tạo trong

lĩnh vực thông tin KHCN Trao đổi thông tin tư liệu KHCN phải trở thành một

nội dung bắt buộc đối với các dự án, chương trình trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại của đất nước

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi (hỗ trợ kinh phí đóng niên liễm, đơn gian hoa

thủ tục ) để các cơ quan thông tin thư viện có thể tham gia các tổ chức quốc tế

thực sự cần thiết

Tăng cường tổ chức hội, nghị hội thảo quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm và học thuật, thu thập thơng tin góp phần nâng cao chất lượng cho các hoạt động

thông tin tư liệu ở Việt Nam

7.4 Cơ chế quản lý

Để thực thi cơ chế quản lý công tác thông tin KHCN một cách hữu hiệu cần nhanh chóng tập trung xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý tiết chế công tác

thông tin KHCN trên qui mô cả nước và hội nhập thuận lợi với các nước trong khu

vực và thế giới Trước mắt cần xúc tiến:

Nghiên cứu và hoạch định chính sách thơng tin KHCN quốc gia

Xây dựng và ban hành các văn bản pháp qui có tính liên ngành về thông tin KHCN

Nghiên cứu về các vấn đề bản quyền trong công tác thông tin KHCN Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hố trong cơng tác thơng tin KHCN

Phần II Chương trình hành động từ nay tới năm 2000 và 2005

Nhằm tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ theo định hướng

của chiến lược đề ra, từ nay tới năm 2000 và 2005 cần triển khai một chương trình

hành động quốc gia trên cơ sở các dự án sau đây:

Dự đn_1 Củng cố vò hiện đợi hoú Hệ thống thông tin KHCN quốc gia tũng cường liên kết mạng thông tin quốc gia vò quốc tế

Mục tiêu của Dự án là phát triển và hiện đại hoá các cơ quan thông tin KHCN trọng điểm của Nhà nước, tăng cường liên kết giữa các cơ quan thông tin trong Hệ thống thông tin KIHCN quốc gia trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin hiện đại

Nội dung của Dự án bao gồm:

Trang 10

HỘI NGHỊ NGÀNH THÔNG TIN - TƯ LIỆU KH&CN

đơng hố, hoạt động theo nguyên tắc hệ thống mở, thích nghi cao với những nhu

cầu thông tín đa dạng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa;

- Thúc đấy và tăng cường phối hợp hoạt động của các co quan thông tin trong

Hệ thống thông tin KHCN quốc gia:

- Hiện đại hóa một số cơ quan thông tin KHCN chủ chốt của Nhà nước thuộc các lĩnh vực ưu tiên và địa bàn trọng điểm;

- Thực hiện việc liên kết mạng giữa các cơ quan thông tin KHCN trọng điểm trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại ( INTRANET/INTERNET) nhằm chia sẻ

nguồn lực thông tin thông qua việc nối mạng trong nước và quốc tế

Dư ún 2 Xây dựng đội ngũ cún bộ thông tin KHCN chuyên nghiệp

vò đấy mạnh đòo t†go người dùng tin

Mục tiêu của Dự án là tạo lập và phát triển nguồn nhân lực cho Hệ thống thông tin KHCN quốc gia, nâng cao nhận thức về ích lợi của thơng tin KHCN, khơi dậy và phát triển nhu cầu sử dụng thông tin KHCN ở Việt Nam

Nội dung của dự án bao gồm các vấn đề sau đây:

- Điều tra, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ thông tin KHCN hiện có trong

pham vi cả nước;

- Dự báo nhu cầu và xây dựng quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ thông tin

KHCN chuyên nghiệp cho các giai đoạn tới năm 2005, 2010 và 2020;

- Quy hoạch và xây dựng đội ngũ giảng viên thực hiện các kế hoạch đào tạo

phù hợp với từng giai đoạn trên đây;

.- Nghiên cứu và xây dung các chương trình và giáo trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thông tin KHCN theo các hình thức chính quy, bổ túc, nâng cao và đào tạo

thường xuyên;

- Nghiên cứu xây dựng phương án tổ chức hệ thống đào tạo và quản lý phát triển nguồn nhân lực thông tin KHCN;

- Nghiên cứu và xây dựng chương trình và giáo trình, tài liệu hướng dẫn cho công tác đào tạo người dùng tin trong xã hội;

- Nghiên cứu các phương thức xã hội hóa cơng tác đào tạo và phát triển nhân

lực, sử dụng những khả năng hợp tác quốc tế để đẩy mạnh việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ thông tin KHCN lành nghề tại những cơ quan thông tin và công việc trọng điểm

Dự án 3 Phút triển các dịch vụ thông †in công nghệ phục vụ cúc doanh nghiệp

Mục tiêu của Dự án là xây dựng và khai thác các nguồn lực thông tin công nghệ phục vụ đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ, chuyển giao công nghệ

Trang 11

HỘI NGHỊ NGÀNH THONG TIN - TU LIEU KH&CN

của các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nội dung của Dự án bao gồm:

- Xây đựng và phát triển Ngân hàng dữ liệu thông tin công nghệ quốc gia bao quát các thông tin công nghệ nội sinh và thông tin công nghệ quốc tế cần thiết cho các doanh nghiệp của Việt Nam;

- Hình thành mạng lưới các cơ quan thông tin công nghệ tại các tổng công ty các doanh nghiệp lớn của Nhà nước nhằm thúc đẩy việc sử dụng thông tin công nghệ trong họat động sản xuất-kinh doanh và thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp;

- Tăng cường các sản phẩm và dịch vụ thông tin công nghệ hỗ trợ trực tiếp hoạt động đổi mới công nghệ, sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp;

- Tổ chức công tác cảnh báo công nghệ ở các cấp, nhất là cấp các doanh nghiệp lớn của Nhà nước

Dư ún 4 Củng cố và phút triển các ngôn hàng dữ liệu KH&CN

quốc gia

Mục tiêu của Dự án là tạo lập và phát triển một số ngân hàng dữ liệu quốc gia

về khoa học và công nghệ làm cơ sở để quản lý và khai thác hiệu quả các nguồn thơng tin KHCN có ý nghĩa chiến lược đơí với phát triển của đất nước, tránh lãng phí chất xám đã được tư liệu hoá, phát huy được kết quả đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực KHCN, thúc đẩy phát triển năng lực khoa học công nghệ nội sinh của đất nước

Nội dung của dự án bao gồm việc thu thập và xử lý các dạng dữ liệu và tư liệu để tạo lập các kho thông tin và CSDL về:

« Nguồn tin KHCN công bố trong và ngoài nước

s Các nguồn tin “xám” nội sinh, trước hết là các tư liệu và dữ liệu về các kết quả hoạt động KHCN được cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước, các tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học

« Các tài liệu lưu trữ KHKT về các cơng trình có ý nghĩa phục vụ cho việc phát triển kinh tế như các công trình giao thơng (đường bộ, đường sắt, cầu cống, bến cảng) các cơng trình thủy lợi và một số công trình xây dựng ở các khu đô thị lớn thuộc diện quy hoạch cải tạo;

« Các tài liệu, dữ liệu và số liệu điều tra cơ bản và về tài nguyên thiên nhiên « Các dữ liệu về các chỉ số phát triển KHCN và kinh tế-xã hội của đất nước Du Gn 5 Tang cường đưc thông tin khoa học vờ công nghệ phục

vụ nông thôn, vủng sôu, vùng xa

Trang 12

HOI NGHI NGANH THONG TIN - TƯ LIỆU KH&CN

nhăm thúc đẩy áp dung rộng rãi các thành tựu KHCN, góp phần đẩy nhanh sự

nghiệp công nghiệp hố và hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện

đại

Nội dung của Dự án bao gồm:

« Đánh giá và xác định nhu cầu thông tin KHCN của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong giai đoạn CNH HĐH

‹ Thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin về các thành tựu và tiến bộ KHCN đã

và có thể ứng dụng vào nơng thơn;

« Tích hợp các nguồn lực thông tin quốc gia, tạo môi trường và điều kiện thuận tiện để chuyển dịch một phần của nguồn lực thông tin KHCN thích hợp vào địa bàn nông thôn một cách có tổ chức;

Kết hợp chặt chẽ với công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư để tăng cường hiệu quả công tác thông tin KHCN phục vụ thiết thực cho nhân dân các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của đất nước

CHIEN LUGC PHAT TRIEN HOAT DONG THONG TIN

KHOA HOC VA CONG NGHE CUA TP HA NOI DEN NAM 2020

PGS,PTS Nguyễn Đức Khiển!'

Hà Nội là thủ đô của cả nước, nơi tập trung hầu hết các cơ quan thông tin khoa

học và công nghệ lớn, đông dao các cơ quan khoa học và công nghệ các trường

đại học và cao đẳng, Hà Nội có thế mạnh hiếm có trong lĩnh vực thông tin khoa

học công nghệ

Song đây cũng là một nguyên nhân gián tiếp làm cho công tác thông tin khoa

học công nghệ của Hà Nội không phát triển được

Nguyên nhân trực tiếp là nội lực của thành phố về mặt này còn quá yếu

Hoạt động thiếu sự liên kết và phối hợp chặt chẽ với các phòng ban cũng như các cơ quan thông tin khoa học công nghệ khác

Không thu thập, kiểm soát được hết thông tin Năng lực phục vụ thơng tin cịn hạn chế

I Mục tiêu phát triển thông tin khoa học công nghệ đến năm 2020:

Tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ của Thủ đô nhằm đáp ứng một cách hiệu quả các nhu cầu thông tin của công cuộc công nghiệp hóa,

"Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ vờ Môi trường Hè Nội

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN