1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ miền Nam góp phần nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương-An Dương Vương

12 178 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 10,68 MB

Nội dung

Trang 1

TU MIEN NAM GÓP PHẦN NGHIÊN CUU THOI KY HUNG VUONG—AN DUONG VUONG

LE VAN HAO Nhà dân lộc học Lẻ Văn Hảo đã lừ niền Nam gửi ra

nhiều bức thư cho chúng lỏi góp phần nghiên cứu đề tài Hùng Vương dựng nước Cẩm kích cam tình va niềm tin tưởng của giới sử học miền Nam uới cuộc dân tranh của

khoa học xã hội miền Bắc €cho sự nghiệp kế thừa va phát huy truyền thống dân tộc trong lj tưởng độc tập tự do, trong niễn cảnh thống nhất nước nhà, trong tình nghĩa

Bắc Nam thiêng liêng cao quy», vin giới thiệu phần cống

hiến khoa học trong những bức thư đó ào công 0iệc nghiên cửa khoa học của chúng ta ở miền Bắc

VE su DONG GOP CUA DAN TOC HOC SO SANH TRONG VIỆC NGHIÊN CỬU THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG

RONG thành tựu chung của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên tập trung tư liệu và phương pháp đề cùng di sâu vào những đề tài chung như: niên đại, đất nước và con người, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tỉnh thần của thời đại dựng nước, tôi vui mừng nhận thấy sự đóng góp đáng

kê của nhiều bộ mòn thuộc ngành dân tộc học Phấn khởi và khâm phục những thành tích của các bạn đồng nghiệp tôi cũng xin bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến xã hội và văn hóa thời Hùng Vương qua một vài đề tài rất

đáng chú ý của dân tộc học so sánh như: vật tô, luật tục, hội mùa

Tài liệu dân tộc học so sánh trong khu vực Đông Nam Á cho thấy nhiều nét đồng dạng giữa các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn— Kho-me và ngữ hệ In-đỏ-nê- xi-a ở các vùng Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam, các dân tộc Lào, Cam-pu-chia, các dân tộc vùng núi ở A-xam (ẨẤn-đò), ở In-đô-nê-xi-a

(như các dân tộc Ba-tác, Gay-ác, Mi-nang-ca-bô ) với các dân tộc thuộc ngữ hệ

Thái, ngữ hệ Việt Mường, và càng đi ngược thời gian về hướng quá khứ nguyên thủy, những nét đồng dạng ấy lại càng gần gũi đến hầu như đồng nhất

Trang 2

412 HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (IV) Vì vậy ý kiến cho rằng đân Lạc của các vua Hùng không những là tô tiên trực tiếp của người Việt ở đồng bằng mà còn là của nhiều dân tộc anh em khác trên đất nước ta, là một ý kiến rất đúng, mà dân tộc học lịch sử và dân tộc học so sánh đễ dàng xác nhận Do đó, việc tìm hiểu tàn đư xã hội —văn hóa nguyên thủy ở các dân tộc cỗ sơ vùng núi, vùng cao nguyên ở Việt Nam, va rộng

ra là ở Đông Nam Á, là việc cần thiết đề hiểu rổ thêm về thời đại dựng nước

Một trong những hiện tượng văn hóa—xã hội đáng chủ ý ở các dân tộc đó, la TIN NGUONG VAT TO: mot nhóm người nào đó, họp lại thành thị tộc, có quan hệ máu mủ với nhau theo dòng mẹ hay dòng cha, nhìn nhận một động

vật hay thực vật nào đỏ là cùng đòng máu với mình, là tô tiên hay họ hàng thân

thích của mình Tin ngưỡng vật tô là một hiện tượng văn hóa tỉnh thần cơ bản

ở thời kỳ xã hội thị tộc sơ khai, càng về sau tin ngưỡng này càng mờ nhạt và

chi dé lại vết tích dưới đạng tàn dư văn hóa xã hội

Căn cử vào những tàn dư phô biến của tín ngưỡng vật tô ở các dân tộc cổ sơ trên đất nước ta, có thẻ đoán định về sự phát triển các giai đoạn xã hội

trong thời đại dựng nước như sau:

1 Trước tiên xã hội trải qua giai đoạn thị tộc dòng mẹ từ thời đại nguyên

thủy tan rã sang thời đại dựng nước Đó là giai đoạn mẹ Âu (trước khi lấy cha

Rồng) Từ Âu gắn liền với khái niệm núi và chim Mẹ Âu là tiên, mà tiên nguyên nghĩa là người nủi, và mẹ Âu cũng gần gũi với những chim Âu, chim Ứa tô tiên người Mường, chim Ôm vật tồ người Xá Giai đoạn mẹ Âu là giai

đoạn của vật tô chim Bộ lạc Văn Lang, như đã được Trần Quốc Vượng chứng minh có thị tộc gốc thờ một lồi chim vật tơ (kling klang, mling mlang) gần gũi với các loài chim vật lỗ ở các dân tộc Tây Nguyên, với chim Kiáng tô tiên người Mường, chim Thràng vật tö người Kho-mu (Xả Cầu) Có thé tim thấy hình ảnh, vết tích của xã hội thị tộc dòng mẹ, của vật tổ chim trên trống đồng, thạp đồng của văn hóa Đông Sơn hay trong xã hội một số dân tộc Tây Nguyên hiện nay còn theo chế độ dòng mẹ, quyền mẹ như các dân tộc Ê-đê, Gia-rai

2 Tiếp đến là giai đoạn thị tộc dòng mẹ quá độ sang thị tộc dòng cha Đó

là giai đoạn mẹ Âu — cha Hồng: Bộ lạc Chim mở rộng thành liên minh bộ lạc Chim — Rồng tức là giai đoạn hòa hợp đầu tiên của nhiều thị tộc, bộ lạc thờ vật tồ Chim (nhiều loại chim) với nhiều thị tộc (bộ lạc thờ Rồng) (rồng đây

không phải là con vật duy nhất mà là hậu thân tổng hợp của những loại như

rắn nước, cá sấu, rải cá v.v.) Rồng là tượng trưng cho các bộ lạc sống gần nước, làm ruộng nước, Chim và Hồng gặp gỡ, hòa hợp, gắn bỏ tức là sự gắn bó của đất và nước, núi và sông dễ trở thành đất nước, núi sông quê hương đầu tiên của người Lạc Việt Giai đoạn xã hội thị tộc chuyền đần từ dòng mẹ sang dòng cha còn để lại vết tích trong truyền thuyết: mẹ Âu cha Rồng chia đôi số con (nếu theo chế độ dòng mẹ, quyền mẹ thì tất cả con phải ở với mẹ; nếu theo quyền cha, thì con phải ở với cha) Có thể tìm thấy hình ảnh, vết tích của giai đoạn quá độ này ở một vài din Lộc Tây Nguyên hiện nay, tiêu biểu là dân tộc

Ba-na

3 Tiếp theo là giai doạn thị tộc đòng cha được xác lập Đó là giai đoạn các

Trang 3

TỪ MIỀN NAM GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU 413

lạc khác thì các vật tô thực vật như đâu, trầu, nành hay động vật như cọp, hươu, nai, cầy, cáo, gấu, khỉ, sóc, tràu, gà, đều là những vật tổ mà khảo cô

học, ngôn ngữ học lịch sử và dan lộc học miều tả đã tìm lại được dấu vết ở nhiều dân toc mién nui và ở dân Lọc Kính nữa Chế độ thị tộc dòng chà của đản

tộc học miêu tả đã tìm lại được dấu vết ở nhiều dân tộc miền núi và ở dàn tộc Kinh nữa Chế độ thị tộc dòng cha của giai đoạn các vua Hùng được thê hiện qua phong Lục và truyền thuyết, tiêu biểu là tục hôn nhân vợ sang ở bèn chồng, cha mẹ con cái ở chung một nhà Giữa lòng xã hội theo chế độ quyên cha còn

bảo lưu nhiều vết tích của quyền mẹ, tiêu biểu là tục con gái đi lấy chồng rồi

lại trở về nhà cha mẹ ở mội thời gian Nhiều dân tộc ở Tày Nguyên hiện nay da

có tiến hóa đến chế độ gia đình và xã hội quyền cha với một số tàn dư chế độ quyền mẹ, như các đân tộc Xê-đăng, Hrê

4 Giai đoạn vua Thục tương đối ngắn ngủi không đem lại thay đồi gì lớn

trong chế độ gia đình và xã hội, có chăng là xã hội thị tộc, bộ lạc chuyển hẳn

thành xã hội công xã, hoàn thành bước tiến hóa bắt đầu từ những công xã nông thôn đầu tiên cuối thời Hùng Vương Chế độ quyền cha đứt khoát chỉ phối gia đình và xã hội Cải chết của My Châu dưởi lưỡi gươm của vua cha cho thấy quyền sinh sát của người cha đã đến mức mà một chế độ quyền mẹ trước đó không thể nào quan niệm được Bộ toc chim — rồng nhường bước trước bộ tộc rùa tức là một bước phát triển từ liên minh bộ lạc và nhà nước sơ khai thành

nhà nước thật sự Nước Văn Lang được sáp nhập và mở rộng thành nước Âu Lac trong quả trình hòa hợp mở rộng và thống nhất lãnh thổ không thể cưỡng lại được Vai trò và địa vị quan trọng của con rùa trong văn hóa tỉnh thần của nhiều dân tộc miền núi hiện nay, cũng như vị tri trung tàm của rùa trong hệ

thống truyền thuyết về An Dương Vương cho phép nghĩ rằng con rùa đã đóng

vai trò vật tô hay một vai trò tương đương trong thời kỳ vua Thục

5 Giai đoạn Hai Bà Trưng có thể được xem như một giai đoạn phục hưng ngắn ngủi của chế độ quyền mẹ, của vàt tổ Chim sau khi những con cháu của

vật tổ Rùa tạm thời thất bại Tên đất Mè Lĩnh (mling) và Lên của Trưng Trắc

(mlinh mlak) là lấy từ tên một loài chim vật tô (mling mlang ) Điều này đã được chứng minh, có phù hợp với tín ngưỡng vật tô cũng như lối đặt tên người thời cỏ Hai Bà Trưng, vốn là dòng dõi các vua Hùng, đã cùng nhiều tướng nữ

thời ấy lãnh đạo nhân dân Văn Lang — Âu Lạc tiếp nối sự nghiệp dựng nước, giữ nước vẻ vang

Tất cả các giai đoạn mẹ Âu, cha Rồng, vua Hùng, vua Thụe,-bà Trưng cho

thấy những quan hệ nội bộ, quan hệ kế thừa trong quá trình phát triền của xã

hội Văn Lang — Âu Lạc, từ chế độ thị tộc dòng mẹ đến chế độ còng xã nông thôn

dong cha, quyền cha với những vật tô tiêu biêu kế tiếp nhau, chỉ phối văn hóa

và tư duy con người thời đại dựng nước Từ những chỉm, rồng, rùa và các động

vật thực vật quen thuộc của thời đại ấy đến những tàn dư tín ngưỡng vật tô khá phô biến ở dan tộc Kinh và nhiều đản tộc miền núi anh em từ Tây Bắc đến Tây Nguyên đều nói lên tính đa dân tộc và tính thống nhất nhiều màu vẻ

của nền văn hóa chung cho các đân tộc Việt Nam xưa nay

Trang 4

414 HỦNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (IV (Hậu Hán thư ) thì luật đân Việt với luật nhà Hán khác nhau Như vậy chắc chắn rằng thời kỳ Hùng Vương, với hình thức nhà nước đơn giản đầu tiên của nó đã có luật, và luật pháp đây chỉ có thể là luật tục như thấy ở các dân tộc Mường,

Thái, Xá , các đân tộc Tây Nguyên

Đặc biệt ở Tày Nguyên kho tàng luật tục rất phong phú Đó là những tác phầm truyền miệng bằng văn vần, đồ sộ về khối lượng, rất giàu về hình tượng và ghi lại cụ thể những phong tục lề thói quan trọng nhất của bộ lạc về moi

mặt của đời sống vật chất, xã hội và tỉnh thần Hiện nay nhiều bộ luật tục đã

được sưu tầm khá đầy đủ ở các dân tộc Ê-đê, Ba-na, Xê-đăng, Xtiêng, Muông,

Mạ và đầy đủ nhất có lễ là luật tục các bộ lạc Gia-rai (Tlơi Daloat) do nha

dân tộc học P.B La-phông sưu tầm và xuất bản năm 19630 qua những tư liệu dân tộc học và văn học súc tích đó, chúng ta thấy nhiều nét tàn dư văn hóa xã hội thời nguyên thủy và thời cô đại có khả năng soi sáng thêm về thời đại dựng nước của ông cha ta

Luật tục các đân tộc Thái, Xá, Mường và nhất là luật tục rất cỗ của các

dân tộc Tây Nguyên cho ta biết những nét rất cụ thể về tô chức kinh tế, xã hội, gia đình của chế độ, thị tộc, bộ lạc như các quy định về việc sử dụng, chiếm

hữu và phân phối các sản vật tự nhiên, về chế độ sở hữu và phân phối các sản

phẩm lao động, về chế độ chiếm hữu và sở hữu đất đai, về chế độ hôn nhân

cư trú bên vợ hay bên chồng, chế độ hôn nhân chị em vợ hay hôn nhân anh em chồng, chế độ hôn nhân lưỡng hợp chuê nuê đều là những phong tục lề thói cô tồn tại rất dai dẫng, phô biến, có khả năng bắt nguồn từ thời đại dựng nước hay trước đó nữa

Luật tục các dân tộc từ Tây Bắc đến Tây Nguyên có thể giúp chúng ta tìm hiéu cơ cấu gia đình, tô chức quản lý xã hội của thời đại dựng nước, tìm hiểu

vai trò và địa vị các vua Hùng, lạc hầu, lạc tưởng (phụ đạo), quan lang, my

nương, bồ chính qua vai trò, địa vị cụ thể của các nhân vật trong các thị tộc, bộ lạc hiện nay, những người tộc trưởng (nữ hay nam) những người đầu làng và các già làng, những «chủ đất», tủ trưởng bộ lạc Qua thành quả nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương, chúng ta thấy vua Hùng của thời đại dựng nước còn mang bong dang của một tù trưởng hay một thủ lĩnh liên minh bộ lạc: vừa là chúa đất, vừa thống lĩnh quân đội, vừa chủ trì các nghỉ lễ tôn giáo, nhưng lại là một thủ lỉnh còn rất gần gũi với nhân dân như trong quan hệ dân chủ, bình đẳng thời cộng dồng nguyên thủy Một vua Hùng như thế rất đồng dang với một pơ-Llao Gia-rai hay một pô-lăn E-đê cầm đầu bộ lạc; những chủ đất — tù trưởng Tây Nguyên này có những nhiệm vụ cơ bản là: thường xuyên đi kiểm tra đất đai của bộ lạc, nhắc nhở mọi người Luân thủ luật pháp, kiểm tra sự tôn trọng tập tục tín ngưỡng của bộ lạc, chủ trì những nghỉ lễ cúng trời, cúng đất, cúng hồn lúa, lãnh đạo các lực lượng vũ trang khi có chiến tranh với bộ lạc khác; ngoài những nhiệm vụ ấy pô-lăn hay pơ-tao sống rất gần gũi, chan hòa với nhân dân bộ lạc Phải chăng họ là những hình ảnh của những Hùng Vương,

lạc tướng xưa?

Trang 5

TO MIEN NAM GOP PHAN NGHIÊN CỨU 415

Xã hội thời đại tiến lên dung nước trải qua những giai đoạn thị lộc đòng

mẹ, giai đoạn quá độ, giai đoạn công xã dòng cha, quyền chà, thì ở cac dan

tộc Tày Nguyên cũng thấy tình hình tương tự Trong quá trình phát triền xã

hội mau chậm khác nhau, có những bộ lạc đã tiến hóa đến chế độ dòng cha,

quyền cha như ở người Xẻ-dăng, người Hrê, có những bộ lạc còn duy trì kha

vững chải chế độ dòng mẹ, quyền mẹ như ở người -dè, người Gia-rai, người

Chàm Cũng có những bộ lạc đang ở trong giai doạn tiến hóa quả độ: gia đình và xã hội của họ là một hình thức trung gian, một thỏa hiệp thăng bằng giữa

chế độ quyền mẹ và chế độ quyền cha như ở một số bộ lạc người Ba-na Luật

tục Ba-na và dân Lộc học miều tả cho thấy người Ba-na khòng có họ (không lấy họ mẹ, cũng không lấy họ cha) chỉ có tên; trong hòn nhàn, nữ và nam đều

bình đẳng; không có tực của hồi môn; sau cưới hỏi, vợ chồng khòng ở hẳn bên

nào, cứ tuần tự vài tháng ở bên nhà cha mẹ chồng, vài tháng sau ở bên nhà

cha mẹ vợ v.v Trong chế độ gia đình và xã hội độc đáo ấy, đàn ong Ba-na đã phá vỡ thế phụ thuộc của mình, những chưa giành được quyền làm chủ, con

người đàn bà Ba-na tuy sẽ mất quyền làm chủ nhưng chưa đến nồi lệ thuộc

người đàn òng Phải chăng đây là hình ảnh của giai đoạn mẹ Âu — cha Rồng trong thời đại dựng nước?

Như vậy các chế độ gia đình xã hội khác nhau ở cáe thị tộc bộ lạc Ê-đệ,

Ba-na, Xê-đăng tiêu biểu cho những giai đoạn tiến hóa khác nhau, có khả

năng giúp chúng ta bồ sung một số nét về các giai đoạn tiến hóa gia đình xã

hội thời kỳ Hùng Vương Luật tục và tư liệu dân tộc học miêu tả Tày Nguyên

đáng được chúng ta chú ý nhiều hơn nữa Về mặt này, phương pháp dàn tộc

học so sánh dựa trên tư liệu luật tục, áp dụng trong tác phầm Ninh tế thời

nguuên thủu ở Việt Nam của Đặng phong đã đem lại những kết quả nhất định Một đề tài quan trọng khác của dàn tộc học so sánh là đề tài hội mùa Một số công trình nghiên cứu về thời kỳ Hùnz Vương đã đem lại nhiều điềm mới

mẻ, hấp dẫn về đề tài này Chúng ta đều biết hội hè đình đám là một hiện tượng văn hóa giàu ý nghĩa trong đời sống các công xã nông thôn truyền thống Không

những hội làng, chủ yếu là hội đình, mà cả đến những hội vùng, hội miền như hội đền, hội chùa ở Việt Nam xưa đều mang tính chất hội mùa của những xã hội nông nghiệp Dựa trên những tục cô, trò chơi cổ, nghỉ thức hèm, tôi đã cố

gắng chứng minh rằng những hội mùa ở xã thôn Việt Nam trước dày là những

hội lớn của tình đoàn kết, của ý thức tập thể cộng đồng, của tỉnh thần thượng võ, là những ngày hội đề cao tuôi già, tuôi thọ, đề cao vai trò địa vị người phụ nữ, đồng thời cũng là những ngày hội của tuôi trẻ và tình yêu, những ngày hội cầu

mong phì nhiêu sung túc, sinh sôi nảy nở(), Tìm hiểu về hội mùa, tôi đã chỉ

đứng về mặt dân Lộc học miêu tả đơn thuần mà chưa thấy hết tầm quan trọng của

$Œ) Lê Văn Hảo: Mở đầu viée nghiên cửa ngồi đình nề mặt dân lộc học (chữ Pháp) —

Tập san Hội nghiên cứu Đông dương, Sài Gòn, số 1, 1962, Tập XXXII; Mé dau viéc nghiên

Trang 6

416 HUNG VUONG DUNG NUOC (IV)

dân tộc hoc lich sử và dân tộc học so sánh Nay tôi được thấy qua nhiều bẳn

tham luận súc tích trình bày trong các hội nghị nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương, nhiều bạn đồng nghiệp đã đưa ra những kiến giải rất lý thú về phong

tục, về văn hóa tỉnh thần của thời đại dựng nước

Qua những tư liệu phong phú, các ban đã chứng mình sự tồn tại và vai trò quan trọng của hội mùa trong sinh hoạt xã hội nông nghiệp Việt Nam cô đại, với những phong tục, nghỉ thức rất phong phú của nó: tục đánh trống, đánh chièng, tục giả cối, tục bơi chải, tục gái trai hát đối đáp, tục hát kể chuyện, tục

múa hóa trang, tục tế trâu, hội nước, đạo vật tô đạo tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, một phần lớn được thể hiện trên những trống đồngz, thạp đồng quý bau của tô tiên,

Rồ ràng là hội mùa đã có từ thời Hùng Vương và là nguồn gốc của các hội

mùa truyền thống trong thời đại phong kiến sau này Cách nhau hàng nghìn năm, hội mùa truyền thống và hội mùa cô đại thời Hùng Vương vẫn có những

nét rất gần gũi nhau Có thê dựa trên nội dung cơ bản của hội mùa thời phong kiến kết hợp với sự tìm hiéu những nghỉ lễ hội hè nông nghiệp của các dân tộc anh em ở miền núi nước ta và của các dân tộc láng giềng dé khôi phục lại những nét cơ bản của hội mùa thời Hùng Vương Ví dụ, qua nghỉ lễ nông nghiệp của

đân tộc Cam-pu-chia anh em mà E Pô-rê Ma-xpê-rô đã tập hợp lại trong một

công trình nghiên cứu dân tộc học so sánh có qui mô đáng kê), chúng ta thấy

được nhiều nét đồng dạng của các hội mùa nói riêng, của văn hóa nông nghiệp

cô đại và cô truyền nói chung ở nhiều dân tộc Đông Nam Á rất gần gũi nhau

trên một nền tảng văn hóa chung phong phú và lâu đời Thật không phải là sự

tình cờ khi các nhà đân tộc học ở miền Bắc đã tìm lại được, qua những nét

chạm khắc của trống đồng, hình ảnh những nghỉ lễ nông nghiệp của một số dân tộc Tây Nguyên như dân tộc Ê-đê, hay tục hát kề chuyện sống động mà đồng bào Mường, Thái, đồng bào Tây Nguyên ngày nay còn cử hành dưới hình thức

kề mo, kể khan (trường ca)

Hiện tượng hội mùa cũng như nhiều hiện tượng văn hóa vật chất, xã hội

và tỉnh thần khác của thời đại dựng nước, một lần nữa chứng minh tính kế thừa,

tính bản địa lâu đời, tính nhiều dân tộc của nền văn hóa Việt Nam xưa nay,

đồng thời chứng minh tỉnh phô biến, tính thống nhất của nền văn minh Đông Nam Á mà chúng ta còn tiếp tục tìm hiều

VỀ NỀN VĂN HÓA TINH THẦN GIÀU ĐẸP CỦA THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC ĐẦU TIÊN

Qua một hiện tượng xã hội, văn hóa như hội mùa ở thời đại dựng nước,

chúng ta thấy nhiều phầm chất cao quý của nhân dân Việt Nam đã được hình

Trang 7

TU MIEN NAM GOP PHAN NGHIEN CUU 41

sinh hoạt cộng đồng, yêu chuộng văn nghệ, giàu tỉnh thần thượng vỡ, ham thích

rèn luyện sức khỏe và kỹ năng để sẵn sàng lao động chiến đấu dựng nước và giữ nước, một dân tộc thiết thực, bình đị, yêu đời, yêu thiên nhiên vạn vật

Từ cuộc sống lao động chiến đấu, từ những sáng tạo kỹ thuật và nghệ thuật của họ, con người thời đại ấy còn cho thấy những phầm chất tỉnh thần tốt đẹp khác: ý chí chiến đấu, tỉnh thần dũng cảm sẵn sàng bảo vệ những thành quả lao động của mình, tính thần cầu thị, ý hưởng tìm tòi sáng tạo, khắc phục khó khăn đề thích nghi với những đòi hỏi của cuộe sống; ý thức đân tộc, tỉnh thần dân tộc phát triền rất sớm, ý thức độc lập tự chủ, tỉnh thần quật cường bất khất trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước nbững kẻ thù ngoại xâm

Những phầm chất đó của người Việt cô đã được đúc kết thành những hình tượng văn nghệ tuyệt vời từ Ông Khổng lồ Bà Không lồ dào sông xây núi đến vua Rồng xử Lạc diệt thú đữ, Thánh Tản thắng lũ lụt và Thánh Dong diét ngoại xâm, đều là những tượng trưng tập trung và đẹp để nhất về ý chỉ dựng nước ngoan cường, lòng yêu nước nồng nàn và sửc mạnh vò địch của nhân

dân Việt cỗ trên con đường bảo vệ độc lập dân tộc, khai sáng văn hóa dân tộc

Chúng ta đang còn ngạc nhiên về trình độ tư duy của những con người đã

sáng tạo nên văn hóa Văn Lang—Âu Lạc: một tư duy thiết thực cụ thể, biết

chủ động hướng vào những vấn đề thực tiễn nhất như làm ăn sinh sống, yêu nước thương nòi, hòa hợp bộ tộc đoàn kết dàn tộc chống ngoại xâm, đồng thời

cũng là một tư duy khoa học và một tư duy thầm mỹ biết hướng về trừu tượng:

những khải niệm về đối xứng, về cách điệu, với những kiểu hoa văn đối xứng từ đơn giản đến phức tạp, thấy trên đồ gốm, những đường nét và hình ảnh

vừa hiện thực sâu sắc vừa được cách điệu hóa một cách gẩy gọn, cô đúc và

sống động, thấy trên đồ đồng, chứng minh điều đó

Qua phong tục tập quán tín ngưỡng, qua tiến bộ kỹ thuật và sáng tạo văn

nghệ, con người thời đại dựng nước dã đạt đến một trình độ văn hóa tỉnh thần

khá cao, khá tế nhị với tất cả những gì là lành mạnh, tươi mát, hồn hậu, lạc quan mà phơi phới, sôi nồi lai nghìn năm văn hiến tốt đẹp dầu tiên ấy, từ

mẹ Âu cha Rồng qua các vua Hùng vua Thục đến Bà Trưng, đã xây dựng cho

dan tộc Việt Nam một nền tảng vật chất và tỉnh thần vững mạnh mà về sau này,

vấp phải nó, mọi cố gắng thống trị, mọi àm mưu đồng hóa của ngoại bang đều

thất bại thẩm hại Có thể nói đến mọt phép mầu Văn Lang—Au Lac dang dan dần trải ra trước mắt chúng ta từ những chiều sâu thăm thẫm của lịch sử dan tộc, như người ta đã từng nói đến phép mầu Hy-lạp (cũng đồng thời với giai đoạn Đông Sơn trong thời đại dựng nước của ông cha ta)

Ba năm nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương—An Dương Vương đã cho thấy phép mầu ấy của văn hóa Văn Lang—Âu Lạc đã tỏa ánh sáng của nó ra cả vùng Đông Nam Á thời cô đại Văn hóa Việt Nam cỗ đại là một bộ phận xuất sắc, bộ phận trung tâm của nền văn minh Đông Nam Á cô, điều đó từ nay đã được khẳng định Sức sống của nền văn hóa Việt cô ấy chính là sức mạnh của đân tộc Việt Nam, là sức sống, sức sáng tạo của văn hóa Việt

Nam qua các thời đại: nó giải thích thời đại phục hưng thứ nhất là thời đại

văn hỏa Thăng Long với những đỉnh cao của thế kỷ thứ 11—13, 15, 18; nó

Trang 8

418 HUNG VUONG DUNG NƯỚC (V) cũng góp phần giải thích thời đại phục hưng lớn là thời đại văn hóa Việt Nam thế kỷ thứ 20: thời đại Hồ Chi Minh, mà cả thế giới ngày nay đang nói đến với nhiều thương yêu, khảm phục, tự hào

Nỗi nhân dân Việt Nam ta đang đánh Mỹ và thắng Mỹ với một sức mạnh 4000 năm là nói một điều chỉ lý

VỀ SỰ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ AN DƯƠNG VƯƠNG

Vấn đề An Dương Vương rõ ràng là gắn liền với vấn đề thời kỳ lịch sử

Hùng Vương: văn hóa Âu Lạc so với văn hóa Văn Lang, chính là một bước tiếp nối và phát triền ở trình độ cao hơn Vì vậy chủ trương của giới khảo cô học và sử học ở miền Bắc: xếp các vấn đề liên quan đến thời kỳ An Dương Vương và thời kỳ Hùng Vương rộng lớn trước đó vào một toàn bộ hữu cơ trong khuôn khô chung của thời đại bắt đầu dựng nước và giữ nước, là một chủ trương rất hợp lý

Hơn nữa, một loạt đề tài phong phú, phức tạp và mật thiết liên quan với nhau như những đề tài của lịch sử thời đại dựng nước đòi hỏi chúng ta không tách riêng, không nghiên cứu cò lập một đề tài nào bằng cách chỉ dựa trên một loại sử liệu mà thôi: trái lại phương hưởng nghiên cứu đúng đắn nhất, như nhiều bạn đã nghỉ đến, là phương hướng kết hợp sự nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và của cả một số ngành khoa học tự nhiên hữu quan

nữa Đó là phương pháp nghiên cứu tông hợp: trong mấy năm gần đây,

trong cao trào nghiên cứu thời kỳ lịch sử Hùng Vương, cố gắng tông hợp các kết quả tìm tòi bước đầu của nhiều ngành như sử học, địa lý lịch sử, văn học dân gian, dàn lộc học so sánh, ngữ âm học lịch sử đã đạt được một số thành tựu tốt đẹp và chứng minh tính hiệu quả của phương

pháp nghiên cứu tông hợp

Riêng trong ngành dân tộc học có PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ —

đã từng được áp dụng sâu sắc trong việc nghiên cứu truyện ông Gióng — cũng là một cố gắng hướng tới phương pháp tông hợp

Bên cạnh vốn sử liệu khảo cỗ học đáng kể và vốn sử liệu thành văn khá phong phủ do công sức sưu tầm điều tra, khai quật bước đầu của các bạn trong giới khảo cỗ học và cô sử đem lại, chúng ta cũng đã có được cả một hệ thống chủ đề và hình tượng dân tộc học đồi dào ý nghĩa và chứa đựng một cốt lõi lịch sử mà chúng ta có thể phát hiện dần dần, góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề liên quan đến thời kỳ An Dương Vương Có thể đơn cử vài chủ đề và hình tượng như sau

1 Trước hết là danh hiệu An Dương Vương Danh hiệu này rất Trung Quốc, thoạt tiên ta thấy nó có vẻ xa lạ với ngôn ngữ Việt — Mường Nếu nó là một từ gốc Hán thì nó liên quan gì đến thể ngọc An Dương đã đào được ở Hoa Nam,

Trang 9

TO MIEN NAM GOP PHAN NGHIEN COU 419 sơng biển? «An Dương» có thể làm liên tưởng đến Phục Ba, một danh hiệu

của Mã Viện? Hay là từ nguyên học và ngữ âm học lịch sử phải tìm cho danh hiệu An Dương Vương một nguồn gốc và một ý nghĩa khác?

2 Tên nước Âu Lạc Phản ánh sự kết hợp của hai yếu tố Âu và Lạc, hay có nghĩa là nước Âu của người Lạc Việt? « Âu › gắn liền với các khái niệm nước Tây ảu, người Âu Việt, nàng Âu Cơ, huyện, Tây Vu (biến âm của Tây Âu), còn «Lạc» theo nghĩa hẹp là người Lạc Việt ở vùng nước Văn Lang gắn liền

với khải niệm ruộng Lạc, dân Lạc, Lạc tưởng, Lạc hầu và có thê cả chim Lạc vật tö nữa, Theo nghĩa rộng hơn thì Âu Lạc là nước Âu của những người Lạc tộc vốn sống ở miền Lĩnh Nam và vùng Bắc Việt Nước Âu của người Lạc Việt

thay thế nước Văn Lang cũng của người Lạc Việt Có thề nói nước Âu Lạc ra

đời như kết quả một cuộc đảo chánh (là việc nội bộ giữa các liên minh bộ lạc Lạc Việt) chứ không phải như kết quả một cuộc chiến tranh xâm lược An Dương

Vương là người Lạc Việt chứ không phải là một nhân vật ngoại tộc đến chỉnh phục, thòn tính, đồng hóa nước Văn Lang Giải thích như vậy mới phù hợp với

truyền thống lịch sử, tâm lý dân tộc và tập truyền dân gian

3 Tên đất và tên thành Cò Loa cho thấy ảnh hưởng của yếu tố Tày—Choang

trong văn hóa Việt Mường cô Như đã được chứng minh một cách sáng tỏ, cChạ Chủ», «Kẻ Chủ», «Kẻ Lũ›», «Kha Lit», «Cơ Loa» đều là những tiếng

đồng âm di dich «Cha» tir cd Viét Muong da dan dan duoc thay thế bởi « Kẻ >, ta cS Tay—Choang, va cong thirc tén nom các làng Việt Nam truyền thống (Kẻ + X) là mượn ở cách đặt tên đất của người Tày, Choang cô Cần kiểm tra

xem người Thái cô có đặt tên đất theo kiểu này khòng Những vấn đề thuộc về

niên đại, cấu trúc, kỹ thuật xây dựng và chức năng của thành Cồ loa còn đợi những giải đáp thuộc phạm vi khảo cô học Điều chắc chăn là Cô Loa đã là một tòa thành đắp trên đất Việt, của vua Việt, người Việt Những kết quả điều tra khai quật đầu tiên dã cho thấy nhiều nét độc đáo sang tạo của thành Cổ Loa, vạch trần luận điểm sai trái của L Bô-da-xiê cho rằng Cô Loa là một tòa thành cấu trúc theo lối Hán, như đã phát biểu trong bài dăng Báo Châu Á (Journal Asiatique), Pa-ri, 1952 Voi tỉnh thần thực sự cầu thị, giới khảo cỗ học sẽ cho

thấy cái gì là thuộc về thời kỳ An Dương Vương, cải gì là ảnh hưởng của văn hóa Hán, là do các thời kỳ sau (Lý Phật Tử, Ngô Quyền, phong kiến độc lập)

thêm vào cho Cô Loa

4 Tên My Châu là do cách đặt tên của người Tày, Choang cỗ mà có Như

đã được chứng minh, «My» ở đây cũng như ở My nương nghĩa là cô, là ả, và được phiên âm từ «mé nang » (tiếng aa Choang cô), trở thành mệ nàng

(tiếng Việt Mường cô) Châu là ngọc, lấy lên ngọc quỷ đặt cho con trai con

gái là phong tục phô biến ở Lĩnh Nam Ở nước ta, tôi được biết một số vùng

thờ My Châu không gọi là «bà Chúa My Châu» như ở Gồ Loa, mà lại gọi là «cơng chúa Ngọc» Ví dụ như vùng Biện Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) noj day

hiện còn di tích giếng Ngọc, song Ngoe, bai Ngoc, va còn tên đất cũ huyện Ngoc

Sơn (cNúi Ngọc »?) Theo truyền thuyết địa phương thì An Dương Vương đã

Trang 10

420 HÙNG VƯƠNG DỤNG NƯỚC (V)

5 Hình tượng áo lông ngỗng trong truyền thuyết là một hình tượng cỏ cơ sở thực tế áo lông chim trong văn học dân gian Tày —Nùng, áo lông ngỗng

trong thư tịch cỗ và truyền thuyết Choang, phong tục dùng lông ngỗng làm gối, chăn, áo khá phổ biến ở Lĩnh Nam và được thư tịch Trung Quốc xác nhận Áo lông ngỗng có thể xem như là một phong tục đặc biệt phô biến ở người Tày cô Ở ta, điều đáng chú ý là kỷ thuật nuôi ngan ngỗng khá phát triền ở vùng Cd Loa nhưng lại đi đôi với tục kiêng ăn thịt ngan ngỗng

6 Hình tượng tỉnh gà trắng gợi cho ta chủ đề gà gắn liền với một số tên quan trọng như xóm Gà (xóm xưa nhất ở Cồ Loa), huyện Phong Khê (với

những biến âm như Kha, Ca có nghĩa là gà trong tiếng Việt—Mường cỗ; như

Kê (Hán—Việt), qué (tiếng dan gian cô ở một số địa phương) Chủ đề gà liên

quan đến một số tín ngưỡng, tục cô, lễ tiết như tụe#kiêng nuôi gà trắng, tục lệ

rước vua sống ở Thụy Lôi gần Cô Loa (với dam ma gà, 16 wom gươm diệt trừ tỉnh gà); ta còn biết tượng đầu gà được thờ ở một số nơi, được khai quật tại một đi chỉ gần đền Hùng và trước cách mạng tháng Tám có tục thờ gà làm thần thành hoàng ở một số làng miền đồng bằng Bắc Bộ Như vậy gà có thé coy

nghĩa vật tô, và ở đất Cồ Loa xưa, có khả năng là một số bộ lạc mang tên gà, thờ gà bị An Dương Vương chiếm đất xây thành đã nỗi lên chống lại (qua

chỉ tiết thành xây bị sụp lở) đến nỗi An Dương Vương phải kêu gọi một số bộ lạc mang tên rùa và thờ rùa đến giúp đề đàn áp Rùa và tiên có thê biểu là

người miền núi (tiên có nguyên nghĩa là người núi); gần Cồ Loa hiện nay còn di tich nui Rùa) Có Rùa và Tiên giúp mới xây được thành Rùa đã thắng Ga

4 Chủ đề gà đưa ta đến hình tượng Rùa vàng Chủ đề «Rùa » rất quan

trọng, liên quan đến chủ đề « người anh hùng văn hóa » Rùa chắc chắn là một vật tô của người Tày— Thái cỗ và tín ngưỡng này ảnh hưởng sâu sắc đến văn

hóa tỉnh thần người Việt—Mường Ở- các vùng Tày— Thái còn phổ biến tục

thờ Rùa, nhiều truyền thuyết về Rùa Văn học dân gian Mường cỏ nói đến Rùa nhiều lần, người Mường gọi Rùa là ông, là bác Trong văn hóa ta chủ đề Rùa co vi tri quan trọng: đó là con Rùa trong thần thoại (truyện thần biển), trong truyền thuyết (Rùa vàng giúp An Dương Vương xây thành chế nó); Rùa vàng

cứu vua Lý (truyền thuyết vùng Tuyên Quang); Rùa vàng giúp Lê Lợi đánh Minh (Gươm thần và hồ Hoàn Kiếm) ; do là con rùa trong tục cổ (tục lệ rước «vua sống », với Hùa vàng được gọi là Chúa Trò), trong tín ngưỡng và nghệ thuật dân gian (rùa là một trong bốn vật linh, rùa tượng trưng cho trí thông

minh, sự khôn ngoan, tuổi thọ; rùa là đề tài trang trí phô biến trong các đình chùa đền miếu) Rùa vàng trong truyền thuyết An Dương Vương chẳng qua chỉ

là sự thần thánh hóa trí thông minh sáng tạo của nhân dân, và tôi nghỉ rằng người anh hùng văn hóa giúp An Dương Vương xây thành đã được thần thánh hóa bằng hình tượng Rùa vàng, có lẽ bởi vì Rùa là một trong những vật tô quen thuộc nhất của người Lạc Việt (Tày, Thái, Việt, Mường) bên cạnh những vật tô

khác (rồng, chim, v.v.) cho nên có hiện tượng đồng hỏa anh hùng với vật tô

8 Nói đến Rùa vàng thì phải nhắc đến hình tượng nỏ thần Chủ dé «nd»

gắn liền với nhiều tên đất, tên làng ở Cô Loa và vùng chúng q anh : gò Đống Bắn, gò Pháo Đài, đài Ngự Xa, các xã Ủy N6, Kim No, Hla NO, Cường Nổ v.v Hiện nay ở Đền

Trang 11

TT MIEN NAM GOP PHAN NGIIEN CÚU 424 ống dồng có dục nhiều lỗ đề cắm các mũi tên, nhân dàn gọi là nó thần linh

quang (vật này nay không còn nữa) Thiên Nam ngữ lục cũng đã ca ngợi «no

linh quang » thần điệu của An Dương Vương Hỗ Trướng khu cơ của Đào Duy Từ có nói đến cách chế tạo loại nỗ có thê bắn một phát nhiều mũi tên Cũng duoc goi la «nd thin» Ta nén cht ý rằng nổ không phải là một vĩ khí

quen thuộc, phô biến trong truyền thống quản sự Trung Quốc, trải lại nó rất

phô biến ở các dàn tộc vùng nủi Đòng Nam Á Lịch triều hiến chương loại

chí của Phan Huy Chú có nói đến phép thi cung nó của nước ta, lại có phần

biệt nghề bắn cung của bộ binh với nghề bắn nỏ của thủy binh Chỉ tiết này làm cho ta nhớ dến những hoa văn người đi thuyền cầm cung nỏ khắc trên trống

đồng Trong Tdm quốc chí có đoạn nói về «nö liên châu » mà Không Minh trước

khi chết truyền lại cho một môn đệ, nhưng về sau lại không thấy nhắc gì đến

cai no lién chau này nữa Còn ở ta hình tượng nỏ thần, nó linh quang, nỏ liên

thanh lại gắn liền với tài bắn cung nỏ của người Lạc Việt mà thư tịch Trung Quốc đã xác nhận Vậy truyền thuyết nỏ thần là một truyền thuyết đặc sắc của Việt Nam Mặc dù tiếng Trung Quốc có từ « nỗ ›, tơi vẫn nghỉ rằng « nỗ » là một

từ rất cỏ của ngôn ngữ Việt—Mường mà về mặt biều tượng học cỏ lề nó không phải là không liên quan đến từ «nổ nường › (tục thờ nỗ nường, rước và cướp nỡ nường) Phải chăng từ nổ trong nổ nường có trước và được thần thánh hóa, sau đó người ta dem nó dùng đặt tèn cho vũ khí đặc sắc vừa chế tạo được và

rồi cũng dược thần thánh hóa cùng trong ý nghĩa là đề cao sức mạnh kỳ diệu của con người?

9 Hình tượng Lý Ông Trọng gợi cho ta chủ đề «người khơng lồ » là một

chủ đề khá quen thuộc của văn học dân gian cỗ đại Lý Ông Trọng, người to lớn như hộ pháp, thuộc về gia đình những nhân vật không lồ của thần thoại,

truyền thuyết và cô tích Việt Nam, từ thần Trụ trời, thần Đực, thần Cải, ông Đồng cha, ông Đồng Con (tức là ông Dóng) đến các lực sĩ sức vóc phi thường đã làm kinh

hoàng các đội quân xâm lược Thần tích đền Chèm cho rằng An Dương Vương

đánh nhau với quân Tần bị thua nên đem biếu ông Trọng đề xin bãi binh, la không đúng với thực tế lịch sử: Sự thật người thua trận là quàn Tần và người

chiến thắng là An Dương Vương, anh hùng Lạc Việt Do đó truyền thuyết về Ly Ông Trọng cần được chỉnh lý lại: An Dương Vương chủ hòa chở không phải

bị thua

10 Tư liệu văn học dân gian còn cho ta thấy một chủ đề quan trọng khác

là chủ đè gốc tích miền núi của An Duong Vuong Hién nay co nhiều ức thuyết khác nhau chung quanh nguồn gốc Thục Phán, nhưng các nguồn sử liệu

khác nhau: truyền thuyết Tày, sở mo Thái, thần tích, ngọc phả và truyền thuyết dân gian ving C6 Loa đều gặp nhau ở một điểm chung: Thục Phán là người miền núi và «nước » của Thục Phán là một nước ở phía bắc «nước » Văn Lang, tương dương với vùng núi Tay Bắc, Việt Bắc, Quảng Châu, Vân Nam là địa bàn của các dàn tộc Thái, Tày, Nùng, Choang hiện nay Šự có mặt của nhiều yếu tố Thái, Tày, Choang trong văn hóa Âu Lạc như đä dược phản ánh qua các chủ

đề của truyền thuyết đã nêu trên cho chúng ta cơ sở thực tế để ức đoán về gốc tích miền núi của An Dương Vương, một trong những anh hùng Lạc Việt lỗi lạc,

Trang 12

422 HUNG VUONG DUNG NUOC (IV)

Tôi nghỉ rằng Anh Vượng đã có lý khi khẳng định trong phần kết luận quyền

Trên mảnh đất Cồ Loa lịch sử rằng An Dương Vương là một nhân vật vĩ đại của lịch sử Việt Nam, một trong những vị vua của thời kỳ dựng nước, một người

anh hùng đã nhiều lần lãnh đạo nhân dân Lạc Việt đánh Tần đuôi Triệu lập nên những chiến công lừng lẫy một thời» Là người của Lạc tộc, An Dương Vương

có thuộc thành phần chủng tộc Thái Tày cồ không? Điều này còn cần được

nghiên cứu kỷ hơn, cụ thể là một tư liệu quan trọng như truyền thuyết «Chín chúa tranh vua » phải được thầm tra lại Điều chắc chắn mà dân tộc học và sử học có thể khẳng định là An Dương Vương không phải là một nhân vật ngoại

Ngày đăng: 24/03/2015, 11:50

w