1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Chuyên đề: Kinh nghiệm nuôi ngỗng

8 504 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

Khả năng đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được cả.

Trang 1

CSỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chuyên đề 3 năm 2012:

Kinh nghiệm nuôi ngỗng

Lê Hữu Thuận - Trưởng phòng Tư liệu thực hiện

Trang 2

I ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NGỖNG

Khả năng đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại

cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được cả

Ngỗng là loại gia cầm có khả năng tăng trọng rất nhanh, chỉ sau 10 - 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể đã tăng gấp 40 - 45 lần so với khối lượng cơ thể lúc mới nở Ngan, vịt cũng là loại thủy cầm có khả năng lớn nhanh nhưng phải có thức ăn tinh cao, thức ăn giàu đạm trong khẩu phần Với ngỗng khi được nuôi bằng thức ăn hỗn hợp thì tốc độ lớn sẽ là kỷ lục, song nếu nguồn thức

ăn chỉ là cỏ, rau xanh và các loại củ hạt do ngỗng tự tìm kiếm hoặc nông hộ chỉ cho ăn hạn chế thì ngỗng vẫn phát triển và cho sản phẩm một cách bình thường Tuy nhiên thời gian cho sản phẩm thịt sẽ bị chậm lại 15 -20 ngày Đặc biệt, ngỗng còn là loại gia cầm chịu nhồi và thức ăn nhồi chỉ là ngô, cám, khoai lang và hạt đậu nấu chín nên giá thành sản phẩm sẽ hạ

Toàn bộ sản phẩm thịt, gan, lông ngỗng đều được coi là sản phẩm chính, tuy nhiên các loại sản phẩm này chỉ đạt đến giá trị cao khi chăn nuôi ngỗng trở thành hàng hóa có đủ số lượng và đảm bảo chất lượng để có thể tham gia xuất khẩu lấy ngoại tệ

Trang 3

II KỸ NĂNG NUÔI NGỖNG

1 Kỹ năng nuôi (gột) ngỗng con (từ 1 đến 28 ngày tuổi):

a Chọn ngỗng con:

Khi mua phải chọn những con ngỗng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lông bông, mắt sáng, không hở rốn, dáng đi vững vàng và đạt khối lượng cơ thể từ 85 đến 100gam/con Nếu là ngỗng Cỏ lông có màu vàng chanh, ngỗng Rhein Land lông có màu vàng rơm

b Các điều kiện nuôi dưỡng:

- Nhiệt độ chuồng nuôi:

Nhiệt độ được cấp bằng nguồn từ lò sưởi hoặc bóng điện để đảm bảo nhiệt

độ trong quây:

+ Tuần thứ nhất: 32-350C

+ Tuần thứ hai: 27-290C

+ Tuần thứ ba: 25-270C

+ Tuần thứ tư: 23-250C

Đảm bảo nhiệt độ và các chất độn chuồng luôn khô, sạch để gột ngỗng trong những này mới nở và trong mùa gột ngỗng là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp ngỗng con sinh trưởng tốt

- Mật độ và đàn nuôi:

Mật độ chuồng gột ngỗng con cần đảm bảo:

+ Từ 1-7 ngày tuổi: 10-15con/m2

+ Từ 8-28 ngày tuổi: 6-8 con/m2

Mức độ nuôi trong đàn phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi gia đình nông hộ

Một công lao động có thể chăn thả được từ 100- 120 con/đàn/người

- Thức ăn gột ngỗng:

Trang 4

Tuần đầu gia đình dùng bột tấm gạo, ngô trộn lẫn với rau xanh, thái nhỏ như (rau lấp, lá xu hào, lá cải bắp, bèo tấm ) làm thức ăn gột ngỗng Trong giai đoạn này để ngỗng con mau lớn có thể mua thức ăn viên chế biến bán sẵn của các nhà máy sản xuất như: Proconco, CP, Dabaco, Hà Việt về trộn với tấm gạo hoặc ngô mảnh sẵn có của gia đình theo tỷ lệ 35-40%

Đặc biệt đối với ngỗng, ngoài việc cung cấp thức ăn tinh, thức ăn xanh còn rất quan trọng trong khẩu phần, nhu cầu thức ăn xanh ngày càng tăng

Ngỗng ở giai đoạn 25- 26 ngày tuổi có thể ăn tới 1 - 1,2 kg thức ăn rau

xanh/ngày và tăng mạnh ở các giai đoạn sau

- Cách cho ngỗng ăn và uống:

Cho ngỗng con ăn nhiều bữa (4-5 bữa /ngày) trên khay, máng ăn bằng tôn có

kích thước cao 2 chỉ, rộng 45cm, dài 60cm đảm bảo cho 25-30 con ngỗng

con Từ tuần tuổi thứ ba trở đi, ban ngày chăn thả, chỉ bổ sung thức ăn tinh cho ngỗng trở về vào buổi chiều và ban đêm Hàng ngày phải đảm bảo cho ngỗng được uống nước sạch đầy đủ Đặc biệt cần được thả ngỗng khi đi ăn

ở những nơi có nguồn nước sạch và có bóng râm

2 Kỹ thuật nuôi ngỗng dò thịt:

Giai đoạn nuôi từ 29 ngày tuổi đến lúc giết thịt 56-75 ngày tuổi Ban ngày ngỗng được chăn thả và chỉ bổ sung thức ăn khi ngỗng trở về chuồng vào

chiều và ban đêm

Thức ăn tinh trong giai đoạn 56-75 ngày tuổi (tối thiểu có 10-12ngày vỗ béo) nên dùng ngô đỏ để ngỗng đạt độ béo, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng

Với phương thức chăn thả ban ngày, ban đêm cho ngỗng ăn thức ăn tinh và

bổ sung rau xanh tại chuồng đã cho khối lượng ngỗng đủ tiêu chuẩn giết thịt (3,8-4,2 kg/con) lúc 65-75 ngày tuổi Nếu tính cả thức ăn xanh tự kiếm, ngỗng

có thể ăn từ 1,5-1,8 kg rau xanh/con/ngày ở giai đoạn 29-49 ngày tuổi

3 Kỹ thuật vỗ béo ngỗng:

a Vỗ béo ngỗng:

Lượng thức ăn tinh cần cho ngỗng khoảng 250-350g/con/ngày Trước khi vỗ béo, cho ngỗng ăn tự do cho no, với thức ăn ngon để kích thích ngỗng ăn được nhiều, kể cả rau xanh, củ quả như bí đỏ Có thể dùng hạt ngô vàng ngâm qua đêm, cho thêm một chút muối, ngoài ra có thể cho ngỗng ăn thêm khoai, cám trộn với rau xanh khoảng 20-25% Vào 10 ngày cuối nên cho

Trang 5

thêm vào thức ăn vỗ béo hạt đậu tương luộc chín (khoảng 10% 1ượng thức

ăn tinh) ngỗng sẽ tăng cân nhanh

Thời gian vỗ béo chỉ thực hiện 10-15 ngày, nếu kéo dài sẽ làm cho chi phí thức ăn nuôi ngỗng cao và ngỗng cho tăng trọng thấp

b Vỗ béo cưỡng bức (Nhồi ngỗng:)

Ngỗng là loại gia cầm có khả năng đạt kỷ lục về khối lượng cơ thể và cho gan

to khi được nhồi cưỡng bức Bằng biện pháp này ngỗng có thể tăng trọng gấp 2-3 lần trong vòng một tháng Có thể nhồi ngỗng bằng tay hoặc bằng máy, ở nước ta ngỗng chủ yếu được nhồi bằng tay

Dụng cụ dùng để nhồi ngỗng là phễu nhồi có đường kính của miệng là 15-18

cm Đuôi phễu là một ống trơn dài 25-30cm Đường kính ống nhồi có nhiều

cỡ, cỡ nhỏ 17-18cm, cỡ trung bình 21cm, cỡ lớn 23cm Lúc mới nhồi sử dụng phễu nhỏ, sau đó tăng dần cỡ của phễu

Thức ăn để nhồi cho ngỗng là ngô, khoai lang, cám gạo Thời gian đầu thức

ăn được nấu chín, sau đó chỉ cần ngâm cho mềm (8-12 giờ) cần bổ sung vào thức ăn 0,5% muối và 1% Premix khoáng-Vitamin Trong thức ăn nhồi có 7-12% hạt đậu tương luộc chín

Kỹ thuật nhồi: Cần cho ngỗng có thời gian làm quen với thức ăn nhồi trong 2

- 3 ngày Số lần nhồi cần được tăng dần, ngày đầu tiên nhồi 1 lần/ngày, sau 3 ngày tăng lên 2 lẩn/ngày, sau 4 ngày tăng lên 4 lần/ngày Lượng thức ăn nhồi cũng được tăng dần từ 250g/con lên 300g/con và tiến đến 350-400

gam/con/ngày Sau khi nhồi, ngỗng được thả vào nơi yên tĩnh, có đầy đủ nước sạch và được chăm sóc chu đáo

Chuyên đề 3 năm 2012: Kỹ thuật chăn nuôi ngan Pháp

Lê Hữu Thuận - Trưởng phòng Tư liệu thực hiện

1) Điều kiện chung

Trang 6

Xây dựng chuồng trại đảm bảo thông thoáng về mùa hè, ấm áp về mùa đông đối với chuồng nuôi hở hoặc tốt nhất là xây dựng chuồng nuôi khép kính nuôi sàn hoặc nuôi nền vì hạn chế được sự tiếp xúc gữa con người và gia cầm cũng như gia cầm và các loài khác Tuy nhiên, với kiểu chuồng này thì cần có

sự đầu tư ban đầu lớn và thích hợp với phương thức nuôi trang trại hoặc tập trung nền chuồng nên tráng phẳng bằng xi măng, mỗi chuồng cần có hiên rộng từ 1-1,5 m để tránh mưa gió hắt vào Chuồng nuôi và sân chơi đảm bảo khô ráo và đặc biệt phải có ánh nắng chiếu vào Khu vực chăn nuôi phải tách riêng với khu vực phục vụ chăn nuôi khác như kho thức ăn, trạm ấp trứng, kho đựng chất độn chuồng Đặc biệt là khu vực chứa phân phải có mái che, cách xa khu chăn nuôi và phải ở cuối hướng gió Nếu chăn nuôi với số lượng lớn thì xây dựng hệ thống Biogas Xây dựng hệ thống đường đi và thoát nước theo hệ thống chuồng nuôi Xây dựng chuồng cách chuồng từ 20 - 30cm Nếu là chăn nuôi trong nông hộ thì chuồng phải cách xa nơi ở ít nhất là 30m Phải có khu vực xử lý các khu vực ốm, chết, tốt nhất là xây lò thiêu xác gia cầm thủ công Khu vực này phải phun thuốc sát trùng thường xuyên, có hàng rào hoặc tường bao chắn xung quanh khu vực chăn nuôi cũng như có

hệ thồng cổng ra vào, hệ thống hố sát trùng, tắm gội thay quần áo bảo hộ trước khi vào khu vực chăn nuôi Nếu chăn nuôi ở hộ gia đình thì phải có quần áo ở khu chăn nuôi và phải có bảo hộ lao động như ủng, khẩu trang phun sát trùng toàn bộ phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi có thể là hệ thống phun tự động hoặc có thể người nuôi tự phun khử trùng Hạn chế sự tham quan ra vào khu vực chăn nuôi, hạn chế các thành viên không chăn nuôi vào khu vực chăn nuôi, không nên nuôi các vật nuôi khác như chó,

mèo trong khu vực chăn nuôi (nếu nuôi phải nhốt lại)

2) Chuẩn bị điều kiện nuôi

Chuẩn bị chuồng trại phù hợp với từng đối tượng gia cầm Trước khi nuôi gia cầm phải tẩy rửa vệ sinh, phun thuốc sát trùng có thể dùng: Biocid 0,3%, Formol 2%, Virkon 0,5%, BKA 0,3%, dung dịch hoạt hoá điện hoá Anolít nguyên chất…quét vôi trắng nền chuồng, quét vôi tường và hành lang

Trang 7

chuồng nuôi, để khô và phun lại lần cuối trước khi thả gia cầm vào nuôi một ngày Nếu khu đã chăn nuôi thì phải có thời gian để trống ít nhất là 2 tuần (sau khi đã dọn rửa phun khử trùng và quét vôi) thì mới đưa gia cầm vào nuôi Các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, máng quây gia

cầm phải được tẩy rửa, phun thuốc sát trùng và phơi nắng cho khô Phơi khô phun xông bằng thuốc tím hoặc Formol chất độn chuồng Độ dày của chất độn chuồng tuỳ thuộc vào loại gia cầm và mùa vụ Các thiết bị chăn nuôi như chụp sưởi máng ăn phải được sắp đặt sẵn trong quây và phải bật chụp sưởi cho ấm trước khi thả gia cầm mới nở vào Xung quanh chuồng phải chuẩn bị hệ thống bạt che, các bạt này cũng phải được phun khử trùng và phun Formol trước khi đưa vào sử dụng Xác định diện tích nền chuồng để quây gia cầm cho thích hợp Diện tích nuôi phải được nới rộng theo lứa tuổi của ngan Lối ra vào chuồng phải có hố sát trùng hoặc có khay đựng thuốc sát trùng (Crezin 3%, Formol 2% hoặc vôi bột) để sát trùng ủng và xe cải tiến trước khi vào chuồng nuôi Diệt chuột và các loại côn trùng ở khu vực xung quanh khu vực chăn nuôi để hạn chế sự xuất hiện của chim hoang dã Làm

cỏ, phát quang bụi cây, khơi thông cống rãnh và rắc vôi bột ở khu vực xung quanh chuồng nuôi

3) Vệ sinh thú ý trong quá trình chăn nuôi

a) Vệ sinh thức ăn nước uống: Máng ăn, máng uống phải được rửa sạch

và phun sát trùng hoặc ngâm Formol 2% định kỳ một tháng một lần Hàng ngày thay nước uống và rửa lại máng sạch sẽ Nước cho gia cầm uống phải

là nước sạch đạt các tiêu chuẩn về vi sinh vật và các kim loại nặng có thể

bổ sung dung dịch hoá điện hoá (5%-10%) cho ngan uống từ lúc một ngày tuổi đến lúc giết thịt để giúp phòng bệnh tiêu hoá Không được cho gia cầm

ăn những loại thức ăn không đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật, nấm mốc, kim loại nặng làm sạch máng ăn trước khi cho gia cầm ăn

b) Vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh: Định kỳ phun thuốc sát

trùng chuồng nuôi bằng các dung dịch thuốc sát trùng như Virkon 0,25%, Biocid 0,1%, dung dịch hoạt hoá điện hoá nguyên chất ít nhất tuần 1 lần Phun sát trùng các khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng Biocid 0,3%

Formol 2%, Virkon 0,5%, BKA 0,3% dung dịch hoạt hoá điện hoá Anolít nguyên chất thay đổi nhau tuần một lần Thường xuyên quét mạng nhện, bụi bẩn bám vào chuồng nuôi Cuốc đất, phun sát trùng, rắc vôi các khu vực xung quanh trại định kỳ 2-3 tháng 1 lần Đảm bảo mật độ trong chuồng nuôi phải đảm bảo đủ máng ăn, uống cho ngan Định kỳ dọn phân cho ngan, nếu chuồng trại ẩm ướt thì phải dọn phân ngay, đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo Độ ẩm: đảm bảo độ ẩm trong chuồng nuôi từ 60-70%

c) Vệ sinh khu vực trại ấp: Trước khi vào khu vực ấp phải có hố sát trùng

Hạn chế đến mức thấp nhất khách ra vào tham quan Phải có quần áo giầy dép cho người làm trực tiếp tại trại ấp Tất cả các loại trứng trước khi đưa

Trang 8

vào ấp hoặc bảo quản phải xông khử trùng bằng thuốc tím hoặc Formol (17,5 Thuốc tím + 35ml Formol) Khử trùng hàng ngày khu vực ấp Các dụng cụ ấp

nở phải thường xuyên cọ rửa và phun khử trùng trước khi đưa vào sử dụng Định kỳ vệ sinh khu vực nhà ấp và xung quanh Diệt chuột và các loại côn trùng khác Phải có khu xử lý chất thải (vỏ trứng, trứng không nở) Có thể chôn sâu hoặc rắc vôi bột lên trên hoặc đốt các vỏ trứng

Ngày đăng: 20/03/2015, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w