1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiêp Xây dựng hệ thống quản lý tội phạm trên nền Web

74 3,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác phòng ngừa, đấu tranhchống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường; các cơ quan, tổ chức, công dân

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học kỹ thuật CNTTcũng không nằm ngoài vòng xoáy phát triển đó.Cùng với sự phát triển mạnh mẽcủa cácngành khoa học kỹ thuật khác CNTT đã có những ứng dụng to lớn trong hầu hết các lĩnhvực của đời sống Đây là một ngành khoa học mũi nhọn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống

xã hội CNTT đóng vai trò to lớn trong giao dịch giữa mọi người, mọi doanh nghiệp ởkhắp nơi trên thế giới Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, thuật ngữ Electronic Business(Thương mại điện tử) ra đời và ngày càng trở lên phổ biến

Phần mềm quản lý trên nên Web là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam rất đượcchính phủ quan tâm thúc đẩy và phát triển Cho đến nay đã có rất nhiều lý do để cácdoanh nghiệp các cơ quan nhà nước, cũng như các tổ chức phải quan tâm đến ứng dụngquản lý trên nền Web tồn tại và phát triển trong thực trạng toàn cầu hóa hiện nay Tuynhiên, hiện ở Việt Nam chưa có nhiều các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quannhà nước đã chưa hoàn toàn đồng bộ hóa dữ liệu trên CSDL Web

Hiện tại các phương tiện kỹ thuật và các công cụ lập trình ứng dụng vào phần mềmtrên nền Web chưa được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, tổ chức để có đủ kiếnthức cơ bản về tổ chức quản lý xây dựng và vận hành một Hệ thống có hiệu quả, thựchiện quản lý qua mạng là một chọn lựa mô hình rất phù hợp với công nghệ hiện nay,cung cấp và đồng bộ hóa dữ liệu trên mạng giữa các doanh nghiêp, các cơ quan nhà nước

để đồng bộ hóa dữ liệu cho việc truy vấn, thống kê, tìm hiểu một cách nhanh chóng và

dễ dàng nhất…

Qua đây cho phép em bày tỏ lòng biết ơn đến sự dậy dỗ chỉ bảo của các thầy, cô

trong khoa công nghệ thông tin Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Thầy Hoàng Quang Huy, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong thời gian hoàn

thành thực tập tốt nghiệp này,em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 -GIỚI THIỆU 6

1.1 Mục đích của đề tài 6

1.2 Vài nét về huyện Chương Mỹ 6

1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của huyện Chương Mỹ 10

CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 11

2.1 Cơ sở lý thuyết đề tài: 11

2.1.1 Các cách tiếp cận và phát triển của Hệ thống 11

2.1.2 Nhiệm vụ và vai trò của một Hệ thống 11

2.1.3 Các thành phần của một Hệ thống quản lý 12

2.1.4 Các bước phát triển của một hệ thống 12

2.1.5 Các mô hình phát triển của một Hệ thống 13

2.1.6 Phương pháp phân tích thiết kế hướng cấu trúc 13

2.1.7 Lựa chọn công nghệ để thực hiện đề tài 14

2.2 Khảo sát, xây dựng mô hình chức năng của đề tài 14

2.2.1 Mô tả bài toán 14

2.2.2.Một số khái niêm về luật hình sự: 15

2.2.3 Các mẫu hồ sơ, tài liệu, nghị định liên quan 22

2.2.4 Một vài giải pháp công nghệ 31

2.2.4.1 Công nghệ ASP 31

2.2.4.2 Công nghệ ASP.NET 32

2.2.4.3 Công nghệ PHP 32

2.2.4.4 Công nghệ JSP 32

2.2.4.5 So sánh một số công nghệ website 33

2.2.4.6 Lựa chọn công nghệ 33

2.2.4 7 Khái niệm về JAVA 34

2.2.4.8 Đặc điểm của JAVA 34

2.2.4.9 Các thành phần của JAVA 34

2.2.4.10 Tổng quan về công nghệ J2EE 35

2.2.4.11.Các ứng dụng phân tán đa tầng 36

2.2.4.12 Các thành phần của J2EE 37

2.2.4.13 Tổng quan về JSP/ServLet 38

2.2.4.14 Quan hệ giữa JSP và Servlet 41

Trang 3

2.2.5 Giới thiệu về FrameWork 43

2.2.6 Đặc tả ca sử dụng 46

2.2.6.1.Ca sử dụng đăng nhập 46

2.2.6.2.Ca sử dụng thêm người dùng 47

2.2.6.3.Ca sử dụng xem hồ sơ 48

2.2.6.4 Ca sử dụng tìm kiếm hồ sơ 48

2.2.6.5.Ca sử dụng cập nhật tài khoản người dùng 49

2.2.6.6.Ca sử dụng quản lý hồ sơ 50

2.2.6.7 Ca sử dụng quản lý thông tin phản hồi 52

2.2.7 Lập biểu đồ ngữ cảnh 53

2.2.8 Biểu đồ phân rã chức năng 54

2.2.9 Mô tả chi tiết các chức năng 55

2.2.10 Ma trận thực thể chức năng 56

2.2.11 Sơ đồ luồng dữ liệu 57

2.2.12 Mô hình dữ liệu logic : 62

2.2.13.Thiết kế dữ liệu vật lí và cài đặt chương trình : 65

2.2.13.1 Mô tả một số bảng bảng 65

2.2.13.2 Demo giao diện 67

KẾT LUẬN 71

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 4

Mục lục hình ảnh

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của huyện Chương Mỹ 10

Trang 5

Hình 25: Demo trang Quản lý loại hình tội phạm 69

Trang 6

CHƯƠNG 1 -GIỚI THIỆU

1.1 Mục đích của đề tài

Tìm hiểu nghiệp vụ, thu thập các hồ sơ có liên quan, phân tích thiết kế hệ thống để xâydựng thành công chương trình thử nghiệm quản lý tình hình tội phạm của địa phận mộtkhu vực Huyện Chương Mỹ

1.2 Vài nét về huyện Chương Mỹ

Vị trí địa lí, địa hình, dân cư:

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyệnQuốc Oai; phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện

Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình), cách trung tâm

thành phố Hà Nội 20km Trên địa bàn huyện có quốc lộ 6A đi các tỉnh phía Tây Bắc dài18km, đường tỉnh lộ 419, có chuỗi đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây; có tuyến đường

Hồ Chí Minh chạy qua huyện với chiều dài 16,5km Với những ưu đãi về vị trí địa lý,Chương Mỹ trở thành trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc vớivùng Đông Bắc bộ Huyện có diện tích tự nhiên là 232,26 km2, dân số 29,5 vạn người,với 32 đơn vị xã, thị trấn; mật độ trung bình 1.303 người/km2

Trên địa bàn dân tộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thôn Đồng

Ké (thuộc xã Trần Phú) có khoảng 130 hộ với trên 500 nhân khẩu; ngoài ra còn có một

số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn

Địa hình huyện Chương Mỹ khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằngchâu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng, bãi, hồ, hang động,

…nằm xen kẽ lẫn nhau, chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng bãi, vùng đồi gò và vùng chuyênlúa; có các sông Đáy, sông Tích, Sông Bùi chảy qua và các hồ chứa nước lớn như hồĐồng Sương, Văn Sơn, hồ Miễu đã được quy hoạch để phát triển thành các khu du lịchsinh thái, nghỉ dưỡng

Toàn huyện có 68.000 hộ dân Có gần 100 cơ quan, đơn vị Nhà nước của trungương, thành phố đóng trên địa bàn; trên 600 doanh nghiệp, công ty, doanh nghiệp tư nhânđang tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấukinh tế trong những năm qua

Trang 7

Hành chính:

Xưa là huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Năm Gia Long 13(1814) đổi là phủ Ứng Hoà Đời Đồng Khánh chia huyện Chương Đức thành hai huyệnYên Đức do phủ Mỹ Đức kiêm lý và huyện Chương Mỹ

Huyện Chương Mỹ ngày nay có 2 thị trấn và 30 xã: Bao gồm thị trấn Chúc Sơn, thịtrấn Xuân Mai và các xã: Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa, Đông Phương Yên,Đông Sơn, Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Ngọc Hòa, Thụy Hương, ĐạiYên, Trung Hòa, Tốt Động, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, MỹLương, Quảng Bị, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng Vực, Văn Võ, Đồng Phú,Hồng Phong, Trần Phú, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An

Kinh tế - xã hội : ( Số liệu tính đến tháng 12/2010)

Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) năm 2010 đạt 3.966,6 tỷ đồng = 99,8

% so với KH, tăng 13,4% so cùng kỳ Trong đó:

* Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệpước đạt 697,6 tỷ đồng = 99,2 % so với KH, tăng 5,5% so với cùng kỳ; trong đó ngànhnông nghiệp đạt 651,4 tỷ đồng; ngành lâm nghiệp đạt 14,5 tỷ đồng; ngành thủy sản đạt31,7 tỉ đồng Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 378 tỷ đồng đạt100,5% so với KH tăng 5,9% so với cùng kỳ

* Về sản xuất Công nghiệp - TTCN: Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN-XDCBđạt 2.359 tỷ đồng =100% so với KH tăng 14,8% so với cùng kỳ; trong đó giá trị Côngnghiệp - TTCN đạt 1.269 tỷ đồng; xây dựng cơ bản đạt 1.090 tỉ đồng =101,2% so với KH

và bằng 119,9% so với cùng kỳ Giá trị tăng thêm ngành CN-TTCN đạt 719 tỷ đồng vàtăng 14,8% so cùng kỳ

Toàn huyện hiện có 01 KCN Phú Nghĩa với diện tích 170ha; đã quy hoạch lại cáccụm CN trình UBND thành phố, dự kiến xây dựng 04 cụm CN: Ngọc Sơn (31ha), ĐôngPhú Yên (75ha), Nam Tiến Xuân (50ha), Mỹ Văn (31ha); đã và đang thu hút nhiều doanhnghiệp trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp-TTCN có hiệuquả, thu hút 15.000 lao động có việc làm thường xuyên và hàng vạn lao động thời vụ.Trên địa bàn huyện có trên 600 doanh nghiệp CN-TTCN và trên 12.089 cơ sở sản xuấtTTCN cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút lao động trên địa bàn vàosản xuất Tiếp tục tổ chức thực hiện quy hoạch các cụm CN; xây dựng HTKT khu CN.Phú Nghĩa; đôn đốc thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật và đường vào cụm CN NgọcSơn, chuyển 165 lò gạch thủ công sang công nghệ tiên tiến lò Tuylen và lò Hôpman, lò

Trang 8

nung liên tục kiểu đứng; giải quyết các vướng mắc khi thực hiện quy hoạch HTKT khu

CN Phú Nghĩa

Hiện nay toàn huyện có 160 làng có nghề/ 214 làng trong toàn huyện, đạt 74,77%;Trong đó: Làng nghề Mây tre đan là phổ biến nhất: 27 làng, chiếm 87,09 %; còn lại làcác làng nghề chế biến nông, lâm sản, làm nón lá, thêu may xuất khẩu, mộc Nghề mâytre giang đan là nghề cổ truyền của huyện, hiện nay có 32/32 xã, thị trấn có nghề này Đãthu hút trên 50.000 hộ, trên 120.000 lao động; trong 150 doanh nghiệp có 75 doanhnghiệp tư nhân, Công ty TNHH sản xuất nghề mây tre giang đan Hàng mây tre giangđan của huyện Chương Mỹ đã được phát triển nhiều nơi trong nước và được xuất khẩu đinhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước EU huyện đang triểnkhai thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề kết hợp với du lịch Phú Vinh- Phú Nghĩa

đó được phê duyệt Đây là một trong ba dự án lớn của Thành Phố về làng nghề nhằmphát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề

* Hoạt động thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụnăm 2010 ước đạt 910 tỷ đồng =100% so với KH và bằng 117% so với cùng kỳ; Giá trịtăng thêm đạt 609 tỷ đồng = 100% so với KH tăng 16,9% so cùng kỳ

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định Toàn huyện hiện có trên

263 DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần, 7.623 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch

vụ Mặc dù giá cả thị trường biến động không ổn định song các cơ sở kinh doanh vẫnhoạt động mang lại hiệu quả

Huyện Chương Mỹ rất coi trọng nhân tố con người nên đã có những đầu tư xácđáng và hợp lí cho việc xây dựng, đổi mới hạ tầng và trang thiết bị cho ngành giáo dục -đào tạo Hiện nay, toàn huyện có 100% trường THCS, tiểu học và trên 80% trường mầmnon được xây dựng kiên cố, cao tầng

Chương Mỹ còn được biết đến với thành tích xây dựng cơ sở hạ tầng khá ấn tượng:điện – đường – trường – trạm phát triển đồng bộ, 100% các xã, thị trấn được trang bị máytính, nối mạng Internet, có điểm bưu điện – văn hóa Huyện có nhiều đình, chùa, đền,miếu có phong cảnh tuyệt đẹp như chùa Trăm Gian, chùa Trầm, chùa Cao, chùa Thấp,chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Nội, đình Xá, đình Linh Sơn… tất cả tập trung xungquanh thị trấn Chúc Sơn Hầu hết các đình chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân

Với những phát triển như trên, huyện Chương Mỹ đã phát triển kinh tế theo hướngnông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thươngmại và dịch vụ Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng quê hương Chương Mỹ giàuđẹp, văn minh, tiến bộ, vững bước đi lên trên con đường hội nhập và phát triển

Trang 10

1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của huyện Chương Mỹ

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của huyện Chương Mỹ

Trang 11

CHƯƠNG II – PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1 Cơ sở lý thuyết đề tài:

Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information System): là hệ thốngthông tin để phục vụ toàn bộ của một tổ chức nào đó

2.1.1 Các cách tiếp cận và phát triển của Hệ thống

- Tiếp cận định hướng tiến trình (PDA - Process Driven Approach )

- Tiếp cận định hướng dữ liệu (DDA – Data Driven Apprrach)

-Tiếp cận định hướng câu trúc (SDA – Structure Drivem Appreach)

-Tiếp cận hướng đối tượng (OOA – Object Oriented Appreach )

2.1.2 Nhiệm vụ và vai trò của một Hệ thống

Nhiệm vụ của hệ thống:

• Đối ngoại: Thu nhận thông tin từ bên ngoài, đưa thông báo ra ngoài.

• Đối nội: liên lạc giữa các bộ phận cung cấp cho hệ thống tác nghiệp, hệ

quyết định, có hai loại thông tin sau:

• Phản ánh tình hình tội phạm trong địa phận

• Phản ánh tình hình hoạt động của cơ quan Vai trò của hệ thông

Đóng vai trò trung gian giữa hệ thống với môi trường, giữa hệ thống con quyếtđịnh với hệ thống con nghiệp vụ

Trang 12

2.1.3 Các thành phần của một Hệ thống quản lý

Hình 2: Các yếu tố cấu thành hệ thống

2.1.4 Các bước phát triển của một hệ thống

• Khảo sát: Tìm hiểu về hệ thống cần xây dựng.

• Phân tích hệ thống: Phát hiện vấn đề, tìm ra nguyên nhân, các đề xuất giải

pháp và đặt ra yêu cầu cho hệ thống thông tin cần giải quyết

• Thiết kế hệ thống: Lên phương án tổng thể hay một mô hình đầy đủ của hệ

thống thông tin Bao gồm cả hình thức và cấu trúc của hệ thông

• Xây dựng hệ thông: bao gồm việc lựa chọn phần mềm hạ tầng, các phần mềm

hạ tầng, các phần mềm đóng gói, các ngôn ngữ sử dụng và chuyển tải các đặc

tả thiết kế thành các phần mềm máy tính

• Cài đặt và bảo trì: khi thời gian trôi qua, phải thực hiện những thay đổi cho

các chương trình để tìm ra lỗi trong thiết kế gốc và để đưa them các yêu cầumới phù hợp với các yêu cầu của người sử dụng tại thời điểm đó

Trang 13

2.1.5 Các mô hình phát triển của một Hệ thống

2.1.6 Phương pháp phân tích thiết kế hướng cấu trúc

• Khảo sát nghiệp vụ, thu thập hồ sơ tài liệu có lien quan

• Xây dựng biểu đồ ngữ cảnh

• Liệt kê hồ sơ tài liệu dùng cho hệ thống

• Xây dựng chức năng nghiệp vụ

• Ma trận thực thể chức năng

• Vẽ biếu đồ luồng dữ liệu ở các mức

• Xác định sơ đồ chức năng chương trình

• Thiết kế giao diện

Trang 14

2.1.7 Lựa chọn công nghệ để thực hiện đề tài

Để tạo một phần mềm, việc lựa chon công nghệ sử dụng là một phần rất quantrọng Trong đề tài này, em dự kiến sẽ lựa chọn các công nghệ phục vụ cho đề tài củamình là:

- Phương án phân tích thiết kế hệ thống theo hướng cấu trúc.

- Ngôn ngữ lâp trình Java.

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu My SQL server

2.2 Khảo sát, xây dựng mô hình chức năng của đề tài

2.2.1 Mô tả bài toán

• Mục đích của bài toán:

Để đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an nunh,trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cánhanh, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý Nhànước phải xiết chặt việc quản lý các vi phạm pháp luật

Việc vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức ngày càng nhiềunên việc quản lý vi phạm pháp luật rất quan trọng mà thực tế khảo sát, tại mỗi địa phâncủa một thôn thuộc huyện Chương Mỹ cũng đến 100 vụ vi phạm, tái phạm, chính vì thếnếu quản lý bằng phương pháp thô sơ thì rất khó xác định, tốn nhiều thời gian, nhân lực

sẽ ảnh hưởng đến thời gian của các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới túi tiền của doanhnghiệp, ảnh hưởng dến nền kinh tế của Quốc Gia, mặt khác để quản lý tình hình tộiphạm, thì cần phải có hệ thống cơ sở dữ liệu về vi phạm thống nhất trong toàn quốc

Vì vậy phần mềm giúp cho địa phận huyện Chương Mỹ khi xử lý một hành vi viphạm của cá nhân, doanh nghiệp tại bất kỳ một khu vực nào trong đia phận nào cũngchính xác với hình thức xử phạt, mức phạt công bằng như nhau

Đồng thời thông qua hệ thông quản lý vi phạm pháp luật của địa phận, huyện Chương

Mỹ cũng xác định được nhưng đối tượng nào thường xuyên vi phạm, nhưng đối tượngnào đang trong thời gian theo dõi, nhưng doanh nghiệp hay cửa hàng nào có nhưng mặthàng nào hay gian lận thương mại, hàng có xuất xứ từ quốc gia nào có vấn đề, từ đó tạimỗi thời điển, cơ quan quản lý, phòng chống sẽ có những chính sách, giải pháp quản lýcho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm đảm báo thực thu pháp luật công bằng vănminh

Trang 15

2.2.2.Một số khái niêm về luật hình sự:

• Hình phạt trong luật Hình sự

Luật hình sự mang đặc tính riêng của nó, đó là (1) Nêu ra cụ thể những hậu quả cóthể xảy ra cho những ai không chấp hành nghiêm chỉnh và (2) nêu ra các yếu tố cấuthành tội Những hậu quả có thể bao gồm tử hình, khổ sai (đánh đòn, hành hạ), cải tạogiam giữ hoặc không giam giữ (án treo cho tại ngoại) tùy theo các cấp thẩm quyềnkhác nhau Thời gian cải tạo có thể từ vài ngày cho đến chung thân Khi ra ngoài, tộinhân có thể còn chịu thêm thời gian quản thúc tại gia, hay phải báo cáo định kỳ vớinhân viên tòa án tùy vào bản án Phạm nhân có thể thương lượng với chính quyền vềmức độ phạm tội, tội danh, án phạt để đổi lại sự hợp tác, chỉ chứng hay cung cấpthông tin cho cơ quan tố tụng Phạt và đền tiền cũng là một hình phạt phổ biến

Tuy ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng năm mục đích sau đây được chấp nhậnrộng rãi trong hầu hết các bộ luật hình sự về mặt trừng trị tội phạm: báo oán (trả oán),răn đe, vô hiệu hóa, giúp cải tà quy chánh và đền bù thiệt hại

Báo oán (trả oán) - Phạm nhân phải chịu đau khổ dằn vặt trừng phạt do tội mình

làm ra Đây là một mục đích thường thấy nhất Vì phạm nhân đã lạm dụng sai trái,hay gây ra tổn thất không đáng có cho những bên thiệt hại (làm lệch cán cân côngbình xã hội) do đó luật hình sự phải đưa phạm nhân vào những tình huống khổ sai

để làm quân bình cán cân công lý Lý giải này dựa trên nguyên tắc: mọi công dântuân theo luật pháp để mong được sự bảo vệ không bị giết hại, vì vậy nếu ngườinào bị kết tội giết người thì sẽ bị tước quyền được luật pháp che chở Một người đigiết người thì có thể bị (nhà nước) giết lại Giống như một cán cân bị lệch vì nhânmạng phải được đền bù bằng nhân mạng

Răn đe - Có 2 loại: răn đe cá nhân nhằm vào các phạm nhân với mục đích đưa ra

mức phạt đủ nặng khiến những người này không dám phạm tội từ đây về sau Còn

răn đe xã hội nhằm vào toàn thể các công dân không trừ một ai với mục đích

trừng phạt những ai đã phạm tội lẫn răn đe những ai có khả năng phạm tội

Vô hiệu hóa - được thiết kế với mục đích đơn giản là đưa người phạm tội ra khỏi

xã hội để bảo vệ xã hội khỏi bị ảnh hưởng bởi những tội phạm do phạm nhân gây

ra, thể hiện bằng án tù Đây là lý do chính quyền cho xây các nhà tù, các trại tậptrung cải tạo giam giữ Các án tử hình và các lệnh cấm (quản chế) cũng nhằm mụcđích này

Giúp cải tà quy chính - nhằm mục đích cải hóa phạm nhân trở lại thành một

thành viên hữu ích trong xã hội Phạm nhân phải trải qua một chương trình họctập, cải huấn (có hay không kèm giam giữ) ở nhiều mặt khác nhau để giúp phạmnhân nhận thức được sự sai trái những việc mình đã làm

Đền bù thiệt hại - đây là một lý thuyết về trừng phạt hướng về nạn nhân Mục

tiêu là nhà nước đứng ra quyết định loại hình và mức độ đền bù cho những đaukhổ thiệt hại lên mình nạn nhân Ví dụ, phạm nhân trộm công quỹ thường bị phạtphải trả lại tiền đã biển thủ Đền bù thiệt hại thường được kết hợp với các mụcđích khác của luật hình sự và bắt nguồn từ các khái niệm tương tự trong luật dânsự

Trang 16

Những khía cạnh và yếu tố cấu thành tội Hình sự

Theo nhiều bộ luật hình sự ở các nước, chính quyền (nhà nước) thực thi luật hình

sự bằng cách đề ra những đe dọa hình sự Hình thức và mức độ đe dọa khác nhau tùy

theo văn hóa, lịch sử tư pháp và tôn giáo của mỗi nước

Các bộ luật hình sự trên thế giới thể hiện hàng trăm quan điểm, lý luận khác nhau.Trong khuôn khổ giới hạn này rất khó thống kê hoàn chỉnh và đầy đủ mà không bịthiếu sót Tuy vậy, những yếu tố và khía cạnh sau đây xuất hiện phổ biến trong cácluật hình sự: hành vi cấm, sự cố ý, đối tượng bị thiệt hại, yếu tố đồng lõa, các yếu tốbào chữa, và mối liên hệ giữa các yếu tố nói trên

Hành vi cấm

Luật hình sự thường cấm những hành vi cụ thể Do đó, chứng cứ phạm tội phảihợp lý minh chứng hành động do chính can phạm gây ra Hành động cụ thể này gọi làhành vi phạm tội (guilty act - Latin: actus reus)

Hành vi phạm tội (hành vi cấm) có thể cấu thành bởi một hành động hay một hànhđộng đe dọa, hay trong một số trường hợp hạn hữu, sự bất hành động (tức không làmmột việc do mình chuyên trách) cũng là hành vi cấm Ví dụ: cha mẹ bỏ đói trẻ sơsinh, cũng là một hành vi cấm

Nếu hành vi phạm tội là một sự bất hành động như nêu trên, thì cần phải đi kèmmột trách nhiệm (duty) Trách nhiệm này có thể là do hợp đồng, do tự nguyện dấnthân, quan hệ huyết mạch và đôi khi là do chức vụ được giao Trách nhiệm còn có thểhình thành nếu anh tự tạo ra một điều kiện nguy hiểm Đôi khi, ở Mỹ hay Âu châu

còn ràng buộc người qua đường phải giúp trong một số trường hợp rất cụ thể

-những người trong -những tình huống bất khả kháng (ví dụ: giúp kêu xe cứu thươnghay giúp trẻ em đang chết chìm ở sông cạn)

Một hành vi phạm tội có thể được bào chữa (hay được hủy bỏ) nếu cơ quan công

tố không thể chứng minh liên hệ nhân quả của hành vi phạm tội của phạm nhân nàyđối với thiệt hại gây ra (causation) Nói cách khác, luật sư biện hộ có thể chỉ ra cácyếu tố chứng minh hành vi của người này không phải là nguyên nhân duy nhất và trựctiếp nhất gây ra thiệt hại Xem thêm phần yếu tố bào chữa ở dưới

Sự cố ý

Vì hình phạt nghiêm khắc của luật hình sự, các thẩm phán công minh đều đòi hỏibên công tố phải chứng minh một ý thức cố ý phạm tội (guilty mind, Latin: mens rea)

Ý thức phạm tội này được giải thích là sự cố ý trong khi làm một hành vi sai trái Chú

ý rằng trong luật hình sự, ý thức phạm tội hoàn toàn được tách ra khỏi ý đồ, động lực(motive) của nghi can Nếu A cướp tài sản của B chia cho dân nghèo (cướp phú tế

bần), thì hành động lấy đồ của B trong lúc A không phải là chủ sở hữu chứng tỏ A đã

Trang 17

có ý thức cố ý muốn cướp tài sản của B Ý đồ động lực giúp người nghèo tuy là ý tốt,nhưng không thể thay đổi sự cố ý phạm tội của A trong việc đánh cướp tài sản.

Sự cố ý phạm tội dễ dàng bị bên công tố chứng minh hơn nếu nghi can biết hành

vi của mình sẽ gây nguy hiểm nhưng vẫn cứ tiến hành Ví dụ: nghi can A xả chất thải

độc hại xuống dòng sông và biết rằng các chất này có thể gây nhiễm độc nguồn nướccho dân cư 2 bên bờ sông, nhưng A vẫn cứ làm Bị truy tố, A có thể bào chữa là mìnhkhông hề muốn đầu độc dòng sông (tức là không cố ý phạm tội), nhưng khi bên công

tố dễ dàng chứng minh rằng, với cương vị của mình, A thừa biết các chất xả thải kiagây độc hại, là đã đủ cơ sở chứng minh A có yếu tố "cố ý phạm tội"

Khi xem xét yếu tố cố ý phạm tội, tòa án Phương Tây phải xét thêm khía cạnhnghi can khi hành động có thực sự "muốn" gây ra hậu quả cụ thể hay không Ví dụ:trong tội giết người, sự "muốn" hay "không muốn" nạn nhân tử vong có thể chuyển từtội cố sát (tử hình) sang tội ngộ sát (ở tù) Đây là một lãnh vực hết sức khó khăn đểchứng minh lẫn bào chữa

Mặt khác yếu tố cố ý phạm tội có thể bị "chuyển sang" nạn nhân thứ ba, dù rằngnghi can không hề cố ý gây hại cho người thứ ba (transfer malice) Ví dụ: A dùngsúng bắn B đang đứng trong đám đông, nhưng không trúng B Viên đạn lạc sang phía

C và giết chết C A có thể nói rằng mình không hề biết C và không có ý đồ giết C.Nhưng vì A chĩa súng vào đám đông có C nên ý đồ giết người của A đã được "chuyểnsang" C, vì bất cứ ai trong đám đông ấy cũng có khả năng bị trúng đạn A có thể bịtruy tố tội cố ý giết C

Đối tượng của xâm phạm

Công dân hy sinh một phần quyền lợi của mình để tuân thủ luật pháp nhà nướcnhằm mục đích được pháp luật bảo hộ không bị các hành vi phạm tội xâm phạm:

- Nhân Mạng - sát nhân (homocide) là một tội danh cổ xưa khi nghi can giết

người phi pháp Đây là một hành vi được các bộ luật hình sự rất chú trọng

và thường được chia ra làm nhiều mức độ khác nhau với mức án khác nhau

dựa trên việc có hay không có yếu tố "cố ý phạm tội" Nếu có thì tội và hình phạt trở đặc biệt nghiêm trọng (murder) và nếu không có thì có thể chỉ

phạm vào tội ngộ sát Trong trường hợp thiếu hẳn yếu tố "cố ý phạm tội",phía công tố có thể chuyển qua truy tố tội ngộ sát (manslaughter) hay là bấtcẩn gây chết người (involuntary manslaugher) là những tội với hình phạtnhẹ hơn

- Thân Thể - hầu hết các luật hình sự bảo vệ sự bất khả xâm phạm của cơ thể

công dân nói chung Hành vi "đánh người" (battery) là tội do bởi sự đụng

chạm phi pháp và không được phép Tội này không bao gồm các hành độngđánh nhau khi thi đấu trên võ đài khi 2 người im lặng đồng ý khi đánh nhautrước đám đông Mặc dù không đánh, nhưng nghi phạm vẫn có thể bị truy

tố tội "tấn công" người khác (assault) nếu hành động của nghi phạm khiến

nạn nhân có cảm giác "sợ bị đánh ngay lập tức" (fear of imminent battery)

Trang 18

Quan hệ tình dục không đồng thuận hay quan hệ tình dục với trẻ em vị

thành niên thường bị truy tố tội hiếp dâm (rape) - trong đó luật rất cụ thể

chi li về các hành vi thể hiện sự hiếp dâm Hiếp dâm là một dạng của tộiđánh người

- Tài Sản & Nơi Cư Trú - ở các nước Phương Tây, tài sản và nơi cư trú đượcbảo vệ bởi luật hình sự Hành vi xuất hiện hay bước vào khu vực, đất, tư gia

hay văn phòng không có phép của chủ nhân có thể bị truy tố tội xâm nhập

trái phép (trespassing) Hành vi trộm cắp (theft), biển thủ công quỹ

(embezzlement), lường gạt (conversion) đều liên quan đến sự cố ý chuyển

nhượng, sử dụng trái phép tài sản thuộc chủ quyền của người khác Nếu các

hành vi trên có kèm sử dụng vũ lực thì lập tức chuyển thành tội danh ăn

cướp (robbery) Với công chức Tây Phương còn có thêm hành vi gian dối,

lợi dụng chức quyền lừa gạt (fraud) cũng bị truy tố hình sự

- Đạo Đức - luật hình sự kế thừa vai trò lịch sử của các tổ chức tôn giáo trongviệc điều chỉnh các hành vi con người theo giáo luật đã có từ ngàn xưa, khinhà nước chưa tồn tại Những hành vi tội phạm bị đa số các tôn giáo cấm

như ngoại tình (adultery), đa phu hay đa thê (polygamy), loạn luân (incest), dụ dỗ tình dục (seduction), quan hệ tình dục trái tự nhiên (sodomy), bán dâm (prostitution), các hành vi tục tĩu (obscenity and

indecency) ngày nay được hầu hết các bộ luật hình sự ghi nhận

- Trật Tự Công Cộng - luật hình sự đóng vai trò đảm bảo quyền công dânđược sống trong một xã hội có trật tự và ổn định chung Luật sẽ phạt nhữnghành vi cố ý xâm phạm một cách không chính đáng và không hợp lệ các

quyền lợi này Những tội như đánh nhau ở nơi công cộng (public fighting),

hù dọa (affray), bạo loạn (riot), phá hoại hội họp công cộng (disturbance of

public assembly), bê bối nơi ở (disorderly house), xâm nhập và bắt người

trái phép (forcible entry and detainer), lăng mạ xúc phạm nhân phẩm (libel/

defamation), giấu vũ khí trái phép (illegal concealed weapon) nhằm bảo

động của các cơ quan nhà nước Điển hình như các tội phạm phản quốc (treason), che giấu phản tặc (misprision of treason), lật đổ chính phủ (overthrow of government), gián điệp (espionage), thề dối (perjury), hối lộ (bribery), lạm dụng quyền hạn chức vụ (official misconduct), ảnh hưởng

công chánh tư pháp (embracery), làm tiền giả (counterfeit), cưỡng lệnh (tòa) (contempt), phá hoại quá trình tư pháp (obstruction of justice), che giấu tội phạm (misprision of felony), cướp biển (piracy), Tuy nhiên, cần

đảm bảo quyền lợi của công dân không bị các quyền lợi nhà nước xâmphạm lẫn nhau

Trang 19

Đồng lõa

Một số luật hình sự trừng phạt sự liên kết phạm tội, dính líu đến hành viphạm tội, hoặc ngay cả hành phi dính líu đến các tội phạm nhưng không thànhcông Một số tội danh thông thường là: đồng phạm, giúp đỡ và che giấu tội phạm,xúi giục người khác phạm tội và cố ý phạm tội nhưng không thành công

Các yếu tố bào chữa và tình tiết giảm nhẹ

Trong các vụ án hình sự, Thẩm phán, công tố và luật sư biện hộ thườngkhông có mặt lúc án xảy ra, cho nên việc xử đúng người đúng tội phải dựa vào lờikhai các nhân chứng và nghi can, giá trị tang vật, lập luận của bên công tố và củaluật sư biện hộ trên nguyên tắc "qua tranh luận thì sự thật sẽ sáng tỏ."

Do tính chất nặng nề của hình phạt tội bị hình sự hóa và nhằm giảm thiểu oansai, luật hình sự thường quy định rất nhiều yếu tố bào chữa và tình tiết giảm nhẹ,nhằm giúp cho vụ án được xét xử công minh Các yếu tố bào chữa này giúp bêncông tố truy tố đúng người đúng tội; giúp bên luật sư biện hộ chỉ ra sự bất cập củabên công tố; và giúp thẩm phán có căn cứ phán xét tính hợp lệ của cáo trạng cùngcác nghi vấn và lập luận của bên công tố Nơi đây chỉ giới thiệu một vài khía cạnhtiêu biểu

- Đối với hành vi phạm tội - Hành vi phạm tội có thể được bào chữa (hay được hủy bỏ) nếu thiếu vắng mối liên hệ nhân quả của hành vi phạm tội

đối với thiệt hại gây ra (causation) Chứng minh mối liên hệ này luôn làtrách nhiệm của cơ quan công tố Hành vi phạm tội phải là (1) nguyên nhânduy nhất (hoặc là đủ lớn) và (2) gần gũi trực tiếp nhất của sự thiệt hại.Thiếu vắng 1 trong 2 yếu tố này thì mối liên hệ nhân quả không thể xácđịnh, và vì thế hành vi phạm tội phải bị hủy bỏ và hậu quả là tội danhkhông thành lập Mối liên hệ nhân quả này có nhiều yếu tố cấu thành tùytheo loại hành vi tội phạm, và thường rất là phức tạp, nhất là khi có những

tình tiết đan xen vào quá trình gây án - thì rất có thể một trong những tình

tiết ấy đã khiến mối liên hệ nhân quả bị gãy đổ Ví dụ: người A đánh người

B xỉu nằm trên lề đường và A bỏ đi Sau đó, người C điều khiển xe hơi dosay rượu lạc tay lái leo lên lề cán B gây tử vong Sự xuất hiện của C trựctiếp cán qua B gây ra cái chết cho B là một tình tiết đan xen có thể giúp Athoát tội cố ý giết người Ngoài ra còn rất nhiều các loại tình tiết khác khiếncho việc xác định hành vi phạm tội gặp nhiều khó khăn, mở ra cơ hội chocác luật sư biện hộ

- Hành vi giết người - nếu chứng minh đầy đủ các yếu tố quy định cho thấy nghi can bị điên loạn thần kinh trong lúc giết người thì điên loạn thần kinh

(insanity) có thể là một yếu tố bào chữa hữu hiệu Tuy nhiên, các quan tòaPhương Tây có hẳn một quy chế cụ thể để "giám định tâm thần" của nghican và đôi khi kết quả giám định của tòa rất bất ngờ so với khái niệm "bịbệnh tâm thần" của y khoa

Trang 20

- Các yếu tố bào chuẵ khác - có rất nhiều yếu tố bào chữa liên quan đến toàn bộ giai đoạn của quy trình điều tra tố tụng Mỗi một giai đoạn, cơ quan điều tra tố tụng đều có thể mắc sơ hở thiếu sót và có thể bỏ sót tội hay gây ra oan sai Các yếu tố bào chữa tập trung vào các định nghĩa hành

vi phạm tộicủa bộ luật hình sự để xem cơ quan công tố có chứng minh điều

kiện cần và đủ của các yếu tố cấu thành tội hay không Nhân chứng mụckích, nhân chứng chuyên gia và tang chứng cũng được 2 bên xem xét cụ thể

trong việc tranh luận trước tòa liên quan đến các yếu tố cấu thành tội.

Hiện trường cũng là một khía cạnh quan trọng của vụ án Phía công tố phảicung cấp toàn bộ tài liệu điều tra liên quan cho bên luật sư biện hộ xem xétnghiên cứu và từ đó bên luật sư biện hộ có thể mời chuyên gia để xem xét

và làm chứng trước tòa Ngoài ra, lời khai của chính nghi can cũng sẽ được

sử dụng làm chứng trước tòa Do đó, nghi can có quyền yêu cầu luật sư

tham gia, và hiến pháp bảo hộ quyền được tư vấn luật sư trong quá trình

điều tra

- Mối liên hệ phải có - Trong một số tội phạm đòi hỏi phải hội đủ cả 2 yếu

tố hành vi phạm tội và cố ý phạm tội, các thẩm phán công minh bao giờ

cũng phải yêu cầu bên công tố chứng tỏ 2 yếu tố này xảy ra cùng một thời điểm phạm tội Các thẩm phán công minh luôn bác bỏ những suy diễn

"nhân quả" tùy tiện của bên công tố nếu 2 yếu tố này không xảy ra cùngmột thời điểm phạm tội

Quy trình thủ tục tố tụng Hình sự

Đây là những quy định cụ thể, xuyên suốt quá trình truy tố cáo buộc và xét

xử cá nhân vi phạm luật hình sự Có 2 trường phái

Ở nhiều quốc gia theo hệ thống thẩm tra (inquisitional system) thường hiểu

là hệ thống của Pháp, sự xem xét đánh giá quy trình tố tụng, xét xử do quan kiểmsát (hay một thẩm phán độc lập) đóng vai trò tích cực trong việc giám sát cơ quanđiều tra, xem xét cáo trạng, các chứng cứ trước tòa và viết báo cáo nhận định quytrình điều tra, và tố tụng Quan chức này thẩm tra nhân chứng, nghi can, ra lệnhkhám xét, tạm giam và quyết định tính hợp lệ của các chứng cứ Nếu báo cáo củaquan kiểm sát thấy có cơ sở khởi tố thì vụ án sẽ được chuyển qua cho bên tòa án

để xử Nếu không vụ án sẽ bị đình chỉ điều tra mà không bị đưa ra xét xử Tronglúc xét xử, tòa sẽ sử dụng phương thức của "hệ thống tranh cãi" giữa 2 bên công tố

và luật sư biện hộ

Với các quốc gia không theo hệ thống thẩm tra, quan tòa xử án, cơ quanđiều tra và cơ quan công tố tiến hành những chức năng riêng biệt khác nhau Theo

hệ thống tranh cãi (adversarial system) này, sau khi cơ quan điều tra hoàn tất và

đưa ra cáo trạng, quan tòa chủ tọa phiên xử chỉ đóng vai trò "trọng tài không thiênvị" để mặc cho 2 bên công tố và luật sư biện hộ "đấu đá nhau" nhằm phơi bày sựthật Quan tòa sẽ quyết định chấp thuận hay bác các lập luận của mỗi bên dựa trêncác thủ tục tranh luận định sẵn

Trang 21

Lịch sử luật quy trình tố tụng

Thời trung cổ các quan chỉ xét xử các tội phạm bị bắt tại trận hoặc các tộiphạm bị tố cáo bởi nạn nhân hoặc nhân chứng Nếu không bị bắt tại trận hoặckhông bị ai tố cáo, phạm nhân sẽ mãi mãi ở ngoài vòng pháp luật Hệ thống thờitrung cổ này có nhiều điểm yếu vì phải lệ thuộc vào đơn tố cáo và hơn nữa, hìnhphạt cho việc làm chứng dối và vu cáo rất nặng nề khiến người ta hoặc không dám

tố cáo, hoặc chỉ dùng đơn nặc danh Tuy nhiên đơn nặc danh không có giá trị pháplý

Khoảng thế kỷ 13, lúc khái niệm quốc gia và nhà nước còn chưa hình thành

và giáo hội còn quyền lực rất mạnh, Giáo hoàng Innocent Đệ Tam ban các sắc

lệnh cải tổ hệ thống xét xử của giáo hội theo đó hệ thống thẩm tra lần đầu tiên

được thiết lập Theo đó cơ quan điều tra của giáo hội (tòa Đức Thánh Thần

-ecclesiastical court) có thể thẩm vấn các nhân chứng và mở các cuộc điều tra

không cần đơn tố cáo Nếu kết quả điều tra cho thấy có cơ sở kết tội, thì cơ quanđiều tra sẽ khởi tố

Suốt nhiều thế kỷ sau đó, các quốc gia từ chỗ hoàn thiện hệ thống pháp luậtcủa mình qua việc ban hành các đạo luật đến việc ban hành các luật về quy trình tốtụng dân sự lẫn hình sự đã tạo một điểm son nổi bật cho ngành tư pháp Châu Âu

Trang 22

2.2.3 Các mẫu hồ sơ, tài liệu, nghị định liên quan

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự ngày 20 tháng 8 năm 2004; Pháp lệnh sửađổi, bổ sung Điều 9 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 ngày 14 tháng 12 năm2006; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sựnăm 2004 ngày 27 tháng 02 năm 2009;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửađổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 08 tháng 3 năm2007; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Điều 2 Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác phòng ngừa, đấu tranhchống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường; các cơ quan, tổ chức, công dânnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức, người nước ngoài cư trú, hoạt động

Trang 23

trên lãnh thổ Việt Nam

Điều 3 Nguyên tắc trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1 Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường đặtdưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ; Bộ Công an giúp Chính phủ quản lýnhà nước về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môitrường

2 Tuân thủ các quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, hoạt độngbình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đảm bảo sự phát triển kinh tế và an sinh xãhội

3 Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường phảiđược tiến hành thường xuyên, liên tục, nhanh chóng và có hiệu quả

4 Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức, ngườinước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cóquyền, nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về môi trường và yêucầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác

về môi trường trong khi thi hành công vụ

5 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm phápluật khác về môi trường phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ quốc gia, các bên cùng có lợi và được thực hiện theo quy định của pháp luậtViệt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên có quy định khác

Điều 4 Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1 Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi

trường là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thuộc ngành Công

an

2 Cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước

ngoài cư trú, hoạt động tại Việt Nam

3 Tổ chức là doanh nghiệp, hội, hiệp hội doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể và

các tổ chức khác được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật hoạt động trênlãnh thổ Việt Nam

NỘI DUNG, BIỆN PHÁP VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNGPHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬTKHÁC VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 5 Nội dung phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác vềmôi trường

Trang 24

1 Tham mưu, đề xuất xây dựng các chủ trương, kế hoạch và các văn bản pháp luật vềphòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

2 Hướng dẫn, kiểm tra và tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tộiphạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường; tổ chức quản lý Nhà nước về môi trườngtrong Công an nhân dân

3 Tổ chức hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổchức điều tra hình sự và kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật khác về môi trường theoquy định của pháp luật

4 Tham dự các hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáođánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư

5 Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác phòng ngừa, đấu tranhchống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

6 Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về môi trường, về công tác phòng ngừa,đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

7 Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạmpháp luật khác về môi trường

8 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm phápluật khác về môi trường

Điều 6 Biện pháp tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1 Trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môitrường, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trườngđược áp dụng các biện pháp nghiệp vụ sau:

a) Sử dụng khoa học và công nghệ, phương tiện kỹ thuật để theo dõi, giám sát, thu thậpthông tin về hoạt động của các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường vàphát hiện các công cụ, phương tiện, cách thức vi phạm pháp luật về môi trường;

b) Bố trí người thâm nhập, tìm hiểu các hoạt động phạm tội về môi trường để phát hiệnthông tin, tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến tội phạm và người phạm tội vềmôi trường;

c) Kiểm tra chỗ ở, nơi làm việc, phương tiện giao thông và các địa điểm khác có liênquan mà những người có dấu hiệu phạm tội về môi trường sử dụng để thu thập thông tin,tài liệu, công cụ, phương tiện có liên quan đến tội phạm về môi trường;

d) Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để các đối tượng phạm tội bộc lộ nơi cất giấu, chegiấu công cụ, phương tiện, vật phẩm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến tội phạm môitrường;

đ) Bố trí lực lượng giám sát hoạt động của các đối tượng phạm tội về môi trường;

e) Phối hợp với cơ quan hữu quan các nước thực hiện yêu cầu hợp tác đấu tranh với cáctội phạm môi trường có tổ chức, xuyên quốc gia

2 Trong quá trình phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về

Trang 25

môi trường, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác vềmôi trường được áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời sau đây:

a) Tạm đình chỉ hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc gây ô nhiễm môi trường của cơquan, tổ chức, doanh nghiệp;

b) Niêm phong hoặc tạm giữ, thu giữ tài sản, đồ vật, phương tiện vi phạm;

c) Tạm giữ người vi phạm;

d) Các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật

3 Thu giữ mẫu vật, các tài liệu, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật về môitrường để kiểm định

4 Được yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật khi có căn

cứ xác định liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

5 Được quyền kiểm tra, đình chỉ các hoạt động liên quan đến tội phạm và vi phạm phápluật khác về môi trường khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật

6 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm phápluật khác về môi trường của cơ quan chuyên trách thực hiện theo quy định của pháp luậthình sự, pháp luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh Xử lý

vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan

7 Các biện pháp nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo đúngquy định của Bộ Công an Những thông tin, tài liệu có liên quan đến các biện phápnghiệp vụ phải được quản lý theo chế độ tài liệu mật Nghiêm cấm tiết lộ, làm giả, chiếmđoạt, tiêu hủy hoặc sử dụng trái phép các thông tin, tài liệu này

Cán bộ công an và người cộng tác được cơ quan chuyên trách giao nhiệm vụ thực hiệncác biện pháp nghiệp vụ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này được bảo vệ vàgiữ bí mật Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác vềmôi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp cầnthiết để bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ công

an và người cộng tác Trường hợp người được giao nhiệm vụ đã lợi dụng các biện phápnày để vi phạm pháp luật hoặc đã vượt quá nhiệm vụ được giao thì bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật

Điều 7 Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trườngđược thành lập ở Bộ Công an, Công an cấp tỉnh và Công an cấp huyện Tổ chức bộ máy,chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên trách ở từng cấp do Bộtrưởng Bộ Công an quy định

Điều 8 Nâng cao năng lực cho cơ quan phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường

1 Nhà nước có chính sách ưu tiên cho Bộ Công an tuyển chọn cán bộ, chuyên gia giỏi đểphục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác vềmôi trường và cử người đủ tiêu chuẩn đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong

Trang 26

và ngoài nước

2 Nhà nước đảm bảo trang bị cho cơ quan chuyên trách các loại phương tiện nghiệp vụ

và các công cụ hỗ trợ gồm: các phương tiện kỹ thuật để phát hiện, thu thập, lưu trữ thôngtin, tài liệu, mẫu vật; phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông; hệ thốngcông nghệ thông tin hiện đại và các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết đảm bảo thựchiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luậtkhác về môi trường

3 Nhà nước bảo đảm đầu tư, nâng cấp Trung tâm kiểm định môi trường thuộc Bộ Công

an đạt tiêu chuẩn quốc gia để phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và

vi phạm pháp luật khác về môi trường

Điều 9 Phối hợp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1 Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môitrường các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập kế hoạch và tổ chức phòng,chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

b) Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môitrường; tiến hành một số hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường trongtrường hợp do mình phát hiện hoặc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến theoquy định của pháp luật;

c) Sơ kết, tổng kết, thông báo cho cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp về kết quả phốihợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

2 Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có tráchnhiệm:

a) Phát hiện, cung cấp, chuyển giao kịp thời cho cơ quan chuyên trách phòng, chống tộiphạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyềncác tin báo, tố giác và các thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạmpháp luật khác về môi trường;

b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạmpháp luật khác về môi trường, cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong công tácphát hiện, điều tra, ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường; phối hợp,tạo điều kiện để cơ quan này thực hiện nhiệm vụ được giao

Điều 10 Chế độ chính sách

Cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm phápluật khác về môi trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đốivới cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, ngoài ra, còn được hưởng các chế độ, chính sáchsau:

1 Hưởng chế độ độc hại theo quy định pháp luật

2 Trang bị các phương tiện bảo hộ phòng, chống ô nhiễm trong khi thi hành công vụ

3 Trường hợp đặc biệt, có thể được nâng lương, thăng cấp hàm cao hơn một bậc so với

Trang 27

quy định cấp bậc hàm tối đa cho từng chức vụ

Điều 11 Kinh phí phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1 Kinh phí phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm phápluật khác về môi trường được Nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nướchàng năm giao cho Bộ Công an

2 Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môitrường còn được hỗ trợ từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường hàng năm và trích từtiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và truy thu phí môi trường dolực lượng Công an phát hiện xử lý Nguồn kinh phí này được chi cho các mục đích sau: a) Hỗ trợ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác vềmôi trường

b) Mua sắm trang, thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chốngtội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

c) Hỗ trợ công tác tham mưu, hướng dẫn, nghiên cứu khoa học, sơ tổng kết các chuyên

đề nghiệp vụ và các chuyên án; nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm phápluật về môi trường;

d) Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môitrường;

đ) Hỗ trợ cho cá nhân, gia đình có thân nhân bị thương tích hoặc hi sinh trong công tácphòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

e) Khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng ngừa,đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

g) Thẩm định, giám định các mẫu môi trường phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấutranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

h) Hội nghị, hội thảo và hợp tác quốc tế về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và viphạm pháp luật khác về môi trường

Điều 12 Huy động tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ môi trường phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

Cơ quan chuyên trách được huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tácphòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường Việc huy động tiềm lựckhoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 169/2007/NĐ-CP ngày

19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục

vụ công tác công an

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VỀ MÔI TRƯỜNG Điều 13 Trách nhiệm của Bộ Công an

1 Tổ chức lực lượng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp

Trang 28

luật khác về môi trường theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Công an nhândân, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và Nghị định này

2 Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan hữu quan khác xâydựng và thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác phòng ngừa,đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

3 Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môitrường; chuyển cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc có thểliên quan tới các vi phạm pháp luật về môi trường để thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quyđịnh của pháp luật

4 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vàocông tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường; trao đổi thôngtin, tài liệu cần thiết trong quá trình điều tra, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về môitrường với Bộ Tài nguyên và Môi trường

5 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và viphạm pháp luật khác về môi trường

6 Tham mưu và xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách pháp luật về phòng, chốngtội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

7 Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập

kế hoạch, dự toán ngắn hạn, dài hạn về kinh phí sự nghiệp môi trường phục vụ công tácphòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật

Điều 14 Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

1 Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tuyêntruyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, kết quả điều tra,

xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

2 Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường;phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan rà soát, điều chỉnh, chuyển đổi các tiêu chuẩn ViệtNam về môi trường hiện hành, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trườngmới; xây dựng cơ chế xã hội hóa, giám sát, kiểm tra về môi trường

3 Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạmpháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ không có hệ thống,phương tiện, biện pháp xử lý chất thải và biện pháp khắc phục sự cố môi trường Phốihợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc trao đổi thông tin, thanh tra, kiểm tra, xử lý viphạm pháp luật về bảo vệ môi trường

4 Phối hợp với Bộ Công an thực hiện việc tăng cường năng lực cơ quan chuyên tráchphòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

Điều 15 Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trang 29

và các Bộ, ngành hữu quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch,

dự toán ngân sách ngắn hạn, dài hạn kinh phí sự nghiệp môi trường phục vụ công tácphòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

Điều 16 Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1 Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy địnhtại Nghị định này

2 Thực hiện thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo chức năng,nhiệm vụ và quy định của pháp luật; phối hợp và hỗ trợ cơ quan chuyên trách phòng,chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường và các cơ quan khác thuộc BộCông an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong việc điều tra,truy tố, xét xử tội phạm về môi trường

Điều 17 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1 Hướng dẫn các đơn vị, bộ phận trực thuộc nghiên cứu, thực hiện các quy định tại Nghịđịnh này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình

2 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thựchiện các chính sách, đường lối, chiến lược, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống tộiphạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

3 Phân bổ kinh phí cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm phápluật khác về môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường Nhà nước cấp cho tỉnh

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 18 Trách nhiệm của Bộ Công an trong hợp tác quốc tế về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1 Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tronglĩnh vực trao đổi thông tin và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm phápluật khác về môi trường theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ướcquốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết và thỏa thuận quốc tế năm 2007

2 Đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về dẫn độ đối với tội phạm về môitrường; thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu dẫn độ và tổ chức thi hành quyết định dẫn độđối với tội phạm về môi trường; thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sựtrong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trườngtheo quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007

Điều 19 Nội dung, hình thức, yêu cầu hợp tác quốc tế về phòng ngừa, đấu tranh chốngtội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

1 Nội dung hợp tác:

a) Phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác

về môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

Trang 30

b) Đề xuất đàm phán, ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế vềphòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

c) Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng ngừa, đấu tranh chống tộiphạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

d) Phối hợp, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về phòng ngừa, đấu tranh chốngtội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, tổchức hữu quan;

đ) Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan đến phòng ngừa, đấu tranhchống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;

e) Thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp, dẫn độ trong việc điều tra, truy tố, xét xử vàthi hành án tội phạm về môi trường;

g) Hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, tăng cường năng lực các cơ quanchuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường

3 Từ chối yêu cầu hợp tác trong các trường hợp sau:

a) Yêu cầu hợp tác gây tổn hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi íchquan trọng khác của Việt Nam;

b) Yêu cầu hợp tác không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; c) Yêu cầu hợp tác không đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 2 Điều này hoặc ngườiđược đề cập đến trong yêu cầu hợp tác đã hoặc đang bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

của Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm về môi trường theo quy định của pháp

luật Việt Nam

Trang 31

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20 Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2010

Điều 21 Trách nhiệm thi hành

1 Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướngdẫn và kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này

2 Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thihành Nghị định này./

TM CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG

Trở ngại lớn nhất của ASP là chỉ dùng trên IIS chạy trên máy chủ Win32 Có một

số sản phẩm của các hãng thứ ba cho phép ASP chạy trên môi trường và máy chủ webkhác như các sản phẩm thương mại InstantASP của Halcyon, Chili!Soft của Chili!Soft và

Trang 32

sản phẩm miễn phí OpenASP của ActiveScripting.org Có hai phiên bản Perl cho ASP:phiên bản Unix (Apache:ASP) dùng với Apache và phiên bản Windows PerlScript củahãng ActiveState Việc cài đặt môi trường máy chủ hỗ trợ ASP rất đơn giản, IIS mặc định

hỗ trợ sẵn ASP Personal Web Server cung cấp môi trường chạy ASP cho Windows 95,

98 Công cụ Visual Interdev rất mạnh, giúp tạo trang ASP đơn giản và nhanh chóng Córất nhiều website, sách và mã nguồn miễn phí cho ASP Đây là một lợi thế ASP.NET(ASP+) là bước phát triển mới của công nghệ ASP dùng với nền tảng NET Ngôn ngữchính dùng để phát triển trang ASP.NET (.aspx) là VB.NET, C# Ngoài ra ASP.NET còn

hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác như JScript.NET, Smalltalk.NET, Cobol.NET, Perl.NET

2.2.4.2 Công nghệ ASP.NET

ASP.Net là một nền tảng ứng dụng web được phát triển và cung cấp bởi Microsoft,cho phép người lập trình tạo ra những trang web động, những ứng dụng và dịch vụ web.Lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 2 năm 2002 cùng với phiên bản 1.0

2.2.4.3 Công nghệ PHP

PHP được phát triển từ năm 1994 bởi Rasmus Lerdorf và PHP được viết tắt bởi cụm

từ Personal Home Page PHP bây giờ được gọi là Hypertext PreProcesor PHP là mộtngôn ngữ kịch bản nhúng trong HTML

2.2.4.4 Công nghệ JSP

JSP – JavaServer Pages còn được biết đến một cái tên khác là Java ScriptingPreprocesor – bộ tiền xử lý văn lệnh Java: là một công nghệ Java cho phép các nhà pháttriển tạo nội dung HTML, XML hay một số định dạng khác của trang web một cách năngđộng, trong khi hồi âm yêu cầu của trình khác Công nghệ này cho phép người ta nhúng

mã Java và một số hành động xử lý đã được định trước vào nội dung tĩnh của trang

Cú pháp của JSP cho thêm các thẻ HTML mới gọi là JSP actions – hành động JSP.Những “hành động JSP” này được dùng để khởi động chức năng sẵn có (những chứcnăng đã được xây dựng trước) Công nghệ này còn cho phép chúng ta tạo ra các thư việnthẻ JSP, đóng vai trò vào việc mở rộng các thẻ HTML hay XML tiêu chuẩn Thư viện thẻ

là phương pháp mở rộng khả năng của một máy chủ web trong khi những mở rộng đókhông phụ thuộc vào hệ nền (về cả cấu trúc cũng như hệ điều hành được dùng)

Trước khi hiển thị ra trình duyệt, tập tin JSP phải được biên dịch thành Servlet,dùng bộ biên dịch JSP Bộ biên dịch JSP có thể tạo servlet thành mã nguồn Java trước rồibiên dịch mã nguồn ra tập tin class dùng bộ biên dịch Java, hoặc có thể trực tiếp tạo mãbyte code cho servlet từ trang JSP

Trang 33

2.2.4.5 So sánh một số công nghệ website

Tốc độ xử lý Nhanh, hiệu quả

Trung bình(phải mua bảnquyền)

Cao (phải muabản quyền)

Thấp (khôngphải mua bảnquyền)Thờigian

Ngôn ngữ Java

Ngày nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình cho website như PHP,ASP, ASP.NET,AJAX… nhưng trong đó phải kể đến một ngôn ngữ mà từ khi nó ra đời tới bây giờ đã rấtđược ưa chuộng và nhiều người sử dụng đó chính là JAVA Vậy JAVA là gì?

Trang 34

2.2.4 7 Khái niệm về JAVA

JAVA là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được thiết kế độc lập với hệ điềuhành, cho phép người lập trình viết chương trình một lần và có thể sử dụng tại bất kỳ đâu

Java được tạo ra với tiêu chí "Viết (code) một lần, thực thi khắp nơi" (Write Once,

Run Anywhere) Ứng dụng viết bằng ngôn ngữ lập trình Java có thể chạy trên nhiều Hệđiều hành khác nhau, như: Windows, Linux, Soloris, Mac OS…và phần lớn các thiết bị

di động Ứng dụng viết bằng java có độ bảo mật cao, dễ dàng trong việc phát hiện và sửalỗi

2.2.4.8 Đặc điểm của JAVA

Ngôn ngữ Java có cú pháp rất giống với ngôn ngữ C/C++ (là một ngôn ngữ rấtmạnh được dùng phổ biến hiện nay), tuy nhiên nó đã được thay đổi khá nhiều để đáp ứngkhả năng độc lập với hệ điều hành Nền tảng của ngôn ngữ Java là các class Các classđóng vai trò như những đối tượng, người lập trình khi xây dựng ứng dụng sẽ sử dụng một

số class chuẩn của hệ thống, đồng thời có thể tự mình xây dựng class khác đáp ứng yêucầu công việc

Java là ngôn ngữ dễ học, nó lược bớt những lệnh thừa và rườm rà của C/C++ đểngười lập trình chú trọng vào việc viết chương trình Đồng thời, nó còn hạn chế người lậptrình không can thiệp quá sâu vào hệ thống

Hiện nay Java được ứng dụng rất rộng rãi, chủ yếu là các ứng dụng được viết trênInternet nhằm khai thác tối đa khả năng của nó trong lĩnh vực viễn thông, truyền hình,mạng, và các máy tính đơn lẻ Hiện tại các ứng dụng viết bằng Java khi thực hiện cònchậm hơn so với các ứng dụng được xây dựng thông thường, tuy nhiên hầu hết các nhàphát triển phần mềm đều cho rằng tốc độ sẽ được cải thiện và Java sẽ là ngôn ngữ lậptrình của tương lai

2.2.4.9 Các thành phần của JAVA

Hiện nay công nghệ Java được chia làm ba bộ phận:

1 J2SE: Gồm các đặc tả, công cụ, API của nhân Java giúp phát triển các ứng dụng

trên desktop và định nghĩa các phần thuộc nhân của Java

2 J2EE: Gồm các đặc tả, công cụ, API mở rộng J2SE để phát triển các ứng dụng

quy mô xí nghiệp, chủ yếu để chạy trên máy chủ (server) Bộ phận hay được nhắcđến nhất của công nghệ Servlet/JSP: sử dụng Java để làm các ứng dụng web

3 J2ME: Gồm các đặc tả, công cụ, API mở rộng để phát triển các ứng dụng Java

chạy trên điện thoại di động, thẻ thông minh, thiết bị điện tử cầm tay, robot vànhiêu ứng dụng điện tử khác

Trang 35

2.2.4.10 Tổng quan về công nghệ J2EE

J2EE(Java 2 Enterprise Edition) có thể xem là các đặc tả hướng dẫn các quy tắc đểtiêu chuẩn hóa việc coding trong quá trình phát triển phần mềm Các đặc tả của J2EE baogồm các quy tắc hay các tiêu chuẩn để:

 Thiết kế các ứng dụng doanh nghiệp

 Phân phối các quy tắc cho mọi người được triệu gọi trong quá trình pháttriển phần mềm(Project/product)

 Đóng gói các tập tin cho các khách hàng

 Tiêu chuẩn hóa các công nghệ có thể sử dụng trong J2EE

 Tiểu chuẩn hóa các tương tác giữa các công nghệ khác nhau

 Cung cấp một tiêu chuẩn cho các ứng dụng server của java

Hệ nền J2EE cung cấp một mô hình ứng dụng theo kiểu đa tầng, tái sử dụng cácthành phần, bảo mật thống nhất, linh hoạt trong việc kiểm soát các giao dịch và các dịch

vụ web được hỗ trợ thông qua trao đổi dữ liệu tích hợp trên Extensible MarkupLanguage(XML) - theo các tiêu chuẩn mở và các giao thức

Trang 36

Client

Dynamic HTML Page

DatabaseSe rver Machine

J2EE

Application 1

J2EE Application 2

Client Machine

2.2.4.11.Các ứng dụng phân tán đa tầng

Hệ nền J2EE sử dụng một mô hình ứng dụng theo kiểu đa tầng cho các ứng dụngdoanh nghiệp Về mặt logic ứng dụng được chia theo các thành phần theo chức năng, vàcác thành phần ứng dụng khác nhau tạo nên một ứng dụng J2EE được cài đặt trên cácmáy tính khác nhau tùy thuộc vào các tầng trong môi trườn phân tầng của J2EE nơi màcác thành phần ứng dụng thuộc về

Hình 4: Sơ ứng dụng phân tán đa tầng

Trang 37

Hình trên mô tả các tầng của phần mềm dựa trên J2EE, ta thấy có 4 tầng sau:

 Tầng khách (client tier): bao gồm những linh kiện chạy trên máy khách, giao tiếptrực tiếp với người dùng

 Tầng web (web tier): bao gồm những linh kiện chạy trên máy chủ J2EE, tương tácgiữa tầng khách và tầng nghiệp vụ

 Tầng nghiệp vụ (business tier): bao gồm những linh kiện chạy trên máy chủ J2EE,thực hiện các chức năng chính yếu của hệ thống, đa phần các tác vụ của phần mềmđều thực hiện tại tầng này, đây là tầng cốt lõi trong nền tảng J2EE Lưu ý: thuật ngữ

“business” nên hiểu là “nghiệp vụ” hay thao tác chức năng của hệ thống, không đơnthuần là việc mua bán, kinh doanh cho dù ứng dụng J2EE được sử dụng rất nhiềutrong thương mại

 Tầng hệ thống thông tin: (Enterprise Information System – EIS) bao gồm nhữngphần mềm chạy trên máy chủ EIS Máy chủ EIS là máy chủ quản trị cơ sở dữ liệu(CSDL), mail, fpt,… hay bất cứ máy chủ nào phục vụ truy xuất tài nguyên haythông tin trên máy tính

Về cơ bản, J2EE bao gồm 3 tầng: tầng khách, tầng chủ J2EE (nhóm chung tầng web

và tầng nghiệp vụ vì chúng đều chạy trên máy chủ J2EE), tầng chủ EIS Tầng J2EE vàtầng EIS đều là tầng chủ, từ đây về sau nếu không xác định cụ thể, ta gọi tầng chủ nhằmnói chung tầng J2EE và tầng EIS Chúng ta đừng cứng nhắc, từ 3 tầng cơ bản này, có thểphân chia thêm nhiều tầng theo yêu cầu ứng dụng, vì thế chúng ta mới xác nhận ứngdụng J2EE là ứng dụng đa tầng chứ không phải cụ thể là ứng dụng 3 tầng

2.2.4.12 Các thành phần của J2EE

Ứng dụng J2EE được tạo thành từ các thành phần Một thành phần J2EE là một đơn

vị chức năng phần mềm khép kín được lắp ghép vào một ứng dụng J2EE, nó có liên quanđến các lớp, các tập tin và nó giao tiếp với các thành phần khác Các J2EE đặc tả địnhnghĩa các thành phần J2EE sau đây:

 Ứng dụng khách hàng và các applet là những thành phần chạy trên máy khách

 Thành phần công nghệ Java Servlet và JavaServer Pages (JSP ) là các thành phầnweb chạy trên máy chủ

 Enterprise JavaBeans (EJB) là thành phần nghiệp vụ kinh doanh chạy trên máy chủ.J2EE được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java và được biên dịch trong cùng mộtcách như bất kỳ chương trình cùng ngôn ngữ Sự khác biệt giữa J2EE và các lớp Java

“tiêu chuẩn” là các thành phần J2EE lắp ráp thành một ứng dụng J2EE, được xác minh vàtuân thủ với các đặc tả J2EE, và được triển khai tại nơi mà chúng chạy và được quản lýbởi máy chủ J2EE

Ngày đăng: 20/03/2015, 00:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w