Chương I: TỔNG QUANG Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong CTRĐT có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost dùng bổ sung chất di
Trang 1Chương I: TỔNG QUANG
Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong CTRĐT có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost dùng
bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí methane Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes
Các quá trình này có thể được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy sẵn có Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là bản chất của các sản phẩm tạo thành và lượng oxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển hóa hiếu khí Những quá trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong CTRĐT bao gồm quá trình làm phân compost hiếu khí, quá trình phân hủy kỵ khí và quá trình phân hủy kỵ khí với ở nồng độ chất rắn cao
1 Thành phần rác thải:
Thành phần của chất thải rắn phụ thuộc vào:
- Mức sống của người dân
- Trình độ sản xuất
- Tài nguyên của đất, nước
- Mùa vụ trong năm
Thành phần riêng biệt của chất thải rắn phụ thuộc theo:
- Vị trí địa lý, thời gian
- Mùa trong năm
- Điều kiện kinh tế
Bảng 1.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của cá quốc gia có mức thu nhập khác nhau ( không tính phần vật liệu đã thu hồi) (1990)
Thành phần Các quốc gia
thu nhập thấp
Các quốc gia thu nhập trung bình
Các quốc gia thu nhập cao Chất hữu cơ
3 Carbon
4 Plastic
5 Vải
6 Cao su
7 Da
1-5 1-5 1-5
2-6 2-10 1-4
5-15 2-8 2-6 0-2 0-2
Trang 2Chất vô cơ
11 Can thiết (đồ hộp)
12 Nhôm
13 Kim loại khác
14 Bụi, tro, gạch
- 1-5
- 1-40
- 1-5
- 1-30
2-8 0-1 1-4 0-10 Nguồn:
Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hồ Chí Minh ( CENTEMA, 1997)
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Carbon
Vải
Túi nylon
Nhựa cứng
Da
Gỗ
Cao su mềm
Cao su cứng
Lon đồ hộp
Kim loại màu
Sắt
Thủy tinh
Sành sứ
Xà bần, tro
0 - 0.01
0 - 5 1.5 – 17
0 - 0.01
0 – 0.05
0 – 3.5
0 – 1.5
0 – 0.01
0 – 0.06
0 – 0.03
0 – 0.01
0 – 1.3
0 – 1.4
0 – 6.1
Nguồn:
Bảng 1.3: Thành phần chất thải rắn đô thị của một số thành phố ở Việt Nam
Chất hựu cơ
Cao su, nhựa
Giấy, giẻ vụn
Kim loại
Thủy tinh, sứ, gốm
Đất đá, cát, gạch vỡ
50 5.5 4.2 2.5 1.8 35.9
50.6 4.52 7.52 0.22 0.63 36.53
40.1-44.7 2.7-4.5 5.5-5.7 0.3-0.5 3.9-8.5 47.5-36.1
31.5 22.5 6.8 1.4 1.8
36
Trang 3Tro
Độ ẩm (%)
Tỷ trọng (tấn/m3)
15.9 47.7 0.42
16.62 45.48 0.45
11 40-46 0.57-0.65
40.25 39.85 0.38 Nguồn:
Bảng 1.4: Thành phần của rác thải sinh hoạt
Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy 64.7
2 Tính chất của rác thải sinh hoạt:
2.1 Tính chất lý học
Những tính chất lý học quan trọng của CTRĐT bao gồm khối lượng riêng, độ
ẩm, kích thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng) của CTR đã nén
2.1.1 Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích, tính bằng kg/m3 Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo phương pháp lưu trữ: (1) để tự nhiên không chứa trong thùng, (2) chứa trong thùng
và không nén, (3) chứa trong thùng và nén Do đó, số liệu khối lượng riêng của CTRĐT chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng
Khối lượng riêng của CTRĐT sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ,… Do đó, khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét cả những yếu tố này để giảm bớt sai số kéo theo cho các phép tính toán Khối lượng riêng của CTRĐT lấy từ các xe ép rác thường dao động trong khoảng
từ 200 kg/m3 đến 500 kg/m3 và giá trị đặc trưng thường vào khoảng 297 kg/m3
2.1.2 Độ ẩm
Trang 4Độ ẩm của CTR thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô Trong lĩnh vực quản lý CTR, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn
2.1.3 Kích thước và sự phân bố kích thước:
Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong CTR đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu hồi phế liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như sàng quay và các thiết bị phân loại nhờ từ tính
2.1.4 Khả năng tích ẩm ( Field Capacity)
Khả năng tích ẩm của CTR là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được Đây là thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng nước rò rỉ sinh ra từ BCL Phần nước dư vượt quá khả năng tích trữ của CTR sẽ thoát ra ngoài thành nước rò rỉ
Khả năng tích ẩm thay đổi tùy theo điều kiện nén ép và trạng thái phân hủy của chất thải Khả năng tích ẩm của CTRĐT trong trường hợp không nén có thể dao động trong khoảng 50-60%
2.2 Tính chất hóa học
Tính chất hóa học của CTR đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu Ví dụ, khả năng cháy phụ thuộc vào tính chất hóa học của CTR, đặc biệt trong trường hợp CTR là hỗn hợp của những thành phần cháy được và không cháy được Nếu muốn sử dụng CTR làm nhiên liệu, cần phải xác định 4 đặc tính quan trọng sau:
1 Những tính chất cơ bản;
2 Điểm nóng chảy;
3 Thành phần các nguyên tố;
4 Năng lượng chứa trong CTR
Đối với phần CTR hữu cơ dùng làm phân compost hoặc thức ăn gia súc, ngoài thành phần những nguyên tố chính, cần phải xác định thành phần các nguyên tố vi lượng Những tính chất cơ bản cần phải xác định đối với các thành phần cháy được trong CTR bao gồm:
1 Độ ẩm (phần ẩm mất đi khi sấy ở 1050C;
2 Thành phần các chất cháy bay hơi (phần khối lượng mất đi khi nung ở 9500C trong tủ nung kín);
3 Thành phần carbon cố định (thành phần có thể cháy được còn lại sau khi thải các chất có thể bay hơi);
4 Tro (phần khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò nung hở)
Điểm nóng chảy của tro Điểm nóng chảy của tro là nhiệt độ mà tại đó tro
tạo thành từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ) Nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt CTRĐT thường dao động trong khoảng từ 1.1000C đến 1.2000C
Trang 5Các nguyên tố cơ bản trong CTRĐT Các nguyên tố cơ bản trong CTRĐT
cần phân tích bao gồm C (carbon), H (Hydro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh)
và tro Các nguyên tố 3-6 thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTRĐT cũng như xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm phân compost
Chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng Nếu thành phần chất hữu cơ có
trong CTRĐT được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm nhờ quá trình chuyển hóa sinh học như phân compost, methane, ethanol,… Số liệu về chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng sẵn có trong CTRĐT đóng vai trò quan trọng nhằm bảo đảm dinh dưỡng cho vi sinh vật cũng như yêu cầu của sản phẩm sau quá trình chuyển hóa sinh học
2.3 Tính chất sinh học
Ngoại trừ nhựa, cao su và da, phần chất hữu cơ của hầu hết CTRĐT có thể được phân loại như sau:
1 Những chất tan được trong nước như đường, tinh bột, amino acids và các acid hữu cơ
khác;
2 Hemicellulose là sản phẩm ngưng tụ của đường 5 carbon và đường 6 carbon;
3 Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6-carbon;
4 Mỡ, dầu và sáp là những ester của rượu và acid béo mạch dài;
5 Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm methoxyl (-OCH3);
6 Lignocellulose;
7 Proteins là chuỗi các amino acid
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTRD(T là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình thối rữa chất hữu cơ (rác thực phẩm)
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ Hàm
lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ trong CTRĐT Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh học của phần chất hữu cơ có trong CTRĐT không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học (ví dụ giấy in báo
và nhiều loại cây kiểng)
Sự hình thành mùi Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa
các khâu thu gom, trung chuyển và đổ ra BCL, nhất là ở những vùng khí hậu nóng, do khả năng phân hủy kỵ khí nhanh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTRĐT Ví dụ, trong điều kiện kỵ khí , sulfate có the bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide kết hợp với hydro tạo thành H2S
Trang 62.4 Quá trình chuyển hóa lý học, hóa học, sinh học
2.4.1 Chuyển hóa lý học
Những biến đổi lý học cơ bản có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống quản lý CTR bao gồm (1) phân loại, (2) giảm thể tích cơ học, (3) giảm kích thước cơ học Những biến đổi lý học không làm chuyển pha (ví dụ từ pha rắn sang pha khí) như các quá trình biến đổi hóa học và sinh học
Phân loại chất thải Phân loại chất thải là quá trình tách riêng các thành
phần có
CTRĐT, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồng nhất Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh tái tái sử dụng
có trong CTRĐT, tách riêng những thành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng
Giảm thể tích cơ học Phương pháp nén, ép thường được áp dụng để giảm
thể tích chất thải Xe thu gom thường được lắp đặt bộ phận ép nhằm tăng khối lượng rác có thể thu gom trong một chuyến Giấy, carton, nhựa và lon nhôm, lon thiếc thu gom từ CTRĐT được đóng kiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và chi phí vận chuyển Để tăng thời gian sử dụng BCL, CTR thường được nén trước khi phủ đất
Giảm kích thước cơ học Giảm kích thước chất thải nhằm thu được chất
thải có kích thước đồng nhất và nhỏ hơn so với kích thước ban đầu của chúng Cần lưu ý rằng giảm kích thước chất thải không có nghĩa là thể tích chất thải cũng phải giảm Trong một số trường hợp, thể tích của chất thải sau khi giảm kích thước sẽ lớn hơn thể tích ban đầu của chúng
2.4.2 Chuyển hóa hóa học
Biến đổi hóa học của CTR bao hàm cả quá trình chuyển pha (từ pha rắn sang pha lỏng, từ pha rắn sang pha khí, …) Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, những quá trình chuyển hóa hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý CTRĐT bao gồm (1) đốt (quá trình oxy hóa hóa học), (2) nhiệt phân, và (3) khí hóa
Đốt (Oxy hóa hóa học) Đốt là phản ứng hóa học giữa oxy và chất hữu cơ có
trong CTR tạo thành các hợp chất bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt Nếu không khí được cấp dư và dưới điều kiện phản ứng lý tưởng, quá trình đốt chất hữu cơ có trong CTRĐT có thể biểu diễn theo phương trình phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Không khí (dư) → CO2 + H2O + không khí dư + NH3
+ SO2 + NOx + Tro + Nhiệt
Lượng không khí được cấp dư nhằm đảm bảo quá trình cháy xảy ra hoàn toàn Sản phẩm cuối của quá trình đốt cháy CTRĐT bao gồm khí nóng chứa CO2, H2O, không khí dư (O2 và N2) và phần không cháy còn lại Trong thực tế, ngoài những thành phần này còn có một lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx và các khí vi lượng khác tùy theo bản chất của chất thải
Trang 7Nhiệt phân Vì hầu hết các chất hữu cơ đều không bền nhiệt, chúng có thể
bị cắt mạch qua các phản ứng cracking nhiệt và ngưng tụ trong điều kiện không có oxy, tạo thành những phần khí, lỏng và rắn Trái với quá trình đốt là quá trình tỏa nhiệt, quá trình nhiệt phân là quá trình thu nhiệt Đặc tính của 3 phần chính tạo thành từ quá trình nhiệt phân CTRĐT như sau: (1) dòng khí sinh ra chứa H2, CH4,
CO, CO2 và nhiều khí khác tùy thuộc vào bản chất của chất thải đem nhiệt phân, (2) hắc ín và/hoặc dầu dạng lỏng ở điều 3-13 kiện nhiệt độ phòng chứa các hóa chất như acetic acid, acetone và methanol và (3) than bao gồm carbon nguyên chất cùng với những chất trơ khác Quá trình nhiệt phân cellulose có thể biểu diễn bằng phương trình phản ứng sau:
3(C6H10O5) → 8H2O + C6H8O + 2CO + 2CO2 + CH4 + H2 + 7C
Khí hóa Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu
carbon để tạo thành khí nhiên liệu cháy được giàu CO, H2 và một số hydrocarbon
no, chủ yếu là CH4 Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt trong hoặc nồi hơi
Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở diều kiện áp suất khí quyển sử dụng không khí làm tác nhân oxy hóa, sản phẩm cuối của quá trình khí hóa sẽ là (1) khí năng lượng thấp chứa CO2, CO, H2, CH4, và N2, (2) hắc ín chứa C và các chất trơ sẵn có trong nhiên liệu và (3) chất lỏng ngưng tụ được giống như dầu pyrolic
2.4.3 Chuyển hóa sinh học
Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong CTRĐT có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost dùng
bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí methane Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes
Các quá trình này có thể được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy sẵn có Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là bản chất của các sản phẩm tạo thành và lượng oxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển hóa hiếu khí Những quá trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong CTRĐT bao gồm quá trình làm phân compost hiếu khí, quá trình phân hủy kỵ khí và quá trình phân hủy kỵ khí với ở nồng độ chất rắn cao
3 Yêu cầu về vị trí bãi chon lấp hợp vệ sinh
Tồn trữ và chôn lấp chất thải rắn (CTR) là hoạt động gây tác động nghiêm trọng nhất đến môi trường: ô nhiễm đất, nước ngầm, nước mặt, không khí, lan truyền bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng xấu đến tài nguyên sinh vật, sức khoẻ con người và KT-XH trong khu vực Do vậy, quy hoạch, lựa chọn vị trí các địa điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên là yêu cầu cực kỳ quan trọng nhằm hạn chế những
Trang 8tác động xấu đến môi trường có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của bãi chôn lấp CTR
3.1 Phù hợp địa hình
Độ cao: Để tránh gây ô nhiễm nguồn nước và hạn chế khả năng gây xói mòn khu chôn lấp CTR các bãi chôn lấp cần phải tránh các khu vực trũng- nơi tập trung dòng chảy mặt và lũ, nơi đầu nguồn của lưu vực sông, suối Độ cao của bãi chôn lấp liên quan chặt chẽ đến việc lựa chọn các kiểu bãi chôn lấp (bãi chìm, nổi hay nửa chìm nửa nổi) tuỳ thuộc đối với từng vùng và liên quan đến độ cao các công trình xây dựng nhằm tiết kiệm chi phí và tránh ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm trong khu vực Độ cao địa hình cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát tán rác, chất ô nhiễm, nước rỉ rác từ khu xử lý và vùng xung quanh
Độ dốc: Vị trí bãi chôn lấp không nên chọn ở nơi có độ dốc địa hình lớn Mặc dù độ dốc địa hình dốc sẽ dễ thoát nước sông lại khó khăn khi cần ngăn chặn các dòng nước ở sườn dốc chảy vào bãi chôn lấp, làm gia tăng lượng nước rác Mặt khác, khi độ dốc địa hình quá lớn việc thi công sẽ gặp khó khăn
3.2 Phù hợp về thổ nhưỡng
Thành phần cơ - lý của đất nền khu xử lý CTR có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với khả năng dẫn truyền chất độc hại từ bãi chôn lấp (nhất là bãi chôn lấp có chất thải nguy hại, dầu mỡ) vào tầng nước ngầm Do vậy độ thấm là thông số cơ bản để đánh giá
sự phù hợp của nền đất khu xử lý CTR
Trong các loại đất, đất sét có độ thấm thấp nhất, các loại đất cát, đất cát pha, sỏi
có độ thấm cao Do vậy vùng đất sét thường được chọn để xây dựng bãi chôn lấp CTR Tầng sét càng dày khả năng thấm chất ô nhiễm vào tầng nước ngầm càng khó Độ dày tầng sét phù hợp nhất là 3,0 m
3.3 Phù hợp theo đặc điểm khí hậu
Khí hậu là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến việc lan truyền ô nhiễm từ điểm xử lý CTR ra môi trường xung quanh
Hướng và tốc độ gió: Hướng và tốc độ gió ảnh hưởng đến khả năng phát tán rác, khí độ, mùi từ bãi rác Khi quy hoạch điểm xử lý CTR cần quan tâm đến hướng và tốc độ gió của từng tháng trong năm Từ đó xem xét hướng gió chủ đạo trong từng thời điểm có khả năng phát tán mùi từ khu xử lý đến trung tâm dân cư gần nhất hay không? Cần tránh chọn điểm xử lý CTR nằm ở đầu hướng gió chủ đạo đối với khu dân cư hoặc khu cần có chất lượng không khí cao
Trang 9Lượng mưa và độ bốc hơi: Mưa và bốc hơi là yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước rác sinh thành Ngoài ra mưa còn là yếu tố gây ngập úng vùng xử lý CTR, gây lan truyền
ô nhiễm do rác, nước rỉ rác ra khu vực xung quanh Khi quy hoạch cần chú ý đến lượng mưa, bốc hơi trung bình và nhiều năm, đồng thời cần chú ý thêm những trận mưa lớn nhất trong thời kỳ quan trắc
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí càng cao (thường vào tháng 6,7,8) khả năng bốc hơi các chất ô nhiễm dạng khí, lỏng (như khí metan - CH4, hydrosunfua - H2S, các mercaptan gây mùi) càng cao dẫn tới phát tán không khí ô nhiễm từ khu xử lý đến khu vực chung quanh càng mạnh
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí càng cao (thường vào các tháng 2,7,8,9) khả năng phát sinh các loại nấm, mốc và côn trùng ở khu xử lý CTR càng cao Đây là nguồn
có thể lan truyền bệnh truyền nhiễm ra khu vực chung quanh
3.4 Phù hợp về thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn, hải văn ảnh hưởng lớn đến việc quy hoạch khu xử lý CTR Các khu chôn lấp CTR nếu nằm trong vùng bị ngập lũ không chỉ gây khó khăn cho việc thi công vận hành mà còn dễ dàng lan truyền chất thải nguy hại, vi trùng, nguồn bệnh từ rác
và nước rỉ rác từ bãi chứa rác đến nguồn nước mặt, nước ngầm xung quanh
3.5 Phù hợp về địa chất thuỷ văn
Các yếu tố địa chất thuỷ văn như sự phân bố các tầng nước ngầm, chiều sâu mực nước ngầm… là yếu tố quan trọng bậc nhất trong quy hoạch vị trí các bãi chôn lấp chất thải rắn (kể cả CTR sinh hoạt và CTR nguy hại)
Phân bố các tầng chứa nước: Vị trí bãi chôn lấp không được bố trí ở những nơi có tầng chứa nước tốt có giá trị khai thác phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, tránh vùng cửa sổ địa chất thuỷ văn hoặc ở miền cung cấp của các tầng chứa nước chủ yếu Bãi chôn lấp chỉ nên bố trí ở những nơi phân bố tầng không chứa nước hoặc tầng chứa nước ít và có chất lượng nước ngầm kém không đáp ứng yêu cầu làm nguồn nước cho sinh hoạt ăn uống như nước mặn hoặc nước lợ Nếu bắt buộc hoặc không có điều kiện bố trí vào những địa điểm trên thì bãi chôn lấp nhất thiết phải có lớp chống thấm đảm bảo tiêu chuẩn cho phép
để bảo vệ an toàn cho tầng chứa nước
Chiều sâu mực nước ngầm: Bãi chôn lấp nên chọn ở các vị trí có gương nước ngầm nằm càng sâu càng tốt Mực nước ngầm càng sâu thì thời gian thấm nước rác đến nước ngầm càng lâu Mặt khác, ở những nơi mực nước ngầm nằm gần mặt đất còn gây khó khăn cho việc thực hiện các công trình của bãi chôn lấp do nước ngầm chảy vào hố móng khi xây dựng
Tính thấm nước của đất đá: Đất đá càng thấm nước tốt càng tạo điều kiện cho nước rác thấm tới nước ngầm một cách nhanh chóng Theo tính toán sơ bộ thì bãi chôn lấp nên chọn ở những nơi mà tầng đất đá trên cùng có bề dày không nhỏ hơn 3 m và hệ
Trang 10số thấm của đất nhỏ hơn 10-7cm/s Trong trường hợp như vậy đối với các ô rác thông thường không cần phải xây dựng lớp chống thấm ở đáy cũng đảm bảo an toàn cho nước ngầm phía dưới đáy bãi chôn lấp Vì vậy, trong khâu khảo sát thuỷ văn, yếu tố quan trọng
là phải xác định được tính thấm nước của các tầng đất đá trong khu vực
Chất lượng nước ngầm và hiện trạng khai thác nước: Trên tầng chứa nước có chất lượng nước tương đối tốt và mặc dù không có các công trình khai thác tập trung quy mô lớn hoặc quy mô công nghiệp nhưng lại là nguồn cấp nước quan trọng của cộng đồng dân
cư như giếng khơi, mạch nước cũng không nên lựa chọn điểm chôn lấp CTR
3.6 Phù hợp về địa chất công trình
Địa chất công trình là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xây dựng và khả năng phát tán ô nhiễm từ khu chôn lấp CTR ra xung quanh Khi lựa chọn vị trí xây dựng khu xử lý chất thải rắn cần lưu ý đến tính chất cơ lý của đất nền, xây dựng bãi chôn lấp CTR trên nền đất yếu sẽ gặp nhiều trở ngại về kỹ thuật
Cần tránh những vùng có các hiện tượng trượt lở bờ dốc, hiện tượng đất chảy, cát chảy, địa hình karst, vùng mỏ, lỗ hổng trong lòng đất… Tránh các trục nếp uốn, các đới huỷ hoại của các đứt gẫy kiến tạo, các đới tiếp xúc của các địa tầng địa chất hoặc tiếp xúc thanh lọc do các đới đó thường đập vỡ mạnh, nước dễ lưu thông và gây khó khăn trong việc ngăn chặn nước rác thấm xuống các tầng nước ngầm
3.7 Không ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản
Việc xây dựng khu xử lý CTR trên diện tích mỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến việc khai thác khoáng sản, nhất là các khoáng sản quý, trữ lượng lớn Do đó, cần tham khảo các tài liệu của các cơ quan địa chất khoáng sản để xác định khu vực dự kiến xây dựng khu xử lý CTR có các khoáng sản có giá trị kinh tế hay không
Ngoài yếu tố về môi trường tự nhiên trong quá trình lựa chon địa điểm khu xử lý CTR xem xét nhiều yếu tố khác như quy định về pháp lý, môi trường sinh học, môi trường vật lý … để lựa chọn được địa điểm tối ưu đáp ứng được các yêu cầu về môi trường, kinh tế và xã hội