1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích công ty sữa Vinamilk

43 760 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

Phân tích công ty sữa Vinamilk

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG T.P HỒ CHÍ MINH

Trang 2

Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ “ thần tốc” kéo theo mức thu nhập, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt Nếu trước đây thành ngữ “ ăn no mặc ấm” là ước mơ của người xưa, thì ngày nay với cuộc sống ngày càng tiến bộ và phát triển một cách hiện đại hơn câu nói “

ăn ngon mặc đẹp” lại trở nên thích hợp và phổ biến hơn.

Trước nhu cầu ngày càng phát triển của người dân Sữa cũng như các loại thực phẩm từ sữa trở nên quan trọng và cần thiết hơn để tiếp thêm năng lượng cho cuộc sống “ sữa cũng như gạo” người giàu hay nghèo đều phải uống Mức độ tiêu thụ sữa trung bình của người Việt Nam hiện nay khoảng 7.8 kg/ người/ năm tức là gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90 Theo dự báo trong thời gian tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng 15-20% ( do thu nhập của người dân tăng).

Hiểu được tâm lý đó, công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) với sứ mệnh Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ phân phối, nhằm duy trì dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của cổ đông công ty Vinamilk với vị trí là một sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột, sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, Yohurt ăn và yohurt uống, kem và pho mát Vinamilk cung cấp cho thị trường những sản phẩm với hương vị, phong cách, bao bìa có nhiều sự lựa chọn nhất Theo Euromonitor, Vinamilk là một trong nhà cung cấp sữa hàng đầu trong ba năm từ 2005 đến 2007 Tự hào với nhãn hiệu được người tiêu dùng bình chọn “ hàng Việt Nam chất lượng cao” năm 2005, 2006,2007 Vinamilk đã không ngừng phát triển để chiếm lĩnh thị phần trong nước

là vươn xa ra thế giới.

Với mức độ phát triển nhanh như vậy, càng kích thích sự tò mò muốn tìm hiểu về công ty Vinamilk nhiều hơn nữa Với mục đích phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, của công ty Vinamilk Nhóm sinh viên chúng tôi đã quyết định chọn công ty Vinamilk để phục vụ cho môn phân tích báo cáo tài chính.

Trang 3

Mục lục

 Giới thiệu sơ lược về công ty Vinamilk trang 4

 Bảng cân đối kết toán 5

 Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Cty Vinamilk 7

 Phân tích vốn lưu động và nguồn tài trợ vốn lưu động 10

 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 12

 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Cty Vinamilk 13

 Phân tích chi phí kết quả hoạt động kinh doanh 16

 Bảng lưu chuyển tiền tệ 25

 Nhận xét bảng lưu chuyển tiền tệ 26

 Phân tích các hệ số tài chính 34

 Mở rộng 40

 Lời kết 44

 Tài liệu tham khảo 45

Trang 4

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

VINAMILK là một trong doanh nghiệp ngành sữa đầu tàu của ngành sữa Việt Nam với tốc độ tăng trưởng ổn định và cung cách làm ăn tốt, cổ phiếu Vinamilk hiện nay được các nhà đầu tư đánh giá rất cao và được xếp vào loại blue chip trên thị trường Việt Nam hiện nay

Nhìn khái quát về tình hình sản xuất và kinh doanh của Vinamilk:

 Từ lúc lên sàn đến giờ Vinamilk vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao, tiếp tục giữ vững vai trò doanh nghiệp đầu đàn của mình trong ngành đồng thời ngày càng mở rộng đầu tư với mục đích trở thành tập đoàn tài chính

 Để tránh áp lực cạnh tranh từ các đối thủ quá lớn của nước ngoài, Vinamilk tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm thếmạnh của mình và chủ động thâm nhập vào các phân khúc thị trường tiềm năng

 Vinamilk tiếp tục thâm nhập mở rộng vào các ngành

có tỉ suất sinh lợi cao như bất động sản, ngân hàng, bia, cafe ….và phát hành cổ phiếu ra nước ngoài

 Trong những năm tới, dự phóng của công ty vẫn phát triển ở tốc độ cao với doanh thu lien tục tăng từ 15% - 20%/năm, duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao là mục tiêu mà Vinamilk theo đuổi

 Ngành sữa Việt Nam được đánh giá còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, xu hướng tiêu dùng đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho công ty.Đối với Vinamilk nói riêng

và với doanh nghiệp sữa nói chung việc gia tăng phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tăng trưởng, khả năng thực hiện hóa chiến lược mà công ty đề ra

Trang 5

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

TẠI NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2007 VÀ NĂM 2006

110 Tiền và các khoản tương đương tiền 113,527 165,895

154 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 7 23,808 24,403

252 Đầu tư vào công ty liên kết,liên doanh 115,540 131,571

259 Dự phòng giảm các khoản đtư dài hạn -43,618 -8,870

262 Tài sản thuế thu nhập hoản lại 8,017

Trang 6

314 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 35,228 33,589

II Đầu tư TC ngắn hạn 12.21% 8.52% 3.69%

III Các khoản phải thu 12.86% 14.21% -1.35%

1 Phải thu khách hàng 10.29% 10.94% -0.65%

Trang 7

3.Dự phòng phải thu khó đòi -0.01% -0.07% 0.06%

Khấu hao lũy kế -17.38% -22.96% 5.58%

2 Chi phí sản xuất cơ bản

2.Quỹ đầu tư phải trả 2.54% 2.45% 0.09%

3.lợi nhuận chưa phân phối 9.81% 10.31% -0.50%

Qua bảng so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong hai năm 2006 và 2007, ta thấy tài sản công

ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn (tăng 4.09%) so với năm 2006, cho thấy khả năng thanh thoản cao Trong đó tiền mặt giảm 2.49% so với năm 2006 Các khoản đầu tư ngắn hạn tăng (3.69%) là do các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn bao gồm các loại chứng khoán của các công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán và quỹ đầu tư Với số tiền được nhận là 60.786 triệu đồng từ việc chuyển nhượng cổ phiếu đầu tư Ta còn thấy hàng tồn kho cũng tăng 4.13% , tài sản ngắn hạn khác tăng 35.8% Trong khi đó tiền mặt giảm 2.49% do công ty sữa này đầu tư tiền mặt vào các khoản ngắn hạn, mở rộng quy mô tiêu thụ sản phẩm với chính sách bán chịu gia tăng Số lượng hàng tồn kho cũng tăng lên 4.13 % so với năm 2006 là do mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm

Trang 8

Tài sản dài hạn giảm 4.09 % so với năm 2006 là do tài sản cố định giảm 3.95%, dự vào bảng thuyết minh , điều này làm giảm rủi ro kinh doanh do khấu hao làm giảm tổng định phí.

Về nguồn vốn, vào năm 2007 công ty Vinamilk đã giảm nợ phải một cách đáng kể ( giảm 4.45%), nợ ngắn hạn giảm 4.07%, nợ dài hạn giảm 0.38% so với năm 2006 Điều này làm giảm rủi ro cho công ty, tạo nên sự ổn định hơn cho công ty

Vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng 4.45 % so với năm 2006, trong đó vốn đầu tư của CSH tăng 74.38% điều này chứng tỏ năm 2007 công ty Vinamilk tăng nguồn vốn của công ty bằng đa số vốn đầu

tư thêm của CSH

Kết luận: qua bảng so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong năm 2006 và 2007 cho thấy nhìn chung

công ty Vinamilk đang phát triển quy mô gia tăng sản xuất sản phẩm bằng cách tăng các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho; giảm các khoản phải thu, tiền mặt Gia tăng VCSH tạo nên sự ổn định thêm cho công ty

Bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của cty vinamilk năm 2006 và 2007

SỬ DỤNG VỐN

NGUỒN

VỐN TÀI SẢN

Trang 9

6 Lợi nhuận chưa phân phối 371238 525757 154519

Công ty Vinamilk đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:

Dự trữ thêm hàng tồn kho 693.564 triệu chiếm 24.59% tổng vốn sử dụng vốn trong kỳ, tăng đầu

tư TSCĐ 446.919 triệu chiếm 15.84%, tăng các khoản phải thu 177.716 triệu chiếm 6.3% , Để tài trợ cho mục đích sử dụng vốn trên công ty Vinamilk đã sử dụng các nguồn vốn sau: tăng vồn đầu tư CSH và quỹ ĐTPT 327.194 triệu chiếm 17.69% , tăng vay NH 150.878 triệu chiếm 8.16%, chiếm dụng thêm của người bán 180.433 triệu chiếm 9.75 %

Như vậy, trong năm 2007 công ty Vinamilk đã chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất ( tăng cường cơ sở khoa học kỷ thuật và tăng dự trữ mức hàng tồn kho ), để tài trợ cho đầu tư mở rộng Vinamilk đã huy động các nguồn vốn từ bên trong (vốn CSH, lợi nhuận chưa phân phối) và bên

Trang 10

ngoài (vay NH, phải trả cho người bán) chiếm 47.68% nguồn vốn Đây là biểu hiện khá tốt, một mặt làm gia tăng cơ cấu nguồn vốn giảm rủi ro ở mức thấp nhất, mặt khác nó góp phần làm cho công ty dành lợi nhuận sau thuế bằng lãi vay.

Trong năm N công ty tăng nợ vay NH, giảm nợ vay dài hạn tăng vốn CSH, nhưng vậy nguồn vốn trong kỳ tăng chủ yếu là tăng nguồn NH , phù hợp với mục đích gia tăng sản xuất sản phẩm

Phân tích Vốn lưu động và nguồn tài trợ Vốn lưu động

 Nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2007 tăng 1.040.057

Sự gia tăng trên là do gia tăng TSNH 1195497 nhưng Các khoản phải trả NH tăng 155.440 < so với TSNH là : 1.195.497 – 155.440 = 1.040.057

 nhu cầu VLĐ của công ty tăng

Số vốn công ty phải huy động tài trợ cho VLĐ tăng  công ty tăng Nợ vay NH, chưa tiết kiệm được chi phí sự dụng vốn và tăng áp lực thanh toán của công ty

Tuy nhiên thực tế cho thấy :

Vay ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm do :

- VLĐ ròng CN 07 tăng so với ĐN 07 là 1.002.576 nên công ty phải giảm vay NH là 1.002.576

Trang 11

 VLĐ của công ty thay đổi theo chiều hướng tăng chủ yếu là do gia tăng các TSNH Trong đó:

- Hàng tồn kho tăng có thể là do sản phẩm làm ra không bán được, do công ty tăng quy mô sản xuất kinh doanh hoặc có thể do sự thay đổi trong chính sách mua hàng Nhằm mục đích giảm chi phí đặt hàng và giảm giá mua nhờ được hưởng chiết khấu, công ty có thể gia tăng số lượng cho đơn đặt hàng

- Nợ phải thu khách hàng tăng có thể là do khách hàng trì hoãn trả nợ, doanh nghiệp không có biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ, cũng có thể do doanh nghiệp kéo dài tời gian bán chịu và gia tăng tỉ lệ doanh thu bán chịu cho khách hàng nhằm mục tiêu gia tăng doanh thu

- Tỉ lệ VLĐR/ VLĐ là 93.20% cao, chứng tỏ công ty có cơ cấu tài chính ổn định, rủi ro tài chính và rủi

ro thanh toán thấp Tuy nhiên, nguyên tắc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro sẽ được thể hiện trong cơ cấu tài chính của công Ty Bởi vì một cơ cấu tài chính ổn định với tỷ lệ VLĐ được tài trợ bời nguồn vốn

DH cao sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn đồng thời làm cho việc sử dụng vốn kém linh hoạt, dễ dẫn đến tình trạng thừa vốn, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CHO NIÊN ĐỘ KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2007 VÀ NĂM 2006

10 Doanh thu thuần về bán hàng và

Trang 12

30 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 833.658 611.377

(Trình bày lại)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tăng/ giảmchênh lệch %Doanh thu bán hàng và cung 6676264 6289440 386824 6.2

Cấp dịch vụ

Các khoản giảm trừ doanh thu 26838 43821 16983 -38.8

Doanh thu thuần về bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp 201339 112888 88451 78.4

Lợi nhuận từ hoạt động kinh

Phần lỗ trong liên doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Chi phí thuế TNDN hoãn lại 8017 2884 10901 -378.0

Lợi ích của cổ đông thiểu số

Lợi nhuận sau thuế TNDN 963448 659890 303558 46.0

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 là 6.289.440 triệu đồng, doanh thu thuần là 6245619 triệu đồng Tổng doanh thu bán hàng và cung

Trang 13

cấp dịch vụ năm 2007 là 6676264 triệu đồng tăng 386824 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng 6.2% Ta sẽ đi sâu vào từng khoản mục cụ thể để thấy rõ hơn sự biến động này;

Doanh thu thuần năm 2007 tăng 6.5% so với năm 2006, đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng tăng 303.558 triệu đồng tương ứng tăng 46% Mục đích của công ty là tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy lợi nhuận được coi là chỉ tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là thành quả đạt được của doanh nghiệp Qua chỉ tiêu này ta thấy rõ được nỗ lực phấn đấu của công ty trong việc giảm thiểu các chi phí để tăng doanh thu với phương châm bỏ ra ít nhất nhưng hiệu quả thu về là cao nhất

Năm 2007chi phí bán hàng là tăng 114.834 triệu đồng tương ứng tăng 13.4%, chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 88.451 triệu đồng tương ứng tăng 78.4%.Đây là những khoản tăng hợp lí vì khi doanh thu tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên của những chi phí có liên quan Lí giải cho sự gia tăng này là do công ty đang đẩy mạnh các chương trình quảng cáo và khuyến mãi theo kế hoạch Bên cạnh đó thì việc mở rộng các địa điểm bán hàng mới trên khắp 64 tỉnh thành với hơn 2000 đại lý và mở rộng thị trường xuất khẩu cũng là yếu tố làm gia tăng các chi phí này

Trong các chi phí bán hàng thì chi phí dành cho việc quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm chiếm một tỉ lệ lớn Trong giai đoạn tới cùng với sự xâm nhập của nhiều loại sữa ngoại và sự xuất hiện của các công ty sữa nội địa sẽ làm cho các chi phí của Vinamlik tăng lên nếu như Vinamilk không muốn để mất vị trí số một của mình ở nội địa

Tuy nhiên tốc độ tăng của hai chi phí này cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần Vì vậy công ty nên có những biện pháo điều chỉnh thích hợp để mức tăng của hai loại chi phí:chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp tương đương với mức tăng của doanh thu hoặt lớn hơn nhưng không quá cao

Giá vốn hàng bán năm 2006 là 4678114 triệu đồng đến năm 2007 là 4837262 triệu đồng, tức tăng 159148 triệu đồng, tức tăng 3.4 % Tỷ trọng giá vốn hàng bán có tăng nhưng không đáng kể đó là điều tất yếu trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường Cũng chính vì giá nguồn nguyên liệu tăng trong khi nếu tăng giá quá cao công ty sẽ mất đi số lượng người tiêu dùng lớn bởi đây là ngành rất nhạy cảm về giá Chính vì điều đó nên các công ty nói chung và Vinamilk nói riêng cũng rất dè dặt trong chuyện tăng giá, mặc dù trong năm 2007 cũng có một vài biến động đã gây khó khăn cho việc sản xuát kinh doanh của vinamilk

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 303.558 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 46% Lợi nhuận sau thuế tăng là do lợi nhuận trước thuế tăng mặc dù thuế thu nhập doanh nghiệp phải

Trang 14

nộp cũng tăng nhưng do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thuế nên lợi nhuận sau thuế tăng.

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2007, công ty làm ăn rất có hiệu quả nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng rất đáng kể, tăng 36,4% hay tăng 222.281 triệu đồng, nguyên nhân là do trong thời gian này doanh nghiệp đã ổn định được tình hình kinh doanh, kiểm soát được chi phí, uy tín của doanh nghiệp ngày càng vững trên thị trường, thương hiệu của công ty đã được người tiêu dùng trên cả nước biết đến Nguyên nhân của sự gia tăng đáng kể này là do lợi nhuận gộp tăng 244.659 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 15.6%, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng nhưng tăng ít hơn so với sự gia tăng của lợi nhuận gộp, cụ thể chi phí bán hàng năm 2007 tăng 13.4% và chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 78.4% Thu nhập khác trong năm 2006 là 51.397 triệu đồng đến năm 2007 là 121.773 triệu đồng tức đã tăng lên 70.376 triệu đồng , tỷ lệ 136.9% Chính vì sự gia tăng rất lớn này đã dẫn đến tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 44.2% Nếu ta phân tích theo chiều dọc thì ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2006 chiếm 10.49% và năm 2007 chiếm 14.43% trên doanh thu Như vậy về mặt kết cấu năm 2007 đã tăng 3.94% trong tổng doanh thu Lợi nhuân sau thuế chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong doanh thu thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả

Nói tóm lại lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh gia tăng chủ yếu là nhờ vào sự gia tăng của lợi nhuận gộp và gia tăng của thu nhập khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lí cũng tăng Như vậy doanh nghiệp cần quản lí chi phí tốt hơn nữa để góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng lợi nhuận thuần trong các hoạt động kinh doanh

Nhận xét:

Đánh giá một cách tổng quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp

ta khẳng định rằng tình hình hoạt động kinh doanh là khả quan Tốc độ tăng của lợi nhuận là tương đối, nếu cần điều chỉnh lại sự gia tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp thì kết quả hoạt động của công ty sẽ càng tốt hơn nữa Doanh thu bán hang và thu nhập khác đều tăng, nếu phân tích theo chiều ngang Qua việc phân tích này công ty nên đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều hơn nữa để góp phần thúc đẩy sự gia tăng lợi nhuận cho công ty

Trang 15

Như vậy, qua quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho công ty đánh giá được hiệu quả kinh doanh và quá trình sinh lời của công ty nói chung là khả quan.

Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk

1 Đánh giá chung

Về biến động tổng chi phí kinh doanh

Nhưng khi nhìn vào biến động doanh thu của 2 năm này ta có thể thấy phần trăm biến động của chi phí lớn hơn so với phần trăm biến động của doanh thu biến động 2007/ 2006 cũng vẫn với xu thế trên, 16,5% biến động của chi phí kinh doanh so với 0,4% của doanh thu

 Năm 2006: % TL doanh thu/%TL chi phí = 17.4 /37.8 = 0.5

 Năm 2007: % TL doanh thu/% tỉ lệ chi phí = 0.4/16.5 = 0.02

Số liệu trên cho thấy tình hình trở nên khá tệ vào năm 2007 khi tỉ lệ tăng doanh thu quá thấp so với chi phí kinh doanh

Nguyên nhân tổng quát ảnh hưởng đến chất lượng quản lí kinh doanh

a Nguyên nhân khách quan

* Do cạnh tranh: Năm 2005, thị trường sữa bắt đầu tăng trưởng mạnh với mức bình quân khoảng 20 % - 22 %/năm, trong đó sữa bột dành cho trẻ em chiếm 34% (theo bài “Thị trường sữa đua nhau khuyến mãi và tăng giá” cập nhật ngày 14-07-2005 trên báo điện tử Vietnamnet) Người tiêu dùng khi mua sữa bột thường quan tâm đến những nhãn hiệu ngoại như Abbott hay

Trang 16

Dutch Lady, Nestlé, và đây thực sự cũng không phải một thế mạnh của Vinamilk Vì thế, trong năm này, công ty đã bỏ ra một khoản chi phí lớn để phát triển sản phẩm Dielac

* Do giá tăng: - Kể từ cuối năm 2006, giá sữa tăng vọt Tuy Nhà nước đã giảm thuế nhập khẩu sữa từ 30% xuống còn 25% nhưng khi nhập khẩu từ thị trường EU hay Hoa Kỳ thì vẫn phải chịu thuế suất cao Sản lượng sữa bò trong nước chỉ đáp ứng được 25% mỗi năm, ngành chăn nuôi bò sữa thủ công chưa được đầu tư dài hạn, sản lượng thấp, nông dân ép giá trong khi Vinamilk chính là đối tượng chủ yếu đầu tư cho các trang trại nuôi bò Đến năm 2007, hai nước cung cấp sữa lớn nhất là Úc và New Zealand gặp hạn hán nên lượng cung giảm, giá nhập khẩu nguyên liệu tăng 60% so với năm trước

- Một biến động chung của thế giới đó là chỉ số giá mặt hàng sữa tăng dần theo từng năm

* Do hội nhập kinh tế: vì những cam kết khi gia nhập WTO, chính phủ phải dần xóa bỏ trợ cấp cho các ngành, không can thiệp vào việc hỗ trợ giá

b Nguyên nhân chủ quan:

Để phát triển hệ thống phân phối, trong năm 2006, Vinamilk đã đầu tư 12 tỷ đồng xây dựng chuỗi cửa hàng V.Mart tại TP Hồ Chí Minh Cũng trong năm 2006, sự kiện sữa tươi Vinamilk tuy được quảng cáo là nguyên chất nhưng lại bị phát hiện là sữa pha đã khiến người tiêu dùng hoặc ngừng hoặc hạn chế mua sản phẩm này Công ty đã phải xây dựng một chiến lược quảng cáo mới cùng với hàng loạt chương trình khuyến mại lớn để khắc phục Điều này giải thích tại sao chi phí kinh doanh lại tăng vọt so với năm 2005 (cùng với một số lí do khách quan đã nêu ở trên) - Vinamilk áp dụng hệ thống quản lí tổng thể nguồn lực ERP từ năm 2003 nhưng nó chỉ thực sự tỏ ra hoạt động tích cực vào năm 2007 và giúp công ty giảm được chi phí Điều này thể hiện ở việc biến động chi phí 2007 – 2006 nhỏ hơn biến động năm 2006 – 2005 - Việc liên tục ứng dụng những dây chuyền hiện đại trong khâu sản xuất cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong việc làm tăng chi phí kinh doanh

Những nguyên nhân cơ bản trên không chỉ giải thích sự biến động của chi phí mà còn cho thấy một tỷ suất phí cao vừa do tác động bên trong vừa do rất nhiều nguyên nhân khách quan tác động mà công ty không thể kiểm soát được Cuối cùng, có thể thấy mặt mạnh của Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp đứng đầu ngành về doanh thu nhưng hạn chế của nó là quản lí chi phí chí chưa thực sự hiệu quả

2 Định hướng phân tích cụ thể

Trang 17

Từ những đánh giá chung về tình hình biến động chi phí kinh doanh, chất lượng quản lý CPKD của doanh nghiệp và những nguyên nhân tổng quát , Phần phân tích cụ thể CPKD của doanh nghiệp theo kết cấu cần định hướng đến 2 mục tiêu chính sau:

+Thứ nhất: Đánh giá được hoạt động quản lý tổng chi phí kinh doanh theo từng khâu: Khâu quản lý doanh nghiệp, và khâu bán hàng Qua đó thấy được biến động của từng loại chi phí và sự thay đổi tỉ trọng của từng loại chi phí trong tổng CPKD đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng chi phí của từng khâu đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

+ Thứ hai, đề ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể để kiểm soát từng loại chi phí

3 Nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến chất lượng quản lý CPKD

*Chất lượng quản lý CPKD của doanh nghiệp được xem xét trong mối quan hệ giữa giữa chất lượng kiểm soát việc tăng chi phí so với tốc độ tăng doanh thu mà doanh nghiệp có thể đạt được Vì vậy thực chất việc quản lý CPKD chưa hiệu quả của doanh nghiệp là do tốc độ tăng CPQL,CPBH của DN lớn hơn tốc độ tăng doanh thu mà DN thực tế đạt được Xem xét nguyên nhân của việc tăng CPQL, CPBH và những nguyên nhân thực tế làm giảm doanh thu theo dự kiến của DN sẽ lý giải tại sao chất lượng quản lý CPKD của doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả

a Nguyên nhân của việc tăng CPQL và CPBH:

+ Tốc độ tăng chi phí từ năm 2006 lên 2007 cao ,đặc biệt là thành phần chi phí quản lý tăng cao Vì:

- Nhận thức được vai trò quyết định của nguồn nhân lực đến mọi quá trình phát triển của công ty, Vinamilk đang từng bước tập trung hơn vào vấn đề quản lý và giữ chân những nhân sự giỏi, đó là một yếu tố khiến chi phí quản lý có xu hướng tăng cao , chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp trong những năm gần đây

Theo đại diện công ty : “Mặc dù Công ty không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân nào trong Hội đồng Quản trị hoặc Ban tổng Giám đốc, sự thành công của chúng tôi phụ thuộc chủ yếu vào

kỹ năng, năng lực và sự phấn đấu của cả Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, cũng như khả năng tuyển dụng và giữ nhân tài để tiếp bước cho các vị trí này Khả năng tiếp tục thu hút, giữ

và động viên nhân sự chủ chốt và cao cấp là thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty Sự cạnh tranh về nhân sự có kỹ năng và năng lực

là cao, và việc mất đi sự đóng góp của một hay nhiều nhân sự ở những vị trí này mà không có

Trang 18

đủ nhân sự thay thế hoặc không có khả năng thu hút nhân sự mới có năng lực với chi phí hợp lý

sẽ làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh và hoạt động của Công ty”

-Tháng 12 năm 2006 VNM đã thành lập 2 công ty con 100% vốn điều lệ để kinh doanh trong lĩnh vưc bất động sản và bò sữa, đòi hỏi 1 khoản chi phí quản lý khá lớn Hơn nữa tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 công ty có 3981 nhân viên tăng 823 nhân viên tức là tăng đến 26,1 % so với cùng kỳ năm ngoái, chính điều này đã phát sinh tăng chi phí quản lý đáng kể trong năm 2006 Với việc tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất trong năm 2007 chi phí quản lí của cong ty tăng vọt 91304 triệu đồng, tăng đến 80,9 % so với năm 2006

-Vinamilk đầu tư vào lĩnh vực y tế hiện đại đó là mở phòng khám đa khoa An Khang Clinic, đặt tại 87A Cách Mạng Tháng Tám, TPHCM, vốn đầu tư trên 10 tỉ đồng, do Vinamilk làm chủ đầu tư Ngày 6-6-2006, phòng khám này chính thức khai trương đi vào hoạt động Do đây là một lĩnh vực mới nên đẩu tư cho chi phí quản lý của doanh nghiệp theo đó cũng phải gia tăng nhằm thu được lợi nhuận ở một lĩnh vực hoàn toàn mới trong danh mục kinh doanh của công ty

- Ngày 19-01-2006 Vinamilk đã liên doanh với tập đoàn SAB Miller - tập đoàn sản xuất bia lớn thứ 2 của Mỹ - để xây dựng nhà máy sản xuất bia tại Bình Dương Nhà máy này có tổng vốn đầu tư ban đầu là 45 triệu USD

Vinamilk và SAB Miller mỗi bên góp 50% vốn Cũng như lĩnh vực y tế, lĩnh vực này là nội dung mới trong danh mục kinh doanh của doanh nghiệp, nó đòi hỏi công ty phải đầu tư một khoản không nhỏ cho chi phí đào tào cán bộ quản lý ở lĩnh vực này cũng như tăng thêm vào danh sách các khoản chi phí cho công tác quản lý

-10-1-2007 Vinamilk liên doanh với Hà Lan xây trang trại nuôi bò sữa UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định cho Công ty CAMPINA - liên doanh giữa Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và tập đoàn sữa hàng đầu Hà Lan - Campina - đầu tư 1,26 triệu Euro xây dựng trạng trại bò sữa kiểu mẫu tại tỉnh Lâm Đồng

Hoạt động này đòi hỏi VNM phải đầu tư không chỉ vật lực mà cả nhân lực nhằm giám sát, điều hành hoạt động của trang trại nuôi bò sữa, hướng đến mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp mong muốn khi hợp tác xây dựng trang trại chăn nuôi n ày

-Ngày 7-9-2007, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức nhận bàn giao, đưa vào sử dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tổng thể trên quy mô toàn doanh nghiệp Đồng thời, Công ty sử dụng giải pháp Oracle E Business Suite và được CTCP Công nghệ mới

Trang 19

Kim Tự Tháp (Pythis) triển khai Việc áp dụng hệ thống ERP sẽ giúp Vinamilk nâng cao được hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và cải thiện năng lực cạnh tranh Dự án được khởi động từ tháng 3/2005, với vốn đầu tư khoảng 4 triệu USD (bao gồm cả chi phí phần cứng)

- Năm 2006 Vinamilk tiến hành rất nhiều các hoạt động kinh doanh mới như: niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM 10-2007 Vinamilk làm thủ tục niêm yết trên sàn tại thị trường chứng khoán Singapore Các hoạt động này buộc VNM phải tăng thêm lượng nhân viên quản trị nhằm duy trì và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tại thị trường chứng khoán được tăng trưởng ổn định

Chi phí bán hàng năm 2006 tương đối cao, và tăng mạnh so với năm 2005 Vì: doanh nghiệp bắt đẩu mở rộng thị trường, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, khuyến mãi, khuyến mại

Chi phí bán hàng của doanh nghiệp giảm về tỷ trọng trong tổng chi phí năm 2007 vì: các cửa hàng, hệ thống phân phối của công ty đã đi vào ổn định, doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được tương đối thị phần, chi phí cho hoạt động quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm theo đó cũng giảm đáng kể

b Nguyên nhân thực tế ảnh hưởng đến tốc độ tăng doanh thu theo dự kiến của doanh nghiệp

Năm 2006, Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 - Đây là cơ hội tăng trưởng cho Vinamilk: Quy hoạch đề ra mục tiêu từng bước xây dựng và phát triển ngành sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân

10 kg/người/năm vào năm 2010 và 20 kg/người/năm vào năm 2020

Ngành sữa phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 5-6 %/năm giai đoạn 2006-2010, đồng thời xuất khẩu sữa ra thị trường nước ngoài Tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành sữa đến năm 2010 là gần 2.200 tỷ đồng Doanh thu thuần tăng từ đột biến từ năm 2005 đến 2006 từ 5638784triệu lên đến 6619102 tức là tăng đến 980318 triệu đồng tương đương với 17,4 %

Điều này có được là nhờ các khoản đầu tư rất lớn của công ty trong năm 2006: đầu tư liên doanh vơi công ty SABmiller, đầu tư với công ty liên doanh Campina, và dự án Horizon apartment Đáng chú ý là doanh thu ban tài sản cho SABMiller 334518 triệu đồng, và với việc đầu tư đúng đắn doanh thu bán hàng công ty tăng 678247 triệu đồng Ngoài ra là các khoản

Trang 20

doanh thu từ dịch vụ, từ bán hàng hóa nguyên vật liệu và doanh thu tài chính đã tạo ra bước nhảy vọt doanh thu trong năm 2006 - Năm 2007, doanh thu của DN giảm mạnh do:

Hậu quả của các thông tin, các vụ bê bối liên quan đến các sản phẩm từ sữa vào các tháng cuối năm 2006: 10-2006 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, thanh tra (Bộ Y tế) và Cục Quản lý thị trường (Bộ Thương mại) đã tiến hành thanh tra nhiều sản phẩm sữa tươi của các hãng và phát hiện ra hầu hết các sản phẩm sữa tươi này được lấy nguyên liệu từ sữa bột nhập khẩu, thậm chí

là sữa bột gầy, với chỉ tiêu dinh dưỡng không đáp ứng quy định của nhà nước, qua chế biến và được gắn mác sữa tươi Mặc dù Vinamilk có hệ thống thu mua sữa bò tươi trong nước nên tỷ lệ nguyên liệu sữa bò tươi nguyên chất trong sản phẩm có cao hơn nhưng cũng không vượt quá 30% Điều này đã khiến người tiêu dùng thực sự bất bình khi họ bị các doanh nghiệp lừa dối trong một thời gian dài, người tiêu dùng vì thế hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa, dẫn đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp giảm mạnh

6-9-2007 Vinamilk: Bị thu hồi 28,8 tỷ đồng sai phạm Theo một nguồn tin từ Thanh tra Chính phủ, cơ quan này đã ra quyết định thu hồi số tiền 28,8 tỷ đồng sai phạm của Công ty cổ phần sữa Vinamilk vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính thu hồi 11,8 tỷ đồng khoản tiền gốc và lãi phải nộp khi thực hiện cổ phần hóa mà Vinamilk chưa nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

4-2007 phát hiện và thu hồi 17.800 hộp sữa (gồm 10.872 hộp Dielac Alpha 1, 2.228 hộp Dielac Alpha 3 và 4.700 hộp Dielac Star 3) và 30 tấn sữa bán thành phẩm (tổng cộng 46 tấn) của Vinamilk có lấn mạt sắt trong sữa do có lỗi kỹ thuật trong quy trình sản xuất Vinamilk đã tiến hành cô lập và thu hồi toàn bộ số sữa vi phạm về quy cách phẩm chất này Tuy nhiên hành động

ấy cũng không thể lấy lại như cũ uy tín cho sản phẩm của doanh nghiệp

Năm 2007 công ty soạn lập Báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán số 25 Thay đổi này khiến doanh thu năm 2006 được trình bày lại là 6245.619 triệu vnđ thay vì 6619.102 triệu vnđ Chính điều này đã làm tỉ lệ tăng doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống

Tốc độ tăng doanh thu giảm còn do nguyên nhân doanh nghiệp trong năm 2007 không tiến hành nhiều các hoạt động sản xuất mới cũng như các ho ạt động có quy mô lớn ngoại trừ việc mua 55% cổ phần của công ty sữa Lam Sơn + Đồng thời việc xuất khẩu hàng sang 1 số nước có nhiều rủi ro như : Iraq, Thái Lan và 1 số nước Châu Âu cũng làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 21

Năm 2007 giá tiêu dùng bắt đẩu tăng mạnh, thu nhập của người tiêu dùng tăng không đáng kể, chi tiêu theo đó phải hạn chế một phần, trong khi đó nguyên liệu sữa thế giới liên tục tăng cao đẩy giá thành phẩm sữa tăng cao, khiến số lượng tiêu thụ của doanh nghiệp giảm xuống đáng kể

Tháng 11 năm 2007 Bị hẹn lần lữa về ngày đổi quà trong chương trình khuyến mãi cắt tai sữa Vinamilk mà không thấy quà đâu, nhiều phụ huynh ấm ức thay con và tự nhắc mình từ nay không mua loại sữa này nữa VNM đã để mất uy tín trong lòng người tiêu dùng Như vậy, nhìn chung việc CPQL, CPBH liên tục tăng cao trong khi doanh nghiệp vấp phải rất nhiều những biến động trên thị trường làm doanh thu theo dự kiến của doanh nghiệp giảm đã làm cho chất lượng quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt trong giai đoạn 2005-2007

Định hướng giải pháp

- Vinamilk cần thẳng thắn thừa nhận những sai sót trong vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm Như chúng ta biết năm 2005 Vinamilk có vụ bê bối về sữa chua lên mốc khi chưa hết hạn sử dụng nhưng gần đây ngày 14/7/08 người tiêu dùng lại mua phải sữa túi Vinamilk bị đắng khi còn hạn sử dụng ghi trên bao bì, như vậy rõ ràng Vinamilk chưa triệt để nhìn nhận vấn đề này và tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng này cứ liên tục diễn ra

- Là công ty với 50% vốn nhà nước, Vinamilk phải quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội, đặc biệt là chăm sóc khách hàng và liên hệ mật thiết với những người cung cấp nguyên liệu, chủ yếu là nông dân Công ty nên đầu tư hơn cho hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng

-Đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng, không để những tai tiếng về chất lượng ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công ty

-Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao trong khi đã áp dụng những đổi mới rong phương pháp quản lý cũng cần được xem xét lại, liệu phương pháp đó đã thực sự phù hợp hay mới chỉ là một trong những thử nghiệm của công ty ?

-Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được để hoàn thành những mục tiêu tăng trưởng m ới

Kết luận

-Về thế mạnh: Công ty được nhà nước đầu tư vốn rất lớn, có nền tảng kinh tế vững chắc

để tạo lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh

Ngày đăng: 02/04/2013, 10:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Phân tích công ty sữa Vinamilk
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 5)
Bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của cty vinamilk năm 2006 và 2007 - Phân tích công ty sữa Vinamilk
Bảng k ê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của cty vinamilk năm 2006 và 2007 (Trang 8)
Bảng 1 : Vốn lưu động - Phân tích công ty sữa Vinamilk
Bảng 1 Vốn lưu động (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w