Vấn đề 1: Đối ngoại
I Cơ sở hình thành đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới
Đặt vấn đề: Thế giới trong thế kỷ 21 tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường, toàn cầu hóa phát triển sâu rộng và tác động đến tất cả các nước, từ thực tế trên đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có nhận thức đúng thực tiễn cũng như điều kiện cụ thể của Việt Nam để đề ra đường lối chính sách đối ngoại.
- Đường lối đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội (là sự kéo dài ra bên ngoài) bao gồm các mục tiêu, chủ trương, biện pháp của quốc gia được đặt ra và thực hiện với quốc gia khác nhằm mục đích thực hiện các lợi ích QG trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
- Đường lối chính sách đối ngoại có vai trò rất quan trọng trong việc khẳng định vị thế quốc gia, đồng thời phát huy hiệu quả các thế mạnh trong nước và các điều kiện quốc tế, nhằm góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền dân tộc và đóng góp cho sự phát triển của thế giới.
1 Bối cảnh thế giới và khu vực, trong nước
Kết luận: Quá trình hình thành đường lối đối ngoại nói trên đã góp phần
xây dựng Việt Nam có một thế đối ngoại cân bằng, ổn định, vững chắc, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp CNH- HĐH và bảo vệ đất nước, góp phần đem lại cho VN một tầm vóc mới và một vị thế mới.
II Thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm của đường lối đối ngoại.
* Thành tựu: Triển khai thự hiện đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới, VNđã giành được những thành tựu rất quan trọng, giữ môi trường hòa bình, quan hệđối ngoại không ngừng được mở rộng, vị thế ảnh hưởng của đất nước ngày càng
Trang 2
1 Hạn chế
- Công tác nghiên cứu chiến lược, đánh giá và dự báo tình hình chưa theo kịp những chuyển biến nhanh, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới.
- Chưa thấy hết mối quan hệ tương tác, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước và giữ các nền kinh tế, những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức đối với Việt Nam.
- Trong triển khai hoạt động công tác đôi khi còn ở thế bị động, lúng túng - Những hạn chế về thực lực kinh tế, khoa học công nghệ phục vụ cho hoạt động đối ngoại.
- Trong hội nhập quốc tế, tiến độ của công việc chuẩn bị về pháp lý và thể chế vẫn chưa kịp với những chuyển biến mới.
- Đội ngũ làm công tác đối ngoại còn thiếu và yếu.
- Thông tin đối ngoại còn bị động, hình thức còn hạn chế.
2 Bài học kinh nghiệm
- Một là, phải phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.
- Hai là, phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong hoàn cảnh mới.
- Ba là, phải thường xuyên đổi mới tư duy đối ngoại.
- Bốn là, ưu tiên hàng đầu cho xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài, cùng có lợi ích với các nước láng giềng chung biên giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao với kinh tế và quốc phòng, an ninh - Sau là, nắm chắc phương châm kết hợp hài hòa vừa hợp tác vừa đấu tranh - Bảy là, phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước với hoạt động đối với ngoại giao nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối ngoại.
* Kết luận
Những thành tựu sau hơn 26 năm đổi mới vừa qua đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, khẳng định bản lĩnh lãnh đạo của Đảng ta và khả năng của đất nước ta vững vàng vượt qua mọi thử thách, vươn tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
Trang 3Vấn đề 2: Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XX và triển vọng.
* Đặt vấn đề
Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác, CNXH đã từ những lý thuyết không tưởng trả thành một lý luận khoa học Quá trình thâm nhập lý luận kho học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của CNXH thực hiện: từ một nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước XHCN trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX + Duy trì quá lâu mô hình CNXH nhà nước + Sơ cứng, giáo điều, độc đoán
+ Chủ quan, quan liêu Một số cán bộ lãnh đạo tha hóa biến chất, phản bội.
- Về kinh tế:
+ Nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN.
+ Quốc hữu hóa tư liệu sản xuất; duy trì quá lâu chiến lược phát triển theo chiều rộng, quá chú trọng đến phát triển công nghiệp nặng.
+ Kéo dài chính sách phát triển kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
- Về các lĩnh vực khác (giáo dục, y tế, quân sự, quan hệ quốc tế….)
+ Nền giáo dục phát triển không có chiều sâu.
+ Bao cấp các chính sách xã hội tràn lan vượt quá khả năng của thực lực nền kinh tế.
Trang 4Một là, cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao, từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.
Hai là, thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp.
Ba là, do chậm đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống quản lý, (chậm đổi mới mô hình của CNXH), dẫn đến: tụt hậu về khoa học - công nghệ; thua kém về năng suất lao động.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sụp đổ:
Một là, trong cải tổ, các ĐCS đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức: Đường lối hữu khuynh trượt dài từ cơ hội đến xét lại, công khai tuyên bố từ bỏ mục tiêu CNXH, từ borchur nghĩa Mác - Lênin, vai trò lãnh đạo của ĐCS, cuộ cải cách chính trị đánh thẳng vào hệ thống chính trị của CNXH, mà trước hết là tổ chức Đảng, từ phê phán đến công kích, bôi đen, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của CNXH.
Hai là, CNĐQ đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu.
4 Thực trạng và vai trò CNXH hiện nay.
Diễn biến của tình hình thế giới từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay có thể khẳng định rằng: chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại và sự thức tỉnh của các dân tộc, nhất định sẽ có bước phát triển mới; theo quy luật khách quan của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Trang 5Vấn đề 3: Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Đặt vấn đề.
TCH và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất, của phân công lao động quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường Đây là sản phẩm tất yếu của văn minh nhân loại mà không một quốc gia nào đứng ngoài
1 Bản chất kép của toàn cầu hóa.
Một là, về khách quan nó được quy định;
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sự phát triển của các quan hệ quốc tế (phân công lao động quốc tế, thương mại toàn cầu…)
- Giải quyết các vấn đề toàn cầu.
(TCH là xu thế khách quan gắn liền với xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội, là kết quả tất yếu của sự phát triển của LLSX và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng Bản chất khách quan của TCH được quy định bởi tính tất yếu khách quan của quá trình quốc tế hóa).
Hai là, về chủ quan được quy định bởi:
- Các công ty xuyên quốc gia - Các tổ chức kinh tế toàn cầu.
- Chính sách của các nước, đặc biệt là các nước lớn.
(Trong giai đoạn hiện nay TCH gắn liền với CNTB và hiện đang bị CNTB, nhất là các nước tư bản phát triển chi phối, lợi dụng để phcuj vụ cho mục đích của họ Hay nói cách khác, TCH hiện nay đang trong quỹ đạo của CNTB).
* Nguyên nhân (nhân tố) thúc đẩy toàn cầu hóa.
- Sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất - Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường.
- Sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến tranh lạnh bước vào thời kì hòa bình hợp tác và phát triển.
- Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự hình thành và phát triển của các định chế toàn cầu và khu vực - Vai trò của chính phủ và sự chuyển đổi trong chính sách phát triển.
Ngoài những nhân tố đã nêu trên thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa
Trang 63 Tác động của toàn cầu hóa đến Việt Nam.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, lãnh đạo Việt Nam đã nghiên cứu và chỉ ra những tác động của toàn cầu hóa đối với kinh tế, xã hội chính trị và văn hóa của Việt Nam Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hóa đối với xã hội Việt Nam là mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới Điều quan trọng là chúng ta phải biết khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hóa để tạo ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó.
Vấn đề 4: Đông Nam Á, ASEAN và đóng góp của Việt Nam
( Có phần tham khảo thêm kèm theo)
* Đặt vấn đề:
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới đã xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), khu vực thương mại Tự do Mỹ Latinh (LAFTA), thị trường chung Trung Mỹ
Trang 7(CACM)… Việc thành lập các tổ chức khu vực này đã tác động đến việc hình thành ASEAN.
1 Quá trình hình thành, phát triển của ASEAN.
Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày 8/8/16/97/67, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singgapore và Phó thủ tướng Malaysia ký tại Bangkok bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN).
Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singgapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào (năm)1997, Myanmar (năm 1997) và Camphuchia (năm 1999).
2 Việt Nam ra nhập ASEAN.
Năm 1992 đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam sau khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), và trở thành quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hàng năm Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.
Tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này.
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM - 28) tại Bru- nây Đa- rút-xa-lam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và Căm-pu-chia vào ASEAN.
3 Đóng góp của Việt Nam.
đóng góp đầu tiên đáng ghi nhận của Việt Nam trong ASEAN là vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia vào ASEAN.
4 Đánh giá đóng góp của Việt Nam trong năm 2010 (Việt Nam là chủ tịch
luân phiên của ASEAN).
Từ ngày 1/1/2010, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2010 Đây là một chức vụ luân phiên theo truyền thống ASEAN và dựa trên thứ tự tên nước theo vần ABC Tuy nhiên, trong bối cảnh ASEAN phát triển và trở thành một tổ chức khu vực có vai trò, uy tín quốc tế lớn và đặc biệt kể từ khi ASEAN thực hiện Hiến chương 2008, Chủ tịch
Trang 8vực và quốc tế, đại diện cho ASEAN tham dự các diễn đàn khu vực và quốc tế lớn có liên quan.
Năm 2010 là một năm quan trọng, khởi đầu giai đoạn phát triển mới của ASEAN với việc triển khai vào chiều sâu các kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN để thực hiện hóa mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 Nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của ASEAN là đưa Hiến chương ASEAN mới được thông qua vào cuộc sống, trong đó kiện toàn bộ máy hoạt động của ASEAN phù hợp với Hiến chương là một khâu hết sức quan trọng.
để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ mà ASEAN đã đề ra, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã xác định một chương trình nghị sự với chủ đề là:
“Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động” Chủ đề này thể hiện
mục tiêu xuyên suốt của ASEAN trong năm 2010 và cũng đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của Việt Nam đóng góp vào sự phát triển chung của ASEAN.
Trước hết, đối với việc thự hiện Hiến chương ASEAN, để đưa Hiến chương vào cuộc sống, hiện ASEAN vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là hoàn thiện tổ chức bộ máy mới và phương thức hoạt động cũng như hoàn tất các văn kiện pháp lý liên quan Đồng thời, bộ máy mới của ASEAN, nhất là các hội đồng các Bộ trưởng và ủy ban các Đại diện Thường trực về ASEAN, cần được củng cố và hoạt động một cách trôi chảy, có hiệu quả, đóng vai trò lòng cốt trong việc thúc đẩy và điều phối mọi hoạt động hợp tác của ASEAN.
Cùng với việc thực hiện Hiến chương, ASEAN cũng cần tập trung đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN bao gồm các Kế hoạch tổng thể về từng trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN là quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam Để làm được điều này, phương châm và khẩu hiệu mà Việt Nam
theo đuổi trong suốt quá trình gánh vác vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 là “Chủ động,tích cực và có trách nhiệm” như đã được Phó Thú tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Phạm Gia Khiêm khẳng định.
Trang 9( Phần tham khảo thêm )
Quá trình tham gia và những đóng góp của VN trong ASEAN
- ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, được thành lập nhằm đẩy mạnh hợp tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa tại các quốc gia thành viên và tăng cường hòa bình, ổn định khu vực.
- ASEAN được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự sáng lập của 5 nước (Indonexia, Philippin, Malaysia, Singapo, Thái Lan), từ cuối thập liên 90 của thế kỷ XX cho đến nay ASEAN đã kết nạp thêm 5 nước (Brunay, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia) nâng tổng số thành viên lên 10/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam á, là một tổ chức liên chính phủ nên cơ cấu tổ chức của nó cũng thường xuyên được cải tổ cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn.
1 Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực VN và các nước ĐNA Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, song Việt Nam vân ưu tiên và chủ động cải thiện quan hệ với tất cả các nước ĐNA, tích cực chuẩn bị gia nhập ASEAN.
- Tháng 7/1992 Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN
- Tháng 7/1995 ASEAN kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của hiệp hội, đánh dấu cột mốc mới trong tiến trình hợp tác liên kết khu vực ĐNA vì hòa bình, ổn định và phát triển.
- Từ 1995 - nay, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động của hiệp hội.
2 Những đóng góp Việt Nam trong ASEAN trên các lĩnh vực:
Sau khi gia nhập ASEAN Việt Nam đã đóng góp một cách tích cực, có trách nhiệm nhằm xây dựng một ASEAN vững mạnh đoàn kết và liên kết chặt, hòa bình, ổn định và phát triển trên các mặt sau:
- Về chính trị- đối ngoại
+ Góp phần tích cực trong việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Campuchia, Mianma để hình thành một khối ASEAN thống nhất quy tụ 10 quốc gia ĐNA.
+ Tăng cường đoàn kết trong ASEAN, kiên trì bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của hiệp hội như "đồng thuận" và "không can thiệp".
+ Khéo léo xử lý nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong khu vực, hạn chế những tác động ảnh hưởng từ bên ngoài
+ Đóng góp tích cực thúc đẩy quan hệ ASEAN với các đối tác bên ngoài nâng cao vị thế của ASEAN
Trang 10+ Thực hiện sáng kiến ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển IAI (khu vực đầu tư ASEAN) hiện nay IAI đã có 134 dự án và hơn 90% số dự án đã có nguồn tài trợ với tổng số cam kết đạt được 46,6 triệu USD tại các lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, du lịch, xóa đói giảm nghèo )
+ Đưa ra sáng kiến quan trọng về chuwong trình hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mê Công và các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hàng lang Đông- Tây được các nước ASEAN và các đối tác ủng hộ và hỗ trợ qua đó tạo thế chủ động hội nhập Việt Nam vào nền kinh tế khu vực phù hợp với ưu tiên phát triển của Việt Nam
- Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, khoa học - kỹ thuật:
+ Việt Nam đã tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động rất đa dạng bao gồm các lĩnh vực như: Văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, lao động, phát triển nông thôn xóa đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, ma túy
+ Thúc đẩy tiến trình thống nhất ĐNA
+ Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN.
+ Tích cực trong việc bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của hiệp hội + Đóng góp nhiều sáng kiến thúc đẩy liên kết ASEAN
* Thành công của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2010
1 Thực hiện tốt nhiệm vụ chủ tịch ASEAN với phương châm "tích cực, chủ động và có trách nhiệm"
2 Sự liên kết và thống nhất ASEAN có bước phát triển mới về chất theo hướng sâu rộng và chặt chẽ hơn.
3 QH đối ngoại của ASEAN được tăng cường mạnh mẽ hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu HB, an ninh và phát triển của ASEAN
4 Vai trò KV và vị thế quốc tế của ASEAN được nâng cao một cách thực chất.
5 Đối thoại và hợp tác khu vực nhằm duy trì HB và an ninh, phát triển bền vững và ứng phó với những thách thức toàn cầu được tăng cường mạnh mẽ và rộng khắp thông qua nhiều khuôn khổ và cấp độ khác nhau.
6 Quan hệ song phương của Việt Nam với các nước trong và ngoài ASEAN được tăng cường mạnh mẽ và thực chất.
7 Qua việc tổ chức các hội nghị ASEAN ta đã quảng bá đất nước, con người, lịch sử, văn hóa và tiềm năng phát triển của Việt Nam.