1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề tài Quản lí điện

44 841 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Tổn thất điện năng trên đường dây và trong trạm biến áp...3  Các phương pháp phân tích tình hình tổn thất...9 Chương II...13 Thực Trạng Tổn Thất Điện Năng Tại Công Ty Truyền Tải Điện 1,

Trang 1

Mục Lục

Mở Đầu 2

Chương I : Những Vấn Đề Cơ Bản Về Tổn Thất Điện Năng 2

I Định nghĩa tổn thất điện năng 2

II Phân loại tổn thất điện năng 2

a Tổn thất điện năng kỹ thuật 2

b Tổn thất điện năng phi kỹ thuật 3

c Tổn thất điện năng trên đường dây và trong trạm biến áp 3

 Các phương pháp phân tích tình hình tổn thất 9

Chương II 13

Thực Trạng Tổn Thất Điện Năng Tại Công Ty Truyền Tải Điện 1, Các Biện Pháp Làm Giảm Tổn Thất Lưới Điện Tại Công Ty 13

I Khái quát về công ty truyền tải điện 13

a Lịch sử phát triển công ty 13

b Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 18

c Khối lượng quản lý 18

d Tổ chức quản lý 19

II Các biện pháp xác định tổn thất khu vực và nhận dạng tổn thất điện năng 21

1 Xác định tổn thất điện năng thực hiện qua hệ thống công tơ đo đếm 21

2 Xác định tổn thất điện năng qua tính toán tổn thất điện năng kỹ thuật 22

III Các biện pháp quản lý kỹ thuật - vận hành giảm tổn thất điện năng 23

1 Các nguyên nhân làm tăng tổn thất điện năng kỹ thuật 23

2 Các biện pháp quản lý kỹ thuật – vận hành giảm tổn thất điện năng 24

IV Các biện pháp quản lý kinh doanh giảm tổn thất điện năng : 25

1 Các nguyên nhân làm tăng tổn thất điện năng trong quản lý kinh doanh :.25

Trang 2

2 Các biện pháp quản lý kinh doanh giảm tổn thấp điện năng 26

V Nguyên tắc tính toán 27

1 Tính toán tổn thất điện năng quá khứ thông qua số liệu đo đếm 27

2 Tính toán tổn thất điện năng tương lai thông qua số liệu dự báo 31

3 Trình tự tính toán tổn thất điện năng tương lai thông qua số liệu dự báo 32

Chương III Kết Luận 39

Đề xuất giải pháp tổn thất điện năng tại công ty truyền tải điện 1: 39

Trang 3

Mở Đầu

Theo số liệu từ công ty truyền tải điện 1, tính riêng tổn thất điện năng lưới điện tạimiền bắc năm 2010 là hơn 392 triệu KW điện Nếu có thể giảm được tổn thất điệnnăng trên lưới điện, Việt Nam sẽ tiết kiệm được không ít điện năng, đồng nghĩa với

nó là tiết kiệm được 1 số lượng không nhỏ tài nguyên thiên nhiên dùng cho sảnxuất điện năng Bài báo cáo này trình bày những hiểu biết của em tại công tytruyền tải điện 1 qua thời gian thực tập vừa qua Em xin chân thành cảm ơn sự chỉbảo tận tình của cô Lê Na trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp em hoàn thiệnbài báo cáo này, em cũng chân thành cảm ơn mọi ngời trong công ty truyền tảiđiện đã nhiệt tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này

Chương I : Những Vấn Đề Cơ Bản Về Tổn Thất Điện Năng.

Tổn thất theo nghĩa đơn giản là sự hao hụt về trị số của một quá trình Tổnthất điện được tính bằng hiệu số của điện sản xuất ra và điện tiêu thụ (điệnthương phẩm) Tỷ lệ tổn thất là số % của điện tổn thất so với điện sản xuất

Tổn thất điện năng trên lưới điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà

máy phát điện qua các lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối tới các hộ tiêu

thụ điện Tổn thất điện năng còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện Trong hệ thống điện, tổn thất điện năng phụ thuộc vào mạch

điện, lượng điện truyền tải, khả năng phân phối và vai trò của công tác quảnlý

Tổn thất điện năng bao gồm 2 loại tổn thất là tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi

kỹ thuật

a Tổn thất điện năng kỹ thuật

Trang 4

Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đếncác hộ tiêu thụ điện đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện khi đi quamáy biến áp, dây dẫn, và các thiết bị trên hệ thống lưới điện đã làm nóng máybiến áp, dây dẫn và các thiết bị dẫn điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng,đường dây dẫn điện cao áp từ 110 KV trở xuống còn có tổn thất vầng quang.Dòng điện qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất do điện môi, đường dây điện

đi song song với các đường dây khác như dây chống sét, dây thông tin, … Cótổn hao điện năng do hỗ cảm Tổn thất điện năng kỹ thuật là tiêu hao điệnnăng tất yếu xảy ra trong quá trình truyền tải và phân phối điện, bao gồm :

 Tổn thất phụ thuộc dòng điện :

Do dây dẫn, máy biến áp, thiết bị trên lưới đều có trở kháng, khi dòng điệnchạy qua gây tiêu hao điện năng, do phát nóng máy biến áp, dây dẫn và cácthiết bị điện Đây là thành phần chủ yếu gây tổn thất trong hệ thống điện

b Tổn thất điện năng phi kỹ thuật

Tổn thất điện năng phi kỹ thuật hay còn gọi là tổn thất điện năng thương mại

là do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như : lấy cắp điện dưới nhiều hìnhthức ( câu móc điện trực tiếp, làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hưhỏng, chết cháy công tơ, các thiết bị đo lường, …) Do chủ quan của ngườiquản lý khi TU mất pha, TI, công tơ chết, cháy không xử lý, thay thế kịp thời,

bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số do không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và thaythế công tơ định kỳ theo pháp lệnh của Pháp lệnh đo lường Đấu nhầm, đấusai sơ đồ đấu dây,… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua hệthống đo đếm thấp hơn điện năng khách hàng sử dụng

c Tổn thất điện năng trên đường dây và trong trạm biến áp

 Tổn thất điện năng trên đường dây

Trị số tổn thất điện năng trong bất kỳ 1 phần tử nào của mạng điện đều phụthuộc vào tính chất và sự thay đổi của phụ tải trong thời gian khảo sát

Trong thời gian khảo sát t, nếu phụ tải của mạng điện không thay đổi và cótổn thất công suất tác dụng là ∆P thì tổn thất điện năng sẽ bằng :

∆A = ∆P.t

Nhưng thực tế phụ tải của đường dây của mạng điện luôn luôn thay đổitheo thời gian (biến thiên theo đồ thị phụ tải của các hộ tiêu thụ, theo tìnhtrạng làm việc của các nhà máy điện), vì vậy công thức để tính tổn thất điệnnăng sẽ là :

Trang 5

Tùy theo nội dung của mô hình toán học được sử dụng, người ta chia thành

2 nhóm phương pháp : phương pháp xác định và phương pháp xác suấtthống kê

 Xác định tổn thất điện năng theo đồ thị phụ tải

Phương pháp chính xác nhất là xác định tổn thất điện năng theo đồ thịphụ tải, trong đó tổn thất công suất xác định theo từng bậc của đồ thị phụtải (phương pháp phân tích đồ thị)

Tổn thất điện năng được tính từng giờ Từ các thông số đó sẽ hình thành

đồ thị phụ tải ngày đêm và từ đó xây dựng đồ thị phụ tải năm Đồ thị phụtải ngày đêm biểu thị sự biến đổi công suất của phụ tải trong 1 ngày đêm.Dựa vào đồ thị phụ tải năm, chúng ta có thể xác định được tổn thấtđiện năng trong 1 năm Để đơn giản, chúng ta xét đồ thị phụ tải năm có 3bậc, ứng với mỗi bậc là 1 chế độ phụ tải và khi đó tính được tổn thất điệnnăng trên đường dây

U32r d và tổn thất điện năng ∆A3 = ∆P3.∆t

Nếu đồ thị phụ tải năm có N bậc, ta có công thức :

Trang 6

Trong đó :

t: thời gian máy biến áp vận hành

τ: thời gian tổn thất công suất lớn nhất

∆PCu max : tổn thất đồng trong máy biến áp lúc phụ tải cực đại

 Trạm có nhiều máy biến áp vận hành song song

Máy biến áp được ghép nhiều hay ít là tùy theo phương thức vận hành củatrạm theo đồ thị phụ tải

Các máy biến áp ghép song song có dung lượng giống nhau.

Hình 1: Đồ thị phụ tải trong 1 năm.

Giả thiết trạm biến áp có đồthị phụ tải hàng năm như hình trên và có phương thức vận hành như sau :

Phụ tải của trạm biến áp là S1 ta dùng n1 máy biến áp ghép song song, vận hành trong thời gian t1 giờ

Phụ tải của trạm biến áp là S2 ta dùng n2 máy biến áp ghép song song, vận hành trong thời gian t2 giờ

Coi điện áp đặt vào máy biến áp suốt năm không đổi và bằng Uđm thì tổn thất điện năng của trạm biến áp là :

Trang 7

∆A = ∆P Fe(n1t1+n2t2)+∆ P Cuđ m[t1

n1( S1

S đ m)2]Nếu có n máy biến áp ghép song song vận hành suốt năm ta có thể viết :

∆ A=∆ P Fe t+n ∆ P Cumax τ

Trong đó :

∆ P Cu max : tổn thất của 1 máy khi phụ tải của trạm đạt cực đại

∆ P Cu max=∆ P Cuđ m( S max

n S đ m)2

 Các máy biến áp ghép song song có dung lượng khác nhau

Trong trường hợp các máy biến áp có công suất khác nhau làm việc songsong, trước hết cần phải tìm sự phân bố phụ tải giữa chúng

Đối với các máy biến áp có điện áp ngắn mạch %uN bằng nhau (1 trongnhững điều kiện cho phép máy biến áp vận hành song song), thì phụ tảiphân bố giữa chúng có thể xem như tỉ lệ với công suất định mức củachúng

Ví dụ trạm có ghép song song 2 máy biến áp B1 và B2, khi phụ tải củatoàn trạm là S thì phụ tải của máy B1 nhận là S1và máy B2 nhận là S1 vàbằng :

S1=S S đ m 1

S đ mS2=S S đ m 2

S đ m

Trong đó :

Sđm1 và Sđm2 là công suất định mức của máy biến áp và B2.

S đ m là tổng công suất định mức của các máy biến áp ghép song song

Tổn thất công suất trong máy biến áp gồm 2 phần sau :

 Phần không đổi : Đây là tổn thất không liên quan đến phụ tải của máy,

đó là tổn thất trong lõi sắt ∆SFe và thường gọi là tổn thất sắt Tổn thấtnày được xác định theo các số liệu kỹ thuật của máy biến áp :

Trang 8

∆QFe = I0 % S đ m

100

 Phần thay đổi : phần này phụ thuộc công suất tải của máy biến áp haycòn gọi là tổn thất đồng Có thể xác định tổn thất đồng trong máy biếnáp

S : công suất tải của máy biến áp

Sđm : công suất định mức của máy biến áp

∆PN : tổn thất ngắn mạch

Trong công thức trên thì Rb và Xb phải tương thích với U Nghĩa làkhi tính Rb và Xb theo điện áp nào thì phải sử dụng điện áp đó.Trong trường hợp có n máy biến áp giống nhau, làm việc songsong thì tổn thất công suất trong n máy bằng :

Tổn thất điện năng trong máy biến áp gồm 2 thành phần :

 Phần không phụ thuộc vào phụ tải xác định theo thời gian làm việc máy biến áp

 Phần phụ thuộc vào phụ tải xác định theo đồ thị phụ tải, nếu công suấtmáy biến áp có đồ thị như phụ tải thì dùng Tmax để tính τ

Tổn thất điện năng 1 năm tính theo τlà :

∆ A=∆ P0T b+∆ P max τ =∆ P0T b+∆ P N . S max

2

S đ m2 τ

Trong đó :

Tb : thời gian vận hành năm của máy biến áp

Smax : phụ tải cực đại năm của máy biến áp

Nếu có n máy biến áp giống nhau làm việc song song thì tổn thất điện năng trong n máy là :

∆ A=n ∆ P0T b+∆ P N . S max

2

n S đ m2 τ

 Đường dây

Trang 9

Đường dây càng dài và tiết diện càng nhỏ thì tổn thất càng lớn Lưới điện

hạ áp có tổn thất lớn hơn lưới cao áp, nên vấn đề chọn dây dẫn và điện áptruyền tải có ảnh hưởng chủ yếu đến tổn thất

Tổn thất công suất được tính theo chế độ max năm của đường dây đểtính tổn thất điện năng và tính yêu cầu công suất đối với nguồn điện Tổnthất công suất là không thể tránh khỏi, nó có tác hại là đòi hỏi khả năngphát của nguồn và khả năng tải của lưới, do đó phải giữ tổn thất côngsuất ở mức hợp lý

 Tổn thất điện năng do tổn thất công suất tác dụng

Tổn thất công suât tác dụng gây ra tổn thất điện năng trên điện trở R củalưới điện, đó là tích phân của tổn thất công suất theo thời gian vận hành :

∑ lấy theo j là các mùa trong năm

Trong quy hoạch τ tính theo Tmax còn Tmax lại lấy theo giá trị thống kê củacác loại phụ tải, I tbbp2 tính theo đồ thị phụ tải đặc trưng, cũng là giá trị đặctrưng Về mặt quy hoạch là chấp nhận được, vì ở đây sự so sánh là tươngđối

Trang 10

Còn trong vận hành để tính tổn thất thực sự của 1 lưới điện cụ thể, ápdụng các giá trị thống kê cho sai số lớn Muốn tính được chính xác tổnthất thì phải có giá trị đo đạc của đồ thị phụ tải của từng đoạn lưới trongsuốt cả năm Ta dễ dàng thấy rằng về mặt kỹ thuật và kinh tế việc nàykhông thể thực hiện được.

Để giẩm tổn thất thì chúng ta cần nâng cao điện áp vận hành của lướiđiện, như nâng điện áp từ 6, 10 KV lên 20, 35 KV hoặc 35 KV lên 110KV

Hoàn thiện cấu trúc lưới để có thể vận hành với tổn thất nhỏ nhất Vậnhành kinh tế trạm biến áp có nhiều máy biến áp Chọn đúng công suấtmáy biến áp phù hợp với yêu cầu phụ tải, tránh hiện tượng máy biến ápchạy quá non tải

 Công tác kiểm tra và thiết bị đo đếm

Thường xuyên kiểm tra lưới điện để hạn chế rò điện, nếu có sự cố thì phảinhanh chóng khắc phục sự cố

Tăng cường kiểm tra, thay thế công tơ làm việc kém hiệu quả, phúc tra chỉ

số công tơ nhằm phát hiện những trường hợp ghi sai và sử lý theo quyđịnh

Đẩy mạnh việc kiểm tra, thay thế công tơ định kỳ, chết cháy và hoàn thiệncác hòm công tơ Đảm bảo chu kỳ kiểm định, định kỳ theo quy định nhànước Hàng năm căn cứ vào thống kê số lượng công tơ vận hành trên lướitheo thời gian kiểm định

Ngoài ra, việc đầu tư, bổ sung thêm các trang thiết bị tiên tiến trong khâu

đo đếm và thí nghiệm hiệu chỉnh công tơ sẽ góp phần quan trọng trongviệc giảm tổn thất điện năng

 Yếu tố con người

Cũng có thể coi đây là 1 yếu tố rất quan trọng, cần phải có sự quan tâmđặc biệt đến yếu tố này Tổn thất do kỹ thuật gây ra chúng ta có thể đođếm được nhưng tổn thất do con người gây ra thông qua việc làm sai lệchnhững con số để ăn hối lộ, tham ô, … thì không thể đo đếm được

 Các phương pháp phân tích tình hình tổn thất

 Phương pháp so sánh

Là phương pháp lâu đời nhất và được áp dụng rộng rãi nhất So sánh trongphân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã đượclượng hóa có cùng 1 nội dung, 1 tính chất tương tự nhau

 Phân loại :

 So sánh các số liệu thực hiện với số liệu định mức hay kế hoạch

 So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm

 So sánh số liệu thưc hiện với các thông số kỹ thuật – kinh tế trung bìnhhoặc tiên tiến

Trang 11

 So sánh các số liệu của xí nghiệp mình với các số liệu của xí nghiệptương đương hoặc với đối thủ cạnh tranh.

 So sánh các thông số kỹ thuật – kinh tế của các phương án kinh tế khác

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là có thể tách ra được nhữngnét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánhgiá được nét phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả đểtìm các biện pháp quản lý tối ưu cho mỗi trường hợp cụ thể

 Đòi hỏi có tính nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh :

 Các chỉ tiêu hay các kết quả tính toán phải tương đương nhau về nội dung phản ánh và cách xác định

 Trong phân tích so sánh có thể so sánh số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân

Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượngkinh tế được phản ánh Ví dụ : tổng sản lượng, tổng chi phí lưu thông, …phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy được khối lượng quy mô của hiệntượng kinh tế Các số tuyệt đối phải có cùng 1 nội dung phản ánh, cáchtính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng, vìthế dung lượng ứng dụng tuyệt đối trong phân tích so sánh nằm trong 1khuôn khổ nhất định

Số tương đối là số biểu thị dưới dạng số phần trăm số tỷ lệ hoặc hệ số

Sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiệntượng kinh tế, đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tương đương

để phân tích so sánh Chẳng hạn thiêt lập mối quan hệ giữa 2 chỉ tiêu khốilượng hàng hóa tiêu thụ và lợi nhuận để suy diễn, nếu tăng khối lượnghàng hóa lên 1% thì có thể tăng tổng lợi nhuận lên 1% Tuy nhiên số tươngđối không phản ánh được chất lượng bên trong cũng như quy mô của hiệntượng kinh tế Bởi vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợpđồng thời cả số tuyệt đối lẫn số tương đối

Số bình quân là số phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sựphất triển không đồng đều của các bộ phân cấu thành hiện tượng kinh tế

Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bìnquân, vốn lưu động bình quân,…) Cũng có thể biểu thị dưới dạng số tươngđối (tỷ suất phí bình quân, tỷ suất doanh lợi,…) Sử dụng số bình quân chophép nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, xây dựngcác mức kinh tế kỹ thuật

Tuy nhiên vẫn lưu ý rằng số lượng mã số bình quân phản ánh không tồn tạitrong thực tế Bởi vậy khi sử dụng nó cần tính tới các khoản dao động tốiđa

 Phương pháp thay thế liên hoàn

Trang 12

Thay thế liên hoàn là lần lượt thay thế số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạchbằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới 1 chỉ tiêu kinh tế đượcphân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố Phương pháp thay thếliên hoàn này có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu vàgiữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng 1 hàm số.Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng củacác nhân tố tác động cùng 1 chỉ tiêu được phân tích Trong phương phápnày nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tốkhác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó

và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố đượcthay thế Giả sử chỉ tiêu A có mối quan hệ is2 nhân tố, và mối quan hệ đó

Xác định trình tự liên hoàn hợp lý là 1 yêu cầu khi sử dụng phương phápnày Trận tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu thường được quy địnhnhư sau :

 Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau

 Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau Khi cóthể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắctrên trong thay thế liên hoàn khá thuận tiện Trong trường hợp có nhiềunhân tố chất lượng, khối lượng, …những nhân tố có cùng tính chất nhưnhau, việc xác định trận tự thay thế trở nên khó khăn, 1 số tài liệu đãtìm được phương pháp tích phân, vi phân thay thế cho phương phápnày Với ví dụ nêu trên ta có :

A = f(X,Y)

dA = fx.dx + fy.dy và

∆Ax = fx.dx

∆Ay = fy.dy

Trang 13

Khi chỉ tiêu thực tế so với chỉ tiêu gốc chênh lệch không quá 5 -10%thì kết quả tính toán được trong bất kỳ trình tự thay thế nào cũng xấp

xỉ bằng nhau Một sự biến dạng nữa của phương pháp này là phươngpháp số chênh lệch Trong phương pháp này để xác định mức ảnhhưởng của từng nhân tố, người ta sử dụng số chênh lệch so sánh củatừng nhân tố để tính toán Cũng với ví dụ trên ta có : A = f(X,Y) vớitrật tự thay thế X trước, Y sau :

∆Ax = f(∆X,Y0) với ∆X = X1 – X0

∆Ay=f(X1,∆Y) với ∆Y = Y1 – Y0

Phương pháp số chênh lệch ngắn gọn, đơn giản Tuy nhiên, khi sửdụng cần chú ý :

 Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích trùng với dấu củanhân tố chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệcủa nhân tố với chỉ tiêu dấu (×) hoặc dấu (+)

 Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích trùng vớidấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệcủa nhân tố với chỉ tiêu là dấu (÷) hoặc dấu (-)

 Phương pháp đồ thị

Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới dạng khácnhau của đồ thị : biểu đồ tròn và cả đường cong của đồ thị

Ưu điểm của phương pháp này là có tính khái quát rất cao Phương pháp

đồ thị đặc biệt có tác dụng khi mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tếtổng quát, trừu tượng, ví dụ như phân tích quan hệ cung cầu hoàng hóa,quan hệ giữa chi phí và quy mô sản xuất kinh doanh,… khi các mối quan

hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu thị bằng 1 hàm số (hoặc 1 hệphương trình) cụ thể, phương pháp đồ thị cho phép xác định các độ lớncủa đối tượng phân tích cũng như sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng

Trang 14

Chương II

Thực Trạng Tổn Thất Điện Năng Tại Công Ty Truyền Tải Điện 1, Các Biện Pháp Làm Giảm Tổn Thất Lưới Điện Tại Công Ty

a Lịch sử phát triển công ty.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Truyền tải điện 1

Tên Công ty: Công ty Truyền tải điện 1

Địa chỉ: 15 Phố Cửa Cắc – Ba Đình – Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế: Power Transmission Company No1 (viết tắt là PTC1)Tên doanh nghiệp cấp trên trực tiếp: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia(viết tắt là NPT)

Quy mô hiện tại của doanh nghiệp: gồm 2.304 người

Tổng nguồn vốn: 3.881.156.264.046 (đồng)

Nhớ lại thời gian đầu sau khi đơn vị tiền thân của Công ty Truyền tải điện 1

là Sở Truyền tải điện miền Bắc được thành lập (năm 1981), gần 200 CBCNVCông ty khi đó có nhiệm vụ quản lý vận hành 7 trạm biến áp (TBA) và 145

km đường dây (ĐZ) 110 kV xung quanh khu vực Hà Nội, Hà Tây (cũ) trongđiều kiện cực kỳ khó khăn Nhiệm vụ đặt ra là bằng mọi cách phải giữ chodòng điện an toàn liên tục, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Nhưngbất lợi là hệ thống lưới truyền tải điện quá già cỗi, thiết bị không đồng bộ vàkhông có thiết bị dự phòng, điều kiện bảo dưỡng eo hẹp Nhiều trạm biến áp

220 kV, kể cả các trạm nút quan trọng, vận hành theo sơ đồ kết dây tạm bợ,nhiều tuyến đường dây, nhiều trạm biến áp phải vận hành quá tải Nhữngngười thợ truyền tải luôn canh cánh nỗi lo sự cố, đặc biệt phổ biến là các sự cốphát nóng, đứt dây, tụt lèo

Năm 1992, “trục xương sống” của hệ thống điện quốc gia - đường dây siêucao áp 500 kV Bắc – Nam được khởi công xây dựng Song hành với lực lượngxây lắp đường dây, những người thợ truyền tải của PTC1 cũng khẩn trươngchuẩn bị mọi điều kiện để tiếp nhận, đưa công trình vào vận hành Công tyđược cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ biên soạn hệ thống Quy trình, Quyphạm, tổ chức giám sát, nghiệm thu, tiếp quản đưa đường dây vào vận hành.Bước ngoặt cũng như trọng trách mới đặt lên vai lính truyền tải PTC1 bắt đầu,khi tháng 5/1994, đường dây 500 kV Bắc - Nam chính thức hoà lưới hệ thốngđiện Quốc gia Đặc thù đường dây 500 kV Bắc – Nam là đi qua hầu hết các

Trang 15

khu vực núi cao, rừng sâu, đường sá khó khăn, dân cư thưa thớt, trình độ dântrí thấp, cây cối trong và ngoài hành lang rậm rạp, phát triển tái sinh rất nhanh,nên luôn tiềm ẩn nguy cơ sự cố CBCNV Công ty Truyền tải điện 1 đã tậptrung trí tuệ, không quản ngại khó khăn, gian khổ tìm các giải pháp từng bướclàm chủ thiết bị và tổ chức quản lý vận hành an toàn, cung cấp điện ổn địnhcho các tỉnh miền Bắc Trong đó, Công ty đã tập trung đẩy mạnh công táctuyên truyền, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong hành lang, xã hội hoá côngtác bảo vệ đường dây, cùng với các công việc sửa chữa, bảo dưỡng thườngxuyên công trình lịch sử này.

Vượt qua thách thức

Thử thách lại đặt ra từ những năm đầu thế kỷ XXI trở đi, nhu cầu điện pháttriển nhanh chóng dẫn đến hàng loạt các TBA 220kV ở miền Bắc rơi vào tìnhtrạng quá tải Bên cạnh đó, lưới truyền tải điện phát triển với tốc độ rất nhanh,khối lượng đường dây và trạm biến áp đưa vào vận hành hàng năm rất lớn.Vấn đề đặt ra là phải tổ chức lực lượng giám sát, nghiệm thu, tiếp nhận quản

lý công trình, ghép nối vận hành đồng thời thiết bị cũ (thế hệ điện từ) với thiết

bị mới (kỹ thuật số); phải có đội ngũ tại chỗ đủ mạnh để xử lý bất thường trênlưới Mặt khác, đảm bảo sửa chữa, đại tu, nâng cấp chất lượng thiết bị, mởrộng, nâng công suất các trạm biến áp

Trong bối cảnh đó, Công ty đã nhanh nhóng thực hiện các chương trình chốngquá tải, hiện đại hoá các TBA trọng điểm của miền Bắc như: Hà Đông, MaiĐộng, Chèm, Thanh Hoá, Ninh Bình, Vinh trong thời gian ngắn Đồng thời,bằng tinh thần vượt khó, phát huy nội lực, chủ động, sáng tạo, CBCNV Công

ty đã làm chủ được nhiều thiết bị công nghệ cao lần đầu tiên được lắp đặt ởViệt Nam mà không cần thuê chuyên gia nước ngoài, tiết kiệm hàng tỷ đồng

mà vẫn vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng Điều đáng tự hào là hàng trăm tấnthiết bị siêu trường, siêu trọng, hàng ngàn mét cáp đã được anh em kỹ sư,công nhân của Công ty lắp đặt chủ yếu vào lúc nửa đêm, nhằm giảm thiểu thờigian cắt điện, không làm ảnh hưởng đến quá trình cấp điện

Chính từ thực tế này, lãnh đạo Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng và tínhcấp bách của công tác tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và tiếp thucông nghệ mới đi đôi với việc đổi mới tư duy quản lý vận hành hệ thống điện

để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ Do đó, Công ty đã tập trung chỉ đạo vàtạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức học tập, đào tạo, đào tạo lại lựclượng chuyên môn kỹ thuật dưới nhiều hình thức Từ đây, phong trào học tập,trau dồi kinh nghiệm chuyên môn được gây dựng và duy trì tích cực, hiệu quả

Trang 16

trong toàn thể CBCNV Chi hội Điện lực Truyền tải điện 1 cũng được thànhlập và hoạt động có nề nếp, tiếp thêm sức mạnh cho phong trào tự học thêmthiết thực, lôi cuốn đông đảo CBCNV tham gia một cách say mê, sôi nổi.Cùng với đó, các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiếncũng được Công ty được tổ chức thường xuyên, bám vào nhiệm vụ trọng tâmtừng thời kỳ, được người lao động hưởng ứng sâu rộng, thúc đẩy sản xuất pháttriển Từ năm 2000 trở lại đây, phong trào phát huy sáng kiến đã có nhữngtiến bộ vượt bậc, mỗi năm có hàng trăm sáng kiến có giá trị, nhiều đề tàinghiên cứu được cấp trên công nhận, đánh giá cao về hiệu quả ứng dụng

Phát triển bền vững

Cần nhấn mạnh rằng, hiệu quả lớn nhất đó chính là trình độ đội ngũ CBCNVtrong công ty được nâng lên nhanh chóng, phát triển đồng đều, các vị trí sảnxuất đều đảm đương tốt công việc của mình Nhờ vậy, Công ty đã đảm nhậnxuất sắc các công trình đầu tư xây dựng và sửa chữa có giá trị lớn, như côngtrình xây dựng và lắp đặt trạm cắt 220 kV Nho Quan, giá trị lên đến 165 tỷđồng với thời gian thi công ngắn kỷ lục chỉ trong 8 tháng Công trình mở rộngtrạm 220 kV Sóc Sơn, trong đó đã lắp đặt đưa vào vận hành MBA 125.000kVA lần đầu tiên do Việt Nam chế tạo Tham gia lắp đặt mở rộng trạm 500

kV Hà Tĩnh; phối hợp thi công kéo dây đường dây 220 kV Vinh - Hà Tĩnh…Đặc biệt, trong nửa cuối năm 2009, đầu năm 2010, Công ty đã hoàn thànhxuất sắc dự án cải tạo, mở rộng thành công TBA Mai Động, Hà Đông, Chèm.Trong đó lắp thêm mỗi trạm một MBA 220kV-250MVA, đảm bảo cấp điện

ổn định phục vụ Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Đại hội XI củaĐảng Hầu hết các công trình đều phải thi công trong điều kiện phức tạp, vừaphải đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong lúc thiết bị được cắt điện

ít nhất, với thời gian ngắn nhất để không ảnh hưởng lớn đến phụ tải

Uy tín của Công ty Truyền tải điện 1 ngày càng được nâng lên khi đơn vị luôn

là đơn vị tiên phong trong hầu hết các hoạt động của ngành truyền tải Điều đóđược khẳng định khi PTC1 là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công các biệnpháp thủ công thay sứ, thay dây đường dây 110 kV-220 kV; đầu tiên thi côngkéo dây mới trên một lộ chung cột với đường dây 220 kV đang vận hành; tiênphong sửa chữa nóng đường dây 220 kV, lắp đặt và hiệu chỉnh máy cắt SF6cùng hệ thống rơ le kỹ thuật số hiện đại; đầu tiên sử dụng hệ thống phục hồi

sự cố khẩn cấp KEMMA ở cấp điện áp 220 kV

Đến nay, hệ thống lưới điện truyền tải do Công ty quản lý vận hành trải rộngtrên địa bàn 24 tỉnh phía Bắc từ Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) trở ra gồm 36

Trang 17

TBA 220 – 500 kV, hơn 1.600 km đường dây 500 kV và gần 4.300 km đườngdây 220 kV Không những thế, còn kết nối với lưới 220 kV của tỉnh Vân Nam(Trung Quốc) Sản lượng truyền tải điện theo đó tăng lên từng năm với sảnlượng điện truyền tải tăng trưởng trung bình 15-18%/năm (bằng 1/2 sản lượngtoàn quốc) Nếu như năm 1995 mới truyền tải đạt 4,5 tỷ kWh, đến năm 2008sản lượng điện truyền tải đã tăng lên gấp 6 lần, đạt 27,3 tỷ kWh và năm 2010đạt 31,5 tỷ kWh Đồng thời, suất sự cố giảm, thiết bị lưới điện ngày càng đồng

bộ, hiện đại, độ tin cậy cao

Cũng trong ba thập kỷ qua, với những thành tích xuất sắc, nhiều tập thể, cánhân của Công ty Truyền tải điện 1 đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặngthưởng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động, Huânchương Độc lập, danh hiệu Anh Hùng Lao động thời kỳ Đổi mới và nhiềuphần thưởng khác của các cấp ngành trung ương và địa phương

Chắc chắn chặng đường phía trước sẽ còn nhiều gian nan thử thách đang chờđón những người lính Truyền tải điện 1 Anh hùng Song những dấu ấn đángtrân trọng, tự hào của 30 năm phát triển là hành trang, là điểm tựa, là động lựclớn lao cho con tàu PTC1 tiếp tục vượt qua sóng gió, vững vàng thực hiệnthành công sứ mệnh vinh quang, giữ trọn vẹn niềm tin yêu với Đảng, với nhândân, đất nước

Là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân và con dấu độc lậpnhưng hạch toán kinh tế phụ thuộc vào NPT, chỉ hạch toán độc lập về các hoạtđộng khác

Theo Nghị định 90/2001/CP-NĐ ngày 23/11/2001, doanh nghiệp nhỏ và vừa

là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luậthiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động bình quânhàng năm không quá 300 người Xét với hai tiêu chí trên thì PTC1 có vốnhoạt động trên 10 tỷ đồng và số lao động bình quân năm trên 300 người Nhưvậy, PTC1 được xếp vào doanh nghiệp lớn

Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:

 Giai đoạn 1981 – 1985

Tiền thân là sở Truyền tải điện miền Bắc được thành lập ngày 01 tháng 5năm 1981 trực thuộc Công ty điện lực miền Bắc (nay là Công ty Điện lực1) có nhiệm vụ quản lý vận hành, sửa chữa lưới truyền tải từ cấp 110kVđến 220kV thuộc khu vực miền Bắc

 Giai đoạn 1986 – 1995

Trang 18

Công ty chuyển sang tiếp nhận quản lý vận hành các lưới 220kV và500kV đang được xây dựng, bàn giao các lưới 110kV cho Điện lực cáctỉnh quản lý.

 Giai đoạn 1995 – 2000:

Ngày 27/1/1995 Chỉnh phủ ban hành Nghị định 14/CP, quyết định thànhlập Tổng công ty Điện lực Việt Nam (gọi tắt là EVN) Lúc này sở truyềntải điện miền Bắc được tách thành Công ty Truyền tải điện 1 (gọi tắt làPTC1) trực thuộc EVN - Tập đoàn điện lực Việt Nam Từ 01/01/2008PTC1 trực thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

Tập thể:

 Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

 Huân chương Độc lập hạng Nhì, Ba

 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba

 Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ

 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cá nhân:

 01 cá nhân được phong tặng Anh hùng Lao động

 03 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì

 07 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba

 Và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Banngành Trung ương và địa phương cho các cá nhân và tập thể trong Côngty

Công tác Đảng và hoạt động đoàn thể:

 Đảng bộ Công ty trực thuộc Đảng bộ Tổng công ty Truyền tải điện Quốcgia Có 579 Đảng viên đang sinh hoạt tại 27 Đảng bộ bộ phận và Chi bộtrực thuộc trên khắp các tỉnh thành phía Bắc

 Công đoàn Công ty trực thuộc Công đoàn Tổng công ty Truyền tải điệnQuốc gia, có 2.351 đoàn viên, 144 công đoàn bộ phận, 153 tổ công đoànđang sinh hoạt tại 19 Công đoàn cơ sở thành viên trên khắp các tỉnhthành miền Bắc

 Đoàn thanh niên công ty trực thuộc Đoàn thanh niên Tập đoàn Điện lựcViệt Nam, có 1236 Đoàn viên đang sinh hoạt 19 Chi đoàn trực thuộc trênkhắp các tỉnh thành miền Bắc

Trang 19

Ban Nữ công Công ty có 336 chị em phụ nữ, tham gia vào hầu hết các lĩnhvực hoạt động của Công ty.

 Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động:

 Công ty Truyền tải điện 1

 Trạm 220kV Đồng Hòa – Hải Phòng

 Đồng chí Đậu Đức Khởi – Nguyên Giám đốc Công tyNhà nước tặng thưởng:

 Huân chương Độc lập hạng Ba cho PTC1

 Huân chương lao động hạng Nhất cho PTC1

 Huân chương lao động hạng Hai cho PTC1

 Huân chương lao động hạng Ba cho PTC1

Thủ tướng Chính phủ khen thưởng:

 Cờ thi đua

 Bằng khen

Các khen thưởng khác:

 Cờ thi đua xuất sắc của Tổng liên đoàn LĐVN

 Bằng khen của Tổng liên đoàn LĐVN

 Cờ thi đua của Bộ Công nghiệp

 Bằng khen của Bộ Công nghiệp

 Bằng khen của Công đoàn Bộ Công nghiệp

 Cờ thi đua xuất sắc của EVN

 Bằng khen của EVN

 Bằng khen Công đoàn EVN

b. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

 Quản lý vận hành an toàn, ổn định lưới truyền tải điện trên địa bàn 24 tỉnhthành miền Bắc từ Đèo Ngang trở ra;

 Sửa chữa, trung đại tu các công trình lưới điện;

 Đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp lưới truyền tải điện;

 Tư vấn đầu tư xây dựng, quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công cáccông trình lưới điện;

 Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện;

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý vận hành, sửa chữa lướiđiện;

 Kinh doanh các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin

c Khối lượng quản lý

 Đường dây 500kV: Chiều dài 1.659 km

 Đường dây 220kV: Chiều dài 4.483,54 km

Trang 20

 Trạm biến áp 500kV: 6 trạm, 8 máy biến áp, tổng dung lượng 4.050.000kVA.

 Trạm biến áp 220kV: 29 trạm, 48 máy biến áp, tổng dung lượng7.875.000 kV

d Tổ chức quản lý

Trang 21

01 Giám đốc : Phụ trách chung.

03 Phó Giám đốc: Phó Giám đốc Kỹ thuật phụ trách phần Trạm; Phó Giámđốc Kỹ thuật phụ trách Đường dây; Phó Giám đốc phụ trách khối Vănphòng, Thanh tra bảo vệ pháp chế và tất cả các công trình xây dựng dândụng

Tổng số CBCNV của toàn công ty Truyền tải điện 1 khoảng hơn 2400người

Giám đốc trực tiếp chỉ đạo: Phòng TCCB & LĐ & ĐT, Phòng Tài chính

-Kế toán, Phòng -Kế hoạch, Phòng Đầu Tư – Xây Dựng Phó Giám đốc Kỹ thuật Trạm: trực tiếp chỉ đạo công tác kỹ thuật vận hànhkhối Trạm, Phòng Kỹ thuật, Phòng ĐĐ-VT-CNTT, các trạm biến áp, Xưởngthí nghiệm điện, Xưởng sửa chữa thiết bị điện.Phó Giám đốc Kỹ thuật Đường dây: trực tiếp chỉ đạo công tác kỹ thuật vậnhành khối Đường dây: Phòng Kỹ thuật, phòng Vật tư, đội Vận tải cơ khí.Phó Giám đốc phụ trách khối Văn phòng, Thanh tra bảo vệ và pháp chế, tất

cả các công trình xây dựng dân dụng Là Thủ trưởng cơ quan Công ty

Trang 22

 Phòng Tài chính kế toán.

 Phòng Vật tư

 Phòng Thanh Tra bảo vệ

 Phòng Đầu tư xây dựng

 Phòng Điều độ, viễn thông, công nghệ thông tin

Các đơn vị trực thuộc :

 Xưởng Thí nghiệm

 Xưởng Sửa chữa thiết bị điện

 Ðội Vận tải cơ khí

 Truyền tải điện Hà Tĩnh

 Truyền tải điện Nghệ An

 Truyền tải điện Thanh Hóa

 Truyền tải điện Ninh Bình

 Truyền tải điện Hà Nội

 Truyền tải điện Hải Phòng

 Truyền tải điện Quảng Ninh

 Truyền tải điện Hòa Bình

 Truyền tải điện Thái Nguyên

 Truyền tải điện Tây Bắc

1 Xác định tổn thất điện năng thực hiện qua hệ thống công tơ đo đếm

Các đơn vị thu thập số liệu điện năng nhận vào lưới điện và điện năng giao ra

từ lưới điện Tính toán tổn thất điện năng thực hiện công thức :

∆A = AN - AG

Trong đó:

∆A: tổn thất điện năng trên lưới điện đang xét ( KWh )

AN : tổng điện năng nhận vào lưới điện ( KWh )

AG : tổng điện năng giao đi từ lưới điện ( KWh )

Tỉ lệ truyền tải điện năng ∆A:

Ngày đăng: 16/03/2015, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w