CHƯƠNG I : ĐIỆN HỌC Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪNI MỤC TIÊU : 1.Kiến thức :+ Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.+ Mô tả mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bằng lời, bằng hệ thức bằng đồ thị.2.Kỹ năng:+ Vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U từ số đo thực nghiệm.+ Rèn kĩ năng mắc mạch điện theo sơ đồ, vẽ và sử lý đồ thị.3.Thái độ: Có thái độ trung thực, hợp tác, yêu thích môn học.II. CHUẨN BỊ :+ Đối với GV: Một số ampe kế và vôn kế, bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và bảng 2 trong SGK.+ Đối với mỗi nhóm HS:Một điện trở mẫu, dây nikêlin dài 1m, đường kính 0,3mm quấn trên trụ sứ.Ampe kế 1,5A, vôn kế 6V. công tắc, nguồn điện 6V, bảy đoạn dây.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.Hoạt động 1: On định tổ chức. Tổ chức tình huống học tập. (5 phút)Hoạt động của giáo viên.Hoạt động của học sinh.GV: Đăt vấn đề : Ở lớp 7 ta đã biết kí hiệu khi hiệu điện thế đặt vào bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn càng lớn và đèn càng sáng. Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn điện có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn hay không? Muốn trả lời câu hỏi này, theo em chúng ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?GV: Trên cơ sở phương án kiểm tra HS đã nêu. GV có thể phân tích đúng, sai.GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm. HS: Đưa ra phương án thí nghiệmkiểm tra sự phụ thuộc của cường độ dòng điện qua dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.(18 phút)GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc SGK phần 1 và trả lời câu hỏi sau.+ Muốn tìm mối quan hệ giữa cường độ dòng điện qua dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta phải làm TN như thế nào?GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện, kể tên, công dụng, cách mắc các dụng cụ đo trong sơ đồ, chỉ ra các chốt dương của dụng cụ đo trong sơ đồ.GV: Làm thế nào để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây?GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm để tiến hành TN theo các bước trong mục I.2 SGK.GV: Kiểm tra các nhóm xem mạch điện đã mắc đúng chưa, chú ý chốt dương của ampe kế và vôn kế trong mạch.GV: Yêu cầu các nhóm phân công nhau đo, ghi sao cho mỗi HS trong nhóm đều được tham gia.GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu C1 bằng cách so sánh tỉ số giữa U và I.GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫnI. THÍ NGHIỆM:1. Sơ đồ mạch điện.HS: Hoạt động cá nhân đọc SGK mục 1 và trả lời câu hỏi của GV nêu ra.+ Muốn tìm mối quan hệ giữa cường độ dòng điện qua dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta phải đo cường độ dòng điện qua dây ứng với các hiệu điệu thế khác nhau đặt vào dây.HS: Lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện và chỉ rõ cách mắc ampe kế và vôn kế.HS: Có thể thay hiệu điện thế giữa hai đầu dây bằng cách thay đổi số pin trong bộ nguồn.2. Tiến hành thí nghiệm.HS : Hoạt động theo nhóm tiến hành TN theo các bước như trong mục I.2 SGK.HS: Thảo luận theo nhóm phân tích kết quả TN bằng cách so sánh tỉ số giữa U và I.HS: Hoạt động theo nhóm trả lời câu C1.C1: Nếu tăng ( hoặc giảm) hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng ( hoặc giảm) bấy nhiêu lần.