Giữa môi trường đa quốc gia - Sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhưng cần có ít nhiều kiến thức về các cử chỉ để tránh vi phạm phép lịch sự - Ngay cả khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, đôi lúc chú
Trang 11 Giữa các vùng miền trong nước
- Tốt nhất nên sử dụng tiếng Việt phổ thông để trao đổi
2 Giữa môi trường đa quốc gia
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhưng cần có ít nhiều kiến thức về các
cử chỉ để tránh vi phạm phép lịch sự
- Ngay cả khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, đôi lúc chúng ta vẫn cảm
thấy khó khăn, do chúng ta ở những vùng miền khác nhau trong cùng một đất nước, hoặc đon giản chỉ là do bất đồng quan điểm
Vì thế, nếu bạn trả lời “có” cho câu hỏi ở trên, thì hãy cứ yên tâm nhé! Đó là một hiện tượng rất bình thường
-
- Một khi chúng ta gọi “người nước ngoài”, nghĩa là họ đã khác với
chúng ta ở rất nhiều khía cạnh, điển hình nhất là khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa Khác nhau về ngôn ngữ sẽ dễ dẫn đến sự hiểu nhầm Khác nhau về văn hóa, vô hình chung, tạo nên khoảng cách giữa đôi bên Như vậy, làm thế nào để thật sự tự tin và có một cuộc trò chuyện thú vị với người nước ngoài? Phải chăng bạn cần có một nghệ thuật?
- 7 kinh nghiệm chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua được những trở ngại khi giao tiếp với người nước ngoài
- Luôn nhớ và gọi tên – Bất kỳ ai cũng đều cảm thấy được trân trọng
và có cảm giác ấm áp, gần gũi nếu họ được gọi bằng chính tên của mình Vậy, bạn hãy cố gắng nhớ tên người mình đang trò chuyện ngay sau khi họ giới thiệu và hãy cố gắng gọi tên họ trong những tình huống phù hợp
-
- Tự tin – Trong bất cứ tình huống nào, bạn cũng đều phải tự tin Hãy
luôn nhớ rằng ngay cả khi bạn nói không hay, nhưng bạn vẫn có thể thu hút đối phương bằng phong cách rất riêng của bạn đấy!
-
- Nói chậm và rõ – Không có gì để bạn phải vội vã cả Nói chậm và rõ
sẽ dễ dàng nhận được sự cảm thông hơn là nói nhanh nhưng rối rắm
-
- Đi thẳng vào vấn đề - Hãy hỏi lại ngay khi bạn nghe không rõ nhé!
Đừng cố giả vờ hiểu! Bạn sẽ không còn làm chủ được cuộc trò chuyện ngay sau đó
-
- Dám nói sai – Hãy can đảm nói ra những gì mình nghĩ Không ai có
quyền cười bạn ngay cả khi bạn nói điều gì đó ngốc ngếch hoặc sai ngữ pháp, từ vựng Vì họ hoàn toàn hiểu bạn đang nói “tiếng nước ngoài”
Trang 2- Biết khuyến khích – Ai cũng thích được khuyến khích, động viên đặc
biệt đối với người nước ngoài Một lời khuyến khích, động viên đúng lúc sẽ làm cho cuộc trò chuyện thú vị hơn gấp nhiều lần
-
- Và luôn mỉm cười – Bạn tin không? Nụ cười của bạn có sức mạnh
hơn bất kỳ một ngôn ngữ nào khác đấy! Vì vậy, hãy luôn giữ nụ cười trên môi, bạn nhé!
Bí quyết quan trọng để giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa chính là niềm đam mê, ham học hỏi và sự tôn trọng cách ứng xử, bản sắc, tín ngưỡng của các nền văn hóa khác
Đó là ý kiến của ÔngBrian Steel - Giám đốc Tổ chức trao đổi nguồn lực quốc tế(REI) chia sẻ trong buổi gặp gỡ với sinh viên chương trình đào tạo chuyển tiếp đại học (Bridge2B) liên kết giữa Viện Quản trị Kinh doanh FPT và Đại học Greenwich, Anh quốc
Quan sát và lắng nghe
Theo ông Brian Steel, khi giao tiếp với ai đó thuộc nền văn hóa khác, việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ, cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cách ứng xử cho phù hợp Mối quan hệ sẽ dần được thiết lập khi giữa bạn và đối tượng có sự đồng điệu
Muốn giao tiếp tốt vượt qua những khác biệt về văn hóa, bạn phải lắng nghe để không chỉ nghe thấy từ ngữ mà còn nắm bắt được ý nghĩa thực sự mà người kia muốn nói Bằng cách đó, bạn sẽ nghe hiệu quả hơn và nâng cao khả năng giao tiếp, tránh được mâu thuẫn hay hiểu lầm
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, với đồng nghiệp hay khách hàng, họ chỉ có thể nhớ chưa đầy một nửa những gì đã nghe
Không phải là chúng ta có trí nhớ kém mà đúng hơn là đa số chúng ta thường không lắng nghe Thêm vào đó, sự đa dạng văn hóa trong giao tiếp ngày nay càng khiến cho việc lắng nghe trở nên khó khăn hơn
Tôn trọng sự khác biệt - “Một số nền văn hóa có cách ứng xử hết sức riêng
biệt, điều mà đối với nền văn hóa khác có thể bị coi như cách cư xử không đúng mực, một sự xúc phạm.” - ông Brian Steel chia sẻ
Trang 3Ví dụ tại Ấn Độ, đúng giờ không phải là một điều quan trọng, người ta thường khá ung dung và không mảy may tới giờ giấc Còn nếu bạn đến Thụy Sỹ, bạn chỉ cần chậm một phút thôi đó cũng được coi như là một sự xúc phạm
Khi giao tiếp với một đối tượng, bạn cần phải tôn trọng sự khác biệt Tôn trọng
sự khác biệt không chỉ là tôn trọng nền văn hóa khác mà cả sự tôn trọng cá nhân Vì trong cùng một đất nước nhưng mỗi người sẽ có một cách ứng xử riêng biệt Họ có thể giao tiếp với bạn bằng chính bản sắc cá nhân, tín ngưỡng của họ
Ông Brian Steel cho biết thêm: “Nếu bạn chịu khó quan sát và tư duy thì rất
nhiều hành động hàng ngày dù nhỏ nhưng cũng mang màu sắc văn hóa từng miền, từng quốc gia Mỗi nền văn hóa đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau Điều quan trọng khi giao tiếp trong môi trường đa văn hóa chúng ta cần thích nghi cho phù hợp mới môi trường.”
Một số lời khuyên về những việc nên và không nên làm trong khi giao tiếp với những đối tượng thuộc những nền văn hóa khác đó là:
- Lường trước khả năng bất đồng quan điểm có thể xảy ra
- Đặt câu hỏi "Chuyện gì đang xảy ra?" khi vấn đề trong giao tiếp nảy sinh Sẵn sàng thay đổi phong cách giao tiếp nếu cần thiết
- Tìm hiểu về phong cách và giá trị văn hóa của các nhóm đối tượng khác nhau, hiểu và tôn trọng sự khác biệt của cá nhân và của tập thể
- Đừng đánh đồng các cá nhân bởi sự khác biệt văn hóa của họ, sự khác biệt của
cá nhân có thể tồn tại trong bất kỳ tập thể nào
- Tránh không chú ý quá nhiều đến ngữ điệu, giọng nói, ngữ pháp, vẻ bề ngoài
mà nên đánh giá các giá trị như cách trình bày, thái độ trong giao tiếp
- Nhận xét chân thành và thực tế; không nên cố tỏ ra xã giao đối với những người thuộc các nền văn hóa khác
- Chú ý đến ngôn từ trong khi giao tiếp tránh gây hiểu lầm
- Có ý thức tìm hiểu về những mối quan hệ đa văn hóa cũng như thách thức của việc giao tiếp trong môi trường đa văn hóa