chìa khóa thành công

255 374 0
chìa khóa thành công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HOÀNG GIA MEDIA GROUP CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG Bản quyền © 2010 Công ty CP Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia và Công ty Sách Alpha. NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Lời giới thiệu Ngay từ khi khởi nghiệp cũng như trong suốt cuộc đời của một doanh nhân, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống trong công việc, khả năng thuyết phục người khác luôn là chiếc chìa khóa mở ra thành công cho mỗi người. Bạn sẽ tìm kiếm những phẩm chất của một nhân viên xuất sắc, sự khéo léo của một bậc thầy trong giao tiếp, khả năng lãnh đạo và sự quyết đoán ấy ở đâu? Đợi những cơ hội bị bỏ lỡ dạy bạn, hay chờ đợi một phép màu để sau một đêm trở thành một nhân viên nổi trội hay một CEO tài ba? Với những tình huống sinh động, tiêu biểu, những giải pháp thông minh và linh hoạt, những bí quyết thể hiện năng lực bản thân, các phương thức đối đầu và xử lý tình huống…Chìa khóa Thành công chính là con đường ngắn và hữu ích nhất để bạn không kinh qua nhưng vẫn đầy kinh nghiệm. Sự ra đời của cuốn sách này bắt nguồn từ sức hút của một chương trình truyền hình vốn từ lâu đã trở nên quen thuộc: chương trình Chìa khóa Thành công ‒ một chương trình kinh tế đặc sắc do do Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia (Hoang Gia Media Group) và Ban thư ký Biên tập - Đài truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện. Chương trình đươc lên sóng lần đầu tiên vào 19h50’, ngày 27/09/2007 và sau đó phát sóng vào các tối thứ Tư hàng tuần, trên kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam. Chìa khóa Thành công với 53 trận so tài là một bức tranh tổng thể về những mối quan hệ và cách ứng xử trong công việc − những vấn đề điển hình mà một nhân viên sẽ gặp phải từ khi họ bắt đầu công việc, trải qua chặng đường từ một nhân viên đến trưởng phòng, giám đốc và CEO. Nhận thấy chương trình Chìa khóa Thành công thực sự bổ ích và lý thú, Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia đã hợp tác với Công ty Sách Alpha (Alpha Books), Ban thư ký biên tập Đài truyền hình Việt Nam biên soạn TV Show này thành cuốn sách Chìa khóa Thành công – một cuốn cẩm nang không thể thiếu cho các cấp lãnh đạo, nhân viên văn phòng, các bạn sinh viên và tất cả những ai đang muốn cập nhật kiến thức để tìm kiếm giá trị bản thân và cơ hội thăng tiến. Trong cuốn sách này, các tình huống được sắp xếp theo các chủ đề như: Chứng minh năng lực bản thân, Ứng xử với đồng nghiệp, Ứng xử với cấp trên, Ứng xử với khách hàng và đối tác để bạn đọc dễ dàng theo dõi và vận dụng. Chúng tôi hy vọng rằng, Chìa khóa Thành công sẽ là một cẩm nang giúp bạn chứng minh năng lực, tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng nơi công sở và góp phần đáng kể giúp bạn sớm đạt được những thành công của riêng mình. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn! Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2009 HOÀNG HẢI ÂU Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hoàng Gia Media Group Danh sách Thành viên Hội đồng Giám khảo Chương trình Chìa khóa Thành công (Năm 2007 – 2009, xếp theo thứ tự ABC ) 1. Ông Nguyễn Hữu Anh, Giám đốc Công ty Phong Châu 2. Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Sách Alpha (Alpha Books) 3. ThS. Luật sư Lê Kim Giang, Phó trưởng Văn phòng Luật sư Hưng Giang. 4. Ông Lâm Văn Hải, Phó Tổng giám đốc Kinh doanh, Công ty Pepsico Việt Nam. 5. PGS, TS., Luật sư Phạm Hồng Hải, Ủy viên Hội đồng Lâm thời luật sư toàn quốc. 6. Ông Trần Mạnh Hào, Giám Đốc Marketing – Ngành hàng thực phẩm, Công ty Pepsico Việt Nam. 7. Bà Winnie Khor, Phó Tổng giám đốc Marketing, Công ty Pepsico Việt Nam 8. Ông Thái Quốc Minh, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty TNHH Đầu tư Tư nhân Vina. 9. Ông Shekhar Mundlay, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành Công ty Pepsico Việt Nam. 10. Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng giám đốc tập đoàn Berjaya Việt Nam. 11. Ông Hà Nguyên, Trưởng ban Đào tạo, Khoa Quản trị Kinh doanh HSB, Đại học quốc gia Hà Nội. 12. TS Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - PNJ. 13. Ông Huỳnh Bửu Sơn, Chuyên viên Kinh tế cao cấp. 14. Bà Ngô Thanh Thủy, Giám đốc khối Các định chế tài chính, Ngân hàng ANZ. 15. TS. Lý Quý Trung, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất − Thương mại – Dịch vụ PHỞ 24 16. Ông Nguyễn Hồng Trường, Giám đốc Phát triển Kinh doanh & Công nghệ, IDG Ventures Vietnam. 17. TS. Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch Chi hội Marketing Hà Nội. Danh sách Người chơi TV Show Chìa khóa Thành công 2007-2008 18. Lê Lan Anh, Phụ trách Marketing, IDP Education Vietnam 19. Nguyễn Thế Anh, Trưởng phòng HC-NS Công ty SAVINA 20. Phạm Ngọc Anh, Nhân viên Marketing, Công ty Oriflame Cosmetics 21. Vương Mạnh Đạt, Tư vấn tài chính, Công ty Daiichi Việt Nam 22. Phạm Gia Đức, Phóng viên Vietnamnet 23. Hoàng Cảnh Dương, Viện Môi truờng và Tài nguyên 24. Đinh Thị Duyên, Sinh viên Đại học Thăng Long 25. Trần Nhữ Giáp, Chủ tịch HĐQT – Công ty Cổ phần Xây dựng và Kĩ nghệ Thuơng mại Vinasen 26. Lê Thị Bảo Hà, Kế toán viên, IDP Education Vietnam 27. Nguyễn Minh Huệ, Nhân viên Marketing – HANOIRED TOURS 28. Lê Văn Hùng, Trợ lý Quản lý tàu du lịch Indochina Sails 29. Trần Thu Hương, Nhân viên tư vấn - IDP Education Vietnam 30. Lê Thị Khánh, Kế toán trưởng, Victoria VN Group 31. Nguyễn Nhật Lâm, Sinh viên Đại học Ngoại thương 32. Dương Thùy Linh, Biên tập viên, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC 33. Hoàng Linh, Chuyên viên Môi giới chứng khoán, Công ty Chứng khoán An Bình 34. Lê Thị Phương Loan, Cử nhân TCDN, Trưởng phòng cung ứng 35. Nguyễn Văn Lượng, Nhân viên Kinh doanh, Công ty Mắt Bão 36. Nguyễn Nhung, Cử nhân báo chí, Biên tập viên truyền hình 37. Nguyễn Thanh Phong, Cử nhân Kinh tế, Cộng tác viên báo điện tử Dân trí 38. Lê Hằng Phương, Cán bộ địa chính, Phòng Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang 39. Nguyễn Thị Hoàng Phương, Tư vấn tuyển dụng nhân sự - Công ty HR2B 40. Nguyễn Thị Thu Trang, Nhân viên kinh doanh, Oriflame Cosmetics 41. Lê Thành Trung, Nhân viên kinh doanh, Công ty Viễn thông Viettel 42. Đặng Minh Tuấn, Trợ lý kiểm soát tài chính, Victoria VN Group 43. Nguyễn Minh Tuấn, Tư vấn viên, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Sao Việt 44. Trần Lê Thanh Tuyền, Chief Oficer, Công ty Marketeers Việt Nam 45. Lê Ngọc Vĩnh (Phong Vân), Chuyên viên kế hoạch, Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt Danh sách Người chơi TV Show Chìa khóa Thành công 2008–2009 1. Chu Thị Phương Anh, Kế toán báo cáo tài chính, Công ty A&C 2. Lê Thị Cúc Anh, Cựu sinh viên Đại học Thương mại Hà Nội 3. Nguyễn Thị Lan Anh, Nhân viên văn phòng, Công ty KAI International 4. Trần Thị Thùy Anh, Kế toán, Công ty TNHH Hồng Thái 5. Nguyễn Ngọc Bình, Công chức, Tổng cục Thống kê 6. Trần Thị Bích Chi, Quản lý văn phòng, Công ty Signet Mẫu thiết kế Solutions Vietnam 7. Lê Tất Chơn, Nhân viên tư vấn, Công ty Netnam 8. Đào Quốc Đạt, Lập trình viên, Công ty ISE 9. Lê Duy Đồng, Nhân viên tổ chức sự kiện, Công ty TNHH quảng cáo TM&DV NTDM 10. Nguyễn Xuân Đức, Quản lý Công ty Daiichi Life Vietnam 11. Trần Tiến Dũng, Phụ trách Kinh doanh, Công ty TNHH Nền Việt 12. Dương Triệu Văn Dương, Giám đốc Công ty Cổ phần Kết Nối Mới 13. Trần Thị Hương Giang, Nhân viên đặt hàng nhập khẩu, Công ty Honda Việt Nam 14. Cao Thị Thái Hà, Nhân viên Marketing - Quảng cáo, Công ty Viễn thông Bưu điện Hà Nội 15. Đinh Thị Thúy Hằng, Nhân viên Lễ tân, Công ty Kết Nối Mới 16. Phạm Chi Thảo Hạnh, Bác sĩ tư vấn, Công ty Lô Hội 17. Lê Thị Hiền, Phụ trách phòng Kế toán, Công CP SX TM Thiên Long 18. Lê Thị Thu Hiền, Nhân viên Tín dụng, Ngân hàng BIDV 19. Trần Thị Mỹ Hiệp, Giao dịch viên, Công ty Thông tin di động Khu vực II 20. Đào Thị Thanh Hoa, Nhân viên kinh doanh, Công ty Vision Point 21. Nguyễn Vĩnh Hoàng, Nhân viên Kinh doanh (sản xuất chương trình), Công ty FPT Media 22. Đinh Thị Hương, Sinh viên Đại học Luật Hà Nội 23. Đỗ Thị Bá Dạ Hương, Nhân viên Tín dụng ngân hàng Incombank 24. Lý Thị Phương Lâm, Thanh tra viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai 25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nhân viên Kế toán kiêm Văn phòng, Công ty CP Truyền thông Rồng Việt 26. Lưu Thị Hoa Mai, Nhân viên Marketing, Công ty Tango.vn 27. Phạm Thành Nam, Kỹ sư cầu đường, Công ty Thế giới Việt 28. Phạm Thị Thanh Nga, Thạc sỹ, Cán bộ Ngân hàng 29. Vũ Thị Bích Ngọc, Account manager, Công ty VSN (Tầm nhìn Việt) 30. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Cử nhân luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. 31. Phạm Thị Hồng Nhung, Nhân viên văn phòng, Công ty CP Bảo hiểm AAA 32. Trương Bích Phương, Quản lý hành chính nhân sự, Công ty Chứng khoán Đường chân trời 33. Trần Hồng Quang, Chuyên viên Marketing, Công CP Đầu tư Du lịch và Thương mại Hải Linh 34. Lưu Quyền, Nhân viên văn phòng, Công ty In Xpres Vietnam 35. Lê Ngọc Thắng, Trung tâm tư vấn Đào tạo và Chuyển giao Công nghệ Môi trường, 36. Trương Quốc Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thế Quốc 37. Hoàng Tiến Thành, Cử nhân Tin học – Tự động hóa, Lập trình viên 38. Nguyễn Hà Thành, Chuyên viên Tư vấn Tâm lý, website Tuvantamly.com.vn 39. Phạm Thị Minh Thanh, Phụ trách Kinh doanh, Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Duy Bình 40. Nguyễn Thị Hoài Thảo, Thư ký Công ty CP Chứng khoán Bản Việt 41. Nguyễn Thị Phương Thảo, Tư vấn Tài chính, Công ty Bảo hiểm Daiichi Việt Nam 42. Trần Thị Thảo, Sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Học viện bưu chính viễn thông 43. Lương Thúy Thuận, Bộ phận chứng từ, Công ty liên doanh CIMATEC (Đài Loan) 44. Trần Thị Thanh Thủy, Đại học Ngoại thương Hà Nội 45. Trần Hồng Trang, Kế toán, Công ty THT 46. Phạm Bảo Trung, Nhân viên kinh doanh, Tập đoàn Công nghệ Sao Bắc Đẩu 47. Lê Văn Tú, Nhân viên Phân tích Đầu tư Tài chính, Công ty Chứng khoán Đại Dương 48. Ông Thanh Tú, Chuyên viên Tín dụng, Ngân hàng TMCP Miền Tây 49. Nguyễn Anh Tuấn, Nhân viên Kinh doanh, Công ty Nuplex Resins Vietnam 50. Hồ Ngọc Thiên Tường, Phó giám đốc chi nhánh, Công ty CP Bảo hiểm AAA, Chi nhánh Đồng Nai 51. Nguyễn Hồng Vân, Quản trị Du lịch, Đại học Hà Nội 52. Nguyễn Thọ Vân, Nhân viên phòng Quản trị kế toán, Bộ Công Thương 53. Đặng Ánh Hùng Vương, Nhân viên Kinh doanh, Trung tâm viễn thông KV2 54. Hoàng Hải Yến, Cử nhân ngoại ngữ, Giám đốc kinh doanh. CHƯƠNG 1. Chứng minh năng lực bản thân NHÂN VIÊN TẬP SỰ CHỨNG MINH NĂNG LỰC Vòng 1: Thử sức Tình huống 1: Đây là hoàn cảnh của một nhân viên mới. Các đồng nghiệp có thâm niên trong phòng thường nhờ người này làm nhiều việc lặt vặt. Do cả nể và nghĩ còn cần phải nhờ vả các bậc đàn anh, đàn chị bảo ban trong công việc nên anh ta luôn giúp đỡ họ tận tình. Vì vậy, anh ta thường xuyên phải ở lại công ty để hoàn thành phần việc của riêng mình nên bị trưởng phòng đánh giá thấp. Anh ta nên làm gì để giải quyết tình trạng này? Giải pháp của thí sinh Trần Tiến Dũng: Đầu tiên, tôi sẽ vẫn vui vẻ chấp nhận để nâng cao hiểu biết của mình, sau đó sẽ gặp chị trưởng phòng và khéo léo chia sẻ với chị ấy hoàn cảnh của tôi. Chắc chị ấy sẽ vui vẻ thu xếp để tôi có thể tập trung làm những phần việc của chính mình. Tôi sẽ biết công việc nào cần ưu tiên. Và tôi sẽ dần dần từ chối khéo những công việc vặt. Giám khảo (GK) Phạm Hồng Hải: Bạn sẽ từ chối khéo thế nào? Trong tình huống đó tôi sẽ nói: “Vâng, tôi đang bận chút việc, anh cứ để đó tôi sẽ làm sau. Còn nếu anh muốn nhanh thì anh có thể tự làm việc đó”. Đồng thời, tôi tăng cường giao lưu với các đồng nghiệp để họ hiểu mình hơn và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành công việc. GK Thái Quốc Minh: Thật ra, mọi người đều nghĩ là nhân viên mới nào cũng chưa đủ năng lực để làm việc chính, mới chỉ đủ sức làm những việc vặt thôi. Bạn là nhân viên mới, cần để mọi người trong phòng đối xử tốt với bạn. Nếu bạn làm thế họ sẽ nghĩ rằng bạn là một “đầu gấu” mới vào phòng thì sao? Trong quá trình giao lưu ngoài giờ với đồng nghiệp, dần dần họ sẽ có sự đồng cảm, hiểu thêm về tôi, rồi họ sẽ không nghĩ tôi chưa biết làm gì. GK Huỳnh Bửu Sơn: Với nhân viên mới, bạn có sai vặt họ không? Không. Tôi sẽ chỉ tìm cách giúp họ làm quen với công việc mới. Vậy theo bạn thì việc bạn bị sai vặt là sai, là không hợp lý, đúng không? Bạn nên có những ứng xử dứt khoát ngay từ đầu chứ không nên đi nói với trưởng phòng, gần như là đi tố giác rằng mình hay bị sai vặt. Trưởng phòng là người có kinh nghiệm lâu năm nên có thể hiểu và biết xử lý vụ đó. Có sự giao lưu giữa tôi với các đồng nghiệp và họ là người đi trước nên họ sẽ hiểu điều đó. Tình huống 2: Công việc trong một tháng của nhân viên tập sự chỉ là pha chè, photo, đọc một số tài liệu liên quan đến công ty. Cô ta rất chán nản vì không được bắt tay vào việc chính. Vừa lúc đó, cô ta nhận được thư mời sang thử việc ở một công ty khác, với vị trí tương đương. Tuy nhiên, một đồng nghiệp khuyên cô ta nên kiên nhẫn vì ai vào công ty cũng sẽ trải qua giai đoạn đó. Người nhân viên tập sự này nên xử lý thế nào? Giải pháp của thí sinh Hồng Nhung: Lúc mới vào làm tôi đã trao đổi với người phỏng vấn và biết công việc chính là gì và ai sẽ quản lý mình. Trong công việc, tôi sẽ luôn cởi mở với mọi người để họ biết mình là người không ngại khó, không ngại khổ, vì khi tập sự là vừa học vừa làm. Nếu thấy những việc làm của mình không có hiệu quả, tôi sẽ đi gặp sếp để nói rõ vấn đề: tôi đã được tuyển vào đây một tháng rồi nhưng vẫn chưa được giao việc. Sau những nỗ lực như vậy mà vẫn không có hiệu quả thì tôi sẵn sàng ra đi. GK Huỳnh Bửu Sơn: Có những người cho rằng khi tập sự công việc nhàn mà vẫn nhận được lương, tội gì phải đi tập sự ở chỗ khác. Bạn nghĩ sao? Khi làm nhàn như vậy thì năng lực không được nâng cao. Chỉ qua công việc, được cọ xát mới nâng cao được năng lực của mình. GK Phạm Hồng Hải: Theo bạn mình nên tìm hiểu ý định của nhà tuyển dụng, có thể họ cho bạn làm những việc vặt chán đi để thử thách bạn thì sao? Tất nhiên nên tìm hiểu và tôi nghĩ họ không khờ đến nỗi tuyển mình vào rồi lại làm cho mình chán nản và ra đi. Công ty mới cũng chỉ mời bạn đến thử việc thôi, nhưng nếu ngay bây giờ họ hứa hẹn sẽ cho bạn làm nhân viên chính thức, với mức lương cao, công việc nhiều hơn thì bạn nghĩ sao? Vì tôi là nhân viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, họ cũng chưa biết tôi thế nào mà lại hứa trước như vậy rất đáng nghi ngờ. Tôi sẽ điều tra xem thế nào ạ. GK Thái Quốc Minh: Có thể họ chưa giao việc vì muốn thử thách lòng kiên nhẫn của bạn. Liệu trong tháng đó bạn có nên tìm hiểu rõ về văn hóa của công ty, về cách sử dụng nhân lực để có cách ứng xử phù hợp. Như ban đầu tôi đã nhấn mạnh, trong quá trình tập sự của mình tôi sẽ vừa học vừa làm, thể hiện tinh thần học hỏi, cởi mở giao tiếp với các đồng nghiệp trong công ty. Nhận xét, đánh giá của Ban Giám khảo (BGK) Phần dự thi của Trần Tiến Dũng: GK Huỳnh Bửu Sơn: Thái độ tương đối khéo léo, ứng xử với đồng nghiệp kiên trì, xử lý các tình huống với mục tiêu giữ mối quan hệ. Nhưng có một nguyên tắc là: các bạn nên giải quyết công việc của mình trước rồi mới đi giúp đỡ người khác. GK Phạm Hồng Hải: Theo tôi, phần thi của Dũng khó hơn. Trong trường hợp này, bạn chưa đưa ra được một phương án hợp lý, nghĩa là làm trong bất cứ doanh nghiệp nào bạn cũng phải thể hiện cá tính của mình, không nên nhờ cậy đến sự giúp đỡ của trưởng phòng. GK Thái Quốc Minh: Tôi đồng ý với ý kiến của anh Hải. Tôi nghĩ lúc còn trẻ ở vào địa vị của bạn chưa chắc tôi có thể đưa ra được những phương án xử lý tốt hơn. Nhưng tôi nghĩ, trong môi trường văn hóa công sở, các bạn sẽ học hỏi được nhiều điều, và cũng nên tự giải quyết vấn đề mà không cần sự giúp đỡ của trưởng phòng. Phần dự thi của Hồng Nhung: GK Huỳnh Bửu Sơn: Tuy là phụ nữ nhưng bạn Nhung lại có cách xử lý tình huống rất tích cực, đồng thời có thái độ rất quyết đoán, sẵn sàng chọn một nơi phù hợp nếu như nhà tuyển dụng không sử dụng đúng với năng lực của mình. GK Thái Quốc Minh: Tôi cảm thấy bạn phân tích đúng theo nghề nghiệp, nhưng bạn nên quan tâm đến văn hóa của công ty sao cho mọi người hiểu mình cũng như mình hiểu mọi người. Tôi đánh giá cao sự diễn đạt của bạn. Vòng 2: So tài Tình huống 1: Một nhân viên đã làm việc được 6 tháng. Trưởng phòng áp dụng chế độ quản lý theo kiểu mệnh lệnh nên mọi việc, dù là nhỏ nhất, nhân viên này cũng không được chủ động và do đó gặp nhiều khó khăn cũng như áp lực. Nhân viên này sẽ thuyết phục trưởng phòng như thế nào để có thể làm việc độc lập và hiệu quả hơn? Hồng Nhung: Em chào anh Em có thể nói chuyện với anh được không ạ? Tất cả các công việc anh giao cho em, anh đều chỉ dẫn, sửa đổi rất chi tiết. Em thấy anh đã tốn thời gian vì em rất rất nhiều. Sau 6 tháng, em cũng đã học hỏi được từ anh một số kinh nghiệm, vì vậy em nghĩ trong thời gian tới em sẽ xin anh cho em tự chuẩn bị kế hoạch thực hiện rồi đưa cho anh kiểm tra, nếu kế hoạch đó anh duyệt thì em sẽ tiến hành và sau khi hoàn thành em sẽ đưa anh để kiểm tra ạ. Như vậy, sẽ đỡ tốn thời gian của anh, và em hứa là vẫn đảm bảo tính sáng tạo mà anh luôn khuyến khích tụi em. Mr. Mquiz: À, vậy là cô muốn làm việc độc lập chứ gì? Ở công ty này anh Hùng, chị Lam, chị Cúc làm việc được 1-2 năm vững rồi anh mới cho làm độc lập đấy. Em là nhân viên mới làm được 6 tháng thì cứ từ từ, việc gì phải vội như thế. Trong vòng 6 tháng em cũng đã học hỏi được một chút và cũng hiểu được những ý tưởng của anh rồi ạ. Mà em làm xong bản kế hoạch là đưa để anh kiểm tra chứ đâu dám quyết một mình. Mr. Mquiz: Thế thì anh vẫn là chính đúng không? Vậy thì em cần gì phải chủ động. Trước đây, em cứ làm một chút rồi anh lại sửa một chút thì làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của em, mà còn làm mất thời gian của anh rất nhiều ạ. Mr. Mquiz: Thì tháng trước anh vừa sửa mấy lỗi sai trong bản báo cáo của em còn gì. Vâng, chính vì em cứ làm một chút rồi lại đưa cho anh sửa nó mới dẫn đến việc sai sót như thế. Mr. Mquiz: Em là con gái, cứ để anh và mọi người hướng dẫn cho, việc gì phải làm thế cho khổ. Chị Lan, chị Bình còn làm được như thế, huống chi là em còn trẻ, tràn đầy nhiệt huyết. Mr. Mquiz: Ừ, chính vì em trẻ nên cần phải trưởng thành từ từ, chứ muốn trưởng thành nhanh thì… Nhưng em có làm tất cả mọi thứ một mình đâu ạ. Em làm một phần rồi lại mang cho anh duyệt mà. Mr. Mquiz: Nếu thế thì tôi để cho cô chủ động tất cả. Nhưng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho hậu quả mà cô gây ra đâu. Vâng. Em sẽ chịu trách nhiệm chính, vì vậy em sẽ cẩn thận hơn. Nhưng em mới làm việc ở đây được 6 tháng, nên em vẫn cần học hỏi nhiều. Mr. Mquiz: Thế bây giờ ai sẽ chịu trách nhiệm đây? Công việc anh giao cho em thì cả hai bên cùng phải chịu trách nhiệm chứ ạ. Mr. Mquiz: Hừ, công việc cô muốn chủ động nhưng anh lại phải chịu trách nhiệm. Thế thì Thôi, để anh sẽ suy nghĩ lại rồi thông báo cho em nhé. Thôi, anh cứ quyết luôn cho em đi ạ. Mr. Mquiz: Thôi được = = = = Nguyễn Tiến Dũng: Anh ơi, em muốn trình bày với anh vấn đề này ạ. Em rất thích công việc này. Nhưng trong công việc em không được chủ động lắm, thường phải làm những việc lặt vặt Vì vậy, em muốn xin anh… Mr. Mquiz: Nghĩa là cậu muốn làm những công việc cụ thể hơn, chủ động hơn, độc lập hơn, đúng không? Nhưng cậu Bình, cậu Thắng vào làm việc trước cậu 1-2 năm bây giờ mới chủ động được. Còn mấy người giống cậu thì chủ động làm gì. Vì vấn đề chính là lợi ích công ty Nếu em không được làm việc chủ động thì ảnh hưởng đến lợi ích của công ty anh ạ. Mr. Mquiz: Lợi ích của công ty là do tôi và ban giám đốc chịu trách nhiệm chứ cần gì cậu. Không. Nếu em nghĩ thế thì em không còn là nhân viên của công ty nữa. Em muốn mình sẽ gánh vác trách nhiệm đó. Mr. Mquiz: Ừ, nhưng tôi cũng mới phải sửa mấy lỗi trong bản báo cáo tháng trước của cậu mà Vẫn còn nhầm lẫn, chưa tự làm được đâu! Vâng, chính vì có quá nhiều công việc chen ngang vào nên em mới làm sai chứ ạ. Nên em muốn dứt điểm trong tháng này, rồi anh sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức. Mr. Mquiz: Hồi mình đi làm cũng thế thôi. Cứ có người kèm cặp là tốt nhất. Nếu thế thì không trưởng thành nhanh được đâu. Không, anh vẫn dìu dắt em từ trước đến giờ mà. Mr. Mquiz: Này, bây giờ mình hỏi thật cậu nhé Nếu để cho cậu chủ động mà ảnh hưởng đến lợi ích công ty thì ai chịu? Tất nhiên là em sẽ chịu trách nhiệm với những việc em làm. Trong những tình huống khó khăn, em vẫn có thể xin ý kiến của anh, và em sẽ luôn update thông tin cho anh về công việc của em. Mr. Mquiz: Nghĩa là mình vẫn chịu trách nhiệm à? Nhưng đây là công ty giao việc cho hai anh em mình, nên nếu công việc dẫn đến tổn thất thì nghĩa là chúng ta chưa hợp tác tốt với nhau để đưa ra những phương án hợp lý. Mr. Mquiz: Cậu để tớ xin ý kiến của giám đốc đã nhé? Em nghĩ là việc này anh có thể tự quyết định được. Mr. Mquiz: Cậu nghĩ là tớ tự quyết định được à? Vâng ạ. Mr. Mquiz: Thế thì mình quyết định. Cám ơn cậu nhé. = = = = Nhận xét của BGK: GK Huỳnh Bửu Sơn: Kịch bản bạn Nhung đưa ra để xin được chủ động không rõ ràng lắm. Việc bạn muốn phát huy khả năng sáng tạo mà ở đây nói rõ là sự chủ động. Chủ động và sáng tạo cũng có sự khác biệt. Còn bạn Dũng hơi lúng túng nên khi đặt vấn đề thì chính Mr. Mquiz cũng không hiểu bạn muốn nói gì GK Phạm Hồng Hải: Cả hai bạn đều chưa đi đến cái đích cuối cùng. Độc lập là tiêu chí mục đích rõ ràng của mỗi doanh nghiệp. Và điều đó cũng vô cùng cần thiết cho việc phát triển năng lực làm việc của mỗi cá nhân. GK Thái Quốc Minh: Để thuyết phục Mr. Mquiz, các bạn cần dựa vào 4 ý sau: Thứ nhất: Với một công ty, thường sau 1-2 năm các nhân viên mới có thể làm việc độc lập được. Bạn mới vào công ty có 6 tháng mà muốn làm việc độc lập thì bạn phải chứng minh cho họ thấy mình là một thành viên có khả năng đột phá trong công việc. Thứ hai: Bạn phải cho họ thấy chúng tôi trẻ nhưng chúng tôi có năng lực, có nhiệt tình, chúng tôi sẽ tiếp thu những thiếu sót sai lầm một cách hiệu quả, nhưng phải cho thấy rõ quá trình rút kinh nghiệm ấy hiệu quả như thế nào. Thứ ba: Nên thận trọng trong việc đưa ra những nhận xét về cách quản lý của sếp. Đây là một vấn đề hết sức tế nhị. Thứ tư: Bạn phải sẵn sàng trong việc tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong công việc của mình. HÒA NHẬP MÔI TRƯỜNG Vòng 1: Thử sức Tình huống 1: Một nhân viên thường xuyên được các đồng nghiệp rủ rê đi mua sắm, tụ tập liên hoan. Cô ta cảm thấy mệt mỏi, tốn kém và không muốn tham gia nữa nhưng lại sợ các đồng nghiệp cho rằng mình không hòa đồng. Người nhân viên này phải làm thế nào? Lý Phương Lâm: Mới vào cơ quan thì việc hòa nhập là vô cùng cần thiết. Tôi vẫn sẽ đi, nhưng một vài tháng sau tôi sẽ nói với chị trưởng phòng là mới tham gia một lớp học tại chức buổi tối để lấy văn bằng 2 nên sẽ vắng mặt, và họ sẽ không tiếp tục rủ tôi đi chơi nữa. GK Phạm Hồng Hải: Nếu thông tin bạn đi học là thật thì không sao, nhưng nếu thông tin đó là giả mạo, sau này họ phát hiện ra và bảo rằng bạn là người nói dối thì bạn sẽ xử lý thế nào? Tôi nghĩ là không nên đánh giá năng lực của một người qua việc vui chơi sau giờ làm việc mà qua công việc. Tuy nhiên, nếu họ phát hiện ra tôi nói dối nhưng trong công việc tôi sẽ thể hiện được năng lực của mình, không mắc sai lầm, hòa nhập với mọi người thì tôi nghĩ là sẽ không sao. GK Trần Mạnh Hào: Không biết đó có phải là ý của bạn vậy không, nhưng trong công việc không nên nói dối. Sao bạn không nói là bạn bận, bạn không thể tham gia. Tôi nghĩ đây mới là nói dối. Ngày nào mọi người cũng đi nên không có lý gì ngày nào cũng bận. Còn với một lý do mà mọi người thấy hợp lý thì đó không phải là nói dối. GK Nguyễn Hồng Trường: Nếu trưởng phòng của bạn tham gia vào cuộc chơi này và thấy rằng bạn không hòa đồng này thì bạn sẽ giải quyết như thế nào? Tôi nghĩ là hòa đồng không chỉ trong các cuộc chơi. Là một nhân viên mới thì trước tiên tôi sẽ rất cố gắng trong công việc, cố gắng hòa đồng với mọi người ngay trong môi trường văn hóa công sở. Sau một thời gian anh trưởng phòng sẽ nhìn nhận tôi với [...]... huống này? Lưu Thị Hoa Mai: Tôi sẽ lên danh sách phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm một cách rõ ràng, đồng thời mỗi người phải chịu trách nhiệm về công việc của mình, thành viên nào không hoàn thành sẽ có sự khiển trách đối với thành viên đó Mặt khác, tôi cố gắng làm cho không khí làm việc vui tươi, truyền nhiệt huyết của mình để các thành viên trong nhóm noi theo GK Nguyễn Hồng Trường:... hợp tác, nên việc phạt người ta như vậy liệu có đúng hay không? Lúc phân công như vậy tôi sẽ nói cho họ từng sự liên kết trong sự phân công đó GK Winnie Khor: Bạn dựa vào những yếu tố nào để phân công công việc cho những thành viên trong nhóm? Tôi sẽ dựa vào năng lực chuyên môn và cá tính của từng thành viên trong nhóm để phân công công việc Nhận xét của BGK: GK Nguyễn Hồng Trường: Cả hai bạn đều có những... thì công việc không thể được hoàn thành, nếu không chắc chắn sẽ có hình phạt đối với họ và mong muốn họ cố gắng Bây giờ bạn tiếp tục phân công công việc nhưng họ tiếp tục không hợp tác thì bạn sẽ làm thế nào? Tôi sẽ đưa ra hướng giải quyết là trình bày lên cấp trên, để cấp trên phạt những người không chịu hợp tác làm việc GK Huỳnh Bửu Sơn: Vì bạn phân công công việc rõ ràng nên mọi người cứ lo công. .. sẵn sàng giúp đỡ các thành viên của nhóm bạn hay không? Tôi sẽ chân thành nói với mọi người rằng, ai cũng có việc bận, vậy tại sao chúng ta không bắt tay nhau cùng thu xếp cho mọi việc được hoàn thành nhanh chóng hơn Thay vì một mình tôi hay một mình bạn làm công việc đó mất 5 phút, hai chúng ta cùng làm sẽ chỉ mất 2 phút GK Winnie Khor: Bạn buộc phải hoàn thành công việc cho những thành viên trong nhóm,... ở công ty, trách nhiệm và vai trò đối với công việc mà họ đảm trách SẾP GÂY KHÓ KHĂN CHO CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH NHÓM Vòng 1: Thử sức Tình huống 1: Một trưởng nhóm mới được đề bạt Người trưởng phòng đều rất nhiệt tình giúp đỡ anh trong công tác điều hành nhóm, từ việc phân công công việc đến việc quyết định thời hạn hoàn thành Việc này diễn ra thường xuyên và các thành viên trong nhóm dần dần không nghe... vào cuộc họp bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục các cá nhân trong phòng của mình? Trước hết tôi sẽ lấy văn hóa công ty, tinh thần đoàn kết đồng lòng để cùng hoàn thành một công việc, đi đến một cái đích nhất định Thứ hai tôi sẽ căn cứ vào bản kế hoạch phân công công việc; công việc đã được hoàn thành như thế nào Và tôi tin mình sẽ thuyết phục được mọi người Giả sử trong cuộc họp nhóm đó không ai chịu... phân công công việc, người trưởng nhóm đã nhận một công việc mới Tuy nhiên, các thành viên trong nhóm phản đối không chịu làm vì họ cho rằng người trưởng nhóm của mình đã nhận phần công việc nặng và khó khăn hơn các nhóm khác, trong khi mức lương, thưởng thì như nhau Người trưởng nhóm phải xử lý thế nào? Nguyễn Vĩnh Hoàng: Việc đầu tiên là tôi sẽ tổ chức họp nhóm để nói rằng mọi người làm việc để thành. .. Việc đầu tiên là tôi sẽ tổ chức họp nhóm để nói rằng mọi người làm việc để thành công chứ không phải làm việc chỉ để có việc làm Khối lượng công việc là cái dễ vượt qua nhất Mới chỉ có khó khăn một chút thôi mà đã nhụt chí thì không thể thành công Một khi trình độ đã nâng cao rồi, việc được các sếp đánh giá hoàn thành công việc tốt, cơ hội tăng lương và được một số ưu đãi thêm sẽ là chắc chắn GK Hoàng... ngữ Việt Nam “một người lo bằng một kho người làm” như thế nào? Công việc của một người lãnh đạo, một người tổ chức là biết phân công công việc, phối hợp công việc để đạt hiệu quả cao Điều quan trọng đầu tiên với một trưởng nhóm là có một đường lối rõ ràng, có một sự điều phối, hỗ trợ, tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm thì công việc mới đạt được hiệu quả Nhận xét của BGK: GK Hoàng Anh... Khor: Có hai việc bạn cần làm để tạo động lực cho các thành viên trong nhóm Đầu tiên, bạn phải đưa ra chỉ tiêu doanh số rõ ràng Thứ hai, bạn phải đảm bảo với họ rằng họ sẽ có thời gian dành cho gia đình trong dịp Noel nếu họ hoàn thành công việc Tôi nghĩ là cả hai bạn đều đã hoàn thành tốt công việc, hiểu được vấn đề cốt lõi của tình huống này là do các thành viên trong nhóm bị phân tâm bởi việc mua sắm, . HOÀNG GIA MEDIA GROUP CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG Bản quyền © 2010 Công ty CP Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia và Công ty Sách Alpha. NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI . thông Hoàng Gia đã hợp tác với Công ty Sách Alpha (Alpha Books), Ban thư ký biên tập Đài truyền hình Việt Nam biên soạn TV Show này thành cuốn sách Chìa khóa Thành công – một cuốn cẩm nang không. trình Chìa khóa Thành công (Năm 2007 – 2009, xếp theo thứ tự ABC ) 1. Ông Nguyễn Hữu Anh, Giám đốc Công ty Phong Châu 2. Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty

Ngày đăng: 28/02/2015, 14:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan