Kiểm dịch ruồi đục quả Bactrocera correcta trên quả bưởi Năm roi đã được đánh giá bằng kỹ thuật chiếu xạ gamma liều thấp. Kết quả chỉ ra rằng 250 Gy là liều hấp thụ tối thiểu đáp ứng yêu cầu xử lý kiểm dịch đối với ruồi đục quả Bactrocera correcta. Ở liều chiếu này ruồi vẫn có thể hoá nhộng, song sâu non không thể trưởng thành nghĩa là chúng không thể lây lan, phát triểnphát sinh được nữa. Liều chiếu xạ 250 Gy và cao hơn lên đến 850 Gy không làm ảnh hưởng đáng kể đến vẻ ngoài cũng như chất lượng quả gồm hàm lượng vitaminC, đường tổng số và mùi vị bên trong quả bưởi. Điều này cho phép khẳng định liều chiếu 250 Gy có thể áp dụng để xử lý kiểm dịch đối với ruồi đục quả Bactrocera correcta trên quả bưởi.
1 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ KIỂM DICH RUỒI ĐỤC QUẢ BACTROCERA CORREC TA TRÊN QUẢ BƯỞI NĂM ROI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ TRÊN NGUỒN CHIẾU XẠ GAMMA CỦA TRUNG TÂM CHIẾU XẠ HÀ NỘI Nguyễn Văn Bính 1 , Trần Băng Diệp 1 , Phạm Duy Dưỡng 1 , Hoàng Phương Thảo 1 , Nguyễn Thanh Hiền 2 , Vũ Thị Thuỳ Trang 2 1 Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam 2 Viện Bảo vệ Thực vật Email: nvanbinhsh@yahoo.com Tóm tắt: Kiểm dịch ruồi đục quả Bactrocera correcta trên quả bưởi Năm roi đã được đánh giá bằng kỹ thuật chiếu xạ gamma liều thấp. Kết quả chỉ ra rằng 250 Gy là liều hấp thụ tối thiểu đáp ứng yêu cầu xử lý kiểm dịch đối với ruồi đục quả Bactrocera correcta. Ở liều chiếu này ruồi vẫn có thể hoá nhộng, song sâu non không thể trưởng thành nghĩa là chúng không thể lây lan, phát triển-phát sinh được nữa. Liều chiếu xạ 250 Gy và cao hơn lên đến 850 Gy không làm ảnh hưởng đáng kể đến vẻ ngoài cũng như chất lượng quả gồm hàm lượng vitaminC, đường tổng số và mùi vị bên trong quả bưởi. Điều này cho phép khẳng định liều chiếu 250 Gy có thể áp dụng để xử lý kiểm dịch đối với ruồi đục quả Bactrocera correcta trên quả bưởi. Từ khoá: Chiếu xạ, xử lý kiểm dịch, Bactrocera correcta I. MỞ ĐẦU Mục đích của xử lý kiểm dịch thực vật là ngăn chặn những loại sâu bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa các nước với nhau. Trước đây biện pháp xử lý kiểm dịch quả tươi chủ yếu dựa vào phương pháp hoá học. Tuy nhiên phương pháp hoá học để lại dư lượng hoá chất trên sản phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người làm công tác kiểm dịch, người tiêu dùng và làm ô nhiễm môi trường. Do đó mà nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng hoá chất trong kiểm dịch thực vật cũng như trong bảo quản thực phẩm. Nam Phi đã cấm sử dụng ethylene dibromide từ 1984, Mỹ phương pháp kiểm dịch bằng hoá chất đã bị cấm sử dụng từ 2005. Phương pháp này sẽ bị cấm sử dụng ở các nước đang phát triển vào năm 2015 theo Nghị định thư Montral. Gần đây một số phương pháp xử lý kiểm dịch mới thân thiện hơn với con người và môi trường đã được nghiên cứu và phát triển [6, 7, 9]. Bưởi là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến ở nước ta. Nhiều thương hiệu bưởi đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước như Đoan Hùng, Phúc Trạch, Da Xanh, Năm Roi, bưởi Diễn [1]. Tuy nhiên, việc xuất khẩu sang các nước phát triển, chẳng hạn thị trường Mỹ, Nhật đòi hỏi các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch. Xử lý kiểm dịch bằng bức xạ đã được chấp nhận ở nhiều nước phát triển, quả Thanh long được kiểm dịch bằng xử lý chiếu xạ cũng đã được cấp phép vào thị trường Mỹ, Nhật [2]. Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu quả bưởi vào thị trường các nước phát triển chúng tôi đã thực hiện xử lý kiểm dịch ruồi đục quả Bactrocera correcta trên quả bưởi Năm Roi bằng phương pháp chiếu xạ trên nguồn chiếu xạ gamma của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ Thực vật từ năm 2001-2007 loại ruồi đục quả gây hại chính cho quả bưởi là Bactrocera correcta và Bactrocera dorsalis. Loại ruồi đục quả này có mặt ở Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Sri Lanka, và Đông Nam Á[3, 4]. II. NGHIÊN CỨU, THỰC NGHIỆM 2.1. Vật liệu - Quả bưởi Năm Roi dùng cho thí nghiệm là những quả đồng đều về kích thước (từ 1,0 – 1,2kg/quả), có cùng nguồn gốc, độ chín sinh lý đồng nhất và tương đương với chuẩn quả xuất khẩu. 2 - Ruồi đục quả B.correcta được thu nhận từ các vườn ổi, bưởi khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận (Hoà Bình, Hưng Yên ) và nhân giống tại Bộ môn côn trùng, Viện Bảo vệ Thực vật. - Các loại hoá chất phục vụ nhân nuôi ruồi đục quả và các phân tích hóa sinh như cao nấm men, đường, KIO 3 , HCl, NaOH cồn 90 0 , nippagin 2.2. PHƯƠNG PHÁP 2.2.1. Phương pháp nhân nuôi và lây nhiễm nhân tạo vào quả Phân loại loài B.correcta theo phương pháp so mẫu và đĩa phân loại Lucid của giáo sư Drew- trường đại học Griffith [5]. Phương pháp xác định giai đoạn trứng và các tuổi sâu non theo phương pháp của tác giả White và cộng sự (1992) [10]. 2.2.2. Phương pháp xử lý chiếu xạ Quả bưởi Năm roi thí nghiệm được xếp vào các hộp carton kích thước 25x25x30 cm. Sau đó tiến hành chiếu xạ bằng nguồn chiếu xạ bán công nghiệp tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội với dải liều 0, 150, 250, 350 và 850 Gy (hoạt độ hiện tại 73,7 kilôcuri). Các mẫu thí nghiệm đặt tại các vị trí cố định trong buồng chiếu được tính toán sao cho xuất liều của các mẫu không chênh lệch lớn. Sau đó chiếu xạ theo các khoảng thời gian nhất định để đạt được liều hấp thụ theo yêu cầu. Chiếu xạ được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ bình thường và không loại oxy khỏi mẫu. 2.2.3. Các phương pháp khác - Phương pháp xác định hàm lượng đường tổng số - Phương pháp xác định hàm lượng vitamin C - Phương pháp đánh giá cảm quan III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ đối với sự nở trứng của B.correcta Để xác định hiệu quả của chiếu xạ đối với sự nở trứng của ruồi đục quả B.correcta, chúng tôi đã tiến hành xử lý chiếu xạ trứng. Mỗi công thức thí nghiệm gồm 8 quả bưởi Năm Roi, trên mỗi quả cho nhiễm 100 trứng. Kết quả được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ đối với sự nở trứng và hoá nhộng của B.correcta Liều chiếu xạ (Gy) Tỷ lệ trứng nở (%) Tỷ hoá nhộng (%) ĐC 87,67 ± 0,42 83,52 ± 0,38 150 23,2 ± 0,53 Không thu được nhộng 250 Không phát hiện trứng nở Không theo dõi 350 Không phát hiện trứng nở Không theo dõi Kết quả bảng 1 chỉ ra rằng ở liều chiếu 150 Gy có tỷ lệ nở trứng rất thấp 23,2%, ở công thức đối chứng tỷ lệ trứng nở đạt 87,67%, các công thức 250 và 350 Gy không phát hiện sự nở của trứng B.correcta. Như vậy bức xạ gamma đã ức chế sự nở của trứng ruồi và khả năng ngăn chặn trứng nở tăng theo liều chiếu tới 250 Gy, ruồi không còn trứng nào có khả năng nở thành sâu non. Theo dõi tiếp ảnh hưởng của chiếu xạ tới pha trứng của ruồi B.correcta chúng tôi tiến hành nuôi số sâu thu được để xác định tỷ lệ hoá nhộng của sâu non này. Kết quả bảng 1 cho thấy sâu ở liều chiếu 150 Gy không thể phát triển thành nhộng, mặc dù trên 80% sâu đã hoá thành nhộng trong mẫu đối chứng. Như vậy việc chiếu xạ giai đoạn trứng có ảnh hưởng tới sự nở của trứng, sự hóa nhộng của sâu non. Với liều chiếu 150 Gy trứng nở nhưng với tỷ lệ thấp và hoàn toàn không thu được nhộng của Bactrocera correcta. 3 3.2. Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ đối với sự hoá nhộng của B.correcta Nhộng là là một giai đoạn phát triển trong vòng đời của B.correcta, vì vậy nếu sâu non đã bị chiếu xạ mặc dù không bị chết nhưng không hoá nhộng được thì xử lý chiếu xạ vẫn có thể được đánh giá đạt hiệu quả. Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý chiếu xạ đối với sự hoá nhộng của B.correcta sâu non ở các tuổi khác nhau (sâu non tuổi I, II, III) và xác định số nhộng thu được sau xử lý. Kết quả được trình bày trong bảng 2. Theo dõi ảnh hưởng của các công thức chiếu xạ tới khả năng vào nhộng của sâu non của loài B.corecta chúng tôi nhận thấy mẫu đối chứng có tỷ lệ hoá nhộng rất cao và tỷ lệ hoá nhộng tăng theo độ tuổi của sâu non. Sâu non tuổi I có tỷ lệ hoá nhộng thấp nhất là 79,33%, và sâu non tuổi III hoá nhộng nhiều nhất 84,33%. Trong khi các công thức chiếu xạ có tỷ lệ hoá nhộng giảm dần khi liều chiếu tăng cụ thể ở sâu non tuổi I ở liều chiếu 150 và 250 Gy lần lượt là 25% và 12,33%, ở công thức liều chiếu xạ 350 Gy tuổi sâu I, II, III đều không thu được nhộng chỉ thu được xác sâu non bị chết đen trong quả. Bảng 2. Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ tới sự hoá nhộng của B.correcta Tuổi sâu non Tỷ lệ hoá nhộng (%) ĐC 150 Gy 250 Gy 350 Gy Tuổi I 79,33 ± 0,25 25,0 ± 0,12 12,33 ± 0,11 0 Tuổi II 82,67 ± 0,19 29,0 ± 0,15 16,0 ± 0,1 0 Tuổi III 84,33 ± 0,28 40,67 ± 0,21 20,0 ± 0,14 0 3.3. Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ đến khả năng hóa trưởng thành của sâu Sự lây lan dịch bệnh do ruồi đục quả gây ra khi có sự xuất hiện con trưởng thành biết bay và có khả năng sinh sản. Mục đích của kiểm dịch thực vật đối với hoa quả xuất khẩu là ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh cho nước nhập khẩu, do đó một đòi hỏi hết sức cần thiết là phải ngăn chặn sự phát triển của chúng ở giai đoạn trước trưởng thành. Vì vậy chúng tôi đã tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ đối với sự hoá trưởng thành của B.correcta. Kết quả được trình bày trong bảng 3. Bảng 3. Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ tới sự hoá trưởng thành của B.correcta Tuổi sâu non Tỷ lệ hoá trưởng thành (%) ĐC 150 Gy 250 Gy Tuổi I 94,35 ± 0,27 16,8 ± 0,22 0 Tuổi II 92,32 ± 0,21 42,6 ± 0,31 0 Tuổi III 96,15 ± 0,23 59,5 ± 0,25 0 Kết quả bảng 3 cho thấy ở liều chiếu xạ 150 Gy thu được tỷ lệ hoá trưởng thành tương đối cao. Còn ở liều 250 Gy, mặc dù số nhộng thu được sau xử lý khác nhau giữa 3 tuổi sâu nhưng số lượng ruồi trưởng thành thu được ở các công thức đều bằng 0. Điều này chứng tỏ liều chiếu 250 Gy đạt yêu cầu kiểm dịch về hiệu quả diệt côn trùng. Hình 1: Các bước chuẩn bị và lây nhiễm ruồi vào bưởi 4 3.4. Xác định liều chiếu xạ kiểm dịch đối với B.correcta Liều hấp thụ được xác định bằng các liều kế Fricke. Sau khi chiếu xạ, các liều kế Fricke được gỡ ra và xác định hệ số hấp thụ quang bằng quang phổ kế UV-2450, từ đó đánh giá được liều hấp thụ. Bảng 4: Kết quả đo liều hấp thụ STT Liều chiếu dự kiến (Gy) Liều hấp thụ đo được (Gy) 1 150 149 ± 7 2 250 245 ± 12 3 350 348 ± 14 4 850 850 ± 12 Từ kết quả đo liều hấp thụ trong bảng 4 kết hợp với kết quả nội dung ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ đối với sự nở trứng của B.correcta ta thấy liều chiếu 150 Gy vẫn thu được trứng với tỷ lệ 23,2% nhưng lại không thu được nhộng. Kết quả nội dung ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ đối với sự hoá nhộng của B.correcta chỉ ra rằng ở liều 250 Gy ở tất cả các tuổi sâu đều không thu được B.corecta trưởng thành. Từ những kết quả trên chúng tôi đi đến kết luận liều 250 Gy là liều kiểm dịch đối với ruồi đục quả B.correcta trên quả bưởi Năm Roi. 3.5. Đánh giá chất lượng của quả trước và sau chiếu xạ Xử lý chiếu xạ ở liều 250 Gy đã được chứng minh ở phần trên là có thể ngăn cản hoàn toàn quá trình hoá nhộng đối với khi chiếu xạ trứng và ngăn cản hoàn toàn quá trình hoá trưởng thành khi chiếu xạ các tuổi sâu của ruồi đục quả B.correcta. Như vậy liều chiếu xạ 250 Gy về hiệu quả diệt côn trùng có thể đạt được mục đích kiểm dịch. Tuy nhiên để liều chiếu này có thể áp dụng cho quả bưởi Năm Roi thì cần thiết phải tiến hành các thí nghiệm để chứng minh chiếu xạ không làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng quả. Có thể khẳng định rằng khi một liều chiếu xạ nào đó có thể coi là thích hợp cho xử lý kiểm dịch một loại côn trùng trên một loại hoa quả nào đó khi liều chiếu phải đạt đồng thời hai yêu cầu: diệt được côn trùng đó và không ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả. Từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành khảo sát: hàm lượng đường tổng số, hàm lượng vitaminC và đánh giá cảm quan bưởi trước và sau chiếu xạ. Trong nghiên cứu này chất lượng quả chiếu xạ liều cao đến 850 Gy cũng được khảo sát. 3.5.1. Đánh giá cảm quan Chất lượng cảm quan là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng, đóng vai trò quyết định đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường. Đối với người dân bình thường thì hương thơm, mùi vị, màu sắc còn quan trọng hơn nhiều các chỉ số phân tích dinh dưỡng. Trong thí nghiệm của chúng tôi chỉ tiêu được đem đánh giá là màu sắc vỏ quả, vị ngọt tự nhiên và mùi vị lạ khác. Kết quả được nêu trong bảng 5. Bảng 5: Kết quả đánh giá cảm quan bưởi Năm Roi Liều chiếu xạ (Gy) Chỉ tiêu đánh giá Màu sắc vỏ quả Mùi vị tự nhiên Mùi vị khác 0 Vàng Ngọt tự nhiên Không 250 Vàng nhạt Ngọt tự nhiên Không 850 Vàng Ngọt tự nhiên Không Qua bảng 5 ta thấy, các chỉ tiêu về màu sắc vỏ quả không có sự khác biệt lớn, mùi vị tự nhiên đều có vị ngọt của bưởi, mùi vị khác ở tất cả các mẫu đều không phát hiện thấy. Từ những kết quả trên chứng tỏ chiếu xạ ở liều kiểm dịch và liều lớn hơn liều kiểm dịch không ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị tự nhiên đồng thời không xuất hiện mùi vị lạ. 5 Hình 2. Bưởi đánh giá chất lượng Hình 3. Các mẫu bưởi đánh giá cảm quan 3.5.2. Hàm lượng đường tổng số Hàm lượng đường tổng số là một chỉ tiêu sinh hoá quan trọng trong thành phần của quả bưởi, đường chiếm tỷ lệ tương đối cao. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 6. Bảng 6: Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ tới hàm lượng đường tổng số Liều chiếu xạ (Gy) Hàm lượng đường tổng số (%) 0 9,68 ± 0,15 250 9,76 ± 0,18 850 9,63 ± 0,21 Từ kết quả của bảng 6 ta thấy hàm lượng đường tổng số trong các công thức chiếu xạ và không chiếu xạ không có sự khác nhau đáng kể cụ thể ở công thức đối chứng có hàm lượng 9,68% và ở liều chiếu kiểm dịch là 9,63%. Như vậy có thể kết luận khi chiếu xạ ở liều kiểm dịch (250 Gy) và liều lớn hơn liều kiểm dịch (850 Gy) không ảnh hưởng đến hàm lượng đường tổng số. 3.5.3. Hàm lượng Vitamin C Vitamin C là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng của rau quả tươi nói chung và của quả bưởi Năm Roi nói riêng. Kết quả thực nghiệm được trình bày trong bảng 7. Bảng 7: Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ tới hàm lượng vitamin C Liều chiếu xạ (Gy) Hàm lượng vitamin C (mg%) 0 57, 14 ± 0,2 245 56,98 ± 0,18 850 57, 22 ± 0,16 Từ kết quả bảng 7 cho thấy cho thấy hàm lượng vitamin C ở công thức đối chứng cũng như ở liều chiếu xạ kiểm dịch (250 Gy) và liều cao hơn liều kiểm dịch (850 Gy) không có sự khác biệt rõ ràng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Manoto và cộng sự đã đưa ra rằng sự thay đổi hàm lượng vitaminC là không đáng kể ngay cả khi chiếu xạ hoa quả tươi ở liều đến 1 kGy [8]. Điều đó chứng tỏ chiếu xạ đến 850 Gy không làm ảnh hưởng đến hàm lượng vitaminC của quả bưởi Năm Roi. IV. KẾT LUẬN 1. Chiếu xạ ở liều 250 Gy đã được xác định là liều chiếu xạ kiểm dịch ruồi đục quả B.correcta trên quả bưởi Năm Roi, đây chính là liều cần thiết tối thiểu mà trứng và sâu non B.correcta không còn khả năng nở và hoá trưởng thành. Như vậy chúng không còn khả năng bay và khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. 2. Xử lý ở giai đoạn trứng có tác dụng làm cho trứng nở với tỷ lệ thấp, nếu có phát triển được thì cũng ảnh hưởng tới giai đoạn sau như giai đoạn hoá nhộng của ruồi. Cụ thể khi xử lý chiếu 6 xạ ở giai đoạn trứng ở liều chiếu 150 Gy thu được 23,2% trứng nở và không thu được nhộng. Ở công thức đối chứng thu được rất cao 87,67% trứng nở và 83,52% nhộng. 3. Xử lý chiếu xạ các tuổi sâu không những có tác dụng diệt sâu non mà còn gây tác động đến giai đoạn sau là giai đoạn hoá nhộng và hoá trưởng thành của ruồi. Ở các tuổi sâu khác nhau thì tỷ lệ thu được nhộng và trưởng thành cũng khác nhau. Công thức chiếu xạ 250 Gy vẫn thu được nhộng (tuổi I thu được 12,33%, tuổi III 20,0%) nhưng không thu được con trưởng thành. 4. Chiếu xạ liều 250 Gy và cao hơn đến 850 Gy không làm ảnh hưởng đến chất lượng (vitminC, đường tổng số) cũng như hình thức bên ngoài, mùi vị bên trong quả bưởi Năm Roi. Điều này cho phép khẳng định liều 250 Gy có thể xử dụng để xử lý kiểm dịch ruồi đục quả B.correcta trên quả bưởi Năm Roi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://rauhoaquavietnam.vn/default.aspx. 2. Trần Băng Diệp và CS (1999). Sử dụng bức xạ gamma liều thấp để xử lý kiểm dịch ruồi đực quả phương đông (Bactrocera dorsalis Hendel). Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở. 3. Nguyễn Thị Chắt, Huỳnh Trí Đức, Đại học Nông Lâm tp.HCM. Một số đăc điểm hình thái, sinh học và ký chủ ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezz. Tại địa bàn một số tỉnh phía nam năm 2001-2002. Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 3/2004. 4. Lê Đức Khánh và CS (2008). Quản lý ruồi hại quả và biện pháp phòng trừ bằng bả Protein. Tuyển tập công trình nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ. 5. Drew R.A.I., S.Vijaysegaran and M.C.Romig, 2002. Fruit fly biology. In: Morphology, taxonomy and Management of fruit flies. R.A.I.Drew, S.Vijaysegaran and M.C.Romig, 7/2002. 6. IAEA (1999). Irradiation as a quarantine treatment of arthropod pests. Proceeding of a final Research Co-ordination Meeting organized by the Joint FAO/IAEA Division of Nuclear Techniques in Food and Agriculture and held in honolulu, Hawaii, 3-7 November 1997. 7. Ladaniya M. S. (2008). Citrus Fruit Biology, Technology and Evalution. Ela, Old Goa 403 402 Goa India. Academic Press is an imprint of Elsevier. 8. Manoto E.C., Reselva S.s., Delrosario S.E., Casubha L.C., Lizada C.C., Esguerra E.B., Brena S.R., Fuentes R.A., (1991): Effects of gamma radiation on the insect mortality and fruit quality of Philippine ‘Carabao’ mangoes. Use if irradiation as a quarantine treatment of agricultural commodities, IAEA, Techdoc, 91-115. 9. Soe. S.T., Akamine. E.K., Goo. T.T.S., Harris. E.J., Lee. C.Y.L (1979): Oriental and Mediterranean fruit flies fumigation of papaya, avocado, tomato, bell pepper, egg plant, and banana with phosphine. J. Econ. Entomol., 7, 354 10. White, I.M and Elson- Harris, M.M.1992. Fruit flies of economic significance: Their identification and Bionomics. In: International Institute of Entomology. Australian center for International Agricultural Research. QUARANTINE TREATMENT OF FRUIT FLY BACTROCERA CORRECTA INFESTED IN NAMROI GRAPEFRUITS BY GAMMA RADIATION AT HANOI IRRADIATION CENTER Abstract: In this study, the gamma irradiation was investigated as an effective quarantine treatment of fruit fly infested on Namroi grapefruit. The grapefruit infected with the eggs and larva of Bactrocera correcta were irradiated with gamma radiation. Egg hatching mortality of pupa and larva, maturation of adults flies, as well as sensory and nutrient qualities of the irradiated grapefruits were investigated with radiation doses. Results revealed the radiation dose of 250 Gy is enough for quarantine treatment of these fruit flies. Though small amount of larva can become pupa, but no adult emergence could be observed. The dose of 250 Gy or at this dose, but it is enough (until 850 Gy) did not significantly affect the quality grapefruit. As a result, the dose of 250 Gy can be applied to radiation quarantine treatment of Bactrocera correcta infected on Namroi grapefruits. Keywords: Irradiation, quarantine treatment, Bactrocera correcta . Bactrocera correcta Bezz. Tại địa bàn một số tỉnh phía nam năm 200 1 -200 2. Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 3 /200 4. 4. Lê Đức Khánh và CS (200 8). Quản lý ruồi hại quả và biện pháp phòng trừ bằng bả. gamma của Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ Thực vật từ năm 200 1 -200 7 loại ruồi đục quả gây hại chính cho quả bưởi là Bactrocera correcta và Bactrocera dorsalis phương pháp kiểm dịch bằng hoá chất đã bị cấm sử dụng từ 200 5. Phương pháp này sẽ bị cấm sử dụng ở các nước đang phát triển vào năm 201 5 theo Nghị định thư Montral. Gần đây một số phương pháp