Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
358,5 KB
Nội dung
1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠNH HÓA TRƯỜNG TIỂU HỌC THỦY ĐÔNG A ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT TRONG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LỚP 4 TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC THỦY ĐÔNG A GV: NGÔ THANH NGUYÊN Tân Hiệp, tháng 12 MỤC LỤC I- Tóm tắt đề tài……………………………………………………… 3 II- Giới thiệu……………………………………………………………5 III- Phương pháp………………………………………………………6 1. Khách chủ nghiên cứu……………………………………….6 2. Thiết kế……………………………………………………….6 3. Quy trình nghiên cứu……………………………………… 7 4. Đo lường…………………………………………… ….… 7 IV- Phân tích dữ liệu và kết quả.………………………………………8 V- Bàn luận…………………………………………………….……… 9 VI- Kết luận và khuyến nghị…………………………………………10 VII- Tài liệu tham khảo……………………………………….……… 10 VIII- Phụ lục……………………………………………….……….… 11 Phụ lục 1: Kế hoạch bài học …………………………………… 11 Phụ lục 2: Bảng điểm ……………………………………………20 2 I- Tóm tắt đề tài Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Công nghệ thông tin (viết tắt là CNTT) bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa Tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. Ứng dụng CNTT là một yêu cầu quan trọng của đổi mới PPDH. Trường TH Thủy đông A cũng như các trường học khác cần quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tất cả các bộ môn trong đó có môn Tin học. Vì các nội dung dạy học môn Tin học ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có rất nhiều vấn đề trực quan ví dụ: các bước để khởi động chương trình, lưu trang tính, mở trang tính Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên, đối với những nội dung khó, ví dụ khi mô tả các thao tác để định dạng màu chữ, tô mau nền GV chỉ dùng lời nói và các hình ảnh tĩnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt. Trường Tiểu học Thủy Đông A là trường vừa mới được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học có sử dụng CNTT. Thực trạng của đề tài là số học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thủy Đông A học yếu môn Tin học tương đối cao. • Các nguyên nhân: Về học sinh: - Đa số các em mới tiếp cận bộ môn Tin học nền còn nhiều hạn chế trong học tập. - Chất lượng học sinh còn thấp nên làm giảm khả năng tiếp thu bài của các em. - Ý thức học tập của một số học sinh không cao, không hứng thú trong học tập, lười hoạt động, không tích cực tự giác, ý thức tự học, tự rèn luyện yếu. - Chưa biết vận dụng lý thuyết để thực hành các bài thực hành. - Kỹ năng sử dụng máy tính của đa số học sinh còn yếu. Về giáo viên: 3 - Thường sử dụng Phương pháp dạy học (viết tắt là PPDH) truyền thống, chưa đầu tư thích đáng về PPDH, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để có thể tạo hứng thú về học tập bộ môn cho học sinh học tốt hơn. * Các giải pháp Giáo viên đã thực hiện dẫn đến hiện trạng trên Vì học sinh có trí tưởng tượng về các thao tác phải thực hiện và kỹ năng sử dụng máy vi tính còn yếu nên giáo viên thường mô tả bằng lời các thao tác cần thực hiện qua tranh ảnh và ghi lại trên bảng cho học sinh quan sát. Đây là các hình thức giảng dạy trên bảng bằng phấn và tranh ảnh trong Sách giáo khoa nên học sinh khó tưởng tượng và hình dung. Do đó học sinh khó tiếp thu được các kiến thức và không có kỹ năng sử dụng máy tính để thực hành dẫn đến đa số học sinh ít hứng thú khi học môn Tin học. * Giải pháp chúng tôi đưa ra là: Ứng dụng CNTT trong dạy học, cụ thể là sử dụng các phần mềm trình diễn như: MS PowerPoint, ImindMap trong việc minh họa các thao tác và hướng dẫn học sinh thực hành. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là lớp 4-CBK (lớp thực nghiệm) và lớp 4-VBK (lớp đối chứng) trường Tiểu học Thủy Đông A. Lớp 4 đã được thực hiện giải pháp thay thế trong chương trình môn Tin học quyển 2. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp 4-CBK (lớp thực nghiệm) đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp 4- VBK (lớp đối chứng). Kết quả điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm 4-CBK như sau: với phép kiểm chứng T-test độc lập tính được p=0,03 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp 4-CBK và lớp 4-VBK và mức độ ảnh hưởng lớn (0,89). Kết quả thống kê ở trên chứng minh rằng: sử dụng phần mềm MS PowerPoint trong dạy học, có giúp ích được học sinh rất nhiều trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng bài học và mạnh dạn vận dụng kiến thức đã học vào bài thực hành. 4 II - Giới thiệu Đa số học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thủy Đông A học yếu môn học này. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, chúng tôi thấy giáo viên chỉ sử dụng các phiên bản tranh ảnh trong SGK treo lên bảng cho học sinh quan sát. Họ đã cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tế chưa cao. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã ứng dụng các phần mềm hổ trợ dạy học như PowerPoint để trình chiếu các thao tác cần thực hiện và khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức. Giải pháp thay thế: Ứng dụng CNTT trong dạy học, cụ thể là sử dụng các phần mềm trình diễn hổ trợ dạy học như: MS PowerPoint trong việc minh họa các thao tác thực hiện trong chương trình học và hướng dẫn học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tế. Đã có các tài liệu hướng dẫn thiết kế bài giảng bằng CNTT nói chung và phần mềm hỗ trợ dạy học như MS PowerPoint, Violet, ImindMap. Như: - Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp. - Bài Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. - Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của cô giáo Trần Hồng Vân, trường tiểu học Cát Linh Hà Nội. - Các đề tài : + Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán của Lê Minh Cương – MS 720. + Sử dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học của Vũ Văn Đức – MS 756. Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học. Với những tính năng được đồng nghiệp trong trường, trường bạn và trên các diễn đàn CNTT đánh giá là “tuyệt vời” của các phần mềm trên. Tôi đã tiến hành sử dụng phần mềm MS PowerPoint trong việc minh họa các thao tác thực hiện trong chương trình học và hướng dẫn học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tế. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm trình diễn MS PowerPoint trong dạy Tin học Quyển 2 Phần I có giúp ích được học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng bài học và mạnh dạn vận dụng kiến thức đã học vào kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thủy Đông A hay không? Giả thuyết nghiên cứu: Có, Việc sử dụng phần mềm trình diễn MS PowerPoint trong dạy Tin học Quyển 2 Phần I có giúp ích được học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng 5 bài học và mạnh dạn vận dụng kiến thức đã học vào kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thủy Đông A. III- Phương pháp: 1- Khách thể nghiên cứu: * Giáo viên: Hai thầy, cô giáo dạy môn Tin học hai lớp 4 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và có lòng nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1. Ngô Thanh Nguyên - Giáo viên dạy lớp 4 điểm CBK (lớp thực nghiệm). 2. Hà Thị Thùy Vân - Giáo viên dạy lớp 4 điểm VBK (lớp đối chứng). * Học sinh Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về số lượng, giới tính, dân tộc. Bảng 1: Số lượng, giới tính, chất lượng môn Tin học -Về phương tiện và đồ dùng học tập: Tất cả học sinh của hai lớp 2 này đều có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh tới lớp học: cả hai lớp đều nhận được sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc phối, kết hợp giáo dục trẻ và sự động viên về vật chất, tinh thần đối với giáo viên và học sinh. 2- Thiết kế nghiên cứu Tôi chọn thiết kế 4: Kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên. + Chọn hai lớp nguyên vẹn để tham gia nghiên cứu. Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm (4CBK) Dạy học có sử dụng phần mềm trình diễn MS PowerPoint O1 Đối chứng (4VBK) Không sử dụng phần mềm trình diễn MS PowerPoint O2 + Ở thiết kế này chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập đối với nhóm tương đương. Lớp Số học sinh Tổng số Nam Nữ Dân tộc 4CBK 14 8 6 Kinh 4VBK 12 8 4 Kinh 6 3- Quy trình nghiên cứu Thống nhất hai giáo viên dạy hai lớp tham gia nghiên cứu về thiết kế bài bạy, kiểm tra, đánh giá học sinh. * Soạn bài: + Thầy Nguyên dạy thực nghiệm: khi soạn bài và giảng dạy trên lớp có sử dụng phần mềm trình diễn MS PowerPoint. + Cô Vân dạy lớp đối chứng: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp không sử dụng phần mềm trình diễn MS PowerPoint, quy trình soạn, giảng được tiến hành bình thường. * Tiến hành dạy thực nghiệm: thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 3. Thời gian thực nghiệm Thứ ngày Môn/ lớp Tiết theo tuần trong phân phối chương trình Tên bài dạy Tư 21/09 Tin học Tiết 9,10 của Tuần 5 Vẽ hình chữ nhật, hình vuông Tư 28/09 Tin học Tiết 11,12 của tuần 6 Sao chép hình Tư 05/10 Tin học Tiết 15,16 của tuần 8 Vẽ hình e-líp, hình tròn 4- Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học sinh học xong bài có nội dung vẽ hình Bài : “Vẽ hình e-líp, hình tròn”, do hai giáo viên dạy lớp: cô Vân dạy lớp 4VBK và tôi dạy lớp 4CBK nghiên cứu đề tài thiết kế (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm 3 câu hỏi trong đó 1 câu hỏi trong đó có 4 câu trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn và 2 câu hỏi tự luận. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên tôi tiến hành kiểm tra ( nội dung trình bài ở phần phụ lục). Sau đó hai thầy cô tiến hành chấm bài theo đáp án xây dựng. 7 IV- Phân tích dữ liệu và kết quả: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của 2 lớp 4CBK, 4VBK. Lớp thực nghiệm (4CBK) Lớp đối chứng (4VBK) Điểm trung bình 8,71 7,83 Độ lệch chuẩn 0,91 1,11 Kiểm chứng T-test độc lập p = 0,03 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) 0,79 Bảng thống kê ở trên chứng minh rằng kết quả 2 lớp trước tác động là tương đương. Sau tác động phép kiểm chứng T-test độc lập cho kết quả p = 0,03<0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của lớp 4CBK (thực nghiệm) và lớp 4VBK (lớp đối chứng) là rất có ý nghĩa tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình của lớp 4CBK cao hơn điểm trung bình lớp 4VBK là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,79 Từ bảng tiêu chí Cohen, SMD = 0,79 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng 2 phần mềm MS PowerPoint đến kĩ năng vẽ hình của học sinh lớp thực nghiệm 4CBK là lớn. Giả thuyết của đề tài: “Việc sử dụng phần mềm vẽ hình MS PowerPoint trong dạy hình học giúp cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thủy Đông A rèn luyện kỹ năng vẽ hình và tăng hứng thú của học sinh khi học môn Tin học.” đã được kiểm chứng Biểu đồ so sánh điểm trung bình của 2 lớp 4CBK, 4VBK trước và sau tác động. 7.82 7.81 8.71 7.83 7.4 7.6 7.8 8.0 8.2 8.4 8.6 8.8 Trước tác động Sau tác động 4CBK 4VBK 8 V- Bàn luận: Độ chênh lệch điểm số giữa 2 lớp: ĐTB lớp 4CBK – ĐTB lớp 4VBK = 8,71 – 7,83 = 0,88. Có sự khác biệt rõ rệt. Hạn chế và hướng khắc phục: - Hạn chế: Để chuẩn bị được 1 tiết dạy mất rất nhiều thời gian. Phần lớn giáo viên chưa có kiến thức tốt về CNTT nói chung và sử dụng 2 phần mềm MS PowerPoint nói riêng. - Hướng khắc phục: Mở các lớp tập huấn về CNTT cho tất cả các giáo viên trong trường. Thành lập các diễn đàn để giáo viên trao đổi chuyên môn, kĩ năng sử dụng phần mềm MS PowerPoint. 9 VI- Kết luận và khuyến nghị: * Kết luận: Việc sử dụng phần mềm MS PowerPoint trong dạy hình lớp 4, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng vẽ hình và tăng hứng thú của học sinh khi học môn Tin học. * Khuyến nghị: Nhà trường cần đầu tư tốt hơn nữa về các trang thiết bị dạy học có ứng dụng CNTT. Động viên khuyến khích giáo viên sử dụng CNTT trong dạy học. Giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Trên đây là kết quả nghiên cứu chủ quan của nhóm chúng tôi trong thời gian tập huấn, chúng tôi tin rằng đề tài này có tính thực tiễn cao. Mong quý thầy cô giáo và đồng nghiệp góp ý để đề tài được áp dụng rỗng rãi trong thực tế, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tin học lớp 4. VII- Tài liệu tham khảo: 1) Tài liệu tập huấn: Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng, Bộ Giáo dục & Đào tạo, năm 2010. 2) Sách giáo khoa Cùng học Tin học quyển 2 – NXB Giáo dục. 3) Sách giáo viên Cùng học Tin học quyển 2 – NXB Giáo dục. 4) Các đề tài : + Ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán của Lê Minh Cương – MS 720. + Sử dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học của Vũ Văn Đức – MS 756. 5) Hướng dẫn chung về ra đề kiểm tra định kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo . 6) Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nhà xuất bản đại học sư phạm 7) Một số tài liệu được tập huấn NCKHSPUD tại Phòng GD&ĐT huyện Thạnh Hoá. 10 [...]... có 2 hoặc nhiều hình giống nhau thì ta phải làm sao? 4 Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ a Hoạt động 1: - Trả lời - Nếu trên hình vẽ có những phần hình ảnh giống hệt nhau hoặc có từ 2 hay nhiều hình giống nhau thì ta phải làm thế nào? - Trả lời - Các em có thể vẽ được các hình giống nhau và có kích thước bằng nhau không? - Để làm được việc này thì trong phần vẽ đã cung cấp cho chúng... thực hành - Lắng nghe - Xem hình mẫu - Quan sát và thực hành - Xem hình mẫu - Quan sát + thực hành 17 ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG TRƯỜNG TH THỦY ĐÔNG A KIỂM TRA Họ và tên: MÔN TIN HỌC – LỚP 4 LỚP: (Thời gian 40 phút) Điểm Lời phê A Lý thuyết trắc nghiệm : 3 điểm Khoanh tròn trước các câu đúng Câu 1:Trong các công cụ dưới đây, công cụ nào để vẽ hình chữ nhật góc tròn a... (lớp đối chứng) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 HỌ VÀ TÊN Ôn Gia Bảo Nguyễn Tuấn Duy Bùi Nhật Đăng Nguyễn Thị Ngọc Giàu Nguyễn Phi Long Sơn Hiệp Cao Phát Mai Thị Yến Phương Nguyễn Thị Mỹ Quyên Ngô Tấn Tài Phùng Hưng Thịnh Nguyễn Thanh Trường Nguyễn Thị Thảo Vy ĐIỂM 8 7 7 6 8 7 9 7 9 10 8 8 20 . chúng tôi tin rằng đề tài này có tính thực tiễn cao. Mong quý thầy cô giáo và đồng nghiệp góp ý để đề tài được áp dụng rỗng rãi trong thực tế, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tin học. CNTT. Thực trạng của đề tài là số học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thủy Đông A học yếu môn Tin học tương đối cao. • Các nguyên nhân: Về học sinh: - Đa số các em mới tiếp cận bộ môn Tin học nền còn. Minh Cương – MS 720. + Sử dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học của Vũ Văn Đức – MS 756. Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học. Với những