Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Đồng chí_ Chính Hữu A.Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước B.Nói lên sự khắt nghiệt của th/nhiên nước ta C.Nói l
Trang 1Blog Những nhịp cầu tri thức
PHÒNG GD & ĐT QUY NHƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 9
ĐỀ KIỂM TRA :
I TRẮC NGHIỆM: (6 câu, mỗi câu đúng 0,5 đ, Tổng cộng 3,0 đ)
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi
Câu 1 :Trong các dòng sau, dòng nào chứa các văn bản được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp?
A Đồng chí; Bài thơ tiểu đội xe không kính B Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa
Câu 2: Nội dung của các câu thơ sau là gì ?
Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá (Đồng chí_ Chính Hữu) A.Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước B.Nói lên sự khắt nghiệt của th/nhiên nước ta C.Nói lên sự đối lập các vùng miền đất nước
D.Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính
Câu 3: Tư tưởng của nhà thơ Nguyễn Duy được gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì?
A.Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả nhưng th/nh nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt
B.Th/nh vạn vật thì vô hạn còn cuộc đời con người thì hữu hạn C.Th/nh luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người D.Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đs tinh thần là bất diệt
Câu 4: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau ?
A.Nghĩa của từ mẹ là người phụ nữ có con nói trong quan hệ với con
B Nghĩa của từ mẹ khác nghĩa từ bố ở phần nghĩa người phụ nữ có con
C Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiền và Thất bại là mẹ thành công
D Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa từ bà
Câu 5: Thành ngữ “nửa úp, nửa mở” vi phạm phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ?
A.Phương châm về lượng
B Phương châm về chất
C Phương châm cách thức
D Phương châm quan hệ
Câu 6: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ?
Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây (Truyện Kiều _ Nguyễn Du) A.Ẩn dụ
B Hoán dụ
C Nhân hóa
D So sánh
II TỰ LUẬN:
Câu 1: Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ Đồng chí của chính Hữu? (0,5 đ)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên (1,5 đ)
Câu 2: (5 điểm) Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn
Dữ, (từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nổi oan của vợ nhưng việc trót đã qua rồi!”), hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại và bày tỏ niềm ân hận của mình
Lebinh72qn@yahoo.com.vn
Trang 2Blog Những nhịp cầu tri thức
ĐÁP ÁN ,BIỂU ĐIỂM:
I TRẮC NGHIỆM: (6 câu, mỗi câu đúng 0,5 đ, Tổng cộng 3,0 đ)
II TỰ LUẬN:
Câu 1: (2,0 đ)
Hs chép chính xác khổ thơ cuối : Đêm nay trăng treo
-Chép chính xác có thể sai một chữ được 0,5 đ.Sai 2 -> 3 chữ trừ 0,25 đ.Sai 4 chữ trở lên trừ 0,5 đ
-Viết cảm nhận đoạn thơ.
-Giới thiệu tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí, khổ thơ cuối, nêu cảm nhận chung (0,5 đ)
-Cảm nhận biểu tượng đẹp của tình đồng chí trong hai câu thơ đầu.Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái rét của rừng đêm , giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”.Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả (0,5 đ) -Cảm nhận vẻ đẹp người lính trong câu thơ cuối : câu thơ là h/ a thực mà tg nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya
Nhưng đó còn là một h/a thơ độc đáo , có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú , sâu xa(Ph/t h/a Súng
và Trăng) Hai h/a Súng và Trăng kết hợp nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính ; chiến sĩ
mà thi sĩ; thực tại mà mơ mộng (0,5 đ)
Câu 2: (5 điểm)
-Yêu cầu chung:
Hs biết làm một bài văn tự sự theo yêu cầu thay đổi người kể, ngôi kể: người kể chuyện là nhân vật Trương Sinh, kể theo ngôi thứ nhất
-Đảm bảo được các sự việc chính và thể hiện được niềm ân hận của Trương Sinh
-Thực hành tốt kỷ năng về tự sự kết hợp miêu tả nội tâm, ng luận, đối thoại, độc thoại
Yêu cầu cụ thể:
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm nổi bật các ý cơ bản:
Yêu cầu về kiến thức:.
*MB:Nhân vật Trương Sinh tự giới thiệu mình và nỗi ân hận vì đã gây ra cái chết oan khốc của Vũ
Nương, vợ mình(1 điểm)
Hoặc có cách mở bài khác nhưng cần phù hợp với câu chuyện.
*TB: Kể lại những sự kiện chính (4 điểm)
-Nhờ giàu có mà hồi ấy tôi đã cưới được Vũ Nương, cô gái đẹp người đẹp nết nhất vùng
-Cuộc sống gia đình hạnh phúc vì vợ biết tính tôi hay ghen, đa nghi nên lúc nào cũng giữ gìn khuôn phép (1,0 đ)
-Chiến tranh, vì thất học tôi phải đi lính đợt đầu trong lúc vợ đang mang thai, mẹ thì già yếu (Nỗi xúc động khi nhớ về buổi tiễn đưa) (0,5 đ)
-Giặc tan, tôi trở về, mẹ mất, con không chịu nhận cha.Vì ghen tuông mù quán, tôi đã mắng nhiếc , đánh đuổi vợ ra khỏi cửa , khiến nàng phải tự vẫn.Tôi hiểu ra vợ mình bị oan thì đã muộn (1,5 đ)
-Bày tỏ niềm ân hận: dằn vặt, đau đớn, không thể tha thứ cho mình vì quá nông nổi, vũ phu mà đã đẩy vợ đến cái chết.(Có thể nêu những suy ngẫm về lỗi lầm , về tính đa nghi, thói ghen tuông, hạnh phúc gia đình ) (1,0 đ)
*KB:Bài học đắt giá cho mình và cho những ai không biết trân trọng người bạn đời của mình (0,5 đ)
-Lebinh72qn@yahoo.com.vn